Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ChoCoKat's Part

MẤT PHƯƠNG HƯỚNG THÌ NÊN LÀM GÌ

Đây có lẽ là một câu hỏi ngày càng có nhiều người tìm kiếm trên google. Tôi đã thử tìm kiếm với từ khóa này và thấy những câu trả lời rất đa dạng. Có những bài viết khá chi tiết nhưng lại đứng trên góc độ của người không mất phương hướng để suy nghĩ. Có những bài viết thì đúng với mục đích câu view với lời khuyên vô thưởng vô phạt.

Tôi không dám chắc mình có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn những câu trả lời của những người đi trước nhưng thấy đây là một câu hỏi thú vị, bản thân mình cũng có lúc rơi vào trạng thái này vì vậy tôi xin được trả lời với hiểu biết mình đang có.

Khi nào bạn rơi vào trạng thái này?

Sinh viên ra trường, người đang thất nghiệp mất phương hướng nghề nghiệp, không biết mình thích gì, mình muốn gì và đã nỗ lực rất nhiều tìm việc mà không được.

Khi đạt tới một mục tiêu A và không biết sẽ phải đi tới điểm nào tiếp theo. Đừng tưởng chỉ có những người đang gặp khó khăn mới mất phương hướng; ngay cả khi hoàn cảnh đang rất thuận lợi bạn vẫn có thể rơi vào trạng thái này.

Khi cảm thấy chán nản do công việc quá nhàm chán muốn có một công việc sôi động, thử thách hơn.

Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, ngày qua ngày, chẳng có gì mới mẻ. Đây là tâm lý chung của những người làm những công việc có tính lặp đi lặp lại nhàm chán như công nhân ở các khu công nghiệp.

Khi thấy mệt mỏi do công việc quá cẳng thẳng và muốn có một công việc nhẹ nhàng hơn.

Khi nhìn lại quá khứ và thấy rằng mình chưa làm được điều gì lớn lao trong khi tuổi trẻ đã bay vụt qua. Chưa lập gia đình, chưa có một công việc ổn định, chưa có nhà cửa và bạn chẳng thấy mình có cơ hội nào để thực hiện trong tương lai.

Khi cố gắng hết sức mình nhưng vẫn cứ không đạt được điều mình mong muốn.

Khị  là người tàn tật, không thể làm gì để kiếm được tiền nuôi bản thân mình và giúp đỡ những người thân vốn đang ngày càng già yếu đi.

Khi mắc một thứ nghiện nào đó mà bạn không thể thoát ra được, lúc nào bạn cũng hứa với lòng mình đây là lần cuối để rồi lại tự xỉ vả mình sao không đủ mạnh mẽ.

Khi tức giận với những người đáng nhẽ họ phải hành sử như những gì bạn mong muốn.

Tình hình chính trị rối ren, kinh tế thì xuống dốc, môi trường thì ngày càng ô nhiễm, khí hậu thì ngày càng khắc nghiệt …là mầm mống cho sự mất phương hướng.

“Mất phương hướng” là một vấn đề mà theo Quy trình giải quyết vấn đề thì bạn phải xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này. Mỗi nguyên nhân sẽ có các giải pháp tương ứng.

Chúng ta phải làm gì?

1. Hiểu rằng mọi khó khăn rồi sẽ qua

Bạn biết tại sao các tôn giáo ngày càng phát triển cho dù khoa học có tiến bộ tới đâu không? Lý do đơn giản là tôn giáo là nơi để cho con người bám víu vào, để họ có niềm tin vào mục đích sống của mình, để họ thấy những khó khăn trở ngại trên đường đời chỉ là những thử thách của đấng tối cao, để họ cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó.

Tôi tin rằng những người theo đạo sẽ ít gặp vấn đề về mặt này hơn những người khác, nhưng tôi không cổ vũ bạn theo đạo mà chúng ta chỉ nên học hỏi những triết lý tôn giáo là được. Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống là vô thường và vì vậy trạng thái bạn đang rơi vào chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn.

Khi ta cảm nhận được điều này chúng ta sẽ có cái tâm bình an hơn. Nhờ vậy suy nghĩ của chúng ta sẽ sáng suốt hơn và ta sẽ không bỏ lỡ việc thưởng thức những hương vị cuộc sống xung quanh.

Trong quyển “Từ tốt tới vĩ đại” có trình bày về nguyên lý Stockdale. Giống như con người, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn để tồn tại và phát triển. Nguyên lý Stockdale phát biểu rằng ” Mọi khó khăn rồi sẽ qua, bạn hãy đối mặt với nó”. Nguyên lý này giúp cho bạn thưởng thức cuộc sống ngay cả những lúc khó khăn nhờ vậy bạn sẽ vượt qua khó khăn với ít mất mát nhất.

Bạn chỉ cần tin rằng một ngày nào đó khó khăn sẽ qua chứ đừng đặt ra một mốc thời gian cụ thể. Có hai người tù, cả hai đều có niềm tin một ngày nào đó sẽ được ra khỏi tù nhưng cách nghĩ của hai người khác nhau. Một người thì chỉ tin rằng một lúc nào đó sẽ được ra và anh ta thoải mái sống trong tù, một người thì đặt ra mốc thời gian là năm sau mình sẽ được ra và mong chờ ngày đó tới nhanh, khi ngày đó tới mà anh ta vẫn không được ra anh ta lại tiếp tục đặt ra mục tiêu là năm sau nữa. Dần dần người thứ hai mất dần niềm tin và gục ngã trong khi người thứ nhất vẫn còn nguyên niềm tin.

2. Đừng quá tham vọng

Bạn có thấy là cuộc sống càng hiện đại thì để thỏa mãn nhu cầu càng phức tạp hơn không? Hồi xưa làm gì có ô tô, xe máy, điện thoại, …quanh ta cũng toàn người như ta nên ta chẳng có nhu cầu phải sở hữu một cái gì đó thì mới thấy cuộc sống hạnh phúc. Những nhu cầu mà ngày nay vô cùng khó thực hiện như có một môi trường sống nhiều cây xanh, có mảnh vườn trước mặt thì hồi đó phải trả giá rất rẻ, thậm chí miễn phí.

Ngẫm cái này tôi thấy cũng kỳ quặc; có rất nhiều những nhu cầu có thể thỏa mãn mà không mất đồng nào nhưng con người lại có xu hướng hướng tới những nhu cầu tốn phí, phí càng nhiều họ càng nghĩ rằng mình sẽ được thỏa mãn nhiều hơn, dần dà thành một quan niệm phải có thật nhiều tiền mới hạnh phúc được, không có tiền thì không có cách nào hạnh phúc. Tôi thấy việc hoàn thành một bài tập đàn piano hoặc violin mới mà mình thích hạnh phúc hơn nhiều so với việc có một cái điện thoại mới hay theo một tour du lịch châu âu. Càng sống lâu 10.giftôi càng ý thức được sâu sắc và xa rời những chi phí không cần thiết. Chúng ta luôn có 2 sự lựa chọn; hoặc cầm tay nhau đi dạo vòng quanh hồ bán nguyệt hoặc vào rạp chiếu phim; uống bia hay nước lọc; quần áo thương hiệu hay đơn giản không theo style nào miễn thoải mái là được, ô tô hay xe máy, nghe nhạc ở nhà hay đi xem ca nhạc…

Ta cứ trong vòng luẩn quẩn, kiếm tiền để mua những vật chất bên ngoài với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ nhưng vì mải kiếm tiền nên cũng chẳng có thời gian để thưởng thức những vật chất đó. Càng hướng ra bên ngoài với mong muốn phải có nó thì mới thấy vui thì càng dễ mất phương hướng.

Mỗi một ham muốn là một mục tiêu, khi không tìm được con đường đi tới mục tiêu ta trở nên mất phương hướng. Ham muốn của bạn càng đơn giản trong thực hiện thì bạn càng thấy thoải mái và ngày càng trở nên tự tin khi liên tiếp đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Tất nhiên bạn không thể không có các mục tiêu đầy tham vọng nhưng mục tiêu khi bạn lập ra phải khả thi, phải từng bước vừa đủ để thực hiện. Bạn có thể đặt mục tiêu 10 năm, 5 năm, 2 năm, 1 năm, 6 tháng,….điều quan trọng nhất là nó phải rõ ràng và khả thi.

Bạn có nhận thấy là khi bạn sống giữa những người thành công bạn sẽ càng dễ mất phương hướng không? vì đơn giản là bạn mong ước những thành quả mà người khác đang có nhưng lại không biết cách thực hiện và bạn mất phương hướng.

Vì vậy có những lúc bạn phải tìm về nơi yên tĩnh, sống giữa những người bình thường, đọc các mảnh đời còn khổ cực hơn những gì mình có,…Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Cái giá phải trả của công nghệ hiện đại

Bây giờ mỗi khi bạn phải ngồi một mình cho dù với mục đích là chờ ai đó hay để thưởng thức một cái gì đó thì theo thói quen bạn sẽ cầm trên tay cái điện thoại. Hồi xưa khi chưa có điện thoại thông minh người ta có thể đọc sách hoặc là ngồi ngẫm nghĩ về sự đời, việc nhắn tin với cái Nokia đen trắng cũng rất thú vị.

Ngày nay ta không có nhiều thời gian trong việc hướng vào bên trong vì vậy ta rất ít hiểu về chính ta, về cái ta thực sự muốn, thực sự ham thích,..Cuộc sống như dòng nước cứ thế cuốn ta đi, rồi bỗng một lúc ta bị rơi vào một vòng xoáy, ta nhanh chóng cảm thấy hoang mang là mình đang ở đâu? mình sẽ đi đâu? rồi thì ta trôi qua chỗ vòng xoáy và lại tiếp tục trôi theo dòng nước. Ta lại quay lại với trạng thái ban đầu và tiếp tục lặp lại ở vòng xoáy tiếp theo.

“Khoảng lặng” giờ đây là nỗi sợ của nhiều người. Bạn thử nhìn lại lần cuối cùng bạn ngồi và không làm gì cả, chỉ chiêm nghiệm về cuộc sống này.

3. Thoát khỏi môi trường làm bạn mất phương hướng

Khi chúng ta mất phương hướng chúng ta có xu hướng tìm tới một nơi yên tĩnh để tự mình suy nghĩ. Các dòng suy nghĩ cứ miên man hết dòng này tới dòng khác nhưng chỉ khiến ta mất phương hướng hơn.

Điều chúng ta cần làm khi mất phương hướng là phải làm khác đi cái chúng ta quen làm. Hãy đi gặp bạn bè, hãy học một khóa học, hãy đọc một cuốn sách, chơi một môn thể thao bạn yêu thích, tham gia một câu lạc bộ, đi làm từ thiện,…Khi buông lỏng chúng ta sẽ đạt được cái mình muốn.

Khi mất phương hướng chúng ta cũng có thói quen tìm kiếm những người cũng mất phương hướng như ta. Điều này không sai nhưng không nên lạm dụng. Khi ở bên những người cùng hoản cảnh ta sẽ cảm thấy đồng cảm nhưng vấn đề sẽ vẫn còn đó, những người cùng hoàn cảnh với ta sẽ không thể giúp ta thoát khỏi tình trạng này.công

4. Có thể ngày mai bạn sẽ chết

Chết là hết, là nỗi sợ lớn nhất, chẳng có gì đáng sợ hơn chết. Trong khi bạn đang lo lắng về việc không kiếm được một công việc tốt, không có người yêu, cuộc sống vô vị nhàm chán thì bạn đã bỏ quên một điều rằng chưa chắc bạn đã sống được hết ngày mai.

Mỗi ngày có hàng trăm vụ tai nạn giao thông, một trong những clip mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cảnh hai mẹ con đi qua đường; đứa con tung tăng kéo mẹ đi. Một chiếc ô tô con đi tới dừng lại nhường đường nhưng nó lại che khuất tầm nhìn của người mẹ với chiếc xe buýt đang phóng nhanh lên. Chiếc xe đâm vào đứa con bắn ra tới chục mét. Khi xem cảnh này, nếu ở địa vị người mẹ tôi sẽ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ mình có bao gồm cả mạng sống để điều đó không xảy ra.

Chỉ một giây thôi, cuộc sống của người mẹ đã chuyển từ thiên đường xuống địa ngục; mà cũng có thể người mẹ sẽ mong ước có lại được cuộc sống mà trước đó bà cho rằng vô vị.

Thật kỳ cục là có người chán cuộc sống tới mức muốn tự tử. Bao nhiêu công cha mẹ nuôi họ thành hình người; có hàng triệu người còn thảm cảnh hơn họ vẫn cứ hiên ngang sống. Thế mà chỉ vì thấy cuộc sống vô vị mất phương hướng mà nghĩ tới tự tử.

Một phương thức rất đơn giản có thể khiến bạn thấy rằng mình vẫn còn hơn rất nhiều người đó là vào thăm quan bệnh viện. Hãy tự nhiên vào như là một người nhà bệnh nhân, ngồi tại phòng khám, lân la phòng bệnh,… Nếu như chọn mấy khoa ung bướu thì lý tưởng nhất; bạn sẽ thấy mình quả là may mắn.

Nếu bạn đang ở độ tuổi dưới 30 thì bạn nên biết rằng sau tuổi 40 là lúc bố mẹ bạn và chính bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để còn cảm thấy cuộc sống quá bình lặng nữa. Hoặc nếu không có sự chuẩn bị kỹ đặc biệt là về tài chính như là mua bảo hiểm nhân thọ chẳng hạn, thì bạn sẽ thấy rất bế tắc.

Bạn hãy ghi nhớ câu mà chắc chắn bạn đã từng nghe “Có nhiều người chỉ đơn giản muốn những cái mà bạn cho rằng đương nhiên bạn phải có.”ng

5. Tìm tới những người có thể tư vấn

Việc bạn đang gặp phải có thể là việc mà những người khác đã trải qua. Một cái nhìn khách quan bên ngoài sẽ cho bạn tiếng nói khách quan. Người đầu tiên bạn có thể xin tư vấn chính là bố mẹ của bạn. Họ có tình yêu thương đối với bạn và họ có sự trải nghiệm cuộc sống hơn bạn ít nhất 20 năm. Bố mẹ của lứa tuổi 9X và 10X bây giờ hầu hết đều có tri thức đủ để hướng dẫn bạn.hệ hiện 
Tuy nhiên thông thường thì ta luôn có xu hướng muốn giấu đi những khó khăn mà ta gặp phải. Vẻ bên ngoài của chúng ta vẫn rất tốt nhưng bên trong ẩn chứa nhiều vấn đề. Ta có thể lựa chọn phương án đọc về các cuộc đời tự thuật của các danh nhân, nhà chính trị để xem có thể học hỏi được gì không. Những bài viết kiểu này có rất nhiều, cả sách in lẫn trên mạng.

Điều tuyệt vời nhất lúc này là tìm được người giàu kinh nghiệm. Tâm lý chung của con người là thích được dạy dỗ người khác nên đừng ngại hỏi, họ sẽ trả lời nhiệt tình hơn là bạn có thể tưởng tượng.

6. Dự phòng trước một ngày nào đó bạn sẽ mất phương hướng

Tất cả các vấn đề về nghề nghiệp, cuộc sống thực ra đều có thể dự đoán trước. Việc bạn cần làm là đừng để cho nó xảy ra. Tại sao bạn không tìm hiểu về kế hoạch tài chính ngay trong những năm đầu đi làm ? mà phải tới khi cần lập gia đình mới nghĩ tới việc tích luỹ mua nhà hay chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời.

Bạn có thể làm cuộc sống trở nên thú vị hơn nếu tìm cho mình các thú vui lành mạnh, đặc biệt là các thú vui bạn có thể thực hiện dễ dàng như đọc sách, nghe nhạc, chạy bộ, thiền,… Nếu bạn làm cho mình bận rộn bạn sẽ không có thời gian để mà thấy nó nhàm chán.

thu nhap va chi tieuNếu bạn muốn có thu nhập cao thì không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực của chính mình. Học hỏi liên tục, tận dụng từng phút giây sẽ giúp bạn có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp.

Rất nhiều các vấn đề của chúng ta đang gặp liên quan tới Tiền. Nếu như thu nhập của bạn phụ thuộc vào sức khỏe thì đồ thị thu nhập của cuộc đời ta là một hình sin có đỉnh ở đầu đó vào năm cuối 30 tuổi. Nếu thu nhập của bạn phụ thuộc vào tri thức thì đồ thị thông thường vẫn cứ hình sin nhưng đỉnh thu nhập vào khoảng gần 40 nhưng đỉnh sẽ cao hơn so với thu nhập phụ thuộc vào sức khỏe.

Thông thường chúng ta có xu hướng thu nhập bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu nên khi đồ thị thu nhập tới đỉnh thì chi phí của ta cũng sát con số đó mà không có tích lũy. Thế là khi hình sin đi xuống thì ta bắt đầu gặp các vấn đề về tiền bạc. Tiền bạc liên đới trực tiếp tới công việc, cuộc sống gia đình,…-> bạn phải có tích lũy nếu muốn tránh vấn đề trong tương lai.

Đam mê

Điều quan trọng nhất giúp bạn không bị rơi vào trạng thái chán nản là bạn đam mê một cái gì đó. Bạn có thể biến đam mê thành tiền nhưng hầu hết trường hợp chúng ta không kiếm được tiền với việc đam mê (not me, he he). Ví dụ bạn có thể thích chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, tennis, chơi với con,…

Đam mê giúp bạn loại bỏ các khoảng thời gian trống khiến bạn không còn thời gian nghĩ ngợi lung tung nữa, giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa. Tuy nhiên cũng đừng đam mê tới mức quên hết các việc khác. Hoặc đừng chọn những đam mê tốn tiền như chơi gôn, shopping :3

7. Dành cho những ai đang đi làm

Công việc dù sao cũng chiếm 1/3 cuộc đời vì vậy cảm nhận của bạn về công việc sẽ quyết định rất nhiều tới chất lượng sống của bạn.

Tìm được công việc mà mình yêu thích tất nhiên là tuyệt vời rồi. Ví dụ như anh nghiện game thì thích làm test game; anh thích bơi lội thích làm huấn luyện viên bơi lội, anh thích vẽ tranh muốn vẽ tranh bán được tiền, anh thích hát thì làm ca sỹ, anh thích đi du lịch muốn làm hướng dẫn viên, ….

Nhưng nói chung giữa làm chơi và làm ăn tiền là cả một khoảng cách lớn. Nhiều khả năng chỉ một thời gian bạn sẽ chán công việc mà trước đó bạn cho rằng mình yêu thích.

Phương án an toàn không phải là chọn việc mình thích mà chọn việc mình có thể làm giỏi nhất. Làm giỏi sẽ dẫn tới thích còn thích chưa chắc đã dẫn tới làm giỏi. Muốn biết mình giỏi cái gì thì tự vấn lại trong quá khứ khi làm một việc gì mà bạn thấy quên đi thời gian, cảm thấy tự tin, bạn tự cảm thấy mình đã làm tốt hơn những người khác.

Cái giỏi một nghề nào đó phụ thuộc vào
1. Tố chất khi sinh ra
2. Học hỏi ở nhà trường
3. Môi trường sống 
4.Tự học.

Có những yếu tố nằm ngoài khả năng can thiệp của bạn như 1 và 3 nhưng có những yếu tố bạn có thể tự chủ được đó là 2 và 4, đặc biệt là 4. Nếu bạn chuyên tâm nghiên cứu một nghề nào đó một cách chăm chỉ thì bạn sẽ giỏi còn nếu bạn không có khả năng tự học thì đành phải phụ thuộc vào 3 yếu tố đầu.

Ở xã hội hiện tại, nếu bạn giỏi bất cứ cái gì cho dù có là kỳ cục nhất thì cũng đều có thể kiếm ra tiền cả. Cái làm đòn bẩy mà ai cũng phải học đó là Quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh sẽ giúp biến các thế mạnh của bạn thành tiền. Chính do vậy mà khi bạn mất phương hướng không biết nên học gì thì tốt nhất nên chọn môn học này.

Tuy nhiên nhiều khi ta vấp ngay phải rào cản đầu tiên là xin vào một vị trí mà mình có thể làm giỏi, đại loại chưa có cơ hội chứng minh rằng mình giỏi. Rất nhiều than thở đều xuất phát từ việc không kiếm được việc làm cho dù có là việc không phải mình yêu thích.

Đúng là hiện nay tổng cầu đang giảm sút khiến cho cầu lao động giảm. Cầu giảm thì đương nhiên kiếm việc sẽ khó khăn rồi. Đó cũng là thiệt thòi cho những người đang có nhu cầu tìm việc ở giai đoạn này.

Lời khuyên khi gặp tình huống này là phải kiếm cho mình một việc bất kỳ mà công việc đó có cơ hội tiếp xúc với công việc mình ao ước càng gần càng tốt. Ví dụ như nếu ham thích kinh doanh nhưng phỏng vấn mãi không được thì cứ xin vào làm nhân viên kỹ thuật hay nhân viên hành chính.

Trong trường hợp bạn đã có công việc nhưng lại bế tắc trong việc thăng tiến để có chức vụ và thu nhập cao hơn

Các công ty có những môi trường làm việc rất khác nhau vì vậy việc bạn vào làm ở một công ty mà thuận lợi cho việc thăng tiến thì là điều may mắn của bạn. Công ty càng to thì việc thăng tiến sẽ chỉ dành cho những người rất giỏi, công ty càng nhỏ thì cơ hội thăng tiến sẽ thuận lợi hơn.

Nếu như bạn không thăng tiến được ở công ty bạn đang làm thì đừng vội nghĩ tới việc nhảy việc, cần phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của việc không thăng tiến là gì:

1. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ năng lực của bản thân bạn thì việc nhảy sang công ty tương đương hoặc to hơn sẽ không giải quyết được vấn đề. Biện pháp là nhảy sang công ty nhỏ hơn hoặc nỗ lực ở chính công ty hiện tại.

2. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ chủ quan người lãnh đạo không nhìn nhận được hết năng lực của bạn thì nếu như bạn đã check đi check lại đảm bảo đúng vì lý do này thì đúng là nên chuyển sang công ty khác.

3. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ quy mô công ty quá nhỏ, không có chỗ cho bạn thăng tiến cao hơn thì đừng vội nhảy sang công ty khác ngay. Bạn phải đánh giá đúng thực lực của mình, nhiều người quá đề cao mình đến khi sang công ty khác lại bị tụt lùi về đường sự nghiệp. Sau khi đánh giá đúng yêu cầu đòi hỏi của công ty sẽ sang, lúc đó hẵng sang; chú ý là đừng dại thấy họ lôi kéo mà nhảy sang, ăn thua nhau vẫn là công việc thực tế bạn làm sau này ra sao.

4. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ công ty quá lớn, đòi hỏi các vị trí quá cao khiến bạn không thể với tới và bạn cũng không thể học hỏi gì thêm thì nên chuyển việc. Các công ty lớn thường có những quy trình rõ ràng thích hợp cho việc học hỏi theo chiều sâu mà không thích hợp học hỏi về chiều rộng. Ăn thua nhau là thu nhập của bạn bao nhiêu và trong bao lâu vì vậy đừng quan trọng hóa việc công ty to hay công ty nhỏ.

5. Nếu công việc khiến bạn nhàm chán thì nên chuyển nếu như bạn không ngại thử thách với cái mới. Hoặc bạn có thể tìm hiểu các vị trí khác trong chính công ty bạn đang làm vì việc chuyển sang công ty khác thường bạn sẽ làm đúng vị trí bạn đang làm, và làm một thời gian bạn lại sẽ thấy nhàm chán.

Việc tự đánh giá năng lực và khả năng thăng tiến của mình trong công ty tương đối khó do bị yếu tố chủ quan chi phối. Tôi tóm tắt ngắn gọn vài ý:

Trong công ty nào cũng có 4 cấp độ chính là Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, nhân viên key và nhân viên bình thường. Bạn tự xác định bạn xứng đáng với vị trí nào thông qua đánh giá như sau:

Nhân viên thường: trình độ bạn ở nhân viên thường và bạn xứng đáng tiếp tục làm nhân viên nếu như bạn có một số đặc điểm sau:

+ Mong hết giờ làm để còn về.

+ Chỉ cố gắng làm cho xong công việc mà mình được giao. Không quan tâm tới người khác đang làm gì và làm như thế nào.

+ Không đọc một quyển sách nào hay tham gia bất cứ khóa học nào trong vòng 6 tháng trở lại đây.

+ Làm một cách làm cũ với những công việc giống nhau, không bao giờ nghĩ tới cách làm khác.

+ Phải có người nhắc mới làm. Khi gặp vấn đề hỏi ngay cấp quản lý mà không tự mình tìm tòi câu trả lời. Bảo A chỉ biết A mà không nghĩ tới những thứ xung quanh.

Đừng nhầm giữa bận rộn với hiệu quả. Bạn có thể rất bận rộn nhưng nguyên nhân do năng suất lao động thấp chứ không phải bạn làm nhiều mà không ai đánh giá.

Nhân viên key: Bạn là nhân viên có tiềm năng trở thành quản lý cấp trung khi bạn có các dấu hiệu sau:

+ Làm tốt công việc được giao. Khi gặp khó khăn tự tìm ra phương án giải quyết.

+ Đặt kết quả công việc lên trên hết; sẵn sàng làm công việc của người khác nếu như thấy có dấu hiệu kết quả không đạt.

+ Cố gắng làm nhanh hơn, chất lượng hơn ở các công việc lặp đi lặp lại.

+ Ít nhất 2 tháng đọc một cuốn sách liên quan tới chuyên môn công việc.

+ Sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình ngay cả khi mình không hoàn toàn là nguyên nhân.

+ Giỏi chuyên môn nhất trong phòng.

Quản lý cấp trung: bạn xứng đáng ở trên đe dưới búa nếu có một số dấu hiệu sau:

+ Biết rõ công việc của phòng mình bao gồm những gì và phải làm như thế nào.

+ Am hiểu đặc điểm mạnh yếu của từng nhân viên.

+ Hiểu rõ chiến lược công ty (nếu có).

+ Là chuyên gia ở lĩnh vực được phân công.

+ Luôn giữ trạng thái trầm ổn cho dù có bất cứ rủi ro nào xảy ra. Điều này thể hiện khả năng làm chủ vấn đề của người quản lý. Một người quản lý lúc nào cũng cuống lên là do anh ta không làm chủ được vấn đề.

+ Luôn suy nghĩ làm sao sắp xếp, tổ chức nhân sự để công việc được tiến hành hiệu quả nhất.

+ Nhận trách nhiệm cho tất cả vấn đề xảy ra trong phòng mình.

Quản lý cấp cao: bạn là quản lý cấp cao có khả năng lèo lái con tàu tới đích nếu có một số đặc điểm chính sau:

+ Biết rõ công ty sẽ đi về đâu và đi như thế nào.

+ Khả năng dẫn dắt quản lý cấp trung để thực hiện tốt công việc ngay cả khi mình không biết công việc đó phải làm thế nào.

+ Định hướng thỏa mãn khách hàng mạnh.

+ Trạng thái tinh thần bình tĩnh, làm chủ được cảm xúc.

+ Quản lý thời gian cực tốt.

+ Tư duy hạch toán, hiểu rõ thế nào là hiệu quả.

+ Am hiểu ngành hàng mình đang kinh doanh

Nếu bạn tự thấy mình xứng đáng ở một cấp bậc cao hơn mà mãi không được cất nhắc thì chắc chắn là có một nguyên nhân nào đó đòi hỏi bạn phải tìm cho ra. Nếu bạn từ bỏ việc tìm kiếm nguyên nhân thì bạn sẽ gặp lại tình huống đó ở một công ty khác.



VnVista I-Shine
© http://vnvista.com