Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ChoCoKat's Part

Hội chứng Florence Nightindale

Có khi nào bạn từng nghĩ rằng: Mình sẽ yêu người kia vì mình muốn làm cuộc đời họ trở nên tốt đẹp hơn, vì mình họ sẽ thay đổi?! Vậy thì rất có thể bạn đang mắc một hội chứng mới được phát hiện nhờ các nhà khoa học đấy.

Thực tế, không ít người khá thành đạt trong nhiều lĩnh vực, nhưng lại rối bời trong chuyện tình yêu và không ngừng yêu một người quẩn quanh trong bế tắc. Thậm chí họ từ bỏ một mối quan hệ tốt để bắt đầu phiêu lưu trong cuộc tình không mấy an toàn. Họ tin rằng tình yêu của mình sẽ cứu rỗi cho người ấy hay không có mình, người ấy sẽ không còn gì cả.

 
Trong một chừng mực nào đó, khi xem bản thân như một người cứu rỗi thì bạn đã vô tình mắc hội chứng Nightindale.
 
Lý giải cho tình huống này, bà Debbie Mandel, tác giả của cuốn "Addicted to Stress: A Woman’s 7-Step Program to Reclaim Joy and Spontaneity in Life", nói: “Những người mắc hội chứng Nightindale tìm cách cứu người khác như một phương pháp để tránh đối diện với nỗi đau của bản thân”.
 
Theo lý giải của các nhà khoa học, hội chứng Nightindale là phản ứng của một chấn thương mới xảy ra như vừa chia tay, người yêu qua đời, đôi khi liên quan đến tình trạng thiếu tự tin.
 
Bằng cách thể hiện hành động hiệp nghĩa và cứu người khác, bản thân họ tạm quên nỗi đau của bản thân, thay vào đó là tập trung vào cuộc đời và chuyện buồn của người khác. Cũng có trường hợp xuất phát từ lòng trắc ẩn hơi quá đà.
 
Hậu quả của hội chứng Nightindale trong tình huống này khiến bản thân giống như một nhân viên cứu hộ. Họ cố gắng cứu lấy người khác cho đến khi bản thân kiệt sức và đắm chìm trong bế tắc, đôi khi còn bế tắc hơn cả người mình vừa cứu.

 
Gợi ý cách vượt qua hội chứng “người cứu rỗi”
 
1. Hãy nhìn nhận lại rõ ràng những việc mình đang làm. Khi bạn nhận diện rõ ràng từng yếu tố nằm sau hành động giải cứu như mục đích, việc cần làm, động lực… thì bạn có thể thực hiện nó theo cách an toàn và hiệu quả hơn.
 
2. Cảm nhận về bản thân với cái nhìn tích cực. Trân trọng giá trị mà mình đang có.
 
3. Nếu động lực của hội chứng đơn thuần là lòng trắc ẩn, hãy biến ham muốn giúp người thành những hành động hữu ích khác, thay vì dồn tâm trí vào nhiệm vụ “cứu rỗi người yêu”.
 
4. Hãy nghĩ rằng ngoài việc cố sức trong mỏi mòn nhằm sửa chữa khuyết điểm của một ai đó, ta vẫn còn cách khác là tìm kiếm cho mình một người ít khuyết điểm hơn. Tất nhiên, không có ai là hoàn hảo, nhưng ít nhất việc mở rộng suy nghĩ của bản thân theo cách này có ý nghĩa tích cực, chí ít là cho bản thân thêm lựa chọn mới.
 
5. Tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

Wow, phải nghiên cứu về vụ này, nguy hiểm quá !!! Cảm giác như mình vừa khỏi bệnh 86.gif


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com