Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

4 all

365 câu hỏi và trả lời

Nếu bạn muốn bổ sung kiến thức của mình về các lĩnh vực để là người am hiểu trước mọi người, hãy vào đây. Biết đâu 1 ngày nào đó bạn được tham gia chương trình "Ai là triệu phú" thì nó lại hữu dụng 1.gif .

________________

1. Núi lửa là gì ?
Trong lòng trái đất nhiệt độ rất cao. Các chất đá ở đó kết tụ lại trong những “lò sưởi” ngầm khổng lồ, lan ra và dâng cao lên qua các vết nứt của trái đất, giống như những ống khói tự nhiên, cho tới lúc chúng tuôn ra theo 1 lỗ hổng trên vỏ trái đất để làm thành 1 núi lửa.
Hiện tượng phun lửa xảy ra. Khi các chất nóng tiếp tục chảy, dâng lên theo chiều cao của các “ống khói” và nổ bùng trên mặt đất.

2. Làm thế nào đo một trận động đất ?
Đôi khi đất rung chuyển. Đấy có thể là 1 chấn động nhẹ. Hoặc đất có thể rung chuyển dữ dội gây ra tai họa.
Đất rung là do những chuyển động liên tục diễn ra trong lòng trái đất.
Mỗi chuyển động này được gọi là “địa chấn” – giống như những làn sóng quanh hòn sỏi được ném xuống ao.
Nếu chúng ta nghị về hòn sỏi đó, thì điểm mà hòn sỏi rơi sẽ là điểm sâu nhất ở đó cơn rung xảy ra. Điểm đó gọi là “tâm động đất”, nơi mà sức mạnh của trận động đất lên cao nhất.
Càng xa tâm động đất thì các sóng địa chấn càng yếu đi.
Cường độ của 1 trận động đất được đo bằng máy đo (địa chấn kế) Richter từ 0 tới 10.
Một trận động đất đạ tới cấp 10 trên máy đo Richter được xếp vào loại đại thảm họa, với ít người sống sót, nhà cửa và đất đai bị tàn phá.

3. Vành đai lửa là gì ?
Vỏ trái đất được cấu tạo bằng những địa tầng (lớp) khổng lồ. Giữa 2 lớp địa tầng có 1 khoảng trống để cho các chất nóng từ ruột trái đất thoát ra.
Đó là lý do khiến cho dọc theo các vết nứt trong vỏ trái đất ta thấy có nhiều núi lửa.
Vòng quanh thái bình dương, có hàng loạt các vết nứt, và vì vậy có hàng loạt núi lửa – rất nhiều, nên gọi là “vành đai lửa”.

4. Trái đất được cấu thành ra sao ?
Nếu có thể cắt trái đất ra làm 2 nửa, chúng ta sẽ thấy nó hơi giống củ hành với những lớp bọc quanh 1 cái lõi ở giữa.
Cái lõi này, tức là nhân, có đường kính 3.500 km.
Xung quanh nhân này là các “lớp áo”, dày 100 km, rồi tới vỏ trái đất trên đó chúng ta sống.
Các lớp bọc khác nhau được cấu tạo bởi nhiều chất liệu, lớp bọc càng gần nhân, nhiệt độ càng nóng.

5. Lực hấp dẫn là gì ?
Một cái kem rớt khỏi tay đứa trẻ, rơi xuống đất. Bố của đứa trẻ đụng vào chiếc bình, nó rơi và vỡ toang trên sàn. Và 1 bé gái kêu khóc khi bị ngã xe đạp.
Que kem, chiếc bình và bé gái đều chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn, tức là sức của trái đất hút mọi vật, đồ vật, con người, thú vật – về phía mặt đất bằng 1 lực mà ta gọi là “lực hấp dẫn”.
Cái sức của 1 vật khiến nó bị kéo vào trái đất gọi là “trọng lực”. Nếu 1 vật gì đó nặng 50 kg, thì nó bị hút vào trái đất với 1 sức bằng 50 kg. Vì thế, 1 người càng nhẹ cân thì càng dễ nhấc mình khỏi mặt đất – như nhảy lên chẳng hạn – bởi vì sức hút yếu hơn.
Đó là lý do tại sao ta dễ dàng nhấc 1 chiếc ghế vì nó có 1 “khối lượng” nhỏ và trọng lượng nhẹ, còn 1 cái tủ lạnh chẳng hạn rất khó khiêng vì nó có khối lượng lớn hơn nhiều và trọng lượng nặng hơn.

6. Trái đất lớn cỡ nào ?
Trái đất hơi dẹp ở Bắc và Nam cực. Vì vậy kích thước đo được ở vòng xích đạo là 40.076.594 km; trái lại đo theo chiều thẳng đứng vòng theo đường kinh tuyến thì chỉ có 40.009,152 km. Bề mặt trái đất là 510.000.000 km vuông – gồm 149.400.000 km đất liền và 360.700.000 km vuông mặt biển. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là 149.509.000 km; ngược lại trái đất cách mặt trăng “chỉ có” 384.365 km.

7. Tại sao có các mùa ?
Trái đất quay quanh mặt trời theo 1 lộ trình gọi là “quỹ đạo”, mỗi năm quay được 1 vòng. Khi quay trên quỹ đạo của nó, trái đất hơi nghiêng, điều này có nghĩa là các tia sáng mặt trời chiếu tới trái đất ở nhiều góc khác nhau, do vậy tạo ra sự biến đổi khí hậu 4 lần trong 1 năm – đó chính là các mùa.
Các góc do tia chiếu của mặt trời ngắn nhất giữa 2 chí tuyến – hạ chí tuyến và đông chí tuyến – và càng về phía bắc và nam cực thì càng dài ra.
Điều này giải thích tại sao ở vùng nhiệt đới sự thay đổi của các mùa khó nhận thấy; ngược lại, nếu ta đi về phía 2 cực, những sự thay đổi của các mùa càng dễ nhận biết hơn.
Mỗi năm có 2 lần ngày và đêm dài bằng nhau, gọi là điểm phân. Cũng vậy mỗi năm có 2 lần ngày rất ngắn, đêm rất dài hoặc ngược lại; gọi là điểm chí.
Ngày 21 tháng 3 là điểm phân: ở bắc bán cầu bắt đầu vào mùa xuân, còn ở nam bán cầu thì bắt đầu vào mùa thu. Ngày bắt đầu dài ra cho tới 22 tháng 6 là hạ chí, ngày dài nhất. Trong suốt 93 ngày đó, ở bắc bán cầu bắt đầu ngắn lại cho tới 23 tháng 9 là điểm phân thứ nhì, ngày và đêm bằng nhau - đó là mùa thu ở bắc bán cầu và mùa xuân ở nam bán cầu. Sau đó ngày bắt đầu ngắn lại, cho tới 22 tháng 12, tức điểm chỉ thứ nhì, ngày ngắn nhất. Đó là mùa đông ở bắc bán cầu và mùa hè ở nam bán cầu. Sau đó, ngày bắt đầu dài ra cho tới 21 tháng 3 lại bắt đầu điểm phân mới.

8. Ngày và đêm là thế nào ?
Trong lúc du hành quanh mặt trời thì trái đất xoay trên trục của nó.
Thời gian 24 giờ để trái đất xoay 1 vòng trên trục của nó, gọi là “ngày” (dĩ nhiên phải kể luôn các giờ của đêm). Và độ dài của đêm thay đổi theo mùa cũng như theo vĩ tuyến.
Ở xích đạo, đêm bao giờ cũng kéo dài 12 giờ và càng đi về hướng 2 chỏm cực thì độ dài của đêm thay đổi dần; ở 2 chỏm cực thì đêm kéo dài đến 6 tháng!

9. Năm là gì ?
Năm là khoảng thời gian trái đất du hành 1 vòng quanh mặt trời, tức 365 và ¼ ngày, tính theo “dương lịch”. Nhưng để tiện cho việc làm lịch và mọi việc, chúng ta thường lấy 365 ngày làm 1 năm. Còn ¼ ngày thì được cộng thêm dần, để cứ sau mỗi 4 năm thì chúng ta có thêm 1 ngày, gọi là năm nhuần (366 ngày).
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có những dân tộc dùng mặt trăng làm “người hướng dẫn thiên văn”, dựng lịch 1 năm có 12 tháng trăng. Nhưng 12 tháng trăng thì ngắn hơn 1 năm tính theo mặt trời – vì thế năm âm lịch chấm dứt không trùng với nhịp điệu mùa của trái đất.
Chẳng hạn – chúng ta biết rằng ngày 20 tháng 3 là bắt đầu mùa xuân ở bắc bán cầu; nhưng nếu theo âm lịch (ngắn hơn dương lịch) thì ngày 21 tháng 3 không còn là ngày xuân phân.
Như vậy thay vì coi ngày 21 tháng 3 là ngày đầu mùa xuân thì chúng ta lại thấy mình đang ở giữa mùa đông!

10. Múi giờ là gì ?
Khi mặt trời lên cao nhất, chúng ta nói đó là đúng trưa, đúng ngọ.
Song, vì trái đất tròn nên giờ đúng ngọ không đến với mọi người cùng một lúc. Nó đến sớm hơn ở phía đông, muộn hơn ở phía tây.
Nếu chúng ta chia chu vi trái đất (khoảng 41.000 km) cho 24 giờ, thì mỗi múi giờ tương đương với 1.700 km, tính từ đông sang tây. Như thế, khi ở Rome là 12 giờ, còn ở Paris (phía đông của Rome) là 11 giờ, còn ở Ankara (nước đông Thổ Nhĩ Kỳ) là 3 giờ vì nằm ở phía tây.
Nhưng ngay cả ở những thành phố trên cùng 1 nước – như Manchester và Luân Đôn, Bonn và Berlin, Barcelona và Seville – giờ đúng ngọ ở mỗi nơi cũng hơi khác biệt.
Do vậy, mỗi nước phải định rá giờ giấc cho mọi đồng hồ trên toàn thể lãnh thổ nước đó.
Giờ giấc của mỗi quốc gia được ấn định theo công ước 1884 khi người ta quyết định chia nhỏ ra thành 24 múi giờ trên trái đất.
Tất cả các vùng ở cùng 1 múi giờ thì áp dụng 1 thời giờ như nhau, tính theo khoảng cách với kinh tuyến số 0 (kinh tuyến Greenwich).

11. Vùng nhiệt độ là gì ?
Vùng nhiệt độ là sự chênh lệch về nhiệt đô. Sự chênh lệch đó có thể diễn ra từng ngày, giữa ban ngày và ban đêm; hoặc từng tháng, giữa những ngày nóng nhất và những ngày lạnh nhất; hoặc từng năm, giữa các tháng lạnh nhất và nóng nhất.
Tất cả mọi sự chênh lệch về nhiệt độ đều tăng theo kinh độ và khoảng cách với đại dương. Chẳng hạn ở sa mạc Sahara, sự chênh lệch nhiệt độ diễn ra từng ngày , vì ban ngày ở đây rất nóng đêm rất lạnh.

12. Đâu là nơi nóng nhất trên trái đất ?
Nhiệt độ cực đại được ghi nhận tại sa mạc Sahara.
Thế còn những thành phố nóng nhất? Tính theo nhiệt độ trung bình của những tháng nóng nhất thì thành phố nóng nhất châu Âu là Athen (Hy Lạp) với 28,6 độ C, kế đó là Madrid (Tây Ban Nha) với 24,7 độ C, rồi Rome (Italia) với 24,6 độ C, rồi Rome (Italia) với 24,6 độ C.
Ở châu Phi, nóng nhất là Khartoum với 33,1 độ C, kế đó là Cairo (Ai Cập) 28,6 độ C ở Trung Mỹ, thành phố New Orleans nóng nhất với 27,4 độ C; ở Nam Mỹ, Buenos Aires (Achentina) nóng nhất với 23,1 độ C.
Tại châu Á, thủ đô Baghdad (Irắc) có nhiệt độ trung bình 34,4 độ C, kế đó là New Delhi 33,4 độ C.
Tại Thái Bình Dương, thành phố nóng nhất là Honolulu với 25,3 độ bách phân, kế đó là Sydney (Úc) 22 độ C và Melbourne 19,8 độ C.
Nhiệt độ mùa đông êm dịu nhất được ghi nhận ở châu Phi. Tại Kinshara, nhiệt độ mùa đông vào khoảng trên 22 độ C, rồi tới Honolulu, Rio de Haneino (Braxin) có nhiệt độ không bao giờ dưới 21 độ C.

13. Nơi nào lạnh nhất trên địa cầu ?
Đó là vùng Nam cực, nơi mà nhiệt độ thường xuống tới 78 độ C dưới 0 bách phân. Còn ở Xibia (Nga) là 50,1 độ C dưới 0 độ bách phân.
Những thành phố lạnh nhất châu Âu, tính theo nhiệt độ trung bình của những tháng lạnh nhất, là Archagel (Nga) với 13,3 độ C dưới 0; Montreal (Canada) 10,6 độ C, Bắc Kinh 4,7 độ C và Tashkent (Udobekixtan) 1,3 độc C.

14. Hang động là gì ?
Hang động là những lỗ hổng hoặc ở trong đất hoặc trong sườn núi. Nhiều hang động có những hình dáng đặc biệt.
Thời xa xưa, nước có chứa đá vôi rơi xuống trái đất và len lõi qua bề mặt của các hang động. Khi nước bốc hơi, nó để lại những mỏ đá vôi.
Nước tiếp tục nhỏ giọt mãi, và vì thế sự tích tụ đá vôi tạo thành những mảng đá – tức là những cột canxi hình nón hoặc hình trụ.
Tuy nhiên có nhiều giọt nước và tất nhiên với đá vôi lưu lại trên nóc, hay gọi là “măt” động, tích tụ dần và làm thành thạch nhũ mọc buông xuống, tương tự như mảng đả mọc từ dưới lên.
Kết quả của sự hoạt động rất chậm và liên tục đó tạo ra nhiều cảnh quan hùng vĩ… những cột, kim, màn và tường đá… mà không ai có thể phác họa hoặc phóng tác được các phong cảnh thần tiên như thế.
Một số hang động hùng vĩ nhất được tìm thấy ở Bồ Đào Nha, Nam Tư và vùng Castellana ở Italia cũng như ở vùng Mammut (Hoa Kỳ).

15. Nhà hang động học làm gì ?
Các nhà hang động học nghiên cứu các hang – những lỗ hổng tự nhiên có chiều dài lớn hơn chiều rộng, và các động, có chiều rộng lớn hơn chiều dài.
Họ chui vào lòng đất hoặc lòng núi để đo đạt, chụp ảnh, thu nhặt các mẫu vật. Họ quan tâm tới nguồn gốc các hang, động; hình thể và sự hình thành, các khoáng chất cấu tạo của hang động, những vết tích còn lại của con người sống thời hang động và các điều kiện khí hậu…
Trong các động, có nhiều loài vật sinh sống và trú ẩn – như côn trùng, các loài giáp xác (cua, tôm hùm v.v…), dơi, chuột và các loại lưỡng cư.
Các con thú sống trong hang động có giác quan rất phát triển, càng xa miệng hang thì màu da và đôi khi cả thị lực của chúng càng biến đổi; và càng sống gần miệng hang chừng nào, thì chúng lại càng giống những con vật sống bên ngoài chừng ấy.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com