NGUYÊN NHÂN:
Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella
multocida. Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng
trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập
trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết
thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm. Ở nước ta trâu mắc
bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính. Súc
vật non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật trưởíng thành. Súc vật 2 -3
tuổi mắc bệnh dễ hơn súc vật già.
TRIỆU CHỨNG:
- Thể ác tính:
Con
vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-42oC và trở nên hung dữ điên loạn đập
đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ. Ở một số bê nghé 3 - 18 tháng
có triệu chứng thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết. Có khi con
vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi.
- Thể cấp tính:
Thể
này xảy ra chủ yếu ở trâu bò, thời gian nung bệnh ngắn từ 1 -3 ngày,
con vật không nhai lại mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 42oC. Các
niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mũi chảy liên tục. Các hạch
lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho
con vật lè lưỡi ra, thở khó người ta còn gọi là trâu bò hai lưỡi . Hạch
lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thủy thủng làm con vật đi lại khó
khăn. Vật bệnh thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng
phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
Một số trâu bò có triệu chứng
bệnh ở đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau tiêu chảy dữ dội, phân có
lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng chướng hơi do viêm phúc mạc và có tương
dịch trong xoang bụng. Giai đoạn cuối con vật nằm liệt, đái ra máu, thở
rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến
triển 3 - 5 ngày, tỉ lệ chết từ 90 - 100%.
- Thể mãn tính:
Vật
bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, viêm khớp
làm con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh
tiến triển trong vài tuần, các triệu chứng nhẹ dần nhưng thường con vật
gầy rạc và chết do kiệt sức.
Bệnh tích:
Tụ huyết và xuất huyết lấm chấm từng mảng ở niêm mạc mắt, miệng, mũi, tổ chức dưới da.
Hệ
thống hạch lâm ba sưng to, thủy thủng và xuất huyết, rõ nhất là hạch
lâm ba sau hầu, vai và trước đùi. Tim sưng to, trong bao tim, màng
phổi, xoang ngực, xoang bụng đều có tương dịch. Nếu con vật bị bệnh thể
đường ruột thì thấy chùm hạch ruột sưng to, có xuất huyết, niêm mạc
ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra.
PHÒNG BỆNH:
-
Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò bằng cách tiêm vaccin tụ huyết trùng
trâu bò Robert 1 do Công ty thuốc thú y TW2 sản xuất lúc 6 tháng tuổi,
thời gian miễn dịch 6 tháng do đó phải tái chủng lại 6 tháng 1 lần.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh nhất là trong lúc giao mùa và thời gian bị ngập lũ.
ĐIỀU TRỊ:
Khi phát hiện bệnh tụ huyết trùng phải điều trị sớm bằng một trong các loại kháng sinh sau:
-Vime-Spiro F.S.P : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/ 10-15kg P/ ngày
- Marbovitryl : tiêm bắp , liên tục 3 ngày 1ml/ 10-12kg P/ ngày
- Dilog : tiêm bắp liên tục 3 ngày, 1ml/15-20kg P/ngày
- Ngoài ra nên kết hợp với các loại thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như: B.Complex Fortified, B.Complex AD3E, .
[b]
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com