Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyentanthu's Blog

Tụ huyết trùng

NGUYÊN NHÂN:
Bệnh xảy ra trên tất cả các loài gia cầm. Bệnh phát triển theo mùa, mùa mưa bệnh phát triển nhiều hơn mùa nắng. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc đường hô hấp của vịt, khi điều kiện môi trường thay đổi như: khí hậu biến đổi đột ngột, độ ẩm không khí tăng hoặc chất lượng thức ăn không đảm bảo, nhốt vịt với mật độ quá cao ... làm giảm sức đề kháng của vịt. Khi đó mầm bệnh có thể phát triển gây bệnh. Nơi tập trung gia cầm càng nhiều thì bệnh phát ra càng mạnh.
Bệnh do trực khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra, gây bệnh cho gia cầm là do Pasteurella aviseptica. Trực khuẩn này có nhiều ở phổi, gan, lách, hạch lâm ba. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua thức ăn, nước uống, sự xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương.

TRIỆU CHỨNG:
Tùy theo trạng thái cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng, độc lực vi khuẩn mà bệnh diễn tiến trong các ổ dịch khác nhau.
Thể quá cấp tính:
Vịt chết đột ngột thường là vào ban đêm. Có con ăn ít, ủ rũ, mỏ chảy nước, có nhờn và bọt, thân nhiệt tăng 43 oC, phân màu xám vàng hoặc xanh đôi khi có lẫn máu. Khi chết da tím bầm, mào tím tái, đôi khi thấy máu đỏ tươi ra từ mũi và hậu môn. Ở vịt đẻ có thể bại chân, bể trứng và chết.

Thể mãn tính :
Vịt bỏ ăn, ủ rũ, tách đàn. Nước mũi chảy, lông xù. Phân đôi khi có máu, màu xám vàng hoặc xanh .

Bệnh tích
- Khi vịt chết ta thấy ngoài da và trong thịt tím bầm do máu bị tụ lại. Bao tim có nước màu vàng nhạt, mỡ vành tim, mỡ vành bụng, màng treo ruột xuất huyết. Ruột bị viêm, niêm mạc có tụ huyết màu tím, đôi khi có xuất huyết nhất là ở trực tràng.
- Gan bị thoái hóa màu vàng, có những ổ hoại tử màu trắng.
- Bệnh quá cấp gan bị bể tạo thành những đám xuất huyết, những cục huyết màu đỏ nằm trong xoang bụng, gan có những đốm hoại tử lấm tấm trắng.
- Lách bình thường, đôi khi hơi sưng và xuất huyết. Phổi bị xuất huyết, tụ huyết, có màu tím đen, màng phổi bị viêm dính vào lồng ngực.
- Ở bệûnh mãn tính vịt gầy ốm, khớp bị sưng do vi khuẩn tập trung ở khớp, đôi khi có mủ. Trứng bị méo mó, buồng trứng bị vỡ, mạch máu ở buồng trứng bị sưng , có màu đỏ.

PHÒNG BỆNH:
Tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng cho vịt từ 2 tháng tuổi trở lên. Cho vịt ăn uống đầy đủ nhất là đầu mùa mưa và lúc trời trở lạnh. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn nước uống như:
Erlicovet : Gói 50g cho 100kg vịt (khoảng 300 con vịt nhỏ dưới 6 tuần tuổi hay 100 vịt lớn trên 6 tuần tuổi).
Genroflox : Gói 10g dùng cho 30 kg thể trọng.
Erco-Sulfa : 5g pha với 2,5 lít nước hoặc trộn đều với 1kg thức ăn.
Vimenro : Gói 10g cho khoảng 15-20 kg thể trọng.

ĐIỀU TRỊ:
- Cho vịt uống :
Erco-sulfa : 5g/ 2 lít nước hoặc trộn với 1 kg thức ăn, dùng liên tục 3-5 ngày
Hoặc Genta-colenro : 1g/ 1lít nước hoặc trộn với 0,5kg thức ăn
- Kết hợp tiêm Cephaflox : tiêm bắp 1ml/2kg P, liên tục 3-5 ngày Hoặc dùng 1 trong các loại sau:
- Vime-spikacin : tiêm bắp 1ml/ 2kg P, liên tục 3-5 ngày
- Septryl 240 : tiêm bắp 1ml/2kg/ngày
- Colidox GV : tiêm bắp 1ml/2kg/ ngày
- Kampico : tiêm bắp 1ml/2kg/ngày
- Penkana hoặc Ka-Ampi : tiêm bắp 1 lọ cho 10-15kg/lần ngày 2 lần.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com