Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyentanthu's Blog

BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ

Bệnh này thường xảy ra ở heo nái mang thai được 2 – 3 tháng và phát bệnh nặng trước khi đẻ một vài ngày đến vài tuần.

I. Nguyên nhân

- Do chế độ dinh dưỡng kém là chủ yếu. Trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu Ca và P (hoặc tỉ lệ Ca/P không cân đối).

- Do đất đai, nước uống chứa nhiều acid sulphuric, acid oxalic khi kết hợp với Ca tạo ra muối sulfat canxi, Oxatat Canci. Những muối này khi vào cơ thể, các men tiêu hóa ở dạ dày, ruột không phân hủy được nên không hấp thụ Ca.

- Do heo nái không được tiếp xúc ánh nắng mặt trời vì trong ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại, dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ chuyển hóa tiền vitamin D là Cholesterol, Ergosterol có ở dưới da gia súc thành vitamin D2 và D3. Do thiếu vitamin D sẽ gây rối loạn việc trao đổi bình thường Ca và P trong mô xương làm cho xương biến dạng, chân cong, khớp sưng, đi lại khó khăn.

- Do bệnh thiểu năng tuyến giáp trạng nên lượng Ca huyết giảm và P tăng trong máu làm mất cân bằng trong sự cấu trúc xương, xương mềm dẫn đế bại liệt. Hoặc cường năng tuyến giáp cũng gây mất cân đối hàm lượng Ca, P trong máu cũng dẫn đến mềm xương và bại liệt.

Trong thời gian mang thai để cấu tạo thành xương cho heo con, bào thai thường xuyên dùng Ca, P từ cơ thể mẹ. Các chất Ca, P từ xương mẹ qua hàng rào nhau thai vào bào thai để cấu tạo nên xương con. Trong khi khẩu phần ăn không được bổ sung đầy đủ nhu cầu Ca, P vì vậy xương mẹ bị mềm, biến dạng nhất là xương chậu và xương cẳng chân bị yếu không giữ được trọng lượng cơ thể nên bị bại không đi được.

II – Triệu chứng:

Lúc đầu thấy heo nái đi cà nhắc một chân sau, hai chân rồi dẫn đến bại hai chân sau. Hai chân trước đứng run run, dần dần bại cả 4 chân. Heo ăn uống bình thường, không có triệu chứng sốt nóng.

III – Biện pháp phòng và trị bệnh:

1. Phòng bệnh:

Trong thời gian mang thai hàng ngày phải bổ sung chất Ca, P (có trong bột cá, bột sò và Premix khoáng), lượng bột cá cần bổ sung 10 – 12%, lượng bột sò và bột xương hoặc Premix khoáng cần bổ sung 1% (1kg trộng vào 100kg cám), ở vùng nông thôn thường cho ăn thêm con cua, con còng, con ruốc vào những bữa ăn hàng ngày của heo nái.

Heo nái chửa tháng thứ 2, 3 phải thường xuyên thả ra vận động ngoài ánh nắng (buổi sáng từ 7h đến 8h, buổi chiều từ 16h đến 17h) để cơ thể tổng hợp được vitamin D giúp cho quá trình hấp thụ Ca, P đầy đủ.

Hàng ngày bổ sung vào khẩu phần ăn một số vitamin cần thiết. Nhất là vitamin D (có trong dầu gan cá) lượng dầu cá từ 2 – 4ml hoặc vitamin ADE liều 2ml/con/tháng.

2. Phòng trị:

Khi bệnh mới có triệu chứng chân đi run run hay đi cà nhắc ta phải điều trị ngay, vì để lâu xương bị mềm, cột sống dễ bị gãy không thể chữa được.

Thuốc điều trị phải phối hợp tổng hợp 4 thành phần: Chất calci để tạo xương, vitamin D để điều tiết hấp thu calci, vitamin C cũng để tăng khả năng tạo xương và vitamin B1, B6, B12 để kích thích ăn và chống bại liệt do yếu thần kinh.


bởi: phạm sĩ phương trong Aug 13 2010, 09:28 AM

cần cho thêm hình ảnh minh họa.tôi thấy 1 bài viết sẽ thiếu thuyết phục nếu thiếu đi hình ảnh minh họa

bởi: Guest_loan_* trong Dec 3 2010, 10:06 AM

cám ơn anh rất nhiều
anh có thể cho em hỏi một câu dc ko?
là:" hãy nêu tên và phương pháp phồng tránh những bệnh sinh sản thường xảy ra trog( liên quan ) đến quá trình sinh đẻ của gia súc?"
hihi.hi vọng anh có thể trả lời sớm cho em. anh có thể giải đáp và gử qua gmail cho em dc ko
gmail của em là: [email protected]

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com