Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

[email protected]'s Blog

Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy!

Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy
Nhóc vẫn nhớ mãi cái "buổi ban đầu lưu luyến ấy". Cái buổi mà bây giờ và sau này Nhoaisex kể và Chíp cũng vậy chứ cũng sẽ kể cho các baby nghe nhỉ....hiiiiiiiiii.
Vẫn là buổi về Hưng yên viếng đám tang của bố Hưng (lớp học tâm lý). 14 người đi trên 7 xe máy. Con đường về HY xa quá, ước tính ban đầu là khoảng 60 km, bắt đầu từ cổng trường. Nhóc được vinh dự hộ tống cô bé lớp phó phụ trách đời sống, cô bé có biệt danh "mai ca" vì có mái tóc cắt ngắn như "Mai - Ca cô bé từ trên trời rơi xuống " (tên một bộ phim và nhân vật của Điện ảnh Xô Viết những thập niên 80). Con đường về HY xa như là Nhóc đã nói lại càng xa hơn khi mà sau này mọi người đi đều bị nhầm đường và cứ đi vòng vèo mãi mà chưa đến, nhưng đó là câu chuyện của "người hoa tiêu" còn chuyện của Nhóc thì lại khác. Nhóc đèo cô bé Mai - ca cứ vi vu theo đoàn xe mà thẳng tiến. Dọc đường cô bé ngồi cách xa Nhóc lắm, có lẽ là ngại va chạm chăng...hiiiiii. Nhóc vẫn nhớ câu hát của một cậu bạn sau này nói Nhóc nghe" Đã có lúc em ngồi xa anh quá, anh bảo em ngồi xích lại gần hơn, xích lại gần hơn chút nữa..anh buồn, và anh nói :thế vẫn còn xa lắm". Triền đê Hưng Yên uốn lượn theo dòng chảy của con sông thơ mộng với bờ cỏ xanh trải dài tít tắp, đâu đó những đàn trâu tung tăng gặm cỏ với một vài chú bé ngồi vắt vẻo thổi sáo trên mình trâu. Đó là sự thực 100% nghe mà cứ như một bức hoạ đồng quê hay bức tranh Đông Hồ vậy. Câu chuyện của Nhóc và Chíp (Nhóc sẽ gọi cô bé Mai-ca đó là Chíp) chỉ thực sự bắt đầu rôm khi Chíp nhìn thấy những cảnh tuyệt đẹp của đồng quê Việt Nam. Chẳng là mấy khi Chíp mới được ra ngoại thành và cũng chẳng mấy khi được nhìn thấy những phong cảnh đồng quê đến "chân quê" như vậy. Nhìn thây mấy cô thôn nữ cấy lúa, bàn tay cắm mạ nhanh thoăn thoắt , thẳng tắp như kẻ chỉ, Chíp ngây ngô hỏi: Làm sao mà họ "trồng" thẳng hàng và đẹp thế?, một câu hỏi không cóđịa chỉ của người trả lời, nhưng trong hoàn cảnh này có lẽ người phải trả lời là Nhoc mà thôi. "Người ta không gọi là "trồng lúa" mà gọi là "cấy lúa", Nhóc bắt đầu lên lớp giảng giải: cấy lúa có ba loại: cấy cắm, cấy ngửa tay và cấy úp tây. Cái mà em đang thấy là cách cấy úp tay" "xí....anh làm như biết lắm không bằng" Chíp nguýt dài và mỉa mai. Không màng đến câu nói đầy châm chọc của cô bé, Nhóc vẫn tiếp lời"Cấy lúa cũng là một nghệ thuật, để có được những hàng lúa thẳng tắp như căng dây thế kia thì người nông dân cũng phải học rất nhiều, có kinh nghiệm rất nhiều, nếu không sẽ làm cây mạ được cấy xuống bị đổ hoặc cong queo ngay..." "vậy anh có biết cấy lúa không?cô bé vặn vẹo "anh tuy xuất thân trong một gia đình làm công chức nhưng anh sống ở ngoại thành và như bao hộ gia đình khác , nhà anh cũng được phân 2 thửa ruông...Nhóc tiện thể giới thiệu luôn về gia đình (khôn thật), từ bé anh đã học được rất nhiều từ việc reo mạ, nhổ mạ, tát nước, đắp bờ, đến việc cấy lúa, làm cỏ, rồi gặt lúa....mà không chỉ có vậy ngoài ra còn việc đập đất, trồng lạc, khoai sọ....tát tần tật những gì mà một người nông dân chính hiệu vẫn làm trên đồng ruộng" "xạo". để minh chứng Nhóc chỉ cho cô bé thấy một vài người nông dân đang đập đất và giảng giải: "Họ đang dùng cái vồ (dụng cụ đập đất của nông dân miền Bắc) để đập cho đất tơi ra, khi cày xong hoặc cuốc đất lên thì phải để đất khô sau đó dùng vồ đập cho đất tơi ra, rồi thoá nước từ các con mương vào để ủ đất, sau đó ủ phân (bằng phân chuồng hoặc lá cây ủ làm phân xanh), ngày nhỏ anh thường phải cùng mấy anh chị em trèo lên hàng xoan ở trên đồng để lấy lá làm vật liệu ủ phân...
Một vệt xanh lè bay ngang qua mặt hai đứa, "một chú ong" Chíp kêu lên thích thú. "Đó là ong xanh, hay còn gọi là ong bắt dế, hồi trước tụi anh thường ra cánh đồng mùa đỗ chín, mùa này nhiều ong xanh lắm, dùng lá cây đỗ úp bắt lấy những chú ong xanh sau đó về nhà dùng chỉ buộc ngang eo bụng của ong rồi tìm tổ dế thả ong xuống, ong vào tổ dế sẽ dùng lọc đốt tê dế và dế sẽ tự bò lên để người bắt" "hay thật đó, thật thế chứ anh". Câu chuyện cứ tiếp diễn theo hướng "người giảng người nghe" cứ như "bổ túc văn hoá" vậy. Nhóc nói nhiều kể nhiều về cây cối, hoa lá của vùng đồng bằng bắc bộ, những kinh nghiệm "trên ruộng đồng" của Nhóc, những con cúi bằng rơm được tết sau mùa gặt để đót khói xông chuột, những cái bếp "Hoàng Cầm" được Nhóc đào bên bờ ruộng rồi dùng phân bò đốt nghi ngút khói, những buổi dùng ly lông căng thành túi để lùa bắt cào cào đựng đầy cả một trai thuỷ tinh 65, về nhà cho mỡ vào rang giòn, rồi những buổi trưa nắng chang chang ra đồng bắt cua như câu thơ ngày còn đi học "những trưa tháng sáu nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy..."
Một triền đê chườm tới với những bông hoa tròn tròn màu đỏ, Cô bé hỏi "hoa gì ?" Nhóc đáp "hoa trinh nữ" thạt uh? sao chẳng bao giờ em nghe thấy nhỉ? "Đó là loai hoa mà dân gian vẫn goi là hoa Xấu hổ. Bởi vì khi em chạm vào cây thì những cánh lá đang xoè ra như chiếc lược hai chiều kia sẽ e thẹn khép lại giống như sự e ấp của một thiếu nữ mới lớn đỏ mặt khi bị chọc ghẹo vậy" Nhóc đùa. "Hoa trinh nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu xa, hoa đâu dám khoe màu cùng một nàng cúc vàng tươi, hoa không bán hương thơn như nàng Dạ lý trong vườn, nhưng hoa Trinh nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta" "anh hát lăng nhăng gì đó" cô bé đỏ mặt " không, đó là lời của một bài hát về hoa Trinh nữ, anh chỉ hát để tả về nó chứ không có ý mượn gió bẻ năng nha" Nhóc chống chế.
Con đường tưởng như đã ngắn hơn khi Nhóc và cô bé vừa trò chuyện vừa vút theo đoàn xe bon nhanh đến nhà Hưng. Thế nhưng : lạc đường, sao cứ luẩn quẩn mãi mà không đến kìa, Stop, dừng lại nghỉ chân bên một quán nhỏ dưới gốc cây đa làng để hỏi đường, rồi cả bọn lại xuất phát. Có lẽ cô bé đã bắt đầu mệt, tưởng nhanh mà hoá chậm, nghĩ khoảng 60 km mà giờ nhìn vào côngtơmét đã hơn 80km. Mệt là phải, con gái mà, ngồi sau xe đoạn đường dài, hơi sóc nữa chứ. "Sắp đến rồi" 'mà nàycó mệt thì anh cho mượn tạm lưng anh đó, đừng ngại không phải trả tiền thuê lưng đâu, coi như anh là "liệt sỹ" đi"Nhóc nói nhẹ như gió. "Xí, còn lâu". Nói vậy thôi nhưng được một đoạn nữa, khi câu chuyện đã không làm cho cô bé tránh được sự mệt mỏi của quãng đường dài, khi mà cả hai chỉ mãi luôn cuối đoàn đi thì cô bé đã dựa vào Nhóc, một sự va chạm nhỏ, vừa đủ để cô bé yên tâm tìm chỗ dựa an toàn trên đường vừa đủ để Nhóc không có cảm giác quá mạnh khi điều khiển tay lái....hiiiiiiiiii.
Cuối cùng cũng đã đến nơi.
(còn nữa0

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com