àlý:
(Tuổi Trẻ) - Trong đề thi vật lý kỳ thi tốt nghiệp THPT, chúng ta có thể tìm thấy tỉ lệ như sau: trong 40 câu có 15 bài toán (37,5%) và 25 câu lý thuyết (62,5%). Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, đề thi sẽ có mức độ khó cao hơn, số câu hỏi lý thuyết và số bài toán có tỉ lệ hợp lý hơn. Năm đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh ĐH môn lý thi trắc nghiệm, TS cần chuẩn bị như thế nào? |
Cần đổi mới cách học lý thuyết Trong sách giáo khoa (SGK), bài học được trình bày theo từng chương, mỗi chương có nhiều mục và trong một mục có nhiều đoạn. Chúng ta phải học từng đoạn, trong mỗi đoạn phải nắm chắc định nghĩa, định luật, đặc tính, ứng dụng... Không cần học thuộc lòng mà chú ý đến các chi tiết quan trọng. Trong đề thi tốt nghiệp, ta cũng thấy một câu hỏi liên quan đến tần số ánh sáng. Một đặc tính quan trọng của ánh sáng đơn sắc là tần số không đổi trong mọi môi trường mà SGK không nêu ra. Vì vậy có nhiều TS không chọn đúng câu trả lời. Thế nhưng, nếu TS có làm bài tập về giao thoa ánh sáng trong môi trường khác không khí thì phải dùng đặc tính nói trên để chứng minh bước sóng ánh sáng giảm đi. Rõ ràng đây là câu hỏi nâng cao, bắt buộc TS phải làm toán đầy đủ mới chọn đúng câu trả lời. Học sinh nào chọn đúng đáp án câu này và đạt điểm 10 là xứng đáng. Cần nhớ rằng thi theo kiểu tự luận, khi viết một đoạn văn ta có thể quên hoặc không hiểu một vài từ quan trọng vẫn được một số điểm. Nhưng trong một câu trắc nghiệm nếu ta quên hay không hiểu chỉ một từ thôi là mất trắng điểm của câu đó. Ưu tiên cho những bài toán ngắn, nhưng vẫn phải làm những bài toán dài và khó Với thời lượng 1 phút 48 giây cho một câu hỏi thì bài toán nào phải thực hiện quá ba bước tính toán để tới đáp số là không phù hợp. Trong đề thi tốt nghiệp, ta thấy nội dung các bài toán đều được nêu ra bằng một câu hỏi rất ngắn và cũng chỉ dùng hai bước tính là tới kết quả. Bài toán của đề thi tuyển sinh ĐH sẽ khó hơn, do đó TS vẫn cần phải làm những bài toán phức tạp, giúp ta rèn luyện tư duy và kỹ năng tính toán. Có những bài toán quá hay, giáo viên nào cũng thích, bỏ thì tiếc mà học e rằng vô bổ, không phù hợp với đề trắc nghiệm. Tuy vậy, chúng ta không nên bỏ qua. Thí dụ trong các bài toán điện, có bài toán tìm điện dung C của tụ điện để hiệu điện thế Uc cực đại (hoặc tương tự) hay đến nỗi xuất hiện rất nhiều lần ở các kỳ thi tuyển sinh ĐH trong vòng tám năm trở lại đây. Liệu có nên cho TS học thuộc công thức, đáp số để làm đúng câu hỏi như thế này? Và làm như thế có bị kết tội là dạy TS học vẹt, học tủ không? Cũng có một số ý kiến cho rằng với TS khá giỏi tuy phải thực hiện nhiều bước, vẫn có thể tìm được kết quả trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, có một số bài toán giải bằng phép vẽ còn nhanh hơn giải bằng phương pháp đại số. Những bài toán loại này vẫn có thể chọn làm một câu trắc nghiệm để nâng cao độ phân hóa của đề thi. Tóm lại, nhờ học có phương pháp, TS sẽ chọn đúng một câu lý thuyết chỉ trong thời gian 48 giây. Giả sử đề thi có 25 câu hỏi lý thuyết (50%) thì TS có thừa 25 phút dành cho các bài toán. Về toán, càng làm toán nhiều dạng với nhiều mức khó, càng có nhiều kiến thức bổ sung cho lý thuyết. |
Câu I: Câu I.1 là khảo sát hàm bậc 3, bậc 4 hoặc hữu tỉ. Mọi TS trung bình đều làm được câu này. Câu I.2 của bài khảo sát thường mất ít thời gian hơn câu I.1, nhưng thang điểm bằng nhau. Năm nay có thể sẽ có câu hỏi: “Biện luận số tiếp tuyến kẻ từ một điểm đến đồ thị hàm số đã cho”, hoặc một câu liên quan đến cực trị và liên quan đến việc tính khoảng cách.
Câu II: Giải phương trình hoặc hệ phương trình lượng giác, TS cần nắm vững các công thức biến đổi lượng giác, cần biết cách đặt ẩn phụ để biến đổi hệ phương trình về dạng quen thuộc, thường là bậc 2 hoặc tích số. Giải phương trình hoặc hệ phương trình đại số; thường là bậc 2 hoặc có chứa căn thức. Hàm logarit, hàm mũ thường được đưa vào phần tự chọn cho TS phân ban.
Câu III: Hình giải tích trong không gian, chủ đề chính là đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Thường câu III.1 rất dễ, áp dụng trực tiếp giáo khoa, ít suy luận. Ví dụ như: Chứng minh hai đường thẳng vuông góc nhau. Viết phương trình mặt phẳng thỏa điều kiện cho trước nào đó. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng. Tính khoảng cách hai đường thẳng chéo nhau... Năm nay TS nên lưu ý bài mặt cầu. Câu III.2 thường khó hơn và có liên quan đến câu III.1.
Câu IV: Tính tích phân xác định, thường rất dễ; TS chỉ cần nắm vững phương pháp đổi biến và tích phân từng phần. Vì có phần chọn lựa nên câu V của các năm trước được đưa vào câu IV.2. Câu này có thể là chứng minh bất đẳng thức đại số, lượng giác hoặc giải tam giác, phần này nên để sau cùng vì là câu khó, thường phải vận dụng bất đẳng thức Cauchy hay Bunhiakôpski. Nên nhớ rằng đây là câu khó nhưng cũng chỉ có 1 điểm. Nên dành thời gian chăm chút cho 9 điểm còn lại, đừng sa đà vào câu khó nhất của đề thi. Cũng lưu ý rằng vì ban xã hội không học phương pháp đổi biến trong tích phân, nên tích phân trong đề thi khối D chỉ là tích phân từng phần.
Câu V: Đây là phần tự chọn. TS chọn câu Va hoặc Vb.
Dù là TS phân ban hay không phân ban thì nội dung đề thi vẫn ưu tiên chương trình lớp 12 (70% điểm). Do đó những TS học giỏi lớp 12 sẽ chắc chắn đậu ÐH.
àhoa:
- Từ những đề thi tuyển sinh ĐH môn hóa học khối A, B từ năm 2002-2006 có thể thấy đề thi các năm qua có một đặc điểm là rất cơ bản, không quá khó, không lắt léo, không đánh đố thí sinh (TS) nhưng có độ phân hóa cao, nội dung trải khắp chương trình từ lớp 10-12 (chủ yếu là lớp 12). |
Đề thi thường có các câu hỏi giáo khoa hoặc bài tập có tính toán nhỏ (thường là câu I và câu III) có nội dung của kiến thức vô cơ - đại cương. Để lấy điểm trọn vẹn câu này, TS phải nắm thật vững giáo khoa và làm bài thật chuẩn xác. Với các câu này, nội dung thường nằm trong các phần: cấu tạo nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán pH, tính chất hóa học của những chất thuộc các nguyên tố halogen S, O, N, P, Al, Fe. Những câu có nội dung hóa hữu cơ thường có nội dung nằm trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố Về bài toán vô cơ, chủ yếu là các bài toán về kim loại và hợp chất của kim loại phản ứng với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, các phản ứng trong dung dịch. Ở câu này, yêu cầu ở TS cao hơn, để lấy được điểm tối đa phải là các TS khá giỏi! Các bài toán hữu cơ có yêu cầu tìm công thức và định lượng trên các chất tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố: (C, H, O); (C, H, O, N) . Câu này thường ít có TS lấy được điểm tối đa. Theo tôi, nội dung yêu cầu của đề thi năm nay cũng tương tự như các đề thi năm trước. Hiển nhiên với đề thi trắc nghiệm thì có nhiều câu hỏi hơn so với đề thi tự luận, cho nên nội dung các câu hỏi sẽ phân bố khắp chương trình từ lớp 10-12 (nhưng chủ yếu vẫn là kiến thức ở lớp 12). Đề thi năm nay sẽ có nội dung trọng tâm nằm ở các phần sau: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - liên kết hóa học. Những câu hỏi trong phần này sẽ đơn giản, chỉ cần hiểu các cách giải câu hỏi này như những đề tự luận của các năm trước là có thể có kết quả tốt. Phản ứng oxy hóa khử; cân bằng hóa học; các bài toán sự điện ly, pH cũng cho ở mức độ vừa phải, cần tham khảo kỹ các câu hỏi của đề thi từ năm 2002-2006 là TS có thể lấy được điểm tối đa. Còn lại là các câu hỏi nằm ở phần trọng tâm của chương trình lớp 12. Các câu hỏi giáo khoa cũng có nội dung tương tự những năm trước. Đối với yêu cầu về định lượng, năm nay sẽ khai thác mạnh các định luật và các kỹ thuật giải toán nhanh, đây là xu thế của cách ra đề trắc nghiệm. |
chuc cac ban dat ket qua cao trong ky thi sap toi ^_^!!
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com