Hãy là chính mình

   Trong: Âm nhạc
 
Chương 1: Những gì đã tạo nên âm nhạc

Âm nhạc bao gồm những thành phần cơ bản có thể thấy được thông qua lịch sử của mọi nền văn hoá như :

* Âm sắc (phẩm chất đặc trưng về âm thanh của một giọng hát, nói hoặc một nhạc cụ)
* Độ cao (pitch)
* Độ ồn
* Duration
* Nốt lặng(Silence)

Với năm thành phần cơ bản này chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều các thành phần phụ nữa có thể tồn tại trong các loại nhạc này nhưng không tồn tại trong các loại nhạc khác.

Trải qua nhiều thế kỷ, những suy nghĩ hay học thuyết về âm nhạc được phát triển rất khác nhau đối với mỗi nền văn hoá khác nhau. Ngày nay, lịch sử âm nhạc hoặc nền văn hoá có thể định nghĩa chung bao gồm âm nhạc phương Tây, âm nhạc phương Đông, và âm nhạc sơ khai. Trong các loại nhạc chung này, nền văn hoá âm nhạc lại được chia ra thành rất nhiều nhánh khác. Ví dụ, đối với âm nhạc phương Tây, chúng ta có thể bao gồm cả âm nhạc Tây Âu và Mỹ, trong khi đó đối với âm nhạc phương Đông, chúng ta có rất nhiều vùng Tây Á, Đông Á… Âm nhạc sơ khai có thể bao gồm âm nhạc châu Phi và thổ dân châu Úc.

Âm thanh của âm nhạc được tạo ra bởi sự rung động của một hay nhiều vật thể, ví dụ như cái dây, ống sậy, hay mặt trống. Tiếng rung động của môi hay những rung động của loa radio cũng được xếp là những âm thanh của âm nhạc. Trong một cây đàn guitar, dây đàn guitar sẽ rung khi có một tác động vào nó như kéo-thả, trong khi đó âm thanh của cây kèn trumpet được tạo ra bởi các rung động ở môi của nghệ sĩ. Một rung động nói chung được phân biệt bởi biên độ và tần số của nó. Tần số càng cao thì độ cao hoặc âm thanh sẽ càng cao. Âm thanh càng ầm ỹ thì biên độ của chúng càng lớn.

Độ cao (pitch) được định nghĩa như là độ cao thấp của âm thanh. Nếu một âm thanh được phát ra khi chúng ta ấn một trong các phím ở bên trái cùng của đàn piano sẽ rất trầm(khoảng 30 cps) trong khi đó ngược lại sẽ rất cao (khoảng 4000cps) khi chúng ta ấn vào các phím ở phía bên phải cùng. Ngày nay, chúng ta có thể nghe rất nhiều độ cao khác nhau, từ những âm rất trầm như của tuba, bass dây, bass điện tử… đến các âm rất cao như của piccolo(sáo kim, có âm cao hơn sáo thường một quãng tám), violin, guitar điện tử…Độ cao được phân chia thành hai thành phần chính là giai điệu và cách hoà âm. Hai thành phần này rất quan trọng ngay cả khi chúng không được sử dụng hết trong các dòng âm nhạc.

Giai điệu có thể xuất hiện một mình, kết hợp cùng với các giai điệu khác(đối âm/phức điệu) hay kết hợp với hoà âm. Giai điệu có thể chứa những đoạn lướt, đoạn cách quãng, hay nói chung đơn giản là các nốt nhạc kế tiếp nhau. Một giai điệu là sự kết hợp sinh động giữa âm thanh và cảm xúc. Một số giai điệu có thể rất gai góc, ồn ào nhưng một số khác có thể rất bình dị, êm ả. Hầu hết các giai điệu phổ biến đều đơn giản và dễ hát, trong khi một số giai điệu mang tính nghệ thuật hơn lại khá phức tạp. (Tất nhiên, nói chung thì mỗi người đều cảm nhận một cách khác nhau, “đơn giản” và “phức tạp” chỉ mang tính tương đối).

Một định nghĩa đơn giản về hoà âm là “âm thanh của hai hay nhiều nốt ở cùng một thời điểm”. Khái niệm hợp âm và vòng hoà âm là những khía cạnh quan trọng cần nhắc đến khi nói tới hoà âm.

Một hợp âm là âm thanh của 3 hay nhiều nốt nhạc ở cùng một thời điểm. Các hợp âm cơ bản thường bao gồm 3 nốt(được gọi là triad), 4 nốt(hợp âm 7), 5 nốt(hợp âm 9), 6 nốt(hợp âm 11), và 7 nốt(hợp âm 13). Thông thường các hoà âm đơn giản(thường bao gồm các loại nhạc phổ thông như rock, country hay folk), chứa các hợp âm 3, trong khi một số hoà âm phức tạp hơn ( nhạc cổ điển và jazz) sử dụng tất cả các loại hợp âm kể trên. Một ví dụ về các bài hát sử dụng hợp âm đơn giản là bài “Maybelline” của Chuck Berry trong khi đó có thể có một ví dụ phức tạp hơn khi xem xét bài “Orinthology” của Charlie Parrker. Cần phải ghi nhớ lại một lần nữa là không có một định nghĩa tuyệt đối về sự đơn giản hay phức tạp của âm nhạc. Một số các bài nhạc đơn giản không bao giờ khiến người ta muốn rời bỏ chúng trong khi đó một số các bài phức tạp khiến người ta chỉ muốn vứt chúng đi ngay lập tức.

Hợp âm có thể được phân chia thành hai loại là hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Một số nhà soạn nhạc đơn giản coi hợp âm trưởng đại diện cho những nét nhạc tươi sáng, vui vẻ trong khi hợp âm thứ dành cho những nét nhạc u ám, ảm đạm và tối tăm hơn. Hoà âm của dòng nhạc phương Tây được thừa hưởng chủ yếu dựa trên hai loại hợp âm này và hệ thống hoà âm của họ được coi là hệ thống khoá trưởng-thứ(Major-Minor tonality - hệ thống này đã được phát triển khá đầy đủ rất sớm từ những năm đầu thế kỷ XVIII). Hợp âm có thể được coi như là những từ trong một câu nhạc. Các câu nhạc sẽ bao gồm rất nhiều từ và nhạc sỹ có thể tự do chọn từ ngữ trong vốn từ của mình cho bản nhạc của họ.

Một thành phần chính khác của âm nhạc là Âm sắc (Timbre)- màu sắc của các tone nhạc. Mỗi một nhạc cụ âm nhạc sẽ tạo ra một âm sắc khác nhau mà người nghe có thể nhận ra ngay đâu là một nốt C của kèn trumpet, đâu là của đàn guitar. Tai của chúng ta cảm thấy sự khác biệt giữa kèn trumpet và đàn guitar cũng như mắt của chúng ta phân biệt giữa mầu xanh và đỏ(trừ khi bạn mù mầu). Cũng như việc pha trộn các mầu sắc khác nhau, âm sắc cũng có thể được trộn lẫn vào nhau. Khi bạn nghe trumpet và trombone hoà lẫn vào nhau bạn sẽ rất khó phân biệt đâu là trumpet và đâu là trombone. Tính đa dạng trong việc hoà lẫn âm sắc khác nhau là không có giới hạn và chắc hẳn bạn cũng như tôi đã không ít lần phải ngạc nhiên đến thán phục trước những cách phối hợp nhạc cụ này. Vậy thì âm sắc của âm thanh có ảnh hưởng tới tai của chúng ta như thế nào? Như đã nói ở trên, mọi nhạc cụ(kể cả giọng nói) đều tạo ra một âm sắc riêng biệt, các âm sắc này được tạo bởi các âm thanh nguyên bản đồng bộ, mỗi âm thanh này được gọi là một âm bội(overtone). Âm thấp nhất và nổi trội nhất được gọi là âm cơ bản và đây chính là âm thanh mà tai ta nhận biết được rõ nét. Ngoài các âm cơ bản này ra còn một số âm phụ chúng ta không thể phân biệt được một cách rõ ràng nhưng cũng rất quan trọng khi phân biệt các loại nhạc cụ tương đối giống nhau. Tất cả những âm thanh rắc rối nói trên được hợp nhất vào một từ âm sắc. Một người đầu bếp có thể làm một món mỳ gà khác hẳn người đầu bếp ở của hàng khác, và với cùng một nét nhạc, nhạc sỹ có thể tự do biến đổi âm sắc để chúng ta có thể thưởng thức thoả thích cái tai của mình .

Một thành phần khác đã được nói tới là độ ồn. Đơn giản như tên của nó đây là độ ồn ào như các bản nhạc Heavy Metal trong khi một số loại nhạc khác lại khá tĩnh lặng. Tuy vậy, các loại nhạc đều sử dụng độ ồn một cách rất biến thiên trong bản nhạc của mình. Trong âm nhạc phương Tây có một số thuật ngữ dùng để chỉ độ ồn này . Mezzo-piano (trung bình thấp), mezzo-forte(trung bình cao), pianisimo(rất thấp), fortissimo(rất cao) là một số từ dùng để chỉ độ ồn. Nếu một giai điệu được bắt đầu từ nhẹ nhàng và sau đó là khá ầm mỹ chúng ta sử dụng từ “cresendo”, ngược lại là “decresendo”.

Thành phần thứ tư là Duration, được định nghĩa là khoảng thời gian cho tới khi ta nghe được nốt nhạc tiếp theo. Nói một cách khác, đôi khi bạn nghe 4-8 nốt nhạc trong một giây, đôi khi là đến 10 giây mới nghe một nốt nhạc.

Duration có một thành phần phụ quan trọng là nhịp điệu. Nhịp điệu được sử dụng ở mọi nơi trong cuộc sống. Tim chúng ta đập theo nhịp, những bước chân theo nhịp, sóng biển vỗ bờ theo nhịp, và trong âm nhạc phổ thông nó là một trong những cái quan trọng nhất trong thành phần để tạo nên món ăn âm nhạc.

Có một số nhịp khá tự do nhưng nói chung nhịp điệu là một công thức bao gồm các duration(khoảng cách) nốt nhạc. Nói một cách thông thường trong âm nhạc phổ thông, nhịp điệu là một thước đo sự lặp lại của âm thanh có thể cảm nhận được hay nghe được. Cái nhịp có thể cảm nhận hay nghe lại được này được gọi là beat. Trong một số loại nhạc (như hard-driving jazz hay rock) nhịp này khá mạnh trong khi đó ở một số loại khác lại khá mỏng manh yếu ớt.

Tốc độ của các nhịp (beat) này được gọi là nhịp độ(tempo). Nhịp độ phụ thuộc khá nhiều vào các loại nhạc cụ(ví dụ như kèn chẳng ai lại thổi nhanh như khi đánh guitar điện ) và vào cảm xúc của nhạc sỹ cũng như loại nhạc. Các bản ballad trữ tình thường có nhịp độ khá chậm trong khi đó những bản Heavy Metal đôi khi có nhịp độ nhanh không tưởng.

Các loại nhạc phổ thồn thường sử dụng một mẫu nhịp bao gồm nhóm 2,3 nhịp hoặc sự kết hợp của các nhóm này. Ví dụ, nếu như trong mẫu nhịp nhóm 2 nhịp người ta có thể đếm 1,2,1,2,1,2… trong khi nhóm 3 nhịp là 1,2,3,1,2,3,1,2,3… Mỗi một nhịp có độ dài nhất định. Nói chung nhạc Rock thường sử dụng mẫu nhịp 4/4(nói chung). 4/4 được hiểu là mỗi một đơn vị nhịp(khuông nhạc chẳng hạn) có 4 nhịp thời lượng bằng nhau (kết hợp hai nhóm 2 nhịp) tuy vậy các nhịp này không được coi trọng như nhau. Nhịp 1 và 3 được coi là các nhịp “mạnh”, nhịp 2 và 4 được coi là các nhịp “nhẹ”. Mạnh hay nhẹ ở đây cũng có thể coi như sự lên xuống trong nhịp điệu. Thông thường trong các loại nhạc phổ thông, ca từ và/hoặc giai điệu thay đổi dựa trên các nhịp mạnh, trong khi nhip yếu là các dấu nhấn “nhân tạo”. Trong cách đánh trống của nhạc Rock, trống cái thường dùng để tạo ra các nhịp mạnh trong khi snare drum(trống có dây căng ngang để tạo âm thanh dồn dập ) và chũm choẹ nhấn ở các nhịp yếu. Nhấn ở nhịp yếu còn được gọi là nhấn lệch (syncopation). Trong nhịp 3/4, nhịp đầu tiên là mạnh trong khi hai nhịp còn lại là yếu. Nói chung tất cả các mẫu nhịp đều có nhịp đầu tiên là mạnh được gọi là nhịp đầu(downbeat).
Ngay cả khi jazz và Rock được tạo bởi các nhịp dựa trên mẫu nhịp 2 hoặc 3, cũng vẫn có một số sự kết hợp khác. Ví dụ nhịp 5/4(3+2) và có thể được đếm 1,2,3,4,5,1,2,3,4,5,… trong đó nhịp 1 và 4 là mạnh, các nhịp còn lại là yếu. (ví dụ khác như bài Yesterday được viết trên nhịp 7/

Thành phần cuối cùng của mọi loại âm nhạc là khoảng lặng. Khoảng lặng là một âm thanh quan trọng trong nghệ thuật sắp xếp âm thanh để tạo nên bản nhạc. Không có khoảng lặng âm nhạc chỉ còn là một bát cháo sườn đặc quánh âm thanh mà thôi và khoảng lặng đã mang lại sự sáng sủa cho bản nhạc.
Âm nhạc là một món ăn với các thành phần vô cùng đa dạng phụ thuộc vào loại âm nhạc và sự sáng tạo của các nhạc sỹ. Tuy vậy, năm thành phần cơ bản trên không thể thiếu được trong bất cứ một loại nhạc nào nhưng ca từ, giai điệu, nhịp điệu… có thể không nhất thiết phải tồn tại.

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

connitkoyeu
Họ tên: phạm thị phương dung
Nghề nghiệp: Sinh viên
Sinh nhật: : 22 Tháng 12 - 1988
Nơi ở: Quy Nhơn - Bình Định
Yahoo: tocnganqn2212  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Úm ba la .... mở ra .... My Blog (^_^)

Blog bạn bè
Rich Text Editor - soạn thảo với phong cách mới
Nội dung bài viết:
1. Giới thiệu trình soạn thảo mới
2. Cho phép...



Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu...

Cài đặt tình yêu
Khách hàng (-): Anh có thể giúp tôi cài đặt chương trình TÌNH YÊU?

Nhân viên...

Hãy quẳng gánh lo
Cho những người bạn của tôi!


Tại sao bạn lại lo lắng...

1000 hạc giấy


Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao...


Bạn bè
hong_ngoc123
hong_ngoc123
le_phi47
le_phi47
bonghonglua
bonghonglua
nguyenhongky
nguyenhongky
phieulinhtrang
phieulinhtrang
o0o_lol_o0o
o0o_lol_o0o
fresh_peach
fresh_peach
NgocHuy_BaoTram
NgocHuy_BaoTram
michael
michael
linhngoc
linhngoc
Xem tất cả



Bình luận mới
Phuong Dung trong Jaychou!
pham hoai anh trong Jaychou!
connitkoyeu trong Buồn!
Guest_Thien_* trong Buồn!


Tin nhanh

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com