Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Âm Nhạc Thế Bảo

Những quy định đã trở nên "Lỗi thời"

Những quy định đã trở nên “lỗi thời” thời bão giá

Đất nước ngày càng phát triển kéo theo nhiều thứ đồng loạt tăng giá. Đối với đất nước Việt Nam của chúng ta. Thời kỳ giá cả vật chất leo thang. "Lương chưa tăng mà thứ gì cũng đã tăng" đó là câu nói của những người làm việc.
Giá cả ngày càng leo thang khiến mọi người chạy đua với giả cả ngày càng tăng. Giá cả thị trượng là vấn đề muôn thể của người dân.

Như chúng ta thấy, nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng , giá cả leo thang vối một tốc độ chóng mặt. Lương tuy đã nhưng chưa theo kịp với đà tăng của giá cả sinh hoạt, người lao động điêu đứng, đặc biệt là trong khối công sở, phải áp dụng lương theo bảng lương nhà nước ấn định, khó có thể thay đổi, những người thường xuyên phải đi công tác thì lại càng khổ sở hơn mà chưa biết kêu ai?

Chuyện dở khóc dở cười xảy ra tại một cơ quan nhà nước. Vị cán bộ là trưởng phòng kinh doanh phải ra nước ngoài để gặp gỡ khách hàng. Ngoài tiền vé máy bay có sẵn trong hóa đơn . Tiền thuê phòng và tiền ăn được tính theo quy định, Đến nay tuy đã có thay đổi “tiền ăn và tiêu vặt, mức chi từ 20.000 đồng/ngày/người đến 50.000 đồng/ngày/người. Người đi công tác được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng nghỉ được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá 120.000 đồng/ngày/người. Cán bộ được cử đi công tác nghỉ lại các địa phương không có nhà nghỉ, nhà khách (không có hoá đơn) thì được thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 40.000 đồng/ngày/người”.Đối với người đi công tác nước ngoài tiêu dùng đồng đôla thì gấp đôi, tức tối đa là 240k/người/ngày. Và giá đồng USD hiện nay là 21036 đồng/USD , vậy nghĩa là tính theo giá tiêu dùng nước ngoài là được chưa đến 11USD/ngày. Thử hỏi họ sẽ thuê phòng ở đâu? mà có thuê được thì ở ghép mấy? Trong trường hợp đi công tác một mình thì tính sao? Vậy họ phải làm gì với khoản tiền bù khổng lồ này? Vị cán bộ đó đã nghĩ ra cách như ở 1 thì ghi 2 ngày, ăn một bữa cũng tính thành 2, tiền xe cũng ghi hóa đơn tăng gấp đôi. Nhưng nghịch cảnh trớ trêu, một lần, anh ở trong khách sạn đã được đặt trước và cách nơi làm việc không xa, và vị giám đốc đã từng nghỉ ở đó. Khi thanh toán hóa đơn bên phòng kế toán, bị kiểm soát và vị giám đốc đã hỏi anh rằng: chẳng lẽ chỉ cách vài chục mét cũng cần đến taxi sao? Và anh cứng họng, không thể giải thích được nữa.

Và nếu không đi taxi thì họ sẽ dến nơi làm việc bằng phương tiện gì? Ai trả tiền? đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bởi nếu đi xe ôm thì ai sẽ ghi hóa đơn? Chắc là không có. Vậy chi phí đó ai tính. Sự thiệt thòi lớn cho người lao động.

Mời cơm đối tác không được uống rượu, bia, vậy sẽ uống gì?

Một bữa cơm lịch sự trang trọng thì đồ uống phối hợp cũng phải tinh tế. Một đoàn khách thì không thể 1,2 chai bia? Nếu uông nhiều thì trái quy định, khoản tiền dôi không ai bù. Vậy làm thế nào? Không ít trường hợp kế toán đã phải tiếp nhận hóa đơn tiền nước khoáng lên tới 300 chai trong một bữa.

Những quy định áp dụng là khôn còn phù hợp, không bắt kịp với xu thế, giá trị hàng hóa của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay. Nếu vẫn tiếp tục giữ nguyên những quy định đó, không chịu sửa đổi cho phù hợp thì dòng nhân lực trình độ cao sẽ dời bỏ khu vực công, chạy ra các doanh nghiệp tư nhân, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của xã hội
Trích nguồn:

http://luyenthanh.edu.vn/nhung-quy-dinh-da-tro-nen-loi-thoi-thoi-bao-gia.html


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com