Sử dụng cây đuôi chồn để hỗ trợ điều trị các bệnh như ho, sốt… là bài thuốc thường xuyên của dân gian. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều không biết đến công dụng và hình dáng của loại cây thảo dược này
Vì thế, bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin về cây đuôi chồn, người bệnh nên tham khảo để sử dụng thuốc đúng cách, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tên gọi khác của cây đuôi chồn: Tóc thần đuôi, ráng vệ nữ có đuôi, rớn đen, cây sẹ hoặc thiết tuyến thảo
Tên khoa học của cây đuôi chồn: Adiantum caudatum L
Thuộc họ: Cây đuôi chồn thuộc họ Đuôi chồn – Adiantaceae
Đặc điểm
♦ Cây đuôi chồn thuộc loại cây thảo, thân rễ ngắn.
♦ Lá cây mọc lược thành chùm dày đặc, cuống lá thường dài khoảng 5 – 15cm. Lá cây đuôi chồn màu xanh đậm và có lớp lông mềm.
♦ Các đoạn lá gần như chụm vào nhau, mép trên của lá có khía sâu (nhiều hoặc ít); còn mép dưới lá thì nguyên, không có khía.
Phân bố
♦ Cây đuôi chồn có nguồn gốc ở khu vực Châu Á, Polynedi và khu vực Châu Phi.
♦ Tại Việt Nam, cây đuôi chồn mọc nhiều ở những vùng núi đá vôi hay những nơi ẩm ướt.
Bộ phận dùng để làm thuốc: Cả cây đuôi chồn
Tác dụng của cây đuôi chồn theo y học cổ truyền
► Theo y học cổ truyền, cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu thũng, tiêu viêm và chỉ huyết sinh cơ. Do đó, loại thảo dược này thường được người Trung Quốc sử dụng để chữa trị các bệnh như: bệnh lỵ, sưng vú, vết thương bị bỏng hoặc ngoại thường xuất huyết.
► Bên cạnh đó, người dân Malaysia và Ấn Độ thường dùng cây đuôi chồn để chữa trị chứng sốt, ho hoặc tiểu đường. Đồng thời còn dùng loại dược liệu này để làm thuốc chữa các bệnh về ngực và bệnh ngoài da.
► Ngoài ra, trong một số tài liệu y học cổ truyền còn nói về công dụng của cây đuôi chồn như sau: Hạt của cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát, có công dụng sát trùng, giải nhiệt.
Tác dụng của cây đuôi chồn theo y học hiện đại
· Chống viêm
· Chữa lành vết thương
· Kháng khuẩn
· Hỗ trợ tiêu hóa
· Ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa
· Một số công dụng khác
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com