Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

dienbich2881979

Cách Mạng Tây Sơn

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC CÁCH MẠNG TÂY SƠN

Cách mạng Tây Sơn bùng ra từ năm 1771 đến năm 1882 thì bị bọn phong kiến phản động Gia Long đánh bại. Tính ra cách mạng Tây Sơn trước sau tồn tại ba mươi mốt năm. Trong khoảng thời gian ba mươi mốt năm ấy, các lãnh tụ Tây Sơn chủ yếu là Nguyễn Huệ đã làm nên những sự nghiệp kinh thiên động địa: Diệt chế độ phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chế độ phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; đánh tan hai vạn quân xâm lược Xiêm La; cả phá hai mươi vạn quân phong kiến Mãn Thanh; thi hành nhiều cải cách trọng yếu có quan hệ đến quốc kế dân sinh. Sự nghiệp nhà Tây Sơn được tiếp tục, nước Việt Nam sẽ có đà tiến lên con đường Tư bản Chủ nghĩa là con đường tiến bộ trong điều kiện của hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Tiếc rằng từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung mất nhà Tây Sơn mỗi ngày một suy yếu rồi đến năm 1802 thì sụp đổ.
Những nguyên nhân nào đã quyết định sự thành công oanh liệt của cách mạng Tây Sơn? Và những nguyên nhân nào đã đưa triều đại Tây Sơn đến chỗ bại vong?
Xã hội Việt Nam sau một thời kỳ thịnh trị trong buổi Lê Sơ, đến thế kỷ XVI bắt đầu khủng hoảng. Sang thế kỷ XVIII các mâu thuẫn xuất hiện ngày càng gay gắt. Sự phát triển các quan xưởng (trong đó có các mỏ) để đúc tiền và nhất là để cung cấp vũ khí cho bọn vua chúa và sự hạn chế thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương làm cho công nghiệp, thủ công nghiệp không sao ngóc đầu lên được. Những kẻ buôn bán có tiền rút cục phải quay về tậu ruộng để bóc lột địa tô là một cách bóc lột chắc chắn nhất, mặc dù lợi tức không nhiều lắm. bọn quan lại, bọn địa chủ thi nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân làm cho nông dân ngày càng phá sản. Một nước mà tuyệt đại bộ phận kinh tế là nông nghiệp, nhân dân trong nước chỉ có một nghề sống chủ yếu là nghề làm ruộng. Mà bọn vua chúa không chịu chăm lo nông nghiệp, bỏ mặc nhân dân với các thiên tai đủ thứ, cho nên những năm cuối thời Lê - Trịnh các tai nạn như vỡ, ngập lụt, hạn hán... liên tiếp xảy ra không ngớt. Năm 1768 lụt lớn ở Thanh Hóa, năm 1773 đại hạn lớn rồi lại vỡ đê Đông Trạch làm ngập lụt miền Thường Tín, Ứng Thiên, Lý Nhân; Năm 1774 đói lớn ở Nghệ An; năm 1775 nước bể dâng lên làm ngập lụt miền Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng khiến cho lúa má, hoa màu hư hỏng cả; năm 1776 nhân dân nhiều nơi bị đói lớn; 1777 miền Nghệ An đói lớn, người chết nằm ở ngoài đường như rạ; 1778 đại hạn và đói lớn; năm 1785, mưa lụt làm hư hỏng mùa màng; năm 1786 đói lớn xảy ra ở nhiều nơi. Trong khoảng thời gian từ năm 1786 đến năm Nguyễn Huệ â đánh Bắc Hà lần thứ nhất (1786) hầu như năm nào cũng có ngập lụt, hạn hán. Đời sống nhân dân theo đó mà suy cũng thấy là cơ cực biết chừng nào. Giai cấp phong kiến thống trị không những không làm giảm bớt tai họa cho nhân dân, mà chúng còn tìm đủ cách bóc lột nhân dân để lấy tiền ăn tiêu xa xỉ hoặc đánh lẫn nhau.
Trong thời gian này ở Đàng Trong nạn quan lại địa chủ cướp ruộng đất của nông dân cũng trở nên trầm trọng . Chính sách tham tàn bạo ngược của Trương Phúc Loan một mặt làm cho công thương nghiệp đình đốn, một mặt khác làm cho nông dân ngày càng đói khổ điêu linh. Dưới bàn tay của Loan đến cái vỏ ngoài của công lý cũng không còn được tôn trọng nữa, dù công lý ấy cũng chỉ là công lý phong kiến mà thôi.
Tóm lại, mâu thuẫn giai cấp ở Đàng Ngoài cũng như xã hội Đàng Trong hồi nữa đầu thế kỷ XVIII đã đến mức độ hết sức gay go. Các giai cấp thống trị trừ một số ít giai cấp thống trị, đều chán ghét chế độ xã hội đương thời, khao khát một sự thay đổi lớn khả dĩ mở cho họ một con đường sống.
Trong tình trạng xã hội như trên, cách mạng Tây Sơn đã nổ ra, do đó đã được hầu hết các giai cấp xã hội tham gia và ủng hộ.
Điều kiện khách quan đã thuận lợi như thế, các nhà lãnh đạo cách mạng Tây Sơn lại biết thi hành chính sách, một mặt phân hóa và cô lập được bọn thống trị, một mặt khác đoàn kết được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ngay từ ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, anh em Tây Sơn đã kéo được bọn Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương làm cho bọn phong kiến thống trị bị chia rẽ lung tung. Cũng ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, anh em Tây Sơn đã kéo được tầng lớp trí thức (đại biểu là Huyền Khuê), thổ hào (đại biểu là Nguyễn Thung), đồng bào Thượngm người Chiêm Thành và nữ chúa Chiêm Thành là Thị Hỏa, Hoa kiều (đại biểu là Lý Tài, Đình Lập), người Cao Miên, người Xiêm. Không có tài liệu nào cho biết ngay từ ngày đầu cuộc khởi nghĩa, đồng bào Công Giáo có đi với nghĩa quân Tây Sơn hay không. Nhưng với chính sách cấm đạo của Nguyễn Phúc Khoát và chính sách cấm đạo của Trương Phúc Loan sau khi Loan quỵt tiền của Pierre Poivre. Ta nghi ngờ rằng anh em Tây Sơn đã lôi kéo được đồng bào Công Giáo ngay từ lúc mới dấy quân. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà, thì trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn rõ ràng là có đồng bào Công Giáo. Trong bức thư viết từ Kẻ Vĩnh (Ninh Bình) ngày 6/12/1788 gửi về Pháp, giáo sĩ người Pháp là Le Roy có viết rằng: "Trong bọn họ (quân Tây Sơn) có một số là dân bổn đaọm ít ra cũng đã chịu lễ rửa tội rồi..." Tập san nghiên cứu văn sử địa số 14 tháng 2 năm 1956).
Hàng ngũ đông đảo của nghĩa quân chứng minh rằng: Hầu hết các giai cấp xã hội ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã tham gia nghĩa quân hay ủng hộ nghĩa quân. Tình hình xã hội xô mọi người khởi nghĩa. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến nổi không những giai cấp phong kiến thống trị đã bị chia rẽ, mà tự chúng cũng không còn biết cai trị làm sao được nữa. Việc các nhà hào phú Bắc Hà năm 1787 không tuân lệnh Trịnh Khải buộc họ bỏ tiền ra mua quan chức là một ví dụ.
Tóm lại chính nghĩa của quân Tây Sơn, chính sách khôn khéo của các lãnh tụ Tây Sơn, tài chỉ huy quân sự đặc biệt của anh em Tây Sơn đã làm cho quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó và thắng rất nhanh.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu đã tạo nên những thắng lợi liên tiếp của cách mạng Tây Sơn.
Bây giờ chúng ta xét đến nguyên nhân đã đưa triều đại Tây Sơn đến chỗ bại vong.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com