dienbich2881979

8 Trang  1 2 3 > » 

Các bài viết vào Saturday 23rd February 2008

 
Vẫn chuyện Lê Lai
Nguyễn Dư trả lời Nguyên Thắng
Nguyễn Dư
[ ^ ]
Nguyên Thắng không đồng ý với tôi, bác bỏ "kịch bản" của tôi trên 3 điểm chính:

1 - Cực hình của quân Minh dành cho Lê Lai, theo Nguyên Thắng, có nghĩa là "giết chết bằng những hình phạt không có ghi trong Hình thư, ác độc có lẽ còn hơn lăng trì".

2 - Nguyên Thắng cho rằng tôi đã "vội hiểu là thành Tây Đô bị hạ (năm 1425)", đó là "chuyện hoàn toàn trái ngược với lịch sử". Tôi đã "hiểu sai Nguyễn Trãi, mà sai rất xa".

3 - Có nhiều Lê Lai. "Khi nói đến Lê Lai thì phải nói rõ là Lê Lai nào".

Chắc chỉ có phép độn thổ mới cứu tôi được. Sách vở, tư liệu đầy cả ra đấy, phen này hết chối cãi nhé ! Thú thực là tôi... rịn mồ hôi lạnh ! Tự ti mặc cảm.

Thế là cờ đã vào thế hiểm !

Sau một đêm trằn trọc, sau một ngày "bình tâm đọc lại sử", tôi xin trao đổi ý kiến với Nguyên Thắng trên 3 điểm được nêu ra.

a-Quân Minh có giết Lê Lai không ?

Các hình phạt ngày xưa được ghi trong Hình thư, được Nguyên Thắng kể rõ ràng. Không có gì cần nói thêm. Có chăng là ở chỗ Lê Lai bị "xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng", nghĩa là không có trong Hình thư.

Nguyên Thắng kết luận là Lê Lai bị "giết chết bằng những hình phạt không có ghi trong Hình thư, ác độc có lẽ còn hơn là lăng trì".

Có thể lắm. Nguyên Thắng có 50 % lí để nói như vậy. Nhưng tôi không loại trừ 50 % lí còn lại để đưa ra khả năng ngược lại, nghĩa là cực hình không nhất thiết phải là giết chết. Chính Nguyên Thắng đã kể ra một trường hợp: có một ông Lê Lai "đã lấy thân thay (Lê) Thái Tổ trong cơn nguy hiểm, gần chết mà sống lại". Ông này có chết đâu. Chúng ta sẽ trở lại chuyện mấy ông Lê Lai ở phần sau.

Năm 1427, Lê Lễ và Lê Xí cầm quân ra trận, bị quân Minh "bắt được đem về thành Đông Quan. Lễ không chịu khuất bị giết chết. Xí về sau nhân ban đêm mưa gió, dùng m©o đánh lừa kẻ canh giữ, thoát về được, vào ra mắt vua ở dinh Bồ Đề. Vua kêu lên rằng: "Sống lại" (Toàn thư, tr. 33).

Rất có thể Lê Xí cũng bị cực hình nhưng không bị giết chết.

Còn tôi, tôi dựa vào đâu để cho rằng Lê Lai không bị quân Minh giết? Tôi dựa vào lời... Nguyễn Trãi: "khác hẳn các hình phạt thường dùng". Ai kể cho Nguyễn Trãi biết điều này? Chắc chắn là tác giả của những hình phạt này phải giữ "bí mật quân sự". Khả năng do chính nạn nhân kể lại chiếm ít nhất cũng là 50 %. Ngày xưa cũng như ngày nay, thỉnh thoảng người ta lại được biết những "tội ác chưa từng thấy" do những nạn nhân sống sót kể lại.

Thông thường, sử sách xưa viết rõ các hình phạt mà nạn nhân phải chịu hoặc nói rõ bị đánh, bị phạt, bị hành hạ đến chết. Hơn ai hết, các ông con trời ngày xưa quan niệm rằng hạ nhục ai, hành hạ cho "chết đi sống lại" có khi còn độc ác hơn là giết chết.

Lê Lai bị xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng, không cho phép ta khẳng định là ông bị tử hình.

Tôi vẫn nghĩ rằng quân Minh dùng những cực hình, tôi diễn dịch theo ngôn ngữ ngày nay là "tra tấn dã man", để hành hạ Lê Lai, nhưng chúng không giết ông. Tôi còn cho rằng quân Minh muốn khai thác Lê Lai, giữ ông làm con tin. Và sau này Lê Lai đã kể lại những cực hình này. Biết đâu trong lúc kể, Lê Lai lại chả quá lời, nói ra những lời ngạo mạn?

Dĩ nhiên về điểm này, tôi rất đồng ý với Nguyên Thắng là "không thể tùy tiện mà diễn dịch ra sao cũng được".

b-Tình hình thành Tây Đô năm 1425

Tôi đưa ra giả thuyết Lê Lai được giải cứu khỏi thành Tây Đô năm 1425. Tôi dựa vào 3 đoạn viết của Nguyễn Trãi và Ngô Sĩ Liên.

Năm 1425, tháng 5, "Vua bèn chia hai nghìn tinh binh, hai thới voi, sai bọn cháu ngoại là Lê Lễ, Lê Sát, Lê Bị, Lê Triện, Lê Nhân Chú suốt ngày đi ra đánh úp thành Tây Đô. Giặc đóng cửa chống giữ. Quân ta đánh vỡ, bắt được đảng giặc rất nhiều, chém hơn năm trăm đầu. Phàm nhân dân ở gần thành giặc, mảy may không xâm phạm.

"Bấy giờ nhân dân (...) chưa đầy 3 ngàn, bộ ngũ sắp xong hết, liền vây thành Tây Đô." (Lam Sơn thực lục).

Năm 1425, tháng 5, "Bấy giờ quân giặc đến cứu thành Nghệ An, vua đoán là các thành Tây Đô đều ít quân, yếu sức, lại chọn lấy hai nghìn quân tinh nhuệ, và 2 con voi, sai bọn Lê Lễ, Lê Sát, Lê Nhân Chú và Lê Triện, Lê Bí đi gấp đường tắt đánh úp thành Tây Đô, chém được hơn 500 thủ cấp, bắt sống được rất nhiều. Người Minh đóng cửa thành chống giữ. Dân cư ngoài thành, bọn Lê Triệu đều phủ dụ được cả. Bấy giờ người Thanh Hóa tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc. Bèn vây lấy thành ( Toàn Thư ).

(...) Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây
Đất Nghệ An chiếm lại, Tây Đô thu nhanh về tay
Gạo nước đón rước
Người theo đầy đường...
(Phú Núi Chí Linh)

Theo Lam Sơn thực lục, ta được biết rằng nghĩa quân suốt ngày đi ra đánh úp thành Tây Đô. Giặc Minh đóng cửa chống giữ. Nghĩa quân đánh vỡ. Chém và bắt được nhiều giặc. Sau đó vây thành.

Theo Toàn Thư thì nghĩa quân đi đường tắt đánh úp thành Tây Đô, giết và bắt sống được nhiều giặc Minh. Quân Minh đóng cửa thành chống giữ. Dân quân Lam Sơn bèn vây lấy thành.

Cũng theo Nguyễn Trãi thì đã có lúc "Tây Đô thu nhanh về tay".

Tôi dựa vào sự kiện "đánh úp thành Tây Đô", "đánh vỡ" và "thu nhanh về tay" để nghĩ rằng nghĩa quân đã đột nhập được vào bên trong thành Tây Đô và tôi đưa ra giả thuyết là Lê Lai được giải cứu trong dịp này.

Mục đích của Lê Lợi là đánh úp thành Tây Đô. Nghĩa quân đã đánh vỡ được. Sau đó (vì một lí do nào đó?) nghĩa quân rút lui khỏi thành. Nhân dân ngoài thành mới "gạo nước đón rước, người theo đầy đường". Lê Triện ra lệnh "phàm nhân dân gần thành giặc, mảy may không xâm phạm". Dân quân cũng vây thành.

Nguyên Thắng viết rằng "quân Minh bị đánh vỡ khi ấy là quân ngoài thành". Không thấy Nguyễn Trãi và Ngô Sĩ Liên nói điều này.

Hai chữ "đánh vỡ" của Nguyễn trãi có nghĩa gì? Nguyên Thắng trích dẫn một đoạn văn cũng của Nguyễn Trãi: năm Bính ngọ (1426), "Trong một thời gian ngắn, mấy thành (Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Khâu Ôn) đều vỡ. Chỉ có Đông Đô, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh là 4 thành chưa hạ được mà thôi". 4 thành bị "vỡ" ở đây là 4 thành bị nghĩa quân đột nhập, đánh thắng bắt hàng.

Cùng người viết (Nguyễn Trãi), cùng văn phong, cùng văn cảnh (đánh thành), chắc là chữ "vỡ" có cùng một nghĩa. Trong trận đánh úp thành Tây Đô, "giặc đóng cửa chống giữ. Quân ta đánh vỡ, bắt được đảng giặc rất nhiều, chém hơn năm trăm đầu." Tôi nghĩ rằng nghĩa quân đã có lúc đánh vỡ quân Minh phòng thủ thành Tây Đô, đã "thu nhanh về tay" và nhân dịp này đã giải cứu được Lê Lai.

Cần nói thêm tí xíu là tôi không hề viết, không hề "vội hiểu là thành Tây Đô bị hạ". Sử rành rành ra đó, đọc đi đọc lại cả chục lần (hoặc hơn), tôi chưa dám bạo gan đến cỡ cho nghĩa quân hạ thành Tây Đô năm 1425. Tôi viết "nghĩa quân Lam Sơn chiếm thu Nghệ An, Tây Đô năm 1425." Tôi thận trọng dùng lại chữ chiếm và chữ thu của Nguyễn Trãi.

Nguyên Thắng thuyết giảng khá dài về chiến lược vây thành của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Đúng 100 %. Nhưng đó là chuyện xảy ra sau trận đánh úp thành Tây Đô.

Thứ tự các câu viết của Nguyễn Trãi thật là quan trọng. "Suốt ngày đi ra đánh úp thành Tây Đô. Giặc đóng cửa chống giữ. Quân ta đánh vỡ...". Nguyễn Trãi viết rất rõ, rõ hơn Ngô Sĩ Liên.

Hy vọng rằng tôi không hiểu sai Nguyễn Trãi, mà sai rất xa !

c-Có nhiều Lê Lai

Ông Lê Lai tôi nói tới trong bài là Lê Lai theo Lê Lợi từ ngày đầu và ông tư mã Lê Lai bị Lê Lợi giết năm 1427.

Sử ghi rằng sau khi lên ngôi vua (1428), Lê Lợi phong thưởng các công thần, ban họ vua, quốc tính cho một số người (trong đó có Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi v.v...).

Các ông Nguyễn Thận, Lê Văn An, Nguyễn Bá Lai, được ban họ Lê, được ban quốc tính, sớm nhất cũng là từ năm 1428 trở về sau. Như vậy thì 3 ông Lê Lai này không phải, không dính dáng gì tới 2 ông Lê Lai tôi nói tới. Trừ phi có sự nhầm lẫn của đời sau (chẳng hạn như năm 1427 nhầm thành 1437?).

Lê Lai người Dựng Tú tên thật là Lê Lai. Tư mã Lê Lai bị giết năm 1427 cũng có tên thật là Lê Lai (vì năm 1427 chưa có chuyện ban họ Lê). Nếu là 2 người khác nhau thì sự trùng tên thật là hi hữu.

Thêm một chi tiết khác. Năm 1427, "gia phong thị trung Tư Tề làm tư đồ, đại tư mã Lê Nhân Chú làm tư không, thiếu úy Lê Vấn, Lê Sát làm tư mã, thượng tướng Lê Bôi làm thiếu úy, và răn rằng: "Chức tước đã cao, khuya sớm chớ lười, không được lãng chí mà bỏ việc" ( Toàn Thư ).

Tư mã là một chức lớn. Ông Lê Lai bị giết có chức tư mã. Các nhà sử học thử tra tìm chức tước của 3 ông Lê Lai - Nguyễn Thận, Lê Văn An, Nguyễn Bá Lai, xem có tìm ra được điều gì bổ ích không?

Nguyên Thắng trách tôi "phải gượng ép ngữ nghĩa và bỏ rơi không kể đến nhiều tư liệu quan trọng thì mới dựng lên việc Lê Lai (...) không bị quân Minh giết hại". Tôi "phải moi bằng cớ, uốn dữ kiện chứng minh cho được là Lê Lai còn sống đến 1427".

Nguyên Thắng trách đúng... một phần. Đã mang thân Việt kiều, lại còn làm Việt kiều tỉnh lẻ, tôi có ít tư liệu lắm. Thua xa Việt kiều Paris, nhất là thua một trời một vực so với các vị ở trong nước có đầy đủ thư viện, sách báo, sử ta, sử tàu. Nhưng điểm yếu kém này vẫn không cho tôi "dựng" chuyện. Điểm yếu kém thứ nhì của tôi là tin Nguyễn Trãi và Ngô Sĩ Liên hơn các tác giả của mấy trăm năm về sau.

Tôi dựa vào 3 văn bản xưa nhất, nghĩa là ít sai lầm nhất, thử lần mò tìm hiểu một trang sử Việt Nam.

Cũng may cho tôi, mấy tư liệu Nguyên Thắng đưa ra về lai lịch 3 ông Lê Lai được phong quốc tính, họ vua, xem ra cũng không cần thiết cho cuộc thảo luận ở đây.

Suy đi nghĩ lại, tôi thấy vẫn còn lí do để bảo vệ "kịch bản" của mình.

Xin chấm dứt bằng câu mở đầu của Nguyên Thắng: "Nghề đọc sách cũng lắm công phu" !

Viết thêm cho bạn bè.

Tôi nghĩ đến các bạn học của tôi. Đám bạn học tiểu học ở Hà Nội, trung học ở Tân Định, Bà Chiểu, Sài Gòn. Chúng tôi được học sử qua cuốn sách được nha học chính, bộ giáo dục công nhận, cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Tôi còn nhớ chập chờn cả hình vẽ trong cuốn sách tập đọc lớp ba hay lớp nhì hồi đó: ông Lê Lai mặc áo bào bị hai tên Minh giữ hai tay, tên thứ ba cầm giáo đâm ông. Bài học mang tựa là "Lê Lai liều mình cứu chúa".

Rốt cuộc chỉ có Trần Trọng Kim là đứng một mình. Ông viết rằng Lê Lai bị quân Minh "bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô". Lê Lai bị giết tại chiến trường ! Như hình vẽ minh họa.

Như chúng ta được biết, Nguyễn Trãi không kể chuyện Lê Lai bị quân Minh giết, Ngô Sĩ Liên không kể chuyện Lê Lai bị bắt. Trần Trọng Kim kể đầy đủ. Tôi đoán là Trần Trọng Kim đã dựa vào bộ Khâm Định Việt sử Thông Giám Cương Mục (gọi tắt là Cương Mục) của nhà Nguyễn được khắc in năm 1884.

Dương Quảng Hàm, tác giả một cuốn sách khác cũng được bộ giáo dục công nhận (Việt Nam văn học sử yếu, 1941, NXB Xuân Thu (Hoa Kỳ) in lại), nhận xét về bộ sử của nhà Nguyễn như sau (tr 367):

"Cách chép: Bộ này chép theo phép biên niên và phép cương mục. Lại có những lời cẩn án là lời phê bình những điều đã chép ở sử cũ mà các nhà san định bộ cương mục cho là sai lầm (...).

Giá trị: Bộ này thu thập được nhiều tài liệu ở sử cũ và sách cũ để bổ những chỗ khuyết ở bộ Đại Việt sử ký. Nhưng một đôi khi cũng làm sai sự thực đã ghi ở sử cũ và vẫn theo phép biên niên khiến cho cách chép việc thành ra gián đoạn không được quán thông nhất trí ."

Tình cờ đọc Đại Việt sử ký mới giật mình, mới vội tra tìm trong Lam Sơn thực lục, văn thơ Nguyễn Trãi, hy vọng may ra có hiểu thêm được gì chăng?

Chắc chắn là có rất nhiều người đã đọc và biết "nghi án lịch sử tày đình" này. Ít ra là những người dịch Toàn thư và 2400 người may mắn có bản dịch trong tay (bộ Đại Việt sử ký toàn thư tôi có được in 2400 cuốn). Tôi chỉ là một trong số những người may mắn này, nhưng cũng phải hơn 10 năm sau mới tình cờ đọc được một câu nói về tư mã Lê Lai bị giết.

Tôi viết, hay gọi là "dựng lên kịch bản" cũng chả sao, trước hết để tặng đám bạn tôi, một lũ được học cùng một bài bản. Nếu có lặp lại những điều đã có người nói rồi thì tôi xin lỗi đã làm nhàm tai bạn đọc (biết rồi, khổ lắm, nói mãi). Nếu có ý nào mới (đúng hay sai) thì xin gọi là gợi ý hay góp ý.
Nguyễn Dư
12/5/98
Nghe bàn chuyện Lê Lai, ...
Nguyên Đạo
[ ^ ]
Cũng như Nguyễn Dư, hồi nhỏ học sử, ai cũng biết "kịch bản chính thống" là Lê Lai liều mình cứu chúa, giặc bắt được giết đi.

Đùng một cái, tin được bắn ra "Có một Lê Lai mặc áo hoàng bào thế mạng Lê Lợi, bị quân Minh bắt; sau đó vài năm có một Lê Lai bị Lê Lợi giết vì ngạo mạn cậy công ". Người thấy lạ, kẻ bảo chẳng có gì đáng chú tâm, người xưa đã lý giải cả rồi. Muốn biết rõ, có lẽ chỉ còn trông mong vào những nhà nghiên cứu sử, bình tâm bàn bạc với nhau, xét dữ kiện, phê bình sách, nghiêm túc, khiêm tốn...

Nhưng muốn có thảo luận trước hết phải có người nêu vấn đề ! Phải chăng, xưa nay, những tiến bộ của khoa học, rất nhiều khi xuất phát từ những thái độ "xét lại lập trường chính thống" của xã hội? Tại sao mâu thuẫn trong chuyện Lê Lai, được viết trong sách từ mấy trăm năm nay, đến bây giờ mới được nêu ra?

Giá trị bài của Nguyễn Dư chính là dám đưa ra nghi vấn lịch sử này, cho mọi người góp ý.

Người đầu tiên đáp lời là Nguyên Thắng !

Trước lập luận của đôi bên, Nguyễn Dư và Nguyên Thắng, dốt sử như tôi, quả thực điên đầu.

1 - "Kịch bản chính thống"

Có một kịch bản: "Lê Lai bị người Minh bắt được, đem giết đi !".

Đây là "kịch bản chính thống", theo sách vở nhà trường. Điều đáng tiếc là những người viết ra kịch bản này, dĩ nhiên phải là những nhà thông thái, những sử gia nghiêm túc, biết "cân nhắc từng chữ", đã quên đi chuyện sau đó có một Lê Lai bị Lê Lợi giết.

Quên hay không biết ? Quả thật thông thái đến đâu, cẩn thận đến đâu đi nữa chắc cũng có chỗ sơ hở, đọc sách, luận bàn "chưa rốt ráo", "chưa tới nơi tới chốn".

a - Ông Ngô Sĩ Liên cắc cớ, nói Lê Lai bị giết mà không nói rõ Lê Lai nào, trong khi trong triều, theo "kịch bản Nguyên Thắng ", nhan nhản đầy quan đại thần tên Lê Lai, "đó là chỗ kém" của Ngô Sĩ Liên (???!)

b - Ông Nguyễn Trãi, văn chương, mưu lược như thần, vậy mà chỉ nói Lê Lai bị "xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng", sao không thêm câu "cho đến chết" ? Đã cân nhắc từng chữ, sao không nói toạc móng heo ra mà còn mập mờ: Lê Lai chết hay không chết? nói ra có gì đáng ngại?

b - Người sau viết sử, không biết có đọc sách của Ngô Sĩ Liên không, mà cứ lướt qua nghi vấn: Lê Lai bị giết một hay hai lần ?... như vậy có nghiêm túc không? Đúng hay sai, phải giải quyết chứ? Phan Huy chú đã không nói tới việc có một Lê Lai bị Lê Lợi giết, chắc có lẽ ông không biết chuyện đó, nên nghĩ rằng ông Lê Lai "liều mình cứu chúa" đã bị quân Minh giết.

Ngoài ra, ngôn từ xưa và nay chắc cũng có nhiều chữ đã đổi nghĩa. Ngày nay, chữ "bỏ mình vì nước" thông thường được hiểu là đã "chết vì nước", nhưng chữ "xả thân vì nước" không hoàn toàn cùng nghĩa. Vốn dốt chữ nho, tôi không biết chữ "bỏ mình" trong bài chế văn của Lê Thánh Tông (theo Nguyên Thắng) được viết nguyên văn bằng chữ Việt hay được dịch từ "chữ hán" nào? Và ngày xưa, phải được hiểu ra sao?

Như vậy "kịch bản chính thống" quả có nhiều sơ hở, vì nó không lý giải rõ ràng dữ kiện "có một Lê Lai bị Lê Lợi giết"! Lẽ ra đâu đó cũng phải nói, dù cho khẳng định: "Có một Lê Lai bị Lê Lợi giết, nhưng người đó không phải là kẻ đã cứu sống Lê Lợi" !

2 - Một hay nhiều Lê Lai? Bàn luận về sử phải chăng không cần xét đến giá trị các tài liệu có trong tay?

Với tất cả những nghi vấn đó, "kịch bản Nguyễn Dư": một Lê Lai bị bắt nhưng không bị Minh giết, dù giải thích chưa được thỏa đáng, theo ý tôi vẫn là ít gượng ép nhất, ít vặn vẹo nhất, so với kịch bản: "cho xuất hiện cùng một thời gian dăm quan đại thần Lê Lai khác". Rất có thể, cùng thời đó, có nhiều người trùng tên Lê Lai. Nhưng khó tưởng tượng nổi trong một triều đình có ba bốn quan đại thần, cùng mang một tên, cùng có công trạng lớn đến mức độ được mang quốc tính, dám ngạo mạn với vua, công trạng đó lại không được nhắc nhở trong sử sách. Trong các trận đánh, lớn nhỏ, sao không thấy nói đến tên Lê Lai? Ngoài công "liều mình cứu chúa", có Lê Lai nào còn công trạng khác?

Còn gì bình thường hơn khi ta hiểu rằng: Lê Lai trước, chịu hy sinh thế mạng cho Lê Lợi, với Lê Lai sau, bị Lê Lợi giết, chỉ là một Lê Lai? Cùng một tác phẩm ! cùng một tác giả ! Tại sao tác giả không nói là hai, mà mình cứ quả quyết là hai ? Nói ngược lại là không bình thường. Dĩ nhiên ta có quyền nói ngược Ngô Sĩ Liên, nhưng phải chưng bằng cớ ! Một bên là sử sách giấy trắng mực đen: "Giết tư mã Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn nên bị giết" , một bên là phân tách ngữ nghĩa : sách đời sau nói Lê Lai "bỏ mình" hay "xả thân", và "bỏ mình" có nghĩa là đã chết.

Nhiều tài liệu được Nguyên Thắng nhắc tới, dẫn chứng sự hiện diện của nhiều Lê Lai, nhưng chưa thấy luận bàn xem những tài liệu đó đáng tin cậy đến mức độ nào? Nhất là những tài liệu được viết rất lâu về sau, có cả một bản tục biên được sao lại năm 1942... Hiện tượng "tam sao thất bổn" hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia" có thể xẩy ra? Con cháu chép chuyện ông Tổ mình trong gia phả, hay đúc bia (vào giữa thế kỷ thứ 19 ! ) liệu có thể thêm bớt hoa hoè gì không? Thời xưa, có hay không chuyện thay tên đổi họ, hay thay đổi năm sinh, năm chết, nhất là khi ông tổ mắc tội với triều đình, hay mắc tội chết chém (vì dám ngạo mạn!)

Với Lô Gích của Nguyên Thắng, dù không nói ra, hễ đã viết ra văn bản là đúng ! Này nhé, theo sách Ngô Sĩ Liên, đã có 2 Lê Lai, một "cứu mạng vua", một bị Lê Lợi giết). Năm 1942, có một bản sao của Lam Sơn Thực Lục tục biên, ghi có người tên Nguyễn Thận ở Mục Sơn, được ban tên là Lê Lai, vậy là ba Lê Lai. Sau đó, có bia tìm thấy ở Mục Sơn (cũng lại Mục Sơn!), có người húy là Lai được mang quốc tính vì "đem thân cứu chúa" (cũng lại "liều mình cứu chúa")... vậy là bốn Lê Lai... Có chuyện ông Lê Lai - Lê Văn An liều mình cứu chúa nhưng không bị Minh giết ! lại chết năm 1437... , "lấy thân thay Thái Tổ" (nhưng thay làm sao? có bị quân Minh bắt không? nếu có, làm sao thoát về được để sống cho đến năm 1437? Đúng là "kịch bản Nguyễn Dư" nhé !). Còn kịch bản "Lê Lợi bị "gặp nguy hai lần", được "hai ông Lê Lai" khác nhau "lấy thân thế mạng", Nguyên Thắng có cho là gượng ép không? Dù có thể có nhiều người tên "Lai ".

Cùng thời với Lê Lợi và Lê Lai, Nguyễn Trãi không nói rõ là Lê Lai bị quân Minh giết. Thời sau, triều thần nhà Lê mới nói là Lê Lai bị quân Minh giết. Có ai nhớ câu chuyện "Thị Lộ và rắn báo oán " không nhỉ ? Phải chăng vì những chuyện "bóp méo lịch sử " thời Lê để giữ thể diện cho "Triều Đình sùng Nho giáo" này mà nảy sinh những chuyện "tiền hậu bất nhất " trong sách sử như chuyện Lê Lai ?

3 - Có thể nào đặt giả thuyết một cuộc giải cứu Lê Lai tại trận Tây Đô hay sau đó?

Khi tài liệu sử đã không rõ ràng, dĩ nhiên chỉ có cách bàn luận xét đoán thực hư, đưa ra giả thuyết này nọ. Và đã bàn luận thế nào chẳng phải dựng lên kịch bản, lớp lang, chuyện trước chuyện sau? Dù nói ra hay không, trong mỗi bài viết đều tiềm ẩn "một kịch bản".

"Kịch bản Nguyễn Dư" có ba điểm: 1-Lê Lai cứu chúa bị bắt. /2-Lê Lai thoát ngục trở về./3-Lê Lai bị Lê Lợi giết.

"Kịch bản Nguyên Thắng" quả quyết: 1- Lê Lai cứu chúa bị bắt./2-Lê Lai không thoát ngục được, bị quân Minh giết./3-Có nhiều Lê Lai, một trong những Lê Lai đó bị Lê Lợi giết sau này.

Điểm thứ nhất đôi bên cùng đồng ý. Điểm thứ ba chỉ là hệ luận của điểm thứ hai.

Điểm thứ hai được đặt ra: Lê Lai có bị quân Minh giết hay không?

Nếu không, bằng cách nào thoát ngục trở về? Lê Lai được giải thoát trong trận đánh úp Tây Đô, hay sau này, sau trận Tây Đô, trong điều kiện khác? Thực ra, được giải thoát trong trận Tây Đô hay không, tự nó, dữ kiện này cũng không quan trọng. Điều chính là Lê Lai có còn sống đến năm 1427 hay không?

Trở lại giả thuyết Lê Lai được giải cứu trong trận Tây Đô. Một số câu hỏi lẩn thẩn có thể được đặt ra : Tây Đô được chiếm toàn bộ hay không trong một thời gian ngắn ? Lê Lai bị giam chỗ nào? Quân ta tấn công đến đâu? Có thể nào tưởng tượng có người giải cứu tù nhân để lập công trong lúc hỗn loạn?

(...)Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây
Đất Nghệ An chiếm lại, Tây Đô thu nhanh về tay
Gạo nước đón rước
Người theo đầy đường...
(Phú Núi Chí Linh)

Nếu không coi bài này là tài liệu lịch sử chính xác, ít nhất nó cũng nói lên khí thế trận Tây Đô.

Dĩ nhiên, nói chuyện "vượt ngục", "giải cứu tù nhân", có người sẽ cười nói là "chuyện tiểu thuyểt !

Lấy chuyện khác để so sánh: Lê Xí bị Minh bắt, "nhân ban đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa kẻ canh giữ, thoát về được, vào ra mắt vua ở dinh Bồ Đề". Đấy ! Không cần ngoại công nội ứng, chỉ một đêm mưa gió mà vượt ngục được.

Thế lúc quân ta tràn vào (đến đâu, chưa biết), trống trận ầm ầm, thành lũy tan vỡ, quân Minh nhốn nháo, tứ phía bủa vây, 500 lính Minh bị giết, bao nhiêu lính bị bắt, không biết có thể tưởng tượng một cuộc giải thoát tù trong điều kiện này không nhỉ?

Hay là Lê Lai được giải cứu sau này, trong điều kiện khác? Dĩ nhiên, kịch bản "Lê Lai được giải cứu" có nghĩa là trước sau, ít ra cho đến năm 1427, chỉ có một Lê Lai cứu Lê Lợi sau bị Lê Lợi giết.

Còn nếu tin theo Nguyên Thắng: Lê Lai không hề được giải cứu, đã bị Minh giết, thì chỉ còn cách dựa vào sách vở, ngôn từ, phân tách ngữ nghĩa, trưng bằng cớ, chứng minh có nhiều Lê Lai được ban quốc tính, chung sống cạnh Lê Lợi trước năm 1427.
Như vậy cứ chứng minh là có nhiều Lê Lai vây quanh Lê Lợi, và tưởng tượng Lê Lợi ra lệnh: " Lê Lai 1 cưỡi voi ra thế mạng ta, Lê Lai 2 theo ta hộ giá, Lê Lai 3 đem quân ra đối đầu giặc...".

Nghe những người trong "nghề đọc sách" luận bàn không hẳn là dễ, cũng lắm công phu đấy chứ nhỉ !...

Các bài viết vào Wednesday 25th August 2010

 
Những bức ảnh lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi 100, VnExpress.net giới thiệu những bức ảnh lịch sử của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kháng chiến chống Mỹ.
> 'Chúng tôi có diễm phúc ở cạnh Đại tướng'/ Hà Nội tặng rồng Thăng Long mừng thọ Đại tướng

Năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt Giải phóng quân từ Tân Trào về Hà Nội.
Bữa cơm thân mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngồi giữa), đồng chí Trường Chinh ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.
Ngày 6/12/1953 tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội họp bàn kế hoạch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải, tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Nguyễn Chí Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo tình hình chiến sự Điện Biên Phủ.
Các chiến sỹ Điện Biên mừng sinh nhật Bác (19/5/1954).
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Đại tướng đi thăm mặt trận năm 1968.
Đại tướng tiếp Ngài Norodom Shihanuk trong ngày Bác mất năm 1969.
Những khoảnh khắc lịch sử của Đại tướng (tiếp)

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi kiểm tra một cung đường vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, mùa khô 1972 - 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Đặng Đình Áng tại Hội nghị Toán học 1977 ở Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp viếng mộ cha (liệt sĩ Võ Quang Nghiêm) năm 1985.
Ngày 23/6/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tại Nhà khách Chính phủ. Ảnh: AFP.
Tháng 4/2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng đã trở lại nơi đây trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Ảnh: Trần Hồng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

VnExpress

Ảnh tư liệu


Các bài viết vào Saturday 6th September 2008

   Trong: VỀ DÂN TỘC K'TU
 
CHUYỆN CHÀNG ĐU LƠ (TRẦU CAU) CỦA DÂN TỘC K'TU

Ngày xưa có một bà mẹ sinh được 10 cô con gái rất đẹp. Một hôm, bà mẹ vào rừng chặt củi, tự nhiên mất cái rìu. Nhìn quanh bà chẳng thấy ai cả. Lạ quá, trông lên cây cao, bà thấy con rắn hổ mang đang quấn lấy cành cây. Bỗng nhiên con rắn biến mất và một chàng trai trẻ đẹp hiện ra. Bà hỏi:
- Anh có thấy rìu của tôi đâu không?
Anh rắn trả lời:
- Không biết!
Bà già lại hỏi:
- Chắc anh lấy cái rìu của tôi rồi.
- Thế bà cho tôi cái gì nào, tôi sẽ trả rìu lại cho bà.
Bà già hứa cho anh rất nhiều của cải, nhưng thứ gì anh cũng không nhận. Anh đổi giọng, vừa cười vừa nói khẽ:
- Bà gã con gái cho tôi, tôi trả rìu lại cho bà ngay.
Bà già ngắm nghía anh chàng Rắn, suy nghĩ một lát rồi gật đầu.
Trưa hôm ấy về nhà, bà gọi các con lại và bảo:
- Con nào thương mẹ thì hãy nghe lời mẹ lấy anh Rắn để anh ấy trả rìu cho mẹ. Có rìu thì mới có củi. Bây giờ anh ấy ở gần đây, con nào chịu lấy anh ấy thì đến ở với anh ấy.
Vừa nghe dứt lời, các cô gái đều muốn được lòng mẹ. Sáng hôm sau các cô đến nhà anh Rắn. Lạ thay, cô thứ nhất, cô thứ hai, cô thứ ba... cho đến cô thứ tám, cô thứ chín, cô nào đến nhà anh Rắn cũng gặp một con rắn hổ mang to lớn, đáng sợ. Cô nào cũng khiếp vía, chạy về xin mẹ cho mình đừng lấy anh Rắn.
Khác với các chị, cô gái út tên là Bum Viêm đến chỗ ở của anh Rắn thì gặp một chàng trai trẻ đẹp. Lúc trở về, các chị lấy làm lạ rằng tại sao em mình đến với rắn lại không bị rắn ăn thịt. Từ đó về sau Bum Viêm đến với chàng Rắn.
Bum Viêm trông nhà, còn chàng Rắn đi bắt thú rừng về làm thịt cùng ăn. Được ít lâu Bum Viêm đẻ được một đứa con trai.
Các cô chị thấy em mình sung sướng quá, kéo nhau đến thăm hỏi.
Chồng mày thương mày lắm phải không? Thế chồng mày có hôn hít mày không?
Bum Viêm trả lời:
Chồng em chẳng hôn hít em đâu.
Thế là chồng mày chẳng thương mày đâu. Các cô kia đều nói như vậy.
Bum Viêm suy nghĩ về chồng mình.
Chồng chị bèn bảo:
Không phải anh không thương em đâu. Anh có cái răn độc, cho nên anh không hôn em được. Anh hôn là em chết ngay.
Tuy vậy, Bum Viêm vẫn không chịu, vì các chị đã nói rằng không hôn là không thương.
Bị thúc ép, chàng Rắn đi lấy gỗ đóng một chiếc hòm và bảo Bum Viêm:
Anh sẽ hôn em, em sẽ chết và anh sẽ chôn em trong hòm này.
Sau đó chàng Rắn hôn hít vợ suốt cả buổi chiều. Đến tối Bum Viêm chết.
Bỏ xác Bum Viêm vào quan tài, chàng Rắn đem đi chôn. Khốn nổi! Chôn ở sông thì sợ cá ăn, chôn ở bờ thì sợ bị đào lên. Chỗ nào cũng có con nhông, con đà chực ăn xác Bum Viêm. Chàng Rắn phải chờ đến nữa đêm cho con cá đi ngủ mới cho thả hòm xuốngd sông.
Trên sông có ông Na và ông Rê đơm cá. Đêm ấy cá ngủ cả, chỉ có nước chảy mà thôi. Xác Bum Viêm trôi vào đó cá của ông Na. Sáng hôm sau ông Na ra xem đó bắt gặp chiếc hòm. Mở hòm ra xem, ông Na thấy xác Bum Viêm vẫn còn tươi đẹp như người còn sống, da thịt Bum Viêm thì tươi đẹp. Đưa xác Bum Viêm về nhà, ông Na mời một bà già đến rút hết máu độc. Dần dần Bum Viêm sống lại, Bum Viêm kể lại chuyện cho ông Na nghe. Từ đó, Bum Viêm về làm vợ ông. một năm sau, Bum Viêm sinh được một con trai.
Một hôm một người chị của Bum Viêm đi chơi dọc sông thì gặp lại Bum Viêm. Hỏi ra mới biết Bum Viêm đang sống với ông Na. Cô gái về nhà mách mẹ. Bà mẹ nói với chàng Răn. Mừng mừng tủi tủi, chàng Rắn bay vụt đến nhà ông Na, khoét nóc nhà dòm xuống. Thấy rắn đứa con trai vội gọi cho mẹ nó đến xem. Rắn lại bỏ đi mất. Ông Na và Bum Viêm lấy nhau đã đẻ con, nhưng chưa làm đám cưới. Gần ngày cưới, ông Na đi tìm cho được chàng Rắn và mời chàng về dự đám cưới. Chàng Rắn hứa thế nào cũng đến chúc mừng. Bum Viêm đoán trước rằng thế nào hai anh em cũng đánh nhau. Cho nên Bum Viêm vào rừng kiếm mấy bó thuốc giấu sẵn trong người, khi nào cần đến thì dùng dể cứu chữa cho người bị thương. Đúng như Bum Viêm dự đoán, vào ngày cưới, ông Na và chàng Rắn đánh nhau kịch liệt: Hai người đánh nhau từ lúc mặt trời còn ở trên đầu cho đến gần nữa đêm, mà không ai thắng cả. Bum Viêm thấy cả hai người đều sây sát nên đem thuốc quăn cho cả hai người. Gói thuốc thứ nhất đụng vào chàng Rắn. Chàng Rắn tự nhiên hóa thành một cây cau cao. Gói thuốc thứ hai đụng vào ông Na. Ông Na biến thành tảng đá vôi trắng nằm sát bên cây cau. Bum Viêm thấy vậy chạy ôm cây cau, bỗng nhiên biến thành cây trầu, gốc mọc trên tảng đá và thân leo nhanh lên đến tận ngọn cây cau. Hai đứa con của chàng Rắn và ông Na chạy đến nhặt gói thuốc thứ ba, tức khắc biến thành một cái cối giã trầu. Dân làng chạy đến xem đều bị biến thành những cây chay to lớn tươi tốt.
Có mụ Cơrúa đi xúc tép, mò cá tạt qua vùng này. Mụ hái lá trầu với quả cau. Nhổ nước vào đá, đá rực lên màu đỏ thắm. Mụ lại lấy trầu, cau, đá, võ chay ăn thử. Mới nhai mụ cảm thấy cay cay. Một hồi lâu thì mới thấy môi môi tươi lên, hồng rồi đỏ. Ai đi ngang qua cũng khen Cơrúa đẹp quá. Dân làng hỏi mụ ăn gì mà đẹp thế. Mụ Cơrúa kể lại chuyện cho dân làng nghe. Từ đấy dân làng đều biết ăn trầu cau, ông già mbà lão thì bỏ trầu cau vào cối giã nhỏ mới ăn.
Người K'tu ăn trầu, người Việt cũng bắt chước ăn trầu. Tin đến nhà vua. Vua sai quân lính đi tìm cho được mụ Cơrúa. Lính bảo mụ Cơrúa chỉ chỗ có cây cau, cây trầu cho họ xem. Lính lại hỏi vì sao lại có cây cau cây trầu. Dân làng, mụ Cơrúa không ai biết gì cả. Thực ra mụ không muốn không muốn kể cho lính nghe. Vua sai lính mụ Cơrúa về với vua. Lúc đầu từ chối, sau bị ép, mụ phải nhận lời. Mụ kể chuyện lại cho vua nghe, vua khen, từ đó mụ lấy vua, được làm hoàng hậu.
Vua lại cho lính đào cây cau, dây trầu đem về nhưng đào mãi không bao giờ hết. Vì thế ngày nay đâu đâu cũng có trầu cau.

Các bài viết vào Sunday 18th November 2007

 
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

HỊCH TƯỚNG SĨ

Bản Dịch khuyết danh



Bản diễn song thất lục bát

Bản dịch tiếng Anh của George F, Shcultz

Bản Hán văn có diễn Nôm



Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?



Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt !



Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.



Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.



Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?



Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào ! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?



Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không ?



Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.



Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ?



Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

---

Chú thích

Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được.

Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Đông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình.

Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.

Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.

Kính Đức: tức Uất Trì Cung đời Đường. Khi Đường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát.

Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Đường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.

Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Điếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui.

Điếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Đời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó.

Mông Kha: tức Mongke, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Đại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Đông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Điếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy.

Cốt Đãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Đãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Đãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258).

Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản.

Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Đại Lý, thuộc Vân Nam.

Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Điếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Đại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Ariq-Buka. Năm 1264, Ariq-Buka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên.

Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288.

Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư - Đại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ. (Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.)

Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã.

Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu.

Đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư - phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. (Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.)

Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ - trừng ư canh nhi xuy tê hề. (Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường.)

Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng.

Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc.

Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An.

Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà "sạch sành sanh vét" mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này.

Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậu. Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung.





Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định kế chống giặc Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết "hịch" cho phổ biến trong dân chúng để hiệu triệu các tướng sĩ và nhân dân hãy cương quyết chống xâm lăng. Nội dung bài hịch được cử nhân Nguyễn Văn Bình dịch thành lối song thất lục bát như sau:


BẢN DIỄN SONG THẤT LỤC BÁT

Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,
Cứu Hán Vuơng thoát khỏi Hoàng Dương
Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,
Giơ lưng đỡ giáo tìm đường cứu vua.
Kìa Dự Nhượng thuở xưa người Tấn,
Từng nuốt than lận đận phục thù.
Kìa Thân Khoái một Tể Phu,
Chặt tay theo nạn với vua Tề.
Quan nhỏ nhưa Uất Trì Kính Đức,
Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.
Cảo Khanh quan ở biên thùy,
Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.
Bậc nghĩa sĩ trung thần từ trước,
Từng diệt thân cứu nước có nhiều.
Những người kia nếu chẳng liều,
Chết suông như đám nữ lưu xó nhà.
Còn danh tiếng đâu mà chép lại,
Cùng kiền khôn truyền mãi không ngần.
Các ngươi dòng dõi vũ thần,
Xưa này nào có hiểu văn nghĩa gì.
Nghe câu chuyện bán nghi bán tin,
Sự muôn năm nhắc đến chi vay ?
Nay ta hãy nói cho hay,
Thử xem Tống, Thát truyện này ra sao ?
Vương Công Kiên người nào thế vậy ?
Tướng Nguyễn Văn Lập ấy người nào ?
Điếu ngư thằng bé tẻo teo,
Chống quân Mông Cổ ồn ào trăm muôn.
Khiến quân Tống thắng luôn mấy trận,
Đến bây giờ dân vẫn hàm ân.
Ngột Lang là tướng Đốc Quân,
Với Tỳ tướng Xích là nhân phẩm nào ?
Ngoài muôn dặm quản bao nước độc,
Trong mấy ngày phá rốc quân Nam.
Lòng vua Thát Đát đã cam,
Đ^'n nay lừng lẫy tiếng thơm nhường nào ?
Ta với ngươi sinh vào đời loạn,
Vừa gặp bao cơn vận hạn gian nan.
Sứ Nguyên lai vãng bao lần,
Mọi nơi đường sá muôn vàn nôn nao.
Triều đình bị cú diều soi mói,
Tể tướng thì lang sói rẻ khinh.
Mượn oai Hốt Liệt tranh giành,
Lấy bao của báu chưa đành lòng tham.
Cậy thế chúa Vân Nam nạt nã,
Đòi bạc vàng hết cả kho ta.
Thịt nuôi hùm đói mãi a ?
Sao cho thoát khỏi lo xa sau này.
Ta đây những hàng ngày quên bữa,
Lúc đêm thâu ngồi dựa gối kiêu.
Giọt châu tầm tã tuôn trào,
Như nung gan sắt, như bào lòng son.
Chí nhừng muốn moi gan lấy tiết,
Lòng những toan xẻ thịt vằm da.
Dù thân dầu với cỏ hoa,
Dù da ngựa bọc thân đà cũng vui.
Các người vốn là người môn thuộc
Được trông nom mọi việc binh cơ,
Áo không, ta cỡi áo cho,
Cơm không, ta sẻ cơm no cho lòng.
Quan nhỏ thì ta phong chức cả,
Lộc ít thì ta trả lương thêm.
Đi sông, ta cấp cho thuyền,
Đi đường, ta cũng lệnh truyền ngựa đi.
Cho cầm quân an nguy cùng lối,
Cho nằm yên, vui nói cùng hàng.
So Vương Kiên với Ngột Lang,
Đãi chư Tỳ tướng mọi người kém chi.
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Ham lập nghiệp, quên tình nhà, nước,
Mãi đi săn, nhác việc ngăn, ngừa.
Rượu chè hôm sớm say sưa,
Hát hay, đàn ngọt sớm trưa thỏa lòng
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nỗi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân ?
Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng,
Vợ con nào đủ cáng quân nhu ?
Của đâu chuốc được đầu thù ?
Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời ?
Rượu ngon khó làm mồi bã giặc,
Hát hay không làm điếc tai thù.
Bây giờ chẳng sót lắm ru ?
Vua tôi bị trói gô một đàn !
Tước ấp ta bị tan nát cả,
Bổng lộc người cũng chẳng còn gì
Gia đình ta bị đuổi đi,
Vợ ngươi cũng phải đến khi nhục nhằn
Tông xã ta, địch quân xéo đi,
Phần mộ ngươi cũng bị quật lên.
Đời ta khổ nhục liên miên,
Cái tên nhơ nhuốc lưu truyền mãi sau !
Nhà các ngươi cũng đều mang tiếng,
Không khỏi làm những tướng bị thua.
Các ngươi đang lúc bây giờ,
Muốn mong vui thích như xưa được nào ?
Lời ta nhũ thấp ca ngươi nhớ,
Phải coi nằm trên lửa là nguy.
Kiềng canh đưa cũng thổi xùy,
Luyện quân sĩ tốt tập nghề đao cung.
Khiến ai nấy nức lòng mạnh mẽ,
Sức Bàn Mông, Hậu Nghệ cũng ham.
Bêu đầu Hốt Liệt cho cam,
Phơi luôn thịt chúa Vân Nam bên đường.
Tước ấp ta chăn thường ấm chỗ,
Bổng lộc ngươi hưởng có trọn đời
Gia đình ta được yên vui,
Vợ con ngươi cũng lo đời trăm năm.
Tông miếu ta nghìn năm hương lửa,
Tổ tiên ngươi muôn thuở cương thường,
Ta đây phỉ chí bồng tang,
Các ngươi dường cũng vẻ vang vô cùng.
Huy hiệu ta tôn sùng mãi mãi
Tính danh ngươi ghi với sử xanh.
Bấy giờ vui thú linh đình,
Các ngươi đều muốn buồn tênh được nào ?
Này binh pháp soạn theo đời trước,
Là "Binh Thư Yếu Lược" ban ra,
Các ngươi theo đúng sách ta,
Ấy là thần, chủ một nhà từ xưa.
Nếu bỏ sách thờ ơ lời dạy,
Ấy kẻ thù đã mấy đời nay,
Tại sao mà lại thế vầy ?
Là thù không đội trời này được chung.
Nếu các ngươi lòng không biết hổ,
Không coi đều "sát Lỗ" là cần,
Lại không vâng dạy luyện quân,
Ấy là quay giáo, bó thân quy hàng.
Giặn yên rồi còn mang tiếng mãi,
Mặt mũi nào đứng với ca cao đây ?
Muốn ngươi hiểu rõ lòng đây,
Vậy nên thảo bức hịch nầy cho nghe.



Nhờ có bài Hịch trên đây mà quân Nam đã toàn thắng quân Mông Cổ hết sức vẻ vang, lưu lại cho hậu thế một kỳ công hiển hách bia truyền vạn đại.



TRAN HUNG DAO'S PROCLAMATION TO HIS OFFICERS

Translated and adapted by George F. Schultz



I have often read the story of Ky Tin who replaced the Emperor Cao to save him from death, of Do Vu who took a blow in his back to spare King Chieu, of Du Nhuong who swallowed burning charcoal to avenge his leader, of Than Khoai who cut off an arm to save his country, of young Kinh Duc who rescued the Emperor Thai Tong besieged by The Sung, and of Cao Khanh, a subject living far from the Court, who insulted the rebel Loc Son to his face. Every century has produced heroes who have sacrificed their lives for their country. If they had remained at home to die by the fire, would their names have been inscribed on bamboo and silk to live eternally in Heaven and on the Earth?



But as descendants of warrior families, you are not well-versed in letters; on hearing about these deeds of the past, you may have some doubts. Let us speak of them no more. I shall tell you instead of several more recent events that have taken place during the years of the Tong and Nguyen dynasties.



Who was Vuong Cong Kien? And who was his lieutenant Nguyen Van Lap? They were the ones who defended the great citadel of Dieu Ngu against Mong Kha's immense army; Therefore, the Tong people will be eternally grateful to them.



Who was Cot-Ngai Ngot-Lang? And who was his lieutenant Xich Tu Tu? They were the ones who drove deep into an unhealthful country in order to put down the Nam-Chieu bandits and they did it within the space of a few weeks; therefore, their names have remained rooted in the minds of the Mongol military chieftains.



You and I were born in a period of troubles and have grown up at a time when the Fatherland is in danger. We have seen the enemy ambassadors haughtily traveling over our roads and wagging their owlish tongues to insult the Court. Despicable as dogs and goats, they boldly humiliate our high officials. Supported by the Mongol emperor, they incessantly demand the payment of pearls, silks, gold and silver. Our wealth is limited but their cupidity is infinite. To yield to their exactions would be to feed their insatiable appetites and would set a dangerous precedent for the future.



In the face of these dangers to the Fatherland, I fail to eat during the day and to sleep at night. Tears roll down my cheeks and my heart bleeds as if it were being cut to shreds. I tremble with anger because I cannot eat our enemy's flesh, lie down in his skin, chew up his liver, and drink his blood. I would gladly surrender my life a thousand times on the field of battle if I could do these things.



You have served in the army under my orders for a long time. When you needed clothing, I clothed you; when you lacked rice, I fed you; when your rank was too low, I promoted you; when your pay was insufficient, I increased it. If you had to travel by water, I supplied you with vessels; if you had to travel by land, I supplied you with horses. In time of war, we shared the same dangers; at the banquet table our laughter resounded in unison. Indeed, even Cong-Kien and Ngot-Lang did not show more solicitude for their officers than I have displayed for you.



And now, you remain calm when your emperor is humiliated; you remain indifferent when your country is threatened! You, officers, are forced to serve the barbarians and you feel no shame! You hear the music played for their ambassadors and you do not leap up in anger. No, you amuse yourselves at the cockfights, in gambling, in the possession of your gardens and rice fields, and in the tranquility of family life. The exploitation of your personal affairs makes you forget your duties to the State; the distractions of the fields and of the hunt make you neglect military exercises; you are seduced by liquor and music. If the enemy comes, will your cocks' spurs be able to pierce his armor? Will the ruses you use in your games of chance be of use in repulsing him? Will the love of your wives and children be of any use in the Army? Your money would neither suffice to buy the enemy's death, your alcohol to besot him, nor your music to deafen him.



All of us, you and I together, would then be taken prisoner. What grief! And not only would I lose my fief, but your property too would fall into enemy hands. It would not be my family alone that would be driven out, but your wives and children would also be reduced to slavery. It would not be only the graves of my ancestors that would be trampled under the invader's heel, but those of your ancestors would also be violated. I would be humiliated in this life and in a hundred others to come, and my name would be ignominiously tarnished. Your family's honor would also be sullied forever with the shame of your defeat. Tell me: Could you then indulge yourselves in pleasures?



I say to you in all frankness: Take care as if you were piling wood by the fire or about to imbibe a hot liquid. Exercise your soldiers in the skills of archery until they are the equals of Bang Mong and Hau Nghe, those famous archers of olden times. Then we will display Tat-Liet's head at the gates of the Imperial Palace and send the King of Yunnan to the gallows.



After that, not only my fief will be safe forever, but your privileges too will be assured for the future. Not only my family will enjoy the comforts of life, but you too will be able to spend your old age with your wives and children. Not only the memory of my ancestors will be venerated from generation to generation, but yours too will be worshipped in the spring and autumn of every year. Not only will I have accomplished my aspirations in this life, but your fame too will endure for a hundred centuries to come. Not only will my name be immortalized, but yours too will find a place in our nation's history. At that moment, would you not be perfectly happy even if you did not expect to be?



I have studied every military treatise in order to write my manual entitled "Principles of Military Strategy". If you will make an effort to study it conscientiously, to instruct yourselves in its teachings, and to follow my directions, you will become my true companions-in-arms. On the other hand, if you fail to study it and ignore my advice, you will become my enemies. Why? Because the Mongols are our mortal enemies; we cannot live under the same sky with them.



If you refuse to fight the Mongols in order to wash away the national shame, if you do not train your soldiers to drive out these barbarians, it would be to surrender to them. If that is what you want, your names will be dishonored forever. And when the enemy has finally been defeated, how will you be able to hold your head high between Heaven and Earth?



The purpose of this proclamation is to let you know my deepest thoughts.

Các bài viết vào Wednesday 9th May 2007

 
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC CÁCH MẠNG TÂY SƠN

Cách mạng Tây Sơn bùng ra từ năm 1771 đến năm 1882 thì bị bọn phong kiến phản động Gia Long đánh bại. Tính ra cách mạng Tây Sơn trước sau tồn tại ba mươi mốt năm. Trong khoảng thời gian ba mươi mốt năm ấy, các lãnh tụ Tây Sơn chủ yếu là Nguyễn Huệ đã làm nên những sự nghiệp kinh thiên động địa: Diệt chế độ phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chế độ phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; đánh tan hai vạn quân xâm lược Xiêm La; cả phá hai mươi vạn quân phong kiến Mãn Thanh; thi hành nhiều cải cách trọng yếu có quan hệ đến quốc kế dân sinh. Sự nghiệp nhà Tây Sơn được tiếp tục, nước Việt Nam sẽ có đà tiến lên con đường Tư bản Chủ nghĩa là con đường tiến bộ trong điều kiện của hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Tiếc rằng từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung mất nhà Tây Sơn mỗi ngày một suy yếu rồi đến năm 1802 thì sụp đổ.
Những nguyên nhân nào đã quyết định sự thành công oanh liệt của cách mạng Tây Sơn? Và những nguyên nhân nào đã đưa triều đại Tây Sơn đến chỗ bại vong?
Xã hội Việt Nam sau một thời kỳ thịnh trị trong buổi Lê Sơ, đến thế kỷ XVI bắt đầu khủng hoảng. Sang thế kỷ XVIII các mâu thuẫn xuất hiện ngày càng gay gắt. Sự phát triển các quan xưởng (trong đó có các mỏ) để đúc tiền và nhất là để cung cấp vũ khí cho bọn vua chúa và sự hạn chế thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương làm cho công nghiệp, thủ công nghiệp không sao ngóc đầu lên được. Những kẻ buôn bán có tiền rút cục phải quay về tậu ruộng để bóc lột địa tô là một cách bóc lột chắc chắn nhất, mặc dù lợi tức không nhiều lắm. bọn quan lại, bọn địa chủ thi nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân làm cho nông dân ngày càng phá sản. Một nước mà tuyệt đại bộ phận kinh tế là nông nghiệp, nhân dân trong nước chỉ có một nghề sống chủ yếu là nghề làm ruộng. Mà bọn vua chúa không chịu chăm lo nông nghiệp, bỏ mặc nhân dân với các thiên tai đủ thứ, cho nên những năm cuối thời Lê - Trịnh các tai nạn như vỡ, ngập lụt, hạn hán... liên tiếp xảy ra không ngớt. Năm 1768 lụt lớn ở Thanh Hóa, năm 1773 đại hạn lớn rồi lại vỡ đê Đông Trạch làm ngập lụt miền Thường Tín, Ứng Thiên, Lý Nhân; Năm 1774 đói lớn ở Nghệ An; năm 1775 nước bể dâng lên làm ngập lụt miền Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng khiến cho lúa má, hoa màu hư hỏng cả; năm 1776 nhân dân nhiều nơi bị đói lớn; 1777 miền Nghệ An đói lớn, người chết nằm ở ngoài đường như rạ; 1778 đại hạn và đói lớn; năm 1785, mưa lụt làm hư hỏng mùa màng; năm 1786 đói lớn xảy ra ở nhiều nơi. Trong khoảng thời gian từ năm 1786 đến năm Nguyễn Huệ â đánh Bắc Hà lần thứ nhất (1786) hầu như năm nào cũng có ngập lụt, hạn hán. Đời sống nhân dân theo đó mà suy cũng thấy là cơ cực biết chừng nào. Giai cấp phong kiến thống trị không những không làm giảm bớt tai họa cho nhân dân, mà chúng còn tìm đủ cách bóc lột nhân dân để lấy tiền ăn tiêu xa xỉ hoặc đánh lẫn nhau.
Trong thời gian này ở Đàng Trong nạn quan lại địa chủ cướp ruộng đất của nông dân cũng trở nên trầm trọng . Chính sách tham tàn bạo ngược của Trương Phúc Loan một mặt làm cho công thương nghiệp đình đốn, một mặt khác làm cho nông dân ngày càng đói khổ điêu linh. Dưới bàn tay của Loan đến cái vỏ ngoài của công lý cũng không còn được tôn trọng nữa, dù công lý ấy cũng chỉ là công lý phong kiến mà thôi.
Tóm lại, mâu thuẫn giai cấp ở Đàng Ngoài cũng như xã hội Đàng Trong hồi nữa đầu thế kỷ XVIII đã đến mức độ hết sức gay go. Các giai cấp thống trị trừ một số ít giai cấp thống trị, đều chán ghét chế độ xã hội đương thời, khao khát một sự thay đổi lớn khả dĩ mở cho họ một con đường sống.
Trong tình trạng xã hội như trên, cách mạng Tây Sơn đã nổ ra, do đó đã được hầu hết các giai cấp xã hội tham gia và ủng hộ.
Điều kiện khách quan đã thuận lợi như thế, các nhà lãnh đạo cách mạng Tây Sơn lại biết thi hành chính sách, một mặt phân hóa và cô lập được bọn thống trị, một mặt khác đoàn kết được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ngay từ ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, anh em Tây Sơn đã kéo được bọn Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương làm cho bọn phong kiến thống trị bị chia rẽ lung tung. Cũng ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, anh em Tây Sơn đã kéo được tầng lớp trí thức (đại biểu là Huyền Khuê), thổ hào (đại biểu là Nguyễn Thung), đồng bào Thượngm người Chiêm Thành và nữ chúa Chiêm Thành là Thị Hỏa, Hoa kiều (đại biểu là Lý Tài, Đình Lập), người Cao Miên, người Xiêm. Không có tài liệu nào cho biết ngay từ ngày đầu cuộc khởi nghĩa, đồng bào Công Giáo có đi với nghĩa quân Tây Sơn hay không. Nhưng với chính sách cấm đạo của Nguyễn Phúc Khoát và chính sách cấm đạo của Trương Phúc Loan sau khi Loan quỵt tiền của Pierre Poivre. Ta nghi ngờ rằng anh em Tây Sơn đã lôi kéo được đồng bào Công Giáo ngay từ lúc mới dấy quân. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà, thì trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn rõ ràng là có đồng bào Công Giáo. Trong bức thư viết từ Kẻ Vĩnh (Ninh Bình) ngày 6/12/1788 gửi về Pháp, giáo sĩ người Pháp là Le Roy có viết rằng: "Trong bọn họ (quân Tây Sơn) có một số là dân bổn đaọm ít ra cũng đã chịu lễ rửa tội rồi..." Tập san nghiên cứu văn sử địa số 14 tháng 2 năm 1956).
Hàng ngũ đông đảo của nghĩa quân chứng minh rằng: Hầu hết các giai cấp xã hội ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã tham gia nghĩa quân hay ủng hộ nghĩa quân. Tình hình xã hội xô mọi người khởi nghĩa. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến nổi không những giai cấp phong kiến thống trị đã bị chia rẽ, mà tự chúng cũng không còn biết cai trị làm sao được nữa. Việc các nhà hào phú Bắc Hà năm 1787 không tuân lệnh Trịnh Khải buộc họ bỏ tiền ra mua quan chức là một ví dụ.
Tóm lại chính nghĩa của quân Tây Sơn, chính sách khôn khéo của các lãnh tụ Tây Sơn, tài chỉ huy quân sự đặc biệt của anh em Tây Sơn đã làm cho quân Tây Sơn đánh đâu thắng đó và thắng rất nhanh.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu đã tạo nên những thắng lợi liên tiếp của cách mạng Tây Sơn.
Bây giờ chúng ta xét đến nguyên nhân đã đưa triều đại Tây Sơn đến chỗ bại vong.

8 Trang  1 2 3 > »  
Thông tin cá nhân

thanhhuyen13051979
Họ tên: TRẦN CÔNG ĐIỀN BÍCH
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: 28 Tháng 8 - 1979
Nơi ở: Huế
Yahoo: thanhhuyen13051979  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
các bạn ơi hãy vao xem đi. và hãy giúp mình hoàn thiện nha

Bạn bè
/-/u]/[9hung]/[u/-/
/-/u]/[9hung]/[u/-/
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Tin nhanh

Tỷ giá

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com