Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

dienbich2881979

PHÁT XÍT ĐỨC

PHÁT XÍT ĐỨC VÀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (1939 - 1945)

Để chứng tỏ mình, khi vừa lên cầm quyền Hitler và đảng Phát xít đã dựng nên ngay vụ "đốt cháy nhà quốc hội", qua đó khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Sau đó y cấm và khủng bố các đảng phái khác. Công đoàn, quốc hội bị giải tán, thủ tiêu chính quyền cũ, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ.
Về đối ngoại, đảng Nazi mà đứng đầu là Adolf Hitler tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc Liên (10 - 1932) để tránh mọi ràng buộc mà Hội Quốc Liên quy định và tránh sự can thiệp của Hội. Vào năm 1936 Đức đưa quân can thiệp vào Tây Ban Nha bằng vũ trang. Sau đó ký tiếp với Nhật "hiệp ước chống Quốc Tế Cộng Sản" (Quốc Tế III).
Để hòng chiếm các nước khác nhằm mở rộng thế lực của mình, nước Đức phát xít đã lấy cớ này hay cớ khác để hòng chiếm nước đó một cách "chính nghĩa". Như vào tháng 3 - 1938, Hitler đã dùng thủ đoạn để chiếm Áo, và nhập Áo vào Đức. Sau đó lấy cớ về vấn đề dân tộc là ở Tiệp Khắc dân số nước này có 3 triệu người German để chiếm vùng Sudètes gần biên giới Đức.
15 - 9 - 1938, thủ tướng Anh Chamberlain đáp máy bay đến Munich - Đức để hội đàm với Hitler. Trong cuộc hội đàm này, Hitler đã thẳng thừng đòi yêu sách vô lý là đòi nhường cho Đức vùng Sudètes và dọa sẽ dùng vũ lực.
Sáng ngày 30 - 9 diễn ra hội nghị nguyên thủ bốn nước: Anh - Chamberlain, Pháp - Daladier, Italia - Mussolin, Đức - Hitler. Mặc dù bàn về vấn đề Tiệp Khắc, nhưng nước này không được dự, nói đúng hơn, có được "mời", nhưng mà mời để "nghe phán quyết về dân tộc mình, quốc gia mình". Quả là một điều thật phi lý, khi mà hội nghị về tổ quốc mình, mà đại biểu của Tiệp Khắc chỉ được ngồi ngoài phòng hội nghị để chờ "phán quyết cuối cùng. Bàn về họ mà không cho họ có ý kiến, muốn cắt đất của một nước có chủ quyền mà không cần nói một tiếng gì. Thôi đành ôm hận mà nghe vậy, nước nhỏ chẳng làm được gì, nên đành cho họ còn hơn là mất hết tất cả. Theo hiệp định "Munich" thì Tiệp Khắc phải chia vùng Sudètes cho Đức. Tuy nhiên, Hitler không chỉ muốn vùng Sudètes "nhỏ bé" đó mà thôi, mà phát xít Đức còn dã tâm hơn, đó là muốn chiếm toàn bộ nước Tiệp Khắc. Để thực hiện ý đồ thôn tính nước này, ngày 15 - 3 - 1939, Hitler ra lệnh xuất quân xâm chiếm toàn bộ nước Tiệp Khắc.
Có phải chăng Anh và Pháp không nghĩ đến hậu quả này mà nhượng bộ như vậy? Có lẽ cả hai đã hiểu được mưu đồ của phát xít Đức, nên họ lại muốn "an phận" nên đành phải nhượng bộ để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh lớn sắp đến. Quả là phi lý, muốn nước mình an phận mà cắt đất, bán rẻ lợi ích của nước nhược tiểu...
Hitler không muốn dừng lại đó mà thôi. Ngay sau khi chiếm được Tiệp Khắc, Hitler lại muốn thôn tính và tiêu diệt Ba Lan vĩnh viễn. Mục đích ấy nếu không thực hiện nhanh thì khó có thể chiếm được, vì Hitler nghĩ hiện nay các nước đế quốc đang chuẩn bị chiến tranh chỉ chờ thời cơ.
Vậy là ngay lập tưc, 150 vạn quân Đức được điều động đến biên giới Ba Lan nhăm nhe nuốt chửng Ba Lan hòa bình và giàu có.
Để có cái cớ để chiếm Ba Lan. Đức phát xít đã dùng thủ đoạn hết sức ranh mãnh mà chẳng ai nghĩ ra, đó chính là dùng chiến thuật lấy lính mình đánh lính mình. Mới nghe qua ta tưởng thật là ngớ ngẩn. Nhưng không phải vậy.
Tối 31 - 8 - 1939, một toán lính Đức giả quân Ba Lan bằng cách mặc quân phục Ba Lan "tập kích" vào một thị trấn nhỏ của Đức nằm trên biên giới Ba Lan và chiếm luôn khu điện đài của Đức, để giống như quân Ba Lan tập kích mình, bọn lính tấn công này giỏi tiếng Ba Lan vì vậy khi vào đây chúng được lệnh sử dụng tiếng Ba Lan và ra tuyên bố "chống Đức" và quẳng lại mấy xác tù nhân mặc quân phục Ba Lan. Đức đã lu loa lên rằng nước Đức bị xâm lược. Chính đây là nguyên nhân tấn công Ba Lan một cách "chính nghĩa" với mục đích "trả đủa Ba Lan"
Vậy là thời cơ đã chín mùi. Sáng sớm ngày 1 - 9 - 1939, phát xít Đức đã huy động 58 Sư đoàn, 2500 xe tăng, hơn 2000 máy bay, gần 150 vạn quân dùng chiến thuật chớp nhoáng tấn công Ba Lan. Ngày 3 - 9, Anh - Pháp tuyên chiến. Đến 9h đêm, tàu ngầm Đức mang số hiệu U-30 ở Đại Tây Dương dùng ngư lôi bắn chìm tàu chở thư "Athènes" của Anh đang từ Anh đến Canada, trên tàu có 1400 hành khách, 112 người chết, trong số đó có 28 người Mỹ.
Vậy là chiến tranh thế giới lần thứ II lâu nay đang âm ỷ, như một ngọn lửa nhỏ, bây giờ đổ thêm dầu nên đã bùng cháy dữ dội. Chiến tranh thế giới bùng nổ là một điều tất yếu của lịch sử.
Có lẻ một mưu đồ tấn công xuyên đại dương mà ít có ai biêt đến. Đó chính là kế hoạch làm nổ tung New York của Adolf Hitler chỉ huy cho quân đội phát xít thực hiện. Chiến dịch đó diễn ra như sau: Vào năm 1942, khi mà chiến tranh thế giới II đang ở vào giai đoạn gay cấn nhất. Quân đồng minh đang mạnh lên, phe phát xít cũng không kém gì. Nhưng Hitler lại muốn nhanh kết thúc cuộc chiến. Muốn vậy thì phải đánh một trận quyết định. Và suy nghĩ ấy đã được bộ trưởng tuyên truyền và là người thân cận của Hitler Geobbels. Kế hoạch của hắn là:
Làm sao đánh sập biểu tượng của nước Mỹ, khi đó không phải là tòa tháp đôi WTC của New York mà là tòa nhà 102 tầng có tên là Empire State-building. Với cuộc tấn công này sẽ gây hoang mang cho dân chúng và sẽ ảnh hưởng đến cục diện chiến trường của Mỹ ở Châu Âu và thế giới, có thể nhờ đó mà làm thay đổi mọi phương diện của chiến tranh mà Hitler và bọn phát xít đã theo đuổi từ những năm cuối của thập niên 30 của thế kỷ XX đến nay.
Để thực hiện ý đồ đen tối đó, Hitler đã cử 8 điệp viên giỏi là những người làm việc và sinh sống ở Mỹ, đó là những doanh nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số 8 điệp viên được cài vào nổi cộm lên một người thường xuyên tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng của Mỹ trước đây, là người chủ quản nhân sự trong nhiều khách sạn. Đó chính là Georg J. Dash - 39 tuổi, là người lãnh đạo nhóm này cùng với tên thân cận của hắn là Emest Burger - 35 tuổi. Ngoài ra còn có Edward Kerling - 32 tuổi là người cùng Dash nắm trong tay danh sách các điệp viên len lỏi khắp New York.
Các địa điểm mà chúng muốn tấn công là: Các tòa nhà chọc trời ở New York bằng tên lửa A9 - A10 hoặc Pual - 2. Tên lửa A9 - A10 là một loại tên lửa đặc biệt do tổng công trình sư Herman Obert thiết kế, loại tên lửa có người lái này sẽ đâm vào tòa nhà chọc trời ở New York mà mục đích chính là tòa nhà Empire Sate Building.
Điểm tiếp đến là trung tâm điện lực Tenness Valley Authorie, một công trình đang được xây dựng để phục vụ cho an ninh quốc phòng mà Đức Quốc Xã chưa biết, các khu vực quân sự trọng yếu phục vụ cho kế hoạch Manhattan - nơi nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử; xưởng chế tạo vũ khí ở Philadel-phia, một số hải cảng trọng điểm ở Ohio nằm giữa Pittsburgh và Luisville (Kentucky), các trọng điểm này do nhóm của G.J. Dash đảm nhiệm.
Song song với nhóm trên, nhóm còn lại do Kerlling chỉ huy có nhiệm vụ phá hoại các tuyến đường sắt, đặt chất nổ trong các ga chuyển vận xe Newat (New Jersey), phá hủy cầu xe lửa Hell Gate bên bờ sông East River ở New York...
Kế hoạch của chúng thật tuyệt làm saom, nhưng tất cả đều bị phá sản bởi nhiều chuyện nực cười và phi lý. Hitler đã chửi Canaris thậm tệ vì để cho bọn cấp dưới tuyển toàn bọn "dê đực", tham ăn vào lực lượng biệt kích tinh nhuệ.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc tập kích vào New York không thành công không phải như vậy, mà chính là sự đầu hàng của George J. Dash người chỉ huy đội biệt kích tấn công vào thành phố New York của Mỹ. G.J. Dash đã phản bội như thế nào? Và tại sao tên này đã phản bội? Đây là dấu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải.
Sau khi đến New York, G.J, Dash hình như có ý đồ muốn làm phản. Khi đến nơi, Dash chỉ hoạt động qua loa để che mắt cơ quan tình báo Đức. Trong khi đó, song song với việc hoạt động tình báo, Dash đã bắt tay với FBI. Việc này hắn cũng tâm sự với Burger. Và tên này cũng chẳng có ý kiến gì. Sau nhiều lần bắt liê lạc với FBI nhưng vẫn chưa có kết quả.
Rồi một ngày kia, sự việc của Dash đến Traynor, lập tức Dash được điều tới nhà khách chính phủ, trong lúc đó có cả Burger cùng đi. Tại đây sau nhiều lần kiểm tra về tư chất và tính đúng đắn của lời khai, Dash đã đưa ra một tập hồ sơ quan trọng mà FBI đang cần. Chính sự đầu hàng này của Dash đã làm cho phát xít Đức thất bại khi mà các căn cứ quân sự của mình trên khắp chiến trường bị bại lộ.
Trong lời khai, Dash đã nói nguyên nhân mà hắn ta bắt tay với FBI là vì đã sớm nhận ra kế hoạch bất khả thi này. Mà Dash là người đứng trong hàng ngủ chống phát xít trong lòng nước Đức.
Tất cả các điệp viên của Đức ở New York bị bắt và bị giết, còn Dash và Burger chỉ bị giam tù 25 năm, nhưng sau được tha bổng năm 1952 và cả hai không thể trở về Đức, nên đành sống lưu vong ở Mỹ.
Vậy là kế hoạch tấn công New York của phát xít Đức được chuẩn bị kỷ càng giờ thì bị thất bại hoàng toàn. Chỉ vì thiếu thận trọng trong việc tuyển các điệp viên làm những việc quan trọng, những điệp viên được Hitler điều đi, có những người theo đường lối chống phát xít và chiến tranh. Có lẽ chính điều này làm phần nào sự sụp đổ hoàng toàn của chủ nghĩa phát xít.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Đức đã nhiều lần muốn tấn công Liên Xô, nhưng thất bại. Các chiến thắng của Chủ nghĩa Tư bản đối với phát xít Đức ta không thể không kể đến chiến thắng của Hồng Quân Xô Viết, là những người đã góp phần làm nên chiến thắng anh dũng. Nhưng trong phần này chỉ nói về phát xít Đức tấn công Liên Xô thế nào thôi.
Sau ngày 1-9-1939, Đức đã chiếm nhiều nước Châu Âu, trong đó có Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua, Pháp, dội bảo lửa vào Anh. Sau đó Đức tiến đánh luôn một số nước Đông Âu: Ba Lan, Hunggari, Rumania, Bungari, Uganda, chiếm luôn Hy Lạp và Nam Tư, uy hiếp nghiêm trọng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết.
Đến ngày 22 - 6 - 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Trong một thời gian ngắn và hầu như không có phản ứng gì của Liên Xô, có chăng chỉ lẻ tẻ vài nơi, Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô và tấn công vào sát Matxcơva Nhưng điều làm Đức không ngờ đến là Hồng Quân Xô Viết đang chờ sẵn đợi quân Đức vào để tiêu diệt. Ngày 6 - 12 - 1941 Phát xít Đức mbij đẩy lùi ra xa Matxcơva, quân Đức bị tiêu diệt hơn nữa triệu. Vậy nguyên nhân vì sao Đức lại nhanh chóng thất bại trong trận này?
Nguyên nhân chính có lẻ do quân Đức quá khinh địch và lại tiến sâu vào lãnh thổ Xô Viết. Vả lại Xô Viết rất rộng, dân đông có thể bao vây tứ phía quân Đức, chúng lại không quen với khí hậu mùa đông ở Matxcơva rất lạnh.
Có một nguyên nhân nữa không kém đó chính là lực lượng quân Đức một số đã bị bắt và tiết lộ bí mật Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Vậy ai đã tiết lộ bí mật này?
Vào một đêm tháng 9 năm 1941, một chiếc máy bay ném bom bay về phía Matxcơva, chiếc máy bay này mang ký hiệu Yanker - 88, do đại úy Messer-midt chỉ huy và theo lệnh của tên đại úy này, các thành viên của đội bay ném tất cả bom xuống các mục tiêu của Hồng Quân và bay về căn cứ. Nhưng quả là không may cho chiếc máy bay Yaker - 88 này cùng đội bay, khi họ bay trở về thì lọt vào trận địa hỏa lực của pháo cao xạ và bị bắn rơi, gần như toàn bộ phi hành đoàn bị chết chỉ trừ đại úy Messermmidt còn sống sót, trận địa phục kích nằm ở khu vực Golisyno.
Tên đại úy này sau khi bị bắt đã phản bội lại tổ quốc, phản bội lại phát xít mà có lẻ tên này đã biết trước rằng trước sau thì quân Liên Xô sẽ giành thắng lợi, nên nó đã khai toàn bộ mọi việc. Nhất là quyển sổ trong người hắn. Quyển sổ ấy là gì?
Đó là tài liệu ghi rõ việc quân Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô trong các ngày 1và 2 tháng 10. Trong đó còn ghi rõ những đơn vị Đức tham gia hổ trợ việc tấn công Matxcơva...
Một phần thất bại của phát xít Đức nữa là do đội ngủ tình báo của Liên Xô đã biết rõ về mạn lưới gián điệp và các mưu đồ của phát xít Đức. Trong khi đó Nhật chưa muốn tham gia tấn công Liên Xô cùng với Đức mà trước đó Liên Xô lo ngại sẽ bị tấn công từ Viễn Đông. Vã lại tùy viên quân sự Nga, thiếu tướng Vasili Tupikov đã và đang tham chiến ở Đức.
Chiến dịch tấn công Liên Xô của phát xít Đức mang mật danh Taiphun do chính Hitler đặt và dưới sự chỉ huy của Fon Bok, tấn công Matxcơva trực tiếp. Đối diện với Matxcơva là bộ chỉ huy Đức tập trung tất cả các đơn vị thiện chiến nhất của mình.
Cho Đến ngày 19-10 quân Đức tiến sát đến Matxcơva
Tại sao quân Đức tấn công gần đến Matxcơva rồi mà không thể tấn công hơn nữa và lại bị đẩy lùi? Đó là do quân Đức sơ hở để cho các nhóm tình báo Xô đã luồn sâu vào sau lưng và các kế hoạch tấn công của Đức do Font Bok chỉ huy đã bị đội quân tình báo Liên Xô phát hiện. Thêm nữa hậu phương của Đức cũng bị tình báo Liên Xô quấy phá liên tục. Nên nhớ rằng, trong cuộc tấn công của Đức vào Xô Viết ngày 15-10-1941 những sư đoàn của phát xít Đức đã tiến sát đến Matxcơva chỉ cách điện Kremly nơi đặc bản doanh của Xô Viết 16km.
Trong cuộc chiến Xô Đức tại cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai này có một cuộc chiến mang tính chất quyết định, đó là chiến dịch Stalingrad. Với chiến dịch này sẽ quyết định sự sống còn của Đức trên mặt trận Xô - Đức. Nó diễn ra tthế nào? Trong phần này tôi sẽ nói về cuộc tấn công vào đây của Đức và một vài cuộc tấn công khác vào Liên Xô.
Trong tình hình chiến tranh thế giới đang trong hồi gay cấn và quyết liệt, phát xít Đức đang bị thất thế trên chiến trường Xô - Đức. Phát xít Đức và Hitler muốn rằng phải làm cách nào đó để xoay chuyển tình thế một cách có lợi về mình. Muốn thay đổi nhanh thì phải mở một cuộc tiến công trên quy mô lớn vào mặt trận Xô Viết. Và Hitler đã quyết định tấn công vào Staling- grad và vùng dầu lửa Capcase có tầm chiến lược quan trọng cho cả hai bên, nhất là cho phát xít Đức.
Ngày 28-6-1942, quân Đức mở cuộc tấn công vào Stalingrad trên quy mô lớn lần thứ nhất nhưng thất bại do sự phản kháng quá lớn của nhân dân thànhg Stalingrad. Hitler lại không muốn thất bại một cách nhục nhã như vậy, nên đã mở lại cuộc tấn công thứ hai vào ngày 19-8-1942 với 29 sư đoàn bao vây Stalingrad từ ba phía Tây - Nam - Bắc. Quân phát xít đã đánh thành Stalingrad rất dã man, hàng tấn bom đạn, bão lửa đã dội xuống thành Stalingrad.
Từ ngày 13-9, suốt ba ngày tấn công liền và đột nhập một góc thành phố. Cả hai bên đánh nhau dữ dội, họ giành nhau từng ngõ phố, từng ngôi nhà và diễn ra rất đẫm máu.
Nhưng đến đầu tháng 11 do quân Liên Xô tấn công dữ dội và bị bao vây chặt, không thể đánh được nữa, cho nên đến ngày 31-1-1943 Paulus tướng chỉ huy 33 vạn quân Đức đã đầu hàng. Sau đó không lâu đến ngày 2-2-1943 quân Đức ở đây đã kéo cờ trắng đầu hàng, 91.000 quân Đức bị bắt trong đó có 24 viên tướng. Vậy là qua bao cuộc tấn công Liên Xô thêm một lần nữa quân phát xít Đức thất bại hoàn toàn. Và đây là một phần đưa phát xít đức đến sụp đổ. Phát xít Đức đã chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
Sau khi thất bại tại Stalingrad, phát xít Đức vẫn không quên nổi nhục thất trận và cũng không bỏ đi tham vọng bá chủ. Đức lại mở những cuộc tấn công khác vào Liên Xô.
Trong các cuộc tấn công vào Liên Xô, cuộc tấn công đã làm cho phát xít Đức những đòn chí tử và hơn thế nữa nó đã làm cho sức mạnh của đạo quân xâm lược của Đế chế thứ ba bước vào giai đoạn suy tàn. Quả đúng như vậy. Khi quyết định tấn công Kursk thì Hitler đã cân nhắc trận đánh từng ly từng tý, mọt là được tất cả nếu không thì bị xem như trắng tay.
Sau thảm bại không thể ngờ và không tin nổi vào chính mình nữa, đó là thảm bại vào tháng 2 - 1943 của phát xít Đức tại mặt trận Stalingrad. Điều đó đã làm cho Hitler nổi điên lên và cơn nộ khí bắt đầu bùng nổ trong đầu y va y đã quyên bố: "Trong mùa hè này (mùa hè năm 1943), chúng ta cần giành lại những gì ta đã mất".
Quả là như vậy, phải dốc sức lực của mình mà chiến đấu, để giành những chiến thắng vĩ đại nhằm xoay chuyển tình thế. Mặc dù vậy, Hitler cũng đã hiểu rõ, mỗi lần ra trận thì hàng ngàn người phải hy sinh. Trong thời gian này Hitler lại thiếu quân nhiều, khi mà gần 700.000 quân Đức đã tử trận. Đây chỉ là con số mà bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã nêu ra. Còn con số thực là bao nhiêu, 1 triệu, 1 triệu rưỡi hay hai triệu? Con số chính xác không rõ là bao nhiêu, nhưng có tài liệu nêu là con số 700.000 quân chỉ là nữa số quân bị bắt và bị giết cũng như chết ngoài mặt trận, vì mục đích là bảo vệ "thanh danh cho Quốc trưởng".
Muốn xoay chuyển tình thế thì trước tiên phải chặng đứng sức tấn công của Liên Xô. Và muốn vậy thì cần phải đánh phần đất nhô ra của Kusk - Đây là vùng đất tiếp giáp Oriol và phía Bắc Belgorod.
Tháng 2-1943, Hitler và ban tham mưu họp bàn kế hoạch vây hãm Kusk, chiến dịch được vạch ra mang tên "thành trì". Nếu thắng Hồng Quân ở Kusk thì sữ đưa một cánh quân tinh nhuệ mở đường về hướng Matxcơva. Nhưng ý tưởng của quân Đức phát xít đã bị lãnh đạo Liên Xô nhận ra. Và Kusk cũng là một chiến trường quan trọng đối với Liên Xô nữa, nếu thắng ở đây sẽ đẩy phát xít Đức về phía Tây. Liên Xô liền bắt tay vào việc đào chiến hào và hàng ngàn km chiến hào cùng hàng ngàn điểm chiến đấu đã ra đời. Công việc này được thực hiện ngay từ tháng 3-1943. Liên Xô đã dàn thế phòng ngự của Hồng Quân trải dài trên 100 km từ Bắc xuống phía Tây của mỏm Kusk.
Trong khi đó quân Đức đang giảm sức chiến đấu, các quân đoàn Đức đang di chuyển một cách chậm chạp trước khi hợp thành mũi tấn công. Kế hoạch "thành trì" có nguy cơ phá sản, qua lời của tướng Model khẳng định rằng: "Kế họch thành trì của Quốc trưởng sẽ không có khả năng thành công nếu đạo quân không được tăng viện thêm các sư đoàn thiết giáp có khả năng chiến đầu hơn hẵn những chiếc xe tăng của Liên Xô. Nhường như ngay tức khắc yêu cầu của Model được thực hiện, các xe tăng của Đức tiến nhanh ra chiến trường với số lượng khoảng 2000 xe tăng (theo Liên Xô con số này là 3000), các loại xe đưa ra chiến trường là Tigre, Panthère, đại pháo Ferdinand và 2000 máy bay chiến đấu.
Đến rạng sáng ngày 5-7-1943 xe tăng Đức dưới sự yểm trở của máy bay chiến đấu đã ồ ạc tấn công lên mạng chiến hào Hồng Quân. Nhưng trận này cũng chẳng làm được gì và bị đẩy lùi sớm. Khoảng 586 xe tăng, 203 máy bay của Đức bị bắn hỏng trong ngày đầu tiên. Tiếp đến trong ngày 6-7 thêm 433 xe tăng 111 máy bay Đức bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ngày 7-7 quâaa Đức đành ôm hận bỏ lại mặt trận Orol - Kusk - Belgorod 304 xe tăng và 161 máy bay. Cuộc tiến công chiến lược "thành trì" của phát xít Đức bị phá sản. Vậy là xe tăng của đã bị tiêu diệt và bỏ lại là 1323 chiếc, hơn một nữa xe tăng và gần một phần tư máy bay bị hỏng và bỏ lại khi thất thủ khu vực này (475 chiếc), 70.000 lính tử trận, 29.00 xe tăng, 195 khẩu đại bác, 1392 máy bay và 5.000 phương tiện tài khí bị tiêu diệt.
Trong cuộc đại thế chiến này, Hitler đã làm những chuyện phiêu lưu. Trong đó ccó cuộc đánh tháo thủ tướng độc tài Benito Mussolini. Hắn ta là một tên "ma vương chuyên chế", là thủ lĩnh của phát xít Italia. Cuộc đời chính trị của Mussolini bắt đầu tương tự như Hitler. Khởi đầu sự nghiệp cũng vào lính ra mặt trận trong đại chiến lần thứ nhất. Vào tháng 3-1919 thành lập đảng phát xít chiến đấu ở Milan (còn có tên là đảng áo đen). Tháng 10-1922, Mussolini cầm đầu 5 vạn tên đầu đảng phát xít có vũ trang kéo về thủ đô Rôma buộc nhà vua trao quyền cho y tổ chức chính phủ. Và từ đây chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Italia, tất cả những ai là đảng viên Cộng Sản mà chúng biết là bị tàn sát dã man. Cũng như Hitler về đối ngoại thực hiện mưu đồ bành trướng. Đầu tiên y thôn tính Ethiopie, cùng Hitler đem quân can thiệp vào Tây Ban Nha, xây dựng trục Berlin - Roma. Và trong chiến tranht hế giới thứ II y cùng Hitler đã thực hiện chiến tranh xâm lược bành ttrướng ea bên ngoài. 27-7-1943 Itlia phát xít thua trận và Mussolini bị bắt nhưng sau đó được giải thoát bởi Hitler. Vậy cuộc giải thoát tên thủ tướng độc tài Mussolini như thế nào?
Nghe tin Mussolini bị bắt, Hitler buồn rầu và rất lo lắng cho chủ nghĩa phát xít của mình. Lo rằng sau này chính người dân của họ sẽ làm phản và lập nên chính quyền mới sẽ là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít tan rã.
Ngày 26-7-1943, tức chỉ một ngày sau khi Mussolini bị bắt, Hitler cho triệu tập nội các bàn về việc làm cách nào để giải thoát được Mussolini. Và nhiệm vụ này được giao cho một người Áo tên là Skor Xeni, mang quân hàm đại uý, một người hiểu khá rõ Italia.
Trong tình hình lúc này, ngày 10-7, quân đội đồng minh đánh thẳng vào Italia và họ đã đổ bộ lên Xixilia. Đức - Italia đánh nhau với Anh - Mỹ, giành từng tất đất và rất quyết liệt để chiếm làng Caphala nhỏ bé nằm ở phía Bắc Xixilia. Điều khó với viên đại úy Đức và cả quân Đức là không biết là mussolini bị giam ở đâu. Và đã 10 ngày trôi qua họ chẳng có tin tức gì, có chăng chỉ là những tin tức vụn vặt. Và cuối cùng họ đã phát hiện ra Mussoli- ni đang bị giam ở Xanta Madalena.
Có một điều không may và nó như triêu tức các sĩ quan Đức là Mussolini đã bị đưa đi giam ở một hòn đảo khác cách Enba không xa. Và tại đây cuộc giải thoát ông ta đã thành công. Vậy là sau bao ngày lặn lội tìm kiếm nay đã giải thoát được. "Quốc trưởng đã vui trở lại".
Bây giờ tôi xin viết tiếp những chiến dịch mà Hitler đang và chuẩn bị thực hiện. Có những cuộc chiến thành công nhưng thất bại thì nhiều hơn.
Trong các trận chiến đánh vùng Trung Đông, có một điệp vụ mà Hitler thực hiện một cách ngớ ngẩn, nhưng lại làm cho mãnh đất Trung Đông được giải phóng, chế độ thực dân Anh bị bóp chết tại mãnh đất này. Đó là điệp vụ dị thường vào tháng 5-1942, nó liên quan đến số phận của Afrika Korps (đạo quân của thống chế Rommel).
Người điệp báo có nhiệm vụ quan trọng này là Hussien Ghafer, cùng với Peter Monkaster. Cả hai là tình báo quốc phòng và đối ngoại của Đức Quốc Xã (Abwehr). Có nhiệm vụ thu thập về cách bố trí quân Anh nở Ai Cập, cũng như thu thập và theo dõi từng bước đi của thống chế Rommel, tiếp đến là móc nối với một nhóm sĩ quan bất mãn người Ai Cập và đã bắt tay với Đức Quốc Xã, mà đứng đấu là Anwar Sadat.
Khi bắt đầu vượt sa mạc tiến vào Ai Cập, cả hai đã mang theo giấy tờ giả, máy vô tuyến điện để có thể liên lạc với sở chỉ huy, và có đem theo bảng Anh với số tiền tương đương 80.000 USD. Sau vài tuần xuyên sa mạc họ đã đến một địa điểm gần Assiut. Nhưng khi họ bước vào đất Ai Cập cả hai đã không thể lọt qua cặp mắt tình báo Anh. Các đồn bốt nơi tiền tuyến của Anh bắt đầu cảnh giác. Tuy nhiên cả hai đã không có nghi vấn gì, họ vẫn liên lạc với các người khác ở Ai Cập mà trước hết là liên lạc với Fathmy là một vũ nữ múa bụng. Sau khi nhờ Fathmy mua nhà cho Eppler và Gerd thì cà hai lắp đặt vô tuyến điện. Thế là điệp vụ Abwehr đặt là KONDOR đã sẵn sàng hoạt động. Còn Anh thì tiến hành điệp vụ ULTRA.
Cung với hoạt động gián điệp, Đức còn đối đầu với Anh bằng cách tung hàng núi bảng Anh giả do Đức in ra nhằm phá hoại nền kinh tế Anh, nhưng rồi Anh đã phát hiện ra nơi xuất xứ của chúng là từ một nhà băng ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Và sau nhiều lần theo dõi thì đã bắt được Eppler và Gerd.
Nhưng quân Anh do thống chế Romme bị giáng xuống trên đầu một đòn bí hiểm đó là vào mùa xuân năm đó, đội quân Afrika Korps bị bại trận một cách thảm hại và một năm sau thì đầu hàng ở Tunisia.
Người Đức phát xít cũng bị giáng một đòn thí mạng là người Anh đã bắt Eppler gửi thông báo về sự thành công thật xuất sắc của KONDOR và yêu cầu giúp đỡ. Khi Abwehr đã tăng viện quân, đưa nhiều điệp viên qua nhưng tất cả đều bị bắt. Đến thời điểm này thì Eppler đã trở thành một nhân viên phản gián của Anh và Eppler trở thành điệp viên hai mang.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các phong trào bí mật của người Đức, người Anh không thể dập tắc. Trong khi đó Sadat cùng bạn là sĩ quan trẻ Gamal Abdel Nasser đã nổi dậy lật đổ quốc vương dựng lên Farouk năm 1953. Ba năm sau, Ai Cập lấy lại kênh đào Suez. Đến đây mốc lịch sử đã chấm hết đối với chế độ thực dân Anh ở Trung Đông

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com