dienbich2881979

3 Trang  1 2 3 >

Các bài viết vào Tuesday 6th March 2007

 
I. SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

1.Tác dụng của lao động trong quá trình biến hóa từ vượn đến người TOP


Căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu của các ngành địa chất học, cổ sinh vật học và khảo cổ học, chúng ta biết rằng ở thời đại tối cổ, trên trái đất chưa có loài người. Sự xuất hiện loài người trên trái đất là, do sự tiến hóa của các giống động vật từ thấp lên cao. Bản thân loài người là một giống động vật cao cấp nhất. Chân lý ấy mãi đến thế kỷ XIX mới được nhà sinh vật học người Pháp Lamarck phát hiện ra.

Tiếp theo đó, ở Anh lại có nhà sinh vật học nổi tiếng Darwin ông khẳng định rằng: người là do một loài vượn cổ biến hóa thành. Tổ tiên của loài người là một loài vượn ngày xưa đã sớm tuyệt chủng. Tác phẩm naỳ lúc mới ra đời bị nhiều người công kích kịch liệt. Lamarck và Darwin đã vạch ra một cách đúng đắn nguồn gốc loài người vẫn chưa giải quýêt một cách thỏa đáng vấn đề vươn tiến lên người như thế nào? Bởi vậy phải đợi đến F.Ăng-ghen, chúng ta mới có được câu trả lới.

Ăng-ghen đã nêu cho chúng ta thấy động lực chân chính của sự biến hóa từ vượn đến người là lao động. Ông khẳng định: chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.

2. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc của loài người TOP


Quá trình từ vượn tiến lên người phát sinh từ lúc nào? Ở nơi nào? Ðối với vấn đề này, các nhà nhân loại học và khảo cổ học chưa đi đến một kết luận thật dứt khoát, nhưng theo sự suy đoán chung thì như sau:

Ba,bốn triệu năm về trước, ở miền rừng nhiệt đới châu Á và châu Phi, đã từng sinh sống một loài vượn cổ gọi là driopithèque, tổ tiên chung của loài người và loài vượn. Việc phát hiện ra xương hóa thạch của vượn driopithèque đã chứng minh một cách hùng hồn giả thuyết khoa học của Ða-uyn về nguồn gốc loài người là từ một loài vượn cổ mà ra, bởi vì lần đầu tiên nó cho ta một khái niệm cụ thể về hình dáng thực của loài vượn cổ, tổ tiên của loài người. Nhưng việc có ý nghĩa khoa học lớn hơn và gây hứng thú nhiều hơn đối với vấn đề tìm hiểu nguồn gốc loài người là việc phát hiện ở Nam Phi di cốt của một loài vượn cổ, gần với người hơn bất cứ loài vượn hình ngườinào màkhoa học đã biết đến, gọi là vượn Phương Nam (Australopithèque). Ðặc điểm chủ yếu của loài vượn cổ này đã biết đi hai chân theo tư thế thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng, và đã biết dùng hai tay làm những động tác cầm nắm, vì loài vượn cao cấp này đã chuyển từ cuộc sống leo trèo trên cây đến cuộc sống trên mặt đất, và đang trong quá trình tách khỏi giới động vật.

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật, và tìm thấy ngày càng nhiều xương hóa thạch của nhiều giống loài vượn, tổ tiên trực tiếp của người hiện nay: người vượn Ja-va, người vượn Bắc-Kinh, người Heidelberg, người Néanderthal, người Cro-Magnon, người Sơn Ðỉnh Ðộng, v.v...

II. BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY VÀ SỰ XUẤT HIỆN CHẾ ÐỘ THỊ TỘC
1.Bầy người nguyên thủy ở thời đại đồ đa cũ sơ kỳ TOP


Việc tìm được những di cốt hóa thạch của người Pithécanthropus cũng gọi là người vượn Ja-va phát triển cao hơn loài vượn Phương Nam là một thành tựu lớn của nền khoa học cuối thế kỷ XIX. Người vượn Ja-va, được coi là người nguyên thủy cổ nhất mà người ta được biết, là do một bác sĩ người Hà Lan tên là (E.Dubois) phát hiện, trên đảo Ja-va (Inđonesia) vào những năm 1891- 1893.

Giống người vượn trung gian kế tiếp người Pithécanthropus là người Sinanthropus cũng gọi là người vượn Trung Quốc hay người vượn Bắc Kinh do nhà khảo cổ học người Trung Quốc Bùi Văn Trung phát hiện từ năm 1921 ở vùng Chu-khẩu-điếm, phía tây nam Bắc Kinh.

Người Heiđelberg được phát hiện năm 1907 ở vùng Heiđelberg (Tây Ðức) cũng là một giống người vượn gần gũi với người Bắc Kinh và là một trong những giống người xưa nhất sống ở lục địa Châu Âu.

Ở thời kỳ bầy người nguyên thủy, công cụ lao động tiêu biểu là những hòn đá cuội được ghè đẽo qua loa, hình dáng rất thô kệch, những mảnh tước tách từ hạch đá, những chiếc rìu tay hình bầu dục hoặc hình hạnh nhân. Kỹ thuật chế tác công cụ rất thô sơ. Năng suất lao động rất thấp kém. Nạn đói thường xuyên đe dọa.

2. Sự xuất hiện người kiểu hiện đại và sự hình thành xã hội thị tộc mẫu hệ ở thời đại đồ đá cũ hậu kỳ TOP


Thời kỳ bầy người nguyên thuỷ tương đương với thời đại đồ đá cũ sơ kỳ, thời sinh sống của các giống người vượn Heiđelberg, Sinanthropus Néanđerthaal. Bước sang thời đại đồ đá cũ hậu kỳ thì có thể nói quá trình biến hóa từ vượn đến người đã kết thúc. Lúc bấy giờ đã xuất hiện người kiểu hiện đại-cũng gọi là người khôn ngoan hay người homo-sapien - hoàn tòan giống với người ở thời đại chúng tavề cấu tạo cơ thể củng như về hình dáng bên ngoài.

Thời kỳ xuất hiện người kiểu hiện đại cũng là thời kỳ bắt đầu hình thành các chủng tộc do những điều kiện thiên nhiên của cuộc sống của con người trong thời đại nguyên thuỷ và do sự cư trú phân tán của họ trên trái đất tạo nên.

Qua sự nghiên cưú của các nhà nhân loại học ,người ta phân biệt ba chủng tộc lớn:

Ðại chủng tộc Australo-Negoit hay đại chủng Xích đạo ,ví như những người da đen châu Phi ,những người thổ dân châu Ðại dương

Ðại chủng tộc Ơrôpêoit hay đại chủng Âu-Á , ví như các dân tộc ở châu Âu, Bắc phi, Tiền Á, Bắc Ấn...

Ðại chủng tộc Mongoloit hay đại chủng Á-Mỹ, ví như các dân tộc ở Trung Á, Bắc Á, Ðông Á và Nam Á,thổ dân châu Mỹ người In-đi-an.

Sau hậu ky thời đại đồ đá cũ, loài người đã tiến thêm một bước dài hơn. Những di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ này chứng tỏ một trạng thái phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: kỹ thuật sản xuất, sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội và hình thái ý thức.

Lúc này do yêu cầu phát triển của sức sản xuất, bầy người nguyên thủy với mối quan hệ lỏng lẻo, không bền vững cuả nó được thay thế bằng tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, ổn định hơn: tổ chức công xã thị tộc ra đời. Công xã thị tộc là một tập đoàn lớn hơn, đông hơn bầy người nguyên thủy, có thể gồm vài chục đến vài trăm người, sống thành từng gia đình, gồm lớp cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc.

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ÐỘ THỊ TỘC MẪU HỆ Ở THỜI KỲ ÐỒ ÐÁ MỚI. TOP

1. Sự phát triển của công cụ lao động và sự xuất hiện nghề chăn nuôi và nghề nông nguyên thuỷ TOP


Sang thời đại đồ đá mới (khoảng 6000 năm trước công nguyên), con người hoàn toàn sống trong những điều kiện khí hậu, động vật và thực vật của thời hiện đại. Bên cạnh các công cụ đồ đá ghè đẽo của thời đại trước, công cụ lao động tiêu biểu cho thời đại này là với kỹ thuật mài nhẵn. Ngoài ra, kỹ thuật khoan lỗ và cưa cũng đã có . Thời đại đồ đá mới cũng được đánh dấu bằng sự xuất hiện hai ngành tiểu công nghệ đầu tiên của loài người là nghề làm đồ gốm nghề dệt vải. Bên cạnh các nghề săn bắn, đánh cá và hái lượm, người thời đại đồ đá mới bắt đầu biết và nông nghiệp dùng cuốc. Ðiều này càng củng cố thêm sự và nữ đã có từ thời đại đồ đá cũ . Săn bắn và chăn nuôi là công việc của người đàn ông. Người đàn bà lo việc hái lượm ,trồng trọt, chăm nom công việc gia đình, trong đó có việc làm đồ gốm và dệt vải .

2. Sự phát triển của chế độ công xã thị tộc mẫu hệ TOP


Chế độ mẫu quyền là một giai đoạn phát triển lịch sử mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều đã kinh qua. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài . (khoảng từ 6 .000 đến 4.000 năm trước công nguyên ) . Người ta thường phân chia chế độ mẫu quyền thành hai thời kỳ khác nhau: và. Chế độ mẫu quyền tảo kỳ tồn tại từ hậu kỳ thời đại đồ đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ đá mới ,dựa trên kinh tế và nguyên thủy . Chế độ mẫu quyền phát triển tồn tại ở trung kỳ thời đại đồ đá mới.Lúc này người ta đã biết chăn nuôi gia súc và đã tiến tới nông nghiệp dùng cuốc. Chính nông nghiệp đã xác lập địa vị và vai trò trọng yếu của người đàn bà trong nền sản xuất xã hội lúc bấy giờ.

3. Hinh thái ý thức của xã hội nguyên thủy TOP


Hình thái ý thức đầu tiên của loài người có thê ø nói là ngôn ngữ. Trên đây, chúng ta đã nói tư duy và ngôn ngữ sinh ra và phát triển gắn liền với việc tiến hành lao động tập thể

Tôn giáo cũng là một hình thái ý thức nảy sinh dưới chế độ công xã nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Lúc ấy, lao động sản xuất còn ở trình độ rất thấp kém. Con người cảm thấy mình bất lực trước thiên nhiên, sinh lòng mê tín thần linh, ma quỷ. Ðó chính là nguồn gốc và cơ sở của tôn giáo

Nghệ thuật cũng là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh ở thời đại nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Nguồn gốc chung của nghệ thuật nguyên thủy là thực tiển lao động sản xuất của con người. Nó là hình thức biểu hiện nhận thức, tình cảm và tư tưởng của con người qua thực tiễn lao động, chứ không phải hoàn toàn về mục đích thẩm mỹ, vì nghệ thuật mà có sáng tác nghệ thuật. Nghệ thuật thời đó chỉ là do yêu cầu của đời sống thực tế mà có. Mục đích của nó là nhằm phục vụ sản xuất. Hội họa, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, nhảy múa, trang sức, v.v...đều gắn chặt với sinh hoạt tập thể của mọi thành viên trong thị tộc.

IV. SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY VÀ SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP TOP

1. Sự xuất hiện đồ kim loại. Sự phát triển của nghề chăn nuôi và nông nghiệp, của thủ công nghiệp và thương nghiệp TOP


Trong suốt một thời gian rất dài, công cụ lao động của loài người chủ yếu là đồ đá. Công cụ đồ đá dù mỗi ngày một cải tiến, song cũng không đem lại năng suất lao động cao được. Về sau người ta phát hiện ra được kim loại. Công cụ làm bằng kim loại, lúc đầu là đồng nguyên chất, về sau là đồng thau, đem lại một năng suất không cao hơn hẳn so với công cụ đồ đá.

Công cụ đồ đá đồng xuất hiện vào khoảng đầu niên kỷ IV trước công nguyên. Nhưng nó không loại trừ công cụ đồ đá, mà ngược lại, công cụ đồ đá mới vẫn tiếp tục phát triển. Vì thế, người ta cũng gọi thời kỳ này là thời kỳ đá, đồng. Hầu hết các bộ lạc châu Á, châu Âu và Bắc Phi đều có trải qua thời kỳ đá, đồng.

Công cụ bằng sắt, xuất hiện và phát trển tương đối muộn, vào cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Sắt có ưu thế rất lớn so với đồng.Sắt rất sẵn, người ta tìm thấy sắt ở nhiều nơi, sắt lại rất cứng, nếu thời kỳ đồ đồng thau chưa hoàn toàn loại trừ đồ đá, thì thời kỳ đồ sắt đã hoàn toàn loại trừ đồ đá và tiến tới loại trừ cả đồ đồng trong lĩnh vực công cụ sản xuất

Từ cuối thời kỳ đồ đồng bước sang thời kỳ đồ sắt, đã diễn ra sự phân công xã hội lớn lần thứ hai giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc chăn nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã trở nên thường xuyên và đều đặn. Nền sản xuất để trao đổi đã ra đời thì đồng thời thương nghiệp cũng xuất hiện, không những trong nội bộ thị tộc và bộ lạc mà cả với bên ngoài nữa.

Do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, những thành thị cổ đại, trung tâm của bộ lạc hoặc của liên minh bộ lạc, nơi tập trung sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, bắt đầu xuất hiện và đối lập với nông dân.Bấy giờ loài người đã đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh, thời đại xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời.

2. Sự chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc mẫu hệ sang chế độ công xã thi tộc phụ hệ TOP


Như trên đây đã nói, chế độ mẫu hệ chỉ tồn tại trên cơ sở một trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp kém. Sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã đem lại những biến đổi mới trong xã hội và thay đổi địa vị của người phụ nữ.

Việc này xảy ra trước tiên ở các bộ lạc chăn nuôi. Việc chăn nuôi phát triển đã làm tăng thêm của cải cho gia đình và cho thị tộc, đời sống do đó được cải thiện nhiều hơn trước. Từ săn bắn sang chăn nuôi, công việc vẫn do đàn ông đảm nhiệm. So với kinh tế người đàn ông thì lúc này kinh tế của người đàn bà trở nên kém quan trọng. Người đàn ông bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa địa vị thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong gia đình và thị tộc. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, chỉ cần xóa bỏ huyết tộc theo họ mẹ và thừa kế mẹ,ü xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha. Chế độ mẫu quyền dần dần chuyển thành chế độ phụ quyền.

Chế độ hôn nhân đối mẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng. Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trình phát sinh chế độ tư hữu, với quá trình phân hoá xã hội thành giai cấp.

3. Sự phát sinh chế độ nô lệ. Sự xuất hiện chế độ tư hưũ TOP


Như đã nói trên, dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, không có sự bóc lột, sự thống trị, sự nô dịch giữa người này hay tập đoàn này đối với người khác hay tập đoàn khác trong xã hội. Sở dĩ như thế là vì của cải là thuộc sở hưũ tập thể của thị tộc, bộ lạc, không ai nảy ra tư tưởng bóc lột người khác.

Bước sang thời kỳ xuất hiện đồ kim loại, do điều kiện sản xuất đã tiến bộ hơn, năng suất lao động trong các ngành cao hơn, lao động của mỗi người không những có thể đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu cho đời sống của bản thân và con cái, mà còn có thể sản xuất dội hơn một ít nữa, có thể làm ra được một số sản phẩm thặng dư. Do đó ma có thể nảy sinh hiện tượng người bóc lột người tức là sự chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do người khác làm ra. Từ đó người ta bắt đầu nghĩ đến cách bóc lột sức lao động của những tù binh bị bắt trong chiến tranh, họ đã biến thành nô lệ của thị tộc. Như vậy là chế độ nô lệ đã xuất hiện. Ðó là hình thức áp bức bốc lột đầu tiên giữa người với người, đồng thời đó cũng là một bước tiến lớn của lịch sử, vì sự boúc lột lao động của nô lệ có tác dụng đẩy mạnh sự tích lũy của cải cần cho sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội.

4. Sự hình thành xã hội có giai cấp - Sự xuất hiện nhà nước TOP


Sự tích lũy của cải tư hữu ngày càng nhiều dưới hình thức ruộng tư, súc vật, hàng hóa hay tiền tệ làm cho sự chênh lệch về tài sản và về địa vị xã hội giữa các gia đình phụ hệ trong cùng một thị tộc hay giữa các thị tộc trong cùng một bộ lạc ngày càng rõ rệt. Dần dần xã hội thị tộc phân hóa thành lớp những người giàu và lớp những kẻ nghèo

Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp phát sinh và không ngừng phát triển ngày càng sâu sắc. Ðến một lúc nào đó, mâu thuận giai cấp không thể diều hòa được nữa thì giai cấp quý tộc giàu có đặt ra bộ máy nhà nước pháp làm công cụ thống trị để đàng áp sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo.

Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên. Ðó là những nhà nước cổ đại ở Ai Cập, ở Lưỡng Hà, ở Trung Quốc, ở Ấn Ðộ, v.v...

Nhìn chung mà nói, hình thái nhà nước xuất hiên đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì chế độ chiếm hữu nô lệ là hình thức bóc lột giai cấp đơn sơ nhất, thô bạo nhất. Trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội đó, loài người đã xây dựng một nền văn minh cổ đại rực rỡ.


Các bài viết vào Tuesday 6th February 2007

 
Đội quân đất nung của Tần Thuỷ Hoàng làm từ 2 nơi


Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Ảnh. ABConline.
Các chiến binh và ngựa trong lăng mộ của vị hoàng đế Trung Hoa nổi tiếng được làm từ những vùng khác nhau, cuộc phân tích phấn hoa trên các bức tượng đất sét đã tiết lộ điều đó.

Đội quân đất nung với 8099 chiến binh và ngựa được tìm thấy trong mộ vào năm 1974 đã làm các nhà khoa học sửng sốt. Chúng được làm ra với dụng ý bảo vệ cuộc sống cõi âm của vị hoàng đế, được chôn cùng với ông vào khoảng năm 210 đến 209 trước Công nguyên.

Giờ đây, ít nhất một bí ẩn về nguồn gốc của chúng đã được làm sáng tỏ.

Khi thực vật mọc ở thời điểm nhà Tần 2000 năm trước, các hạt phấn hoa bay trong không khí và rơi vào đất sét. Ya-Qin Hu, trưởng nhóm nghiên cứu ở Viện Thực vật học, Viện khoa học Trung Quốc và cộng sự đã ép các mảnh vụn từ đội quân đất nung, rửa và phân tách thành phần của nó. Chất hữu cơ tìm thấy được phân tích để tìm ra các loại phấn hoa.

Nhóm nghiên cứu phát hiện phấn hoa trên các chiến binh hầu hết có xuất xứ từ cây thân thảo, trong khi phấn hoa lấy từ những con ngựa đất chủ yếu bắt nguồn từ những cây thân gỗ như thông, bạch quả.

Sự khác nhau này chứng tỏ những con ngựa đất được chế tạo gần khu mộ, trong khi những chiến binh được làm từ một vùng đất khác ở xa hơn.


Các bài viết vào Thursday 25th January 2007

 
Tôn giáo và chính-trị



Trần Văn Toàn



Của hoàng-đế, trả về hoàng-đế,

Của Thiên-Chúa, trả về Thiên-Chúa.

Thánh Kinh, Tân-Ước, Tin mừng theo

(Thánh Mát-thêu, đoạn 22, câu 21)



Nhà nước mà còn cần lấy tôn-giáo làm nền tảng, thì chưa phải là nhà nước chính hiệu, đích-thực [...]. Cái gọi là nhà nước Thiên-Chúa-giáo, thực ra là nhà nước chưa được hoàn-hảo, và vì thế cần phải có Thiên-Chúa-giáo, để cho tính-chất thiếu hoàn-hảo của nó được bổ-túc và được nên thần-thiêng [...]. Cái gọi là nhà nước dân-chủ, nhà nước đích-thực, thì không cần đến tôn-giáo để làm cho nó đầy-đủ về mặt chính-trị.

Karl Marx, Về vấn-đề Do-thái (Zur Judenfrage), 1843, MEGA (Karl Marx - Friedrich Engels Gesamtausgabe = Marx - Engels Toàn-tập), Berlin, 1982, Bộ I, Tập 2, tr. 151-152



Xin chú ý : Trước khi đi vào đề-tài, thiết-tưởng cũng nên nói ngay rằng những ý-kiến nêu ra trên đây về tôn-giáo và về Thiên-Chúa-giáo, đều áp-dụng được vào tất cả các ý-thức-hệ nói chung, và tất cả các tôn-giáo nói riêng, nhất là những ý-thức-hệ và tôn-giáo của nhà nước (quốc-giáo).



Hai đoạn văn trưng-dẫn trên đây, tuy cách nhau như thế là mười chín thế-kỷ, nhưng cùng đề xướng ra một nguyên-tắc làm tiêu-chuẩn cho tổ-chức xã-hội. Đó là nguyên-tắc phân-biệt tôn-giáo với chính-trị.



Nguyên-tắc này không phải tự-dưng mà có. Nó đã nảy-nở ra theo một quá-trình lịch-sử khá dài, dài tới hơn ba nghìn năm. Nói thế khác, không phải thời-đại nào, không phải xã-hội nào cũng tổ-chức theo nguyên-tắc ấy. Nghĩa là : đã có, đang có và chắc sẽ còn có những xã-hội không đặt vấn-đề biệt-lập tôn-giáo với chính-trị. Mà không đặt vấn-đề như thế, thì là vì người ta chưa ý-thức được cho rõ-rệt thế nào là tôn-giáo, thế nào là chính-trị. Nói cho cùng thì đó là vì cá-nhân còn chìm sâu vào chu-kỳ của thiên-nhiên, còn hòa-đồng với nếp sống của tập-thể, chưa ý-thức được vai trò chủ-động của mình trong trời đất, chưa nghiệm được cho sâu-đậm thế nào là ‘’nhân linh ư vạn vật’’.



Trong tình-trạng đó, tất cả những cái sở-đắc của tập-đoàn con người ta còn làm thành một khối văn-hóa duy-nhất mà người đi trước truyền lại cho người đi sau. Tôi xin tạm gọi khối văn-hóa duy-nhất ấy là tông-giáo, theo đúng gốc chữ Hán, nghĩa là những điều mà tổ-tiên, ông tổ, ông tông, dạy lại cho người ta. Những điều đó giúp cho người ta biết cách xoay-xở để sống trong trời đất, và sống êm đẹp trong những xã-hội khác nhau. Trong khối tông-giáo ấy, có những điều phải tin phải biết, có những cái phải kỵ phải kiêng, rồi còn có những công-việc phải làm đối với thiên-nhiên và sự-vật, những hành-vi phải có đối với người khác và thần-linh. Ai chưa có dịp tiếp-xúc với người ở ngoài tập-đoàn, thì chỉ biết có nếp sống như thế, coi như không thể nào khác đi được. Mình thấy có bổn-phận phải duy-trì tất cả những cái cha ông để lại. Ai làm khác đi thì coi như là đã bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ ông bà, nghĩa là bất hiếu. Đã thế, khi quan-niệm về thần-linh còn gắn liền với cái khối duy nhất đó, thì tất cả những điều phải làm, phải kiêng, phải lánh, đều được coi là mệnh-lệnh của thần-linh. Không giữ thì có lỗi.



Dần-dần, nhân vì có giao-lưu, trao đổi giữa các dân-tộc, người ta nhận ra rằng cái khối văn-hóa của mình chỉ là tương đối. Thế rồi, lấy lý-trí mà so-sánh, mà suy-luận, người ta phân-biệt ra đâu là những kiến-thức có chứng-lý, đâu là những định-kiến còn mơ-hồ ; đồng thời phân-biệt những động-tác kỹ-thuật có công-hiệu với những cử-chỉ có tính-cách ma-thuật, với những câu thần-chú vô hiệu-quả ; và sau cùng thì trong những việc phải làm, lại phân-biệt những việc có tính-cách vệ-sinh để gìn-giữ sức khỏe với những việc tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ, kính thần-linh.



Chính trong trường-hợp đó mà các phương-hướng trong nếp sống của người ta càng được nhận-định rõ-ràng hơn và được biệt-lập thành ra nhiều phạm-vi, có nội-dung riêng, có lý-sự riêng và nền-tảng riêng, như : khoa-học, triết-lý, luân-lý-học, tôn-giáo, chính-trị, v.v.



Vì lẽ những phạm-vi đó phát-triển từ-từ, cho nên không thể nói một cách chung-chung về tôn-giáo hay về chính-trị, như là những thực-thể từ muôn thủa vẫn như thế. Một ví-dụ : Vì trong văn-hóa Á-châu không có sẵn từ-ngữ nào để phiên-dịch chữ religion của người Âu-châu, cho nên người Tàu (và người Nhật) đã dùng tiếng đôi zong-jiào (shukyo), đọc theo dọng Hán-Việt là tông-giáo hay là tôn-giáo. Nhưng theo đúng từ-nguyên thì tiếng đôi ấy chỉ nói lên cách-thức truyền-bá : cái do tổ-tông dạy lại cho ta, chứ không nói rõ là dạy cái gì, không nói rõ cái nội-dung của nó. Vì thế tự nó không có ý-nghĩa rõ-rệt đối với những người ở trong văn-hóa Tàu. Những cái mà ta gọi chung-chung là tôn giáo, chưa chắc đã có một nội-dung tối-thiểu như nhau, như : Phật-giáo, Đạo-giáo, Khổng-giáo, Thiên-Chúa-giáo, Bạch-liên-giáo, vật-bái-giáo, v.v. Chính vì ngôn-từ có công-dụng phân-loại, cho nên khi cùng dùng một từ-ngữ, người ta dễ lầm-tưởng rằng các thứ đó đều là một loại như nhau cả, rồi cho rằng tôn-giáo nọ có thể biến-thể thành tôn-giáo kia.



Nếu trên đây tôi tạm dùng chữ tông-giáo, theo đúng nghĩa chữ Hán, để chỉ cái khối văn-hóa nguyên-thủy, thì là vì hiện nay chúng ta đều đã quen dùng chữ tôn-giáo để dịch chữ religion của người Âu-châu. Nhưng nói cho cùng thì nhiều người Tây-phương cũng không có quan-niệm rõ-rệt lắm, cho nên hiện nay người ta còn tranh-luận xem có nên gọi mấy học-thuyết mới được chế ra là tôn-giáo hay không, có người còn cho rằng ma-thuật cũng là tôn- giáo nữa. Vì thế khi triết-học hay khoa-học bàn về tôn-giáo, thì cần phải xác-định mình coi bản-chất nó là như thế nào. Nếu không, sẽ có nhiều hiểu lầm tai hại, vì chưa chắc hai nhà nghiên-cứu cùng nói về một đối-vật như nhau.



Chúng ta cũng quen dùng chữ đạo là đường đi, cách ăn ở, để dịch chữ religion. Như thế có lẽ hay hơn, vì nói lên nội-dung của nó. Trong sách Phép giảng tám ngày (1651), giáo-sĩ Alexandre de Rhodes dùng chữ đạo để dịch chữ la-tinh lex, đúng nghĩa là luật phải giữ, con đường phải đi ; lại dịch chữ la-tinh secta là giáo.



Ý-thức được rằng cần phải phân-biệt tôn giáo với chính-trị, đó là một truyện, nhưng thực-hiện được hay không, được nhiều hay ít, đó lại là truyện khác, vì nó còn tùy-thuộc vào điều-kiện lịch-sử và văn-hóa của các dân tộc, có lúc lên lúc xuống. Khó thực hiện nữa là vì tính ù-lỳ không muốn thay đổi, nhưng cũng còn là vì có người thấy rằng không phân-biệt thì mình có lợi thế hơn. Tôi không có ý tìm một cách tỉ-mỉ xem nguyên-tắc đó được thực-hiện trong lịch-sử như thế nào, vì nó thuộc về sở-trường của các sử-gia.



Hiện nay, nói chung thì những quốc-gia thực-hiện được kha-khá nguyên-tắc phân-biệt tôn-giáo với chính-trị, thì đều nằm trong khu-vực văn hóa Âu-châu. Vì sao thế ? Theo thiển-ý thì có hai yếu-tố đã làm cho họ đặt ra lý-tưởng : một là văn-hóa Hi-lạp và Rô-ma, hai là quan-niệm nhất-thần của Do-thái-giáo và Thiên-Chúa-giáo. Theo giả-thuyết đó tôi xin trình bầy sau đây mấy chặng đường quyết-định trong việc hình-thành nguyên-tắc phân-biệt tôn giáo với chính-trị



Yếu-tố duy-lý trong văn-hóa Hi-lạp



Quan-niệm đòi-hỏi biệt-lập tôn-giáo với chính-trị đã nảy-nở ra trong hoàn-cảnh lịch-sử và văn-hóa đặc-biệt của người Hi-lạp thời thượng cổ.



Đã từ lâu các sử-gia thường nói về sự bộc-phát vào thời đó của tư-tưởng Hi-lạp trong phạm-vi duy-lý của triết-học và khoa-học, coi đó như là một hiện-tượng cực lạ. Lại có những người không đồng-ý, cho rằng không có gì lạ cả, vì người Hi-lạp đã học lại được nhiều kiến-thức của người miền cực-tây châu Á, nhất là miền Lưỡng-hà-địa, lại còn học của người Ai-cập nữa. Gần đây lại có thêm một ít học-giả người Phi-châu tuyên-bố rằng người Ai-cập còn chịu ảng-hưởng của người da đen Phi-châu nữa, cho nên Phi-châu mới thực là nguồn gốc của văn-hóa Hi-lạp. Nhưng cho dù có tìm ra được chứng cớ, thì thiết-tưởng cái đó cũng không thành vấn-đề. Thực thế, ai lại không biết rằng người ta thâu lượm và chồng-chất kinh-nghiệm và kiến-thức qua bao nhiêu thế-hệ, bao nhiêu thế kỷ. Thâu lượm được ít hay nhiều là tùy vào khả-năng của từng dân-tộc, vào sự giao-lưu giữa các dân-tộc. Nhưng có chồng chất bao nhiêu đi nữa, mà thiếu phương-pháp để phân-biệt và tổng-hợp cho có thứ-tự mạch-lạc, thì chỉ thêm lộn-xộn, chứ không sao thành-lập được khoa-học và lối suy-tư hợp lý. Đó mới là điểm đặc-biệt làm cho văn-hóa Hi-lạp đáng chú-ý.



Trong cuốn sách Nguồn gốc tư-tưởng Hi-lạp (1962), học-giả người Pháp Jean-Pierre Vernant có viết trong phần kết-luận : ‘’Trong văn hóa Hi-lạp, cái Lý thực ra đã được thiết-lập, hình-thành và được trình-bầy ra trước tiên là ở bình-diện chính-trị. Kinh-nghiệm về đời sống xã-hội đã được người Hi-lạp đặt làm đề-tài để tích-cực suy-luận, vì trong đời sống của tổ-chức thị-xã (polis), kinh-nghiệm ấy đã được đặt làm đề-tài để công-chúng thảo-luận. Tư-tưởng huyền-thoại bắt đầu xuống dốc khi mà các nhà hiền-triết bắt đầu bàn-luận về trật-tự trong xã-hội, tìm cách xác-định xem nó là gì, và diễn-tả nó bằng những công-thức mà ai có trí khôn đều hiểu được cả, đồng thời áp-dụng vào đó phép đo-lường lấy số-lượng làm tiêu-chuẩn. Từ đó mới xác-định ra một đường-lối tư-tưởng chính-trị biệt-lập ra bên ngoài tôn-giáo’’ . Sau đó mới bắt đầu suy-luận về vũ-trụ, và thành-lập triết-học và khoa-học.



Thời-điểm quyết-định của bước tiến đó là vào khoảng thế-kỷ XII trước Tây-lịch kỷ-nguyên, khi mà ở đất Hi-lạp thế-lực và văn-hóa Mykênai (Mycènes) bị chi-tộc Đoria (Doriens) từ miền Tây-bắc tràn xuống làm sụp-đổ.



Trước thời đó thì trong vòng ba thế-kỷ, quyền-lực trong xã-hội đều tập-trung trong tay nhà vua. Một mình nhà vua nắm trong tay cả binh-lực lẫn kinh-tế, lại giữ độc-quyền về việc tôn-giáo. Những người làm việc cho nhà vua chưa phải là công-dân hay công-chức như trong một xã-hội tự-do bình-đẳng, nhưng chỉ là tay sai, gọi dạ bảo vâng mà thôi. Trong chế-độ quân-chủ tuyệt-đối như thế, cung-điện nhà vua là trung-tâm của đời sống xã-hội. Sau khi chế-độ ấy sụp đổ thì lớp quí-tộc đứng ra tổ-chức xã-hội và phân-tán quyền-lực ra làm ba chức-vụ chuyên-môn : có người chuyên-môn việc tế-tự trong tôn-giáo, có người chuyên nghiệp đánh giặc nơi chiến-trường, và sau cùng thì có người chuyên-môn cầy ruộng ngoài đồng. Từ đây trung tâm đời sống xã-hội không còn phải là cung-điện nhà vua, nơi truyền lệnh cho bá tánh, nhưng là công-trường (agora), nơi các công-dân hội họp, bàn-bạc và quyết-định. Chế-độ dân-chủ của thị-xã được thành-lập.



Người Hi-lạp gọi thị-xã của họ là polis, gọi những hoạt-động có liên-can đến việc tổ-chức thị-xã là politikê, nay ta phiên-dịch là chính-trị. Còn chế-độ dân-chủ của thị-xã thì gọi là politeia. Vào thời đó, người La-tinh ở Roma cũng có chế-độ tương-tự, trong đó xã-hội được coi là của chung, còn công việc tổ-chức xã-hội thì gọi là việc chung (res publica). Mấy từ-ngữ đó được truyền sang các ngôn-ngữ Âu-châu. Vì thế ngày nay họ gọi những người có nhiệm-vụ giữ trật-tự trong xã-hội là police, tức là công-an hay là cảnh-sát. Còn chế-độ cộng-hòa thì người Hi-lạp vẫn còn gọi nó là politeia, các dân-tộc Âu-châu khác thì gọi là république, republik, v .v.



Từ nay việc tổ-chức xã-hội không còn căn-cứ vào lệnh truyền của thần-linh, vào sức mạnh của người giữ binh-quyền, hay là vào sức ép của những người có nhiều tài-sản, nhưng nhất-thiết đều tùy vào sự đồng-ý của người trong xã-hội, được diễn-tả ra bằng lời nói, sau khi đã dùng lời nói để tranh-luận. Như thế là chế-độ thị-xã đã biệt-lập tôn-giáo với chính-trị và thành ra môi-trường sinh-hoạt của những con người tự-do bình-đẳng, biết dùng lời nói và lý-sự làm phương-tiện độc-nhất để thuyết-phục nhau .



Theo như học-giả Vernant thì có ba đặc-điểm trong văn-hóa thị-xã của Hi-lạp. Một là dành phần ưu-tiên cho lời nói lý-sự. Lời nói không còn phải là lời thần dậy thánh phán, không phải là lời thần-chú để làm ra các phép thần-thông, không phải là lời ra lệnh từ trên xuống dưới, nhưng là lời trao đổi bàn cãi trên bình-diện lý-sự, để phân-biệt cái đúng với cáí sai. Hai là đời sống chính-trị có tính cách công-cộng, không có gì ám-muội phải che đậy, mọi người có thể tham-gia vào được cả. Vì tôn-giáo đã tách rời ra khỏi chính-trị, cho nên có thể có nhiều hội-đoàn tôn-giáo mà không cái nào bị chính-trị chi-phối. Ba là người trong xã-hội, theo một quan-điểm nào đó, phải giống nhau , tham-gia như nhau vào việc chung.



Chính trong môi-trường văn-hóa như thế mà các triết-gia như Platon, Aristoteles, đã soạn ra những luận-thuyết về phép tổ-chức nhà nước, về chính-trị, chỉ căn cứ vào lý-trí, chứ không tựa vào quan-niệm tôn-giáo nào cả.



Cũng cần phải nói lên rằng chế-độ dân-chủ ấy, ở Hi-lạp cũng như ở Roma, chỉ thịnh-hành được hơn thế-kỷ, cho đến khi có những chính-khách như Caesar, như A-lịch-sơn (Alexandre) đại-đế, phế bỏ những thị-xã nhỏ bé, và thành-lập đế-quốc rộng lớn, bao trùm nhiều dân-tộc có văn-hóa và ngôn-ngữ khác nhau. Lúc đó nhà cầm quyền lại muốn trở về quan-niệm ngày xưa, lẫn-lộn tôn-giáo với chính-trị, thậm chí có những đại-đế Roma bắt buộc thần-dân suy-tôn mình là thần-linh nữa. Cho nên dự-định biệt-lập tôn-giáo với chính-trị phải chờ khi có điều-kiện thuận-tiện, ở thời cận-đại, mới lại phát-triển được.



Ảnh-hưởng của đạo Do-thái và đạo Thiên-Chúa



Chủ-trương biệt-lập tôn-giáo với chính-trị ở Âu-châu còn do một nguồn-gốc thứ hai, mà ít ai ngờ tới, đó là đạo Do-thái và đạo Giê-su . Tôi xin giải-thích như sau.



Theo thường tình thì khi gặp một hiện-tượng, một sự-vật hay một nhân-vật khác thường, có tác-động hữu-hiệu một cách lạ-lùng, thì người ta đều cho là thiêng, là linh, là thần-linh cả. Những người quá-cố cũng lại linh lại thiêng nữa. Cho nên quan-niệm rằng vũ-trụ này đầy-dẫy những thần-linh vô vàn vô số. Ngoài những vị đó, người ta còn cúng bái vị thần của riêng bộ-lạc mình. Người Do-thái trong buổi đầu chỉ thờ một thần của bộ-lạc mình là Gia-vê, nhưng dần-dần nhận ra rằng chỉ có một vị thần duy-nhất chung cho tất cả loài người. Vị thần ấy là tuyệt-đối vô song, khác hẳn các sự-vật và nhân-vật trong vũ-trụ. Đó là vị Thiên địa chân Chúa, vị Chúa thật trời đất.



Quan-niệm đó có ba hiệu-quả : một là không có sự-vật nào trong trời đất (như mặt trời, mặt trăng, tinh-tú, loài vật, cây-cối, v.v.) được coi là thần-thiêng ; hai là không có nhân-vật nào đưọc coi là thần-linh ; ba là cái sinh-lực phồn-thực trong vũ-trụ này cũng không phải là thần-thiêng nữa. Nghĩa là ngoài Thiên-Chúa ra, thì không ai, không cái gì được thờ-phụng cả.



Xét riêng về bình-diện chính-trị thì trong xã-hội Do-thái không có vua chúa nào được coi là thần-linh hay là thiên-tử cả. Quyền-bính của nhà vua từ nay không còn cái nền tảng thần-thiêng, rồi cá-nhân của nhà vua cũng không có gì là thần-thánh. Đặc biệt nhất là khi đọc thánh-kinh của người Do-thái, ta không thấy có câu nào suy-tôn nhà vua như là một vị thần, hay là thuộc dòng-dõi thần-linh. Mà ngược lại, ví dụ như trong các sách nói về lịch-sử các vua (như hai quyển Sách Sa-mu-en và hai quyển Sách các vua), ta thấy các vua cũng có đủ các tật xấu như ai, cũng gian-dối, cũng độc-ác, cũng ngoại-tình lung tung, có vua là con ngoại tình nữa, nghĩa là chẳng có gì là thần-thánh cả. Các vua được như thế là vì Đức Chúa cho như thế, và các vua cũng không được tự-tiện muốn là gì thì làm, vì có luật phải giữ.



Lập-trường đòi biệt-lập tôn-giáo với chính-trị của người Do-thái sinh ra hai hiện-tượng đáng chú-ý. Một là : trong lịch-sử dân-tộc Do-thái từ ba nghìn năm nay, quốc-gia chỉ độc-lập chừng độ hai, ba thế-kỷ, còn ngoài ra thì lệ-thuộc vào các đế-quốc chung quanh, như A-xy-ri, Ba-by-lon, Ba-tư, Hi-lạp, Ro-ma, và đế-quốc Hồi-giáo của ngườì Thổ-nhĩ-kỳ ; thế mà vẫn duy-trì được tôn-giáo của mình. Hai là : Chính vì không coi vua chúa và các người cầm quyền là thần-linh tuyệt-đối, cho nên vào thời cận-đại có nhiều người Do-thái tham gia tranh-đấu cho phong trào dân-chủ xã-hội, và Karl Marx là một trường-hợp điển-hình.



Lập-trường đó đã được Đức Giê-su, giáo-tổ xuất-thân từ đạo Do-thái, tiếp-tục giảng-dậy, như trong câu trưng-dẫn ở đầu bài này. Môn-đồ của ngài trong mấy thế-kỷ đầu kỷ-nguyên và từ sáu, bẩy thế-kỷ nay, đều sống trong những chế-độ chính-trị khác nhau, mà không cho rằng tôn-giáo của mình bó buộc phải hòa-đồng với một chế-độ nào. Ngay cả trong mươi thế-kỷ thời trung-cổ, tuy rằng tôn-giáo thường đi đôi và nhiều khi đồng-nhất với chính-trị, nhất là khi phải đoàn-kết chống ngoại xâm, nhưng trên nguyên-tắc vẫn phân-biệt được hai phạm-vi đó. Thế mới biết là việc thi-hành nguyên-tắc đó không phải là dễ.



Khuynh-hướng lẫn-lộn thần-quyền với thế-quyền



Khi đạo Giê-su được giảng ra ngoài đất Do-thái, thì nguyên-tắc biệt-lập tôn giáo với chính-trị của người Hi-lạp đã bị bỏ rơi trong đế-quốc Hi-lạp và đế-quốc Rô-ma. Cho đến nỗi, như đẵ nói trên đây, có hoàng-đế Rô-ma bắt thần-dân suy-tôn mình là thần-linh. Cũng như người Do-thái đương-thời, môn-đồ của Đức Giê-su làm thần-dân của hoàng-đế, nhưng không bao giờ chịu thờ các vị đó như là thần-linh. Chính vì thế mà đã có những cuộc bách-hại đẫm máu.



Đàng khác, tôn-giáo cổ-truyền của Hi-lạp và Rô-ma thời đó cũng đã từ lâu bị các nhà tư-tưởng duy-lý phê-bình, cho nên không còn bao nhiêu ảnh-hưởng, nhất nữa là vì người ta không còn là công-dân chung nhau lo việc nước, nhưng chỉ còn là thần-dân của hoàng đế, thay vì lo việc công, thì để tâm lo việc tư, lo cho số-phận riêng của mình. Các tôn-giáo có tính-cách giải-thoát cá-nhân từ miền Cực-tây châu Á tràn sang, trong đó có đạo Do-thái và đạo Giê-su Ki-tô, lại được người ta theo. Dĩ nhiên là môn đồ của Đức Giê-su không nghĩ đến việc pha trộn tôn-giáo với chính-trị, vì vấn-đề nguyên-tắc và cũng vì họ là thiểu-số.



Nhưng tình-thế biến-đổi sau khi, vào thế-kỷ IV, hoàng-đế Constantin theo đạo Giê-su và cho được hưởng tự-do tôn-giáo, và nhất là sau khi hoàng-đế Theodose tuyên-bố đạo Giê-su Ki-tô là quốc-giáo, và cho nhiều đặc-ân, làm cho người có đạo bám chặt vào chính-quyền. Như thế tôn-giáo được dùng như một yếu-tố văn-hóa thống-nhất đế-quốc và để biện-chính cho chính-quyền. Sau đó đế-quốc bị chia làm hai, theo ngôn-ngữ hai miền, miền Đông nói tiếng Hi-lạp và miền Tây nói tiêng La-tinh. Giáo-hội miền đông gọi là giáo-hội chính-thống, tuy có phân-biệt thần-quyền với thế-quyền, nhưng trong thực-tế thì tùy thuộc vào nhà cầm quyền, bất kể là chế-độ nào, như hoàng-đế Hi-lạp, hoàng-đế Thổ-nhĩ-kỳ, hoàng-đế Nga hay là chính-quyền Liên-Xô sau này. Cũng vì thói quen như thế mà ngày nay người cộng-sản theo ảnh-hưởng văn-hóa Nga, đều nghĩ rằng nhà nước đứng trên tôn-giáo là lẽ đương-nhiên. Thế nhưng ở miền Tây-Âu, Giáo-hội quen gọi là Công-giáo thì lại có một lịch-sử khác và một mối liên-quan khác đối với chính-quyền.



Thực thế, ở miền Tây-Âu, đế-quốc Rô-ma bị người man-di Nhật-nhĩ-man (German) xâm-lấn và chiếm đóng, nhà nước bị tan rã, những đầu-mục kém văn-hóa, nhiều khi không biết chữ, đứng ra cai-trị. Họ cần đến giáo-sĩ và các tu-sĩ công-giáo, là những người biết chữ, biết văn-hóa la-tinh, gíúp đỡ họ trong việc cai-trị, dậy cho họ tiếng la-tinh để thâu nhận lấy văn-hóa cổ-điển. Vì thế mà giáo-hội Rô-ma la-tinh rất có uy-tín, vì vừa là mẹ dậy cho biết đạo, vừa là thầy giáo-hóa cho các dân-tộc ở Tây-Âu. Theo nguyên-tắc thì thần-quyền được biệt-lập ra ngoài thế-quyền, nhưng không sao tránh đụng-chạm, vì bên nào cũng muốn thắng thế và lợi-dụng bên kia. Vào quãng thế-kỷ XI trở đi thì giáo-quyền thắng thế. Và vì thế có nhiều lạm-dụng do tinh-thần thế-tục tràn vào hàng giáo-sĩ. Có nhiều cuộc canh-tân nhưng không thành. Mãi tới đầu thế-kỷ XVI, cuộc canh-tân tôn-giáo do Luther đề-xướng mới thành-công, và tông-phái Tin-lành ly-khai ra khỏi giáo-hội Công-giáo Rô-ma. Cuộc tranh-chấp giữa đôi bên trở thành chiến-tranh tôn-giáo, khá lâu nhưng bất phân thắng phụ. Dần-dần đi đến chỗ thỏa-hiệp, ngừng chiến. Nhưng đó cũng là thời-kỳ thành-lập các quốc-gia Âu-châu, như Pháp, Anh, Đức : các vua vừa muốn phế bỏ đòi hòi của giáo-quyền, lại vừa muốn giáo-quyền công-nhận quyền-bính của mình là thần thiêng.



Hiệu-quả của cuộc chiến-tranh tôn-giáo là làm cho các triết-gia suy-nghĩ nhiều về chính-trị, để tìm ra một chế-độ nào có thể làm cho người ta sống chung được với nhau, mà không sát-hại nhau vì lý do khác tôn giáo. Từ đây người ta có ý-kiến rằng chính-trị là việc chung, việc công, còn tôn-giáo là việc riêng, việc tư. Như thế tức là trở lại những suy-tư về nhà nước, mà không xét gì đến tôn-giáo, như ngườì Hi-lạp trước đó 18 thế-kỷ đã làm (Platon, Aristoteles). Nhà tư-tưởng Hòa-lan Hugo Grotius (1583-1645) chủ trương rằng phải suy-tư về nhà nước, như thể là không có Thiên-Chúa vậy (etsi Deus non daretur). Tiếp theo đó, các triết-gia quan-tâm đến chính-trị như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), v.v. đều kiến-tạo nên những lý-thuyết về nhà nước, chỉ căn-cứ vào nhu-cầu và đòi-hỏi của con người, vào hợp-đồng xã-hội, chứ không còn tựa vào những nguyên-tắc tôn-giáo nữa. Hiệu-quả của những lý-thuyết đó là Cách-mạng Pháp (1789), lật đổ chế-độ cũ, vừa là quân-chủ độc-đoán, vừa tựa vào đạo Thiên-Chúa. Cho nên câu trưng-dẫn của Karl Marx ở đầu bài này là lời phê-bình chính-sách nước Phổ (Preussen/Prusse), lúc đó vẫn còn là chế-độ cũ, như trước Cánh-mạng Pháp.



Vấn-đề hôm nay



Ngày nay trên thế-giới, hai thế-kỷ sau Cách-mạng Pháp, vẫn còn nhiều quốc-gia chưa thực-hiện dân-chủ bình-đẳng, thậm chí còn nhiều nước độc-tôn một tôn-giáo làm quốc-giáo, và nếu không cấm-cách thì cũng kỳ-thị những tôn-giáo khác và những người vô-tôn-giáo. Thiết-tưởng nếu không vì lợi, thì cũng là vì họ không có điều-kiện văn-hóa và lịch-sử thuận-lợi của xã-hội Âu-châu, như đã nói trên đây, để ý-thức được rằng cần phải biệt-lập tôn giáo với chính-trị. Cho nên dù có nghe nói, cũng không hiểu ra sao cả. Đó là một yếu-tố còn lâu-dài đe-dọa hòa-bình thế-giới.



Có điều cần phải chú-ý là : trong thời cận-đại, chủ-trương biệt-lập tôn-giáo với chính- trị đã được đề-xướng lên trong xã-hội Thiên-Chúa-giáo Âu-châu, do những người theo đạo ấy. Dĩ nhiên là khi chủ-trương ấy được áp-dụng do những người đã bỏ hay là chống tôn-giáo, thì nó sẽ theo một con đường khác.



Có thể nói là ngày nay phần nhiều các nước Âu-châu thực-hiện dân-chủ và biết biệt-lập tôn-giáo với chính-tri một cách khá thỏa-mãn, cho nên duy-trì được hòa-bình. Tuy vậy thỉnh-thoảng vẫn còn có lúc trục-trặc, nhất là ở nước Pháp. Cũng dễ hiểu. Đó là vì trong xã-hội có nhiều thành-phần, tuy rằng cùng đồng-ý chủ-trương biệt-lập tôn-giáo với chính-trị, nhưng lại không hiểu vấn-đề theo một lối như nhau. Thực vậy, có một số người vô-tôn-giáo cho rằng cần phải cấm chỉ các tôn-giáo, vì đó chỉ là mê-tín ; có một số khác chủ-trương tự-do tư-tưởng, cho nên đồng-ý phải có tự-do tôn-giáo, cũng như phải có tự-do vô-tôn-giáo ; có người cho rằng tôn-giáo là vấn-đề cá-nhân cho nên phải để tự-nhiên không cho tuyên-truyền tôn-giáo ; có người khác cho rằng tuy tôn-giáo là do cá-nhân tự-do định đoạt, nhưng nếu không nghe nói đến, thì tự-nhiên chẳng ai có tôn-giáo nào cả, cũng như chẳng ai có văn-hóa nào cả. Lại có một số người không muốn biệt-lập tôn giáo với chính-trị, nhưng họ không có ý-kiến gì rõ-rệt về việc tổ-chức nhà nước sao cho những người khác tôn-giáo, hay là không tôn-giáo, có thể chung sống hòa-bình và liên-đới với nhau.



Không giải-quyết vấn-đề cho ổn-thỏa, thì xã-hội sinh ra lộn-xộn : kẻ này hăm-he thánh-chiến để bảo-vệ tôn-giáo, kẻ khác hễ thấy người ta động đến mình vì lẽ này lẽ khác thi cứ lớn tiếng tuyên-bố là có cấm đạo, có pháp-nạn, rồi hô-hào liên-đới quốc-tế, v.v. Giải-quyết vấn-đề thế nào cho phải, cái đó còn tùy vào trình độ ý-thức của người trong nước, và nhất là vào thái-độ thực-tiễn, khôn-ngoan và công-bình của người có trách-nhiệm trong nước.




Các bài viết vào Saturday 6th January 2007

 
THẾ CHIẾN III ĐÃ BẮT ĐẦU ?

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

- Hàm ý gì khi Tổng Thống Iran Ahmadinejad kêu gọi quét sạch Hoa Kỳ và Israel khỏi mặt địa cầu?

- Thế giới Tây Phương không nhìn thấy sự đe dọa nguy hiểm của Hồi Giáo nguyên thủy Iran hay sao ?

Trung Đông đang sôi động khiến toàn thế giới phải chú ý. Tại sao Trung Đông lại cứ như một lò lửa luôn luôn sẵn sàng bùng cháy để thiêu hủy thế giới?

Chúng ta thử nghiên cứu bài diễn văn của Tổng Thống Iran Ahmadinejad đọc tại hội nghị “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại thủ đô Teheran.

Ngày 26 tháng 10 năm 2005, trước “ Ngày Jerusalem” –ngày mà thủ lãnh tôn giáo Ayatollah Khomeini vào năm 1979 đã tuyên bố ý định của Thế Giới Hồi Giáo là sẽ giải phóng Jerusalem –Tổng Thống Ahmadinejad kêu gọi thế giới Hồi Giáo hoàn thành nhiệm vụ hủy giệt quốc gia Israel.

Ông tuyên bố: (Theo tin chính thức của Thông Tấn Xã Iran, IRNA)

- Không chóng thì chày, cái “gai đáng ghét” Israel này sẽ bị quét sạch khỏi trung tâm Hồi Giáo thế giới.

Ông còn thêm:
- Và chuyện đó sẽ phải đạt được.
Ahmadinejad hứa không chỉ hủy giệt Israel mà còn quả quyết chắc với mọi người là một ngày gần đây cả Hoa Kỳ và Anh quốc cũng sẽ bị quét sạch.
Đến tháng 12, tiếp theo những lời tuyên bố đó –cũng theo tin của hãng Thông Tấn Xã Iran IRNA –ông còn nói rằng câu chuyện “lò sát sinh” hồi xưa chỉ là huyền thoại và cái “cục bướu” quốc gia Israel này phải được tái định cư lại ở Âu Châu và Bắc Mỹ.
ĐE DỌA TÂY PHƯƠNG
Gần 25 năm trước, Hoa Kỳ là nước đầu tiên đã đối đầu với quân kháng chiến Hồi Giáo khi chế độ thân Tây Phương của hoàng gia Shah bị lật đổ và nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ bị các tín đồ của Khomeini bắt làm con tin 444 ngày. Chế đô Cộng Hòa Hồi Giáo Iran được thành lập năm 1979 và từ đó nó trở thành cái gai trước mắt Hoa Kỳ.
Từ đó Iran đã giúp cho Hồi Giáo nguyên thủy phát triển và trợ lực cho quân kháng chiến khủng bố liên tục tấn công Israel. Tổng Thống Ahmadinejad đã tuyên bố những lời đe dọa trên tại Hội nghị với chủ đề “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại Teheran, trong đó có đại diện của tổ chức Hamas, tổ chức Hồi Giáo Jihad, tổ chức Bảo Vệ quốc gia Palestine là 3 tổ chức khủng bố. Ngoài ra còn có mặt của Tổng Hội Liên Hiệp sinh viên Hồi Giáo và hàng trăm sinh viên khác.

Những lời tuyên bố ghê gớm đó đã làm kinh hoàng thê giới ở chỗ, theo phỏng đoán của nhiều cơ quan tình báo các quốc gia khác nhau, là Iran đã tiến hành chế tạo khí giới hạnh nhân như thách thức, bất chấp luật cấm của quốc tế.
Tổng Giám Đốc cơ quan Nguyên tử lực quốc tế Mohammed ElBaradei hôm 5 tháng 12 năm 2005 đã cho rằng nhận xét của Israel về chương trình nguyên tử của Iran là chính xác, và chỉ ít tháng nữa là Iran sẽ có khí giới hạnh nhân.
Một khi đã có khí giới hạnh nhân trong tay thì Iran sẽ xử dụng nó để chống lại Israel. Iran cũng sẽ tấn công các căn cứ và những địa điểm cung cấp dầu của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Vì thế chẳng có gì lạ là Benjamin Netanyahu, nguyên thủ tướng Do Thái đã kêu gọi phải có hành động ngay đối với Iran trước khi Iran dùng khí giới nguyên tử để tấn công Do Thái.

HỒI GIÁO VÀ THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG “KIÊU CĂNG NGẠO MẠN”
Trong khi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu chỉ chú trọng đến những việc trước mắt, phản ứng ngay lập tức về lời Tổng Thống Iran kêu gọi quét sạch Israel khỏi mặt địa cầu thì lại ít để ý đến những điểm quan trọng khác trong bài diễn văn của ông.
Đi ngược trở lại vào tháng 5 năm 1948, ngày Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Israel lập quốc, Tổng Thống Iran đã quả quyết rằng “Thiết lập một chế độ và để nó chiếm đóng ngay Jerusalem là Tây Phương đã hành động chống lại thế giới Hồi Giáo. Chúng tôi đang tiến hành một chiến tranh lịch sử giữa Thế giới Tây Phương ‘kiêu căng ngạo mạn’ và thế giới Hồi Giáo. Loại chiến tranh này đã và đang tiến hành cả từ trăm năm nay”.
Chỉ một lời tuyên bố này cũng đủ cho ta thấy cái tầm mức quan trọng nguy hiểm trong cách suy nghĩ của đại đa số dân ở Trung Đông. Tổng Thống Ahmadinejad không phải chỉ nói lên suy nghĩ riêng tư của ông ta, mà chắc chắn ông được sự yểm trợ của tất cả mọi người hiện diện trong hội nghị và sự ủng hộ rộng lớn hơn nữa của nhiều phe phái khác ở Iran.
Thêm vào đó, ông còn nói thay cho kháng chiến quân Hồi Giáo trên khắp thế giới mà nhiệm vụ chính của chúng là tiêu giệt Israel và chấm dứt sự hiện diện của Tây Phương ở Trung Đông, quét sạch những dân không phải là Hồi Giáo, những kẻ chúng gọi là “dân ngoại đạo”.
CHUYỆN GẦN VÀ CHUYỆN XA
Đa số dân Tây Phương như Hoa Kỳ và Anh Quốc thường chỉ để ý đến những chuyện gần và có vẻ hời hợt bề ngoài. Nhiều người cứ tưởng rằng Hồi Giáo gây khủng bố là vì chính quyền Bush, nhưng thực ra những rối loạn khó khăn hiện tại là vì lý do có từ cả hàng chục năm về trước và căn nguyên gốc rễ của những khó khăn rắc rối hiện nay bắt nguồn từ cả ngàn năm trước.
Trong khi thế giới Tây Phương chỉ nhìn vào những chuyện hiện tại gần đây thì ở Trung Đông người Hồi Giáo tìm về gốc rễ lịch sử của chính gia đình họ từ thời tiên tri Muhammad ở thế kỷ VII. Cuộc Thánh Chiến của Âu Châu chống lại Hồi Giáo cả ngàn năm về trước đã gợi lại kỷ niệm làm cho tân quốc gia Israel, người Do Thái bây giờ phải lo sợ.
Thử để ý đoạn diễn văn sau đây của Ahmadinejad xem ông đi ngược dòng lịch sử bao xa: “ Trong cuộc chiến lịch sử này, tình trạng ở tiền tuyến đã thay đổi nhiều lần. Nhiều lúc Hồi Giáo rất chủ động, tiến lên và đã chiến thắng vinh quang trong khi Tây phương kiêu căng ngạo mạn đã phải tháo chạy. Nhưng buồn thay, từ 300 năm nay Thế giới Hồi Giáo đã thua Tây phương ngạo mạn.....
“Trong thời gian 100 năm về trước, bức tường thành Hồi Giáo đã bị phá hủy và Thế Giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn đã biến cái chế độ hiện đang chiếm đóng Jerusalem thành cái cầu ngăn cản để thống trị thế giới Hồi Giáo.....Cái quốc gia xâm chiếm này (Israel) thực tế chính là tiền tuyến của thế giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn nằm ngay tại trung tâm Thế giới Hồi Giáo. Chúng đã thiết lập một pháo đài (Israel) rồi từ đó chúng mở rộng chiến dịch thống trị thế giới Hồi giáo”.
Khi nói “Tình trạng ở tiền tuyến” đã thay đổi nhiều lần là ông có ý ám chỉ lịch sử xung đột giữa Hồi Giáo và Kito giáo xẩy ra từ 1400 năm trước.
Đây là một viễn tượng trong lịch sử mà người dân Tây Phương khó có thể đồng ý chấp nhận được vì từ 40 năm nay họ đã ôm ấp một nền văn minh đa văn hóa ngày càng mở rộng. Lý thuyết căn bản của lý tưởng này là tất cả mọi người dân, không cần biết họ thuộc tôn giáo nào, văn hóa nào, đều có thể sống chung hòa bình bên nhau.
Lịch sử không thể chấp nhận tư tưởng này được, nhất là đoạn nói về Hồi Giáo và Kito giáo. Hai nền văn minh này đã liên tiếp đụng chạm đối nghịch nhau, bắt đầu ngay lúc mà Muhammad, vị sáng lập Hồi Giáo qua đời vào năm 632. Khi Hồi Giáo bắt đầu trải rộng qua Trung Đông và Bắc Phi thì nó đã xung đột với cả hai đế quốc Sassanid Ba Tư (Perse) và đế quốc Kito giáo ở Byzantium, một bộ phận của Đế quốc La Mã ở Đông Phương.
Đây là hai đế quốc siêu cường vào thời đó. Cả hai đã bị binh lực của Muhammad đánh bại chỉ trong vài năm sau khi Muhammad qua đời. Cuối cùng thì cả hai đã xụp đổ trong khi đế quốc Hồi Giáo cứ đà lan rộng ra.

MỘT ĐẾ QUỐC ĐI XUỐNG, MỘT ĐẾ QUỐC ĐI LÊN.
Ngày xưa binh lực của Muhammad đã đánh bại hai siêu cường thời đó thì ngày nay những tín đồ của Muhammad cũng quyết chí phải làm được như vậy. Quân chiến đấu Hồi Giáo, gồm cả Osama bin Laden và những đồ đệ của ông đã đánh bại quân lực Sô Viết tại Afghanistan. Thất bại nặng nề này đã là một căn nguyên làm Đế quốc Sô Viết xụp đổ vào năm 1991.
Một siêu cường đã ra đi. Còn lại một siêu cường. Hoa Kỳ sẽ là siêu cường kế tiếp. Quân kháng chiến Hồi giáo hiện đang tăng cường sức mạnh, tin rằng họ sẽ đánh bại Thế Giới “Đại quỉ Satan”, một danh xưng đã được Ayatollah Khomeini, vị sáng lập nền Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đặt cho Hoa Kỳ.
Nhắc lại cho dân chúng những thành công trong quá khứ, Tổng Thống Iran Ahmadinejad đã kích động dân Hồi Giáo tiến lên để chiến thắng Israel và Tây Phương. “Khi đấng Imam kính mến của chúng ta (Khomeini) bắt đầu phát động phong trào lật đổ chế độ tham nhũng hoàng gia Shah thì tất cả các siêu cường đều ủng hộ nhà vua….và nói là không thể xẩy ra được. Nhưng quốc gia chúng ta vẫn đứng vững và bây giờ, đã 27 năm rồi, chúng ta vẫn đứng vững và độc lập, không lệ thuộc vào đế quốc Mỹ.
“Đức Imam Khomeini nói: ‘Sự thống trị của Đông phương (tức Liên Bang Sô Viết) và của Tây phương (tức Hoa Kỳ) cần phải chấm dứt’”. Ông nhắc nhở mọi người rằng Sô Viết đã ra đi và Saddam Hussein mà Iran đang phải chiến đấu chống trả cả 8 năm trời cũng phải ra đi. Sau đó, ông hứa “Cái chế độ hiện bây giờ đang chiếm đóng Jerusalem cũng sẽ phải bị loại ra khỏi lịch sử”.
NHỮNG XUNG KHẮC VỀ ĐẤT THÁNH
Dân Do Thái / Israel đang chiếm đóng vùng đất mà người Hồi Giáo trước đây đã từng thống trị cả hàng thế kỷ. Do đó họ không thể chấp nhận được, nhất là những người hoặc con cháu họ đã có thời từng sinh sống ở đó.
Nhưng Israel cũng cãi lại với dân Hồi Giáo là Kito giáo cũng đã từng chiếm đóng vùng đất này gần hết thế kỷ XII trong thời gian suốt 2 thế kỷ Thánh Chiến giữa Kito giáo và Hồi giáo.
Nhưng theo lịch sử thì vương quốc Jerusalem thuộc Kito giáo không kéo dài được lâu. Tướng Hồi Giáo Saladin đã đánh bại Kito giáo và lấy lại Jerusalem làm cho dân Hồi Giáo ngày nay hy vọng rằng sự hiện diện của Israel cũng như của Tây phương ở nơi đây hiện nay cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Hoa Kỹ phải có trách nhiệm vì đã ủng hộ Israel. và giúp Israel tồn tại. Còn Anh quốc là nước đã giúp Do Thái lập quốc tại phần đất mà hồi xưa là thuộc địa của Anh thì cũng có trách nhiệm như Hoa Kỳ vậy.
Thánh Chiến là một phần của những đụng chạm giữa hai nền văn minh Kitô giáo và Hồi giáo từ 1400 năm trước. Sau khi Hồi Giáo lan tràn qua Bắc Phi thì binh lực của Hồi giáo đã xâm lăng và thống trị Tây Ban Nha cả hàng trăm năm. Vào năm 732 , đúng 100 năm sau khi Muhammad chết thì Hồi Giáo đã vào đến tận cửa ngõ của Paris, nhưng ngay tại đó đã bị Charles Martel, tức ông nội của Charlemagne đánh bại trong trận Tours.
Ba thế kỷ sau, Giáo Hoàng Urban II kêu gọi dân Âu Châu phát động thánh chiến để lấy lai đất thánh ở Trung Đông. Nhưng đã bị thất bại. Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã chinh phục hầu hết miền Đông Nam Âu Châu và đã hai lần tính chiếm thành Vienna là trung tâm điểm của Âu Châu hồi bấy giờ.
Đúng như Tổng Thống Iran nhận định: Hồi Giáo đã không được khá mấy trong 300 năm sau cùng khi đế quốc Ottomam từ từ bị đánh bật ra khỏi Âu Châu và sau đó các quốc gia Tây Phương đã đô hộ phần lớn thế giới Hồi Giáo. Điều này đã gây nên nhiều buồn phiền chán nản cộng thêm tình trạng kinh tế suy sụp trong xã hội lúc bấy giờ tạo ra cảnh nghèo đói và những tệ đoan xã hội khác khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
NHỮNG XUNG KHẮC MỚI
Hòa bình sau những đợt xung khắc là tình trạng tự nhiên giữa hai tôn giáo này. Dân Âu Châu ngày nay thực ra khó có thể gọi là theo Kito giáo, nhưng tinh thần thế tục của họ đã xúc phạm đến dân Hồi Giáo. Do đó đụng chạm lớn xem ra sẽ khó có thể tránh được.
Thực sự, điều đó đã đang xẩy ra. Anh quốc và Tây Ban Nha đã bị quân khủng bố Hồi giáo đặt bom phá hoại trong hai năm qua. Vào tháng 10 và 11 năm vừa rồi, hai thành phố của nước Pháp đã bị xáo trộn suốt đêm trong hai tuần lễ liền bởi đám trẻ di dân mà đa số là dân Hồi giáo vì đã không hòa giải được giữa tôn giáo của họ và tình trang thế tục của xã hội Pháp. Giới truyền thông báo chí thì đa số là những người đa văn hóa đã không chịu nhìn nhận yếu tố Hồi Giáo thực tế hiện đang xẩy ra.
Khi Tổng Thống Iran nói về “Thế giới kiêu căng ngạo mạn” là ông ám chỉ trước hết là Hoa Kỳ. Sự ám chỉ này liên quan đến những sự kiện lịch sử của những thế kỷ đã qua, trước khi Hoa Kỳ lập quốc. Điều đó, đối với ông ta, thì Hoa Kỳ đơn giản chỉ là một sự nối tiếp quyền lực Kitô giáo Âu Châu, thủ phạm đã gửi đoàn quân Thánh Chiến đến chiếm đất Thánh 1000 năm trước.
Sau biến cố 9/11, Tổng Thống Bush dùng chữ “Thánh Chiến” (Crusade) chỉ làm nổi bật thêm sự đe dọa của tây Phương thôi. Đối với chúng ta, tiếng đó chỉ có nghĩa là một kế hoạch hăng say đầy nhiệt huyết mà thôi. Nhưng đối với họ, nó có nghĩa chiến tranh Kito giáo đi chinh phục chiếm lại đất Thánh của Hồi Giáo.
KẾT LUẬN:
RỒI SẼ KẾT THÚC Ở ĐÂU ?
Vậy thì những va chạm giữa hai tôn giáo rồi sẽ ra sao? Kết quả của sự đụng chạm giữa hai nền văn minh này đã được nói đến từ cả ngàn năm trước trong kinh thánh.
Cựu Ước sách Daniel có nói tiên tri về ngày tận cùng ấy: Ngày ấy, “Vua ở phương Nam” sẽ nổi lên chống lại “Vua ở phương Bắc”, và Vua phương Bắc sẽ phản ứng chống lại mãnh liệt và xâm chiếm Trung Đông, ở đó “nhiều quốc gia sẽ bị lật đổ”.(Daniel 11:40).
Các vua phương Nam và phương Bắc thời đó là những thủ lãnh của các vương quốc đầy quyền uy ở phía Bắc và phía Nam Jerusalem, tức triều đại Seleucid và Ptolemaic. Hai vương quốc này đă chia nhau phần lớn đế quốc của Alexander Đại Đế. Vương quốc Seleucid ở phương Bắc với nền văn hóa Hellenistic sau cùng đã bị xát nhập vào đế quốc La Mã gốc Âu Châu, còn vương quốc Ptolemaic dần dần, tiếp theo thời kỳ La Mã, cũng bị xát nhập vào thế giới Hồi Giáo.
Chiến tranh liên tục giữa hai vương quốc luôn luôn kèn cựa nhau này đã ảnh hưởng rất xâu đậm đến dân tộc Do Thái là dân lúc bấy giờ đang sống trong đó. Tương tự như vậy, xung đột giữa các siêu cường hiện nay là những siêu cường con cháu của những siêu cường thời xưa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tân quốc gia Do Thái Israel bây giờ và sẽ biến đổi thế giới chúng ta mãi mãi.
Chúng ta, có ai đã sẵn sàng cho ngày ấy chưa? Ngày tận thế !
Pace Gardens, Pace Islands
Florida 28-8-2006

Các bài viết vào Sunday 10th December 2006

 
PHÁT XÍT ĐỨC VÀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (tt)
Trong các kế hoạch ấy có kế hoạch ám sát mà người ta thường gọi là cuộc ám sát ba người khổng lồ của đội biệt kích Nazi: S.S. Vậy ba người đó là ai? Không ai khác đó chính là ba nhân vật số một của ba nước lớn: Thống Soái tối cao Liên Xô - Iosif Vissarionovich Stalini; tổng thống Mỹ - Franklin D. Roosevelt; và thủ tướng Anh - Vinston Spencer Chirchill.
Ngày 28-11-1943, khi chiến tranh thế giới lần thứ II đang ở trong giai đoạn gay cấn và ác liệt nhất. Trước đó ngày 8-11-1942 liên quân Anh - Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi, và chiếm được Angiêri, Marốc rồi chiếm luôn Tuynidi. Quân Đức - Italia lâm vào bước đường cùng bèn phải hạ khí giới vào ngày 12-5-1943.
Sang ngày 10-7-1943 Anh, Mỹ đánh vào Xixilia của Ý và đến ngày 17-8-1943 Xixilia của Ý thất thủ và chính quyền phát xít bị tan rã, với sự kiện ngày 25-7-1943 thế lực dân chủ đã tống giam thủ tướng độc tài Mussolini.
Phát xít Đức bại trận trên chiến trường Liên Xô (7-7-1943) và tiếp đó bại trận tại Đông Âu. Tình hình chiến tranh đang diễn ra có phần thất bại cho đạo quân phát xít. Hitler muốn xoay chuyển tình thế có lợi về mình. Nên muốn làm một việc gì đó làm lung lay các nước. Và cơ hội đã đến khi ngày 28-11-1943 lãnh đạo ba nước lớn họp tại Tehran thủ đô Iran bàn về mở một mặt trận mới thứ hai tại lục địa châu Âu.
Người đảm nhận trách nhiệm ám sát là đội trưởng đội xung kích S.S. tên là Scorzne, là một tên xảo quyệt đã làm mưa làm gió và là người chuyên tiến hành các cuộc ám sát các nhà lãnh đạo quốc gia. Trước khi thực hiện cuộc ám sát quan trọng này, Scorzne đã thực hiện các cuộc ám sát thành công như: cuộc ám sát thủ tướng Áo Dollfuss năm 1934, bắt tổng thống Mikras và thủ tướng Schzniger của Áo năm 1936, giải cứu thành công Benito Mussolini bị giam cầm tại vùng núi Abruzzi. Kế hoạch bắt và ám sát các nhà lãnh đạo các quốc gia như sau:
Theo kế hoạch, nhiệm vụ đầu tiên của Corzner làm cách nào đó chặn bắt cóc Roosevelt trên đoạn đường từ đại sứ quán Mỹ đến đại sứ quán Liên Xô là nơi mà theo dự định sẽ diễn ra cuộc họp ba nguyên thủ quốc gia, phương án hai là phục kích, gài mìn hoặc là dội pháo từ xa và phóng hỏa tiêu diệt cả ba. Phương án ba là thu thập nội dung cuộc hội đàm và hiệp định đã ký kết để kịp thời đối phó.
Sau nhiều ngày đội biệt kích S.S. mà đứng đầu là SCorzne phối hợp với bọn gián điệp dò la tin tức có liên quan đến cuộc hội đàm Tehran. Và tại đây kế hoạch rút ngắn lại còn hai bước, thứ nhất là bắt cóc Roosevelt và chở ông này đến đảo Crimean của Liên Xô để nhằm che mắt mọi người và sau đó bí mật đưa về Berlin. Tiếp theo là tiêu diệt Chirchill và Stalin. Vì chúng nghĩ nếu bắt được Roosevelt thì Stalin và Churchill sẽ sợ hãi và lên máy bay về nước. Lợi dụng tình hình này, Đức sẽ dùng tàu lượn tập kích sân bay, dùng lửa thiêu rụi cả máy bay và người.
Nhưng mọi kế hoạch tốt đẹp mà bọn phát xít Đức đề ra thì đã bị bại lộ. Mà không ai khác, chính là tên cầm đầu cuộc tập kích này - Scorzne. Một lần uống rượu say bí tỉ đã tiết lộ âm mưu này cho một tình báo Liên Xô trong vai một trung úy Đức và tin tức này ngay lập tức được chuyển về Liên Xô. Và để đối phó Liên Xô đã mời Roosevelt ở lại hẳn trong đại sứ quán. Vậy là bước thứ nhất đã thất bại. Nhưng chúng vẫn không chịu thua, để lập công chuộc tội tên này đã liều mạng thực hiện luôn kế hoạch hai. Tức là đợi đến ngày cuộc họp "ba người khổng lồ" đáp máy bay rời Tehran sẽ dùng súng phun lửa thiêu sống cả ba bằng cách tập kích mãnh liệt sân bay.
Kế hoạch đó tưởng đâu diễn ra thuận lợi, nhưng không, "ông trời" lại không cho phép khi khí hậu lại thay đổi đột ngột, khiến Roosevelt vốn là một người đa bệnh, mà trước khi lên làm tổng thống đã bị liệt, đến lúc này thì đau buốt xương, nên ông muốn mau chóng rời khỏi đây. Và chính vì vậy mà việc ký điều ước dự định diễn ra vào ngày 2-12, thì làm sớm hơn dự định, và đã ký ngày 1-12 và ngay sáng hôm sau từ rất sớm cả ba về nước an toàn.
Chính vì vậy mà mọi âm mưu tính toán của bọn chúng không thể thực hiện được vì diễn biến thay đổi quá đột ngột làm chúng không kịp trở tay.
Thiết nghĩ, nếu mà Scorzne không say và không tiết lộ bí mật này thì sự việc sẽ thành công chăng. Nếu vậy thì cục diện chiến tranh sẽ thay đổi và tình hình thế giới lâm nguy. Nhưng may mà không phải vậy. Dù sao thì lịch sử cũng đã qua đi ta không thể thay đổi được.
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, có một sự kiện, một bóng đen của chiến tranh, đó là sự tàn sát người Do Thái mà phát xít Đức đã tiến hành. Cuộc thảm sát này như thế nào?
Với thuyết "chủng tộc ưu việt" mà Hitler đã nêu ra "người Gierman là một chủng tộc thượng đẳng, có quyền cai quản thế giới, còn người Do Thái là dân tộc thấp hèn, cần phải tiêu diệt tận gốc". Chính vì vậy mà chúng đã ra tay tàn sát tất cả những ai chống đối mà đặt biệt là người Do Thái.
Theo thống kê, từ năm 1939 đến khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, chúng đã tàn sát 12 triệu người, trong đó có khoảng 6 triệu người Do Thái, nó chiếm 2/4 số dân Do Thái ở Châu Âu.
Vào thời cổ đại tổ tiên của người Do Thái là người Hebrew. Vào khoảng thế kỷ III B.C họ sống tập trung ở Palestine và đã lập nên vương quốc Israel và vương quốc Do Thái.
Sang thời hiện đại, sau nhiều lần bị lưu đày bởi các thế lực xâm lăng, như lưu đày ở Ai Cập, lưu đày tại Babylon, rồi bị Đế Quốc Roma cai trị...Họ sống rãi rác tại các miền Châu Âu và có thế lực về kinh tế rất lớn, mà chủ yếu là nhờ kinh doanh thương nghiệp. Khi vừa lên nắm chính quyền thì bọn phát xít đã chèn ép thương nhân Do Thái, và chúng đã cướp tài sản của họ để làm giàu cho giai cấp tư sản lủng đoạn Đức. Để thực hiện điều đó chúng đã thông qua việc bài xích Do Thái. Những tên trùm phát xít như Hitler, rồi Goring, Goebbels đã trở nên giàu có.
Sau khi chiếm Ba Lan chúng đã lập nên trại tập trung Auschiwitz, nhưng thực chất là lò sát sinh. Chúng tập trung hàng vạn công dân Châu Âu mà đặc biệt là Do Thái, Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô bị tàn sát ở đây. Trong trại "tập trung này" chúng dựng nên lò thiêu người, lò hơi ngạc. Không những chúng bắt người để giết mà chúng chọn khoảng 20% trong số đó đưa đi làm khổ sai. Con số nêu trên rất lớn, có ngày lên tới 6.000 người bị chết trong phòng mà chúng gọi là "phòng tắm". Có điều là chúng phân thành hai hạng người: Những tù chính trị chúng đánh hình tam giác màu đỏ, còn dấu tam giác vàng là người Do Thái. Ai đến đây là chết, nếu muốn sống chỉ còn cách trốn. Trong số 12 triệu người bị giết thì ở trại Auschwitz có đến 4 triệu người.
Mỹ đã biết đến trại này nhưng tại sao Mỹ không tìm cách phá hủy nó? nếu trong hai năm 1944 - 1945, mà Mỹ can thiệp thì đã cứu được 400.000 người hunggari gốc Do Thái bị giam ở đây. Đó là giai đoạn mà tổng thống Franking Delan Roosevelt nắm quyền. Ông đã ra lệnh ngày 22-6-1944 giao cho chính phủ Mỹ bằng mọi biện pháp cần thiết để cứu người Do Thái ở Châu Âu. Nhưng tại sao lệnh này không được thực hiện? Đến nay vẫn còn nằm trong uẩn khuất, mặc dù biết rằng không quân Mỹ có thể phá hủy chúng khi nào cũng được.
Trong cuộc chiến tranh này có một cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh và sẽ làm cho quân Đức suy giảm nghiêm trọng. Đó là trận Normandie.
Normandie nằm phía Bắc nước Pháp. Nước Pháp bị chiếm đóng từ ngày 1-9-1939. Chúng đã bố phòng dọc bờ biển Normandie 50 vạn quân dọc bờ biển dài 800 dặm Anh, do nguyên soái Đức Erwin Rommel chỉ huy. Và ở đây đã xây dựng một hệ thống phòng thủ mệnh danh là "Bức tường thép Đại Tây Dương". Để ngăn chặn quân Đồng Minh vào.
Vào một ngày âm u mù mịt, gió điên cuồng gào thét. Điều này như muốn báo hiệu ngày tàn của phát xít. Tiếng gió thét gào như tiếng chuông báo tử. 1h30' sáng quân Đồng Minh nhảy vào với 36 sư đoàn, 6.483 tàu chiến và 10.068 máy bay các loại phối hợp với du kích Pháp giải phóng các thành phố làng mạc. Đó là ngày 6.6.1944. Đến ngày 25.8 quân Đồng Minh vào Pari, Pháp được giải phóng hoàn toàn.
Quân Đức bị thiệt hại nặng nề: 45 vạn quân bị tiêu diệt, 3.500 may bay bị bắn hạ, cùng 1.500 xe tăng và 3.500 đại bác.
16-4-1945 sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức tại Berlin bị Liên Xô tấn công với 22.000 đại bác, 68 sư đoàn pháo binh, 3.115 xe tăng. Để tiến công dễ dàng qua các con sông, Liên Xô đã xây 23 cây cầu, cũng như hoàn thành 25 phà. Ngày 30-4-1945 Hồng Quân Liên Xô chiếm được nhà Quốc Hội Đức. 15h30' cùng ngày Hitler tự sát. Hồng Quân Liên Xô chiếm thành phố vào ngày 2-5-1945. Vậy là phát xít Đức nền kiêu hãnh của Hitler bị tiêu diệt từ đây.
Về Chủ nghĩa phát xít, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Phát xít là một hình thức phản động nhất, hung ác nhất của nền chuyên chính tư bản đế quốc. Vì chúng không thể cai trị bằng cách giả nhân, giả nghĩa như thời xa xưa nữa. Chúng khủng bố một cách cực kỳ ghê gớm, cực kỳ dã man tất cả những người và những đoàn thể tiến bộ, dân chủ và yêu chuộng hòa bình, chúng đặt ra cái thuyết "nòi giống": Những người Đức là nòi giống cao quý, trời sinh ra họ để cai trị thiên hạ."
Ngày 9-5-1945 phát xít Đức đã đầu hàng vô điều kiện.

3 Trang  1 2 3 > 
Thông tin cá nhân

thanhhuyen13051979
Họ tên: TRẦN CÔNG ĐIỀN BÍCH
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: 28 Tháng 8 - 1979
Nơi ở: Huế
Yahoo: thanhhuyen13051979  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
các bạn ơi hãy vao xem đi. và hãy giúp mình hoàn thiện nha

Bạn bè
/-/u]/[9hung]/[u/-/
/-/u]/[9hung]/[u/-/
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Tin nhanh

Tỷ giá

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com