Jul 4 2014, 04:18 PM
Bởi: dulichch0l0n
Hình ảnh đặc trưng gợi nhắc không khí ngày Trung thuĐèn ông sao, đèn lồng hay bánh trung thu, mâm ngũ quả… dường như là những món đồ mà giới trẻ không nên lãng quên mỗi dịp Trung thu.Ngày Tết trung thu (hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, rơi vào rằm tháng 8 âm lịch) là một ngày tết dành riêng cho trẻ em. Trẻ em Việt Nam rất mong được đến ngày này vì sẽ thường được bố mẹ tặng đồ chơi, đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ… Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, vào ngày này, khi mặt trăng tròn và cao nhất, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, bên mâm ngũ quả, trẻ em vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ngày Tết này cũng gắn liền với truyền thuyết Chú Cuội - Chị Hằng mà có lẽ không một thiếu nhi Việt Nam nào không biết. Cũng chính từ truyền thống đó mà từ ngàn đời nay, có những món đồ, những hình ảnh gắn liền với trung thu và dường như chưa bao giờ trở nên “lỗi mốt”. Không chỉ riêng trẻ em, mà người lớn hay giới trẻ nói riêng cũng cực kỳ thích mỗi dịp trung thu là lại lên phố trung thu để mua lồng đèn, đèn ông sao hay các món đồ chơi rất đặc trưng khác. Đồ chơi trung thu truyền thống Từ xa xưa, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp trung thu đều được các gia đình tự làm từ trước đó. Thế nhưng với cuộc sống hiện đại, vẫn là các món đồ chơi ấy, thậm chí còn đặc sắc và độc đáo hơn, được bày bán trên bất kỳ con phố nào mỗi dịp trăng rằm. Các loại đèn không thể thiếu là đèn ông sao, đèn cù (hay còn gọi là đèn ông sư) hay đèn lồng luôn rất được yêu thích. Thậm chí, riêng đèn ông sao còn có hẳn một sự tích rất riêng để lý giải về ý nghĩa xuất hiện trong dịp đặc biệt này. Vào đêm trăng rằm, với một ngọn nến thắp sáng ở giữa là trẻ em có thể thỏa thích tham gia “lễ hội rước đèn” ở khắp thôn xóm, khu phố.
Tại Hà Nội, Hàng Mã chính là con phố nổi tiếng nhất bán đồ chơi trung thu. Tuy nhiên, không cứ gì Hàng Mã, có thể dễ dàng bắt gặp đèn ông sao ở bất kỳ đâu.
Đèn lồng mang nét đặc trưng của từng vùng miền. Đây cũng là loại đồ chơi, đồ trang trí rất được ưa chuộng từ xưa tới nay.
Đèn cù được xếp từ hình những cánh hoa rực rỡ và bắt mắt.
Bên cạnh đó, các loại đồ chơi khác như mặt nạ, chú tễu, tò he vẫn luôn được ưa chuộng ở bất kỳ thời đại nào. Một món đồ chơi tiếp theo mà chắc chắn không thể nào không có trong các tiết mục múa lân là đầu sư tử và mặt nạ. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, khắc họa các nhân vật yêu thích như ông Địa, thằng Bờm, chú Cuội, chị Hằng… rồi đến đầu sư tử - thường được sử dụng trong các màn múa lân truyền thống. Riêng trẻ em châu Á sẽ không bao giờ bỏ quên tiếng trống rộn ràng thay cho nhạc đệm trong các màn múa lân.
Đầu sư tử không thể thiếu khi múa lân.
Mâm cỗ trung thu Mâm cỗ trung thu, đôi khi còn gọi là mâm ngũ quả thường có trọng tâm là một chú chó được làm từ tép bưởi. Một món không thể không có là bánh trung thu, bao gồm bánh nướng và bánh dẻo. Xung quanh là các loại hoa quả khác, đối với người Bắc sẽ có trái hồng ngâm hay cốm. Quả thị xuất hiện trong sự tích cũng thi thoảng được bày trong mâm cố của một vài gia đình.
Theo: kenh14 |
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
ĐẠI TIỆC ẨM THỰC ĐẶC SẮC
Cung phượt ven biển được yêu thích ở Việt Nam Mê hoặc nồi bánh canh đằm vị biển Du lịch đầu tiên của bé cần chuẩn bị gì ? Dịch vụ du lịch hàng không sang chảnh nhất thế Du lịch theo chân người nổi tiếng Bí quyết đi du lịch miễn phí Du lịch Ecuador – Ấn tượng ẩm thực Du lịch Bình Ba và kinh nghiệm cần biết Tham quan cảnh đẹp vịnh Vĩnh Hy Bình luận mới
nguyenhuuthien_42 trong
Phẫu thuật thẩm mỹ và 10 nước cuồng nhất
hdtuong trong Ký ức tuổi thơ sinhcafetours trong tour du lich Ha Long, Sapa cuar sinhcafe tourist bluestar47 trong Đến mũi Đại Lãnh đón bình minh đầu bluestar47 trong 8 điều nên biết trước khi du lich Paris huỳnh văn được trong VN lần đầu tổ chức lễ hội khinh khí cầu (♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: |