CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


Tik Tik Tak

Truyện cười

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

 

HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 1959

 1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1959

Tính đến thời điểm năm 1959, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời và phát triển được 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, kiên quyết đập tan âm mưu nô dịch của thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Với Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Đất nước còn tạm thời chia làm hai miền và việc thống nhất đất nước theo Hiệp định sẽ được thực hiện sau hai năm bằng cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước do chính quyền hai miền hiệp thương tổ chức.
Nhưng sau khi hất cẳng Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã vi phạm Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất nước ta. Vì vậy nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong ba năm (1955-1957), ở miền Bắc, chúng ta đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Năm 1958, chúng ta bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế ba năm nhằm phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội. Về kinh tế và văn hoá, chúng ta đã có những tiến bộ lớn. Thí dụ, "từ năm 1955 đến năm 1959, sản lượng thóc đã tăng từ 3 triệu 60 vạn tấn đến 5 triệu 20 vạn tấn. Về công nghiệp , năm 1955 chúng ta chỉ có 17 xí nghiệp quốc doanh năm 1959 đã có 107 xí nghiệp quốc doanh. Số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp thấp chiếm 43,9% tổng số nông hộ, đa số nông hộ chưa vào hợp tác xã đã vào tổ đổi công, 53% tổng số thợ thủ công vào các tổ chức hợp tác xã. Về văn hoá, chúng ta đã có những bước tiến bộ lớn. So với năm 1955, số học sinh phổ thông tăng lên gấp 2 lần; số học sinh trường chuyên nghiệp trung cấp tăng lên gấp 6 lần; số sinh viên đại học tăng lên gấp 7 lần; số bác sĩ y khoa tăng 80% ".
Đi đôi với những thắng lợi đó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi. Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ. Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng cố và vững mạnh.
Hiến pháp 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta đã hoàn thành sứ mệnh của nó, nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958 bản dự thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan quân, dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại và ngày 1 tháng 4 năm 1959 đem công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận này làm trong bốn tháng liền tại khắp các nơi, trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các tổ chức khác của nhân dân, ở thành thị và nông thôn, việc nghiên cứu và thảo luận dự thảo Hiến pháp tiến hành sôi nổi và đã trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia. Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.

2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959

Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều chia làm 10 chương:
Chương I- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Chương II- Chế độ kinh tế và xã hội; Chương III- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Chương IV- Quốc hội; Chương V- Chủ tịch nước; Chương VI- Hội đồng Chính phủ; Chương VII- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Chương VIII- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; Chương IX- Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô; Chương X- Sửa đổi Hiến pháp.
Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam như lao động cần cù, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời xác định bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Chương I- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Đây là chương quy định chế độ chính trị của Nhà nước. Chương này gồm 8 điều quy định các vấn đề cơ bản sau đây:
- Hình thức chính thể của Nhà nước là Cộng hoà dân chủ (Điều 2). Hiến pháp xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4).
- Quy định Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4).
- Cũng như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 khẳng định đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt (Điều 1).
- Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ các dân tộc (Điều 3).
- Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 5).
- Xác định nguyên tắc tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6).
Chương II: Chế độ kinh tế và xã hội
Quy định những vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế - xã hội của Nhà nước, chương này bao gồm 13 điều (từ Điều 9 đến Điều 21) với những quy định chủ yếu sau đây:
- Xác định đường lối kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn này là biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Quy định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân (Điều 9).
- Quy định các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: sở hữu Nhà nước (tức là của toàn dân), sở hữu của hợp tác xã (tức là hình thức sở hữu tập thể của người lao động), sở hữu của người lao động riêng rẽ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11).
- Xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định của Nhà nước đều thuộc sở hữu của toàn dân (Điều 12).
- Quy định việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14). Bảo hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác (Điều 15), bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc (Điều 16), bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18), bảo hộ người thừa kế tài sản của công dân (Điều 19).
So với Hiến pháp 1946 thì Chương II là một chương hoàn toàn mới. Chương này được xây dựng theo mô hình của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy ngoài việc quy định kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, Hiến pháp còn quy định Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.
Chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 21 điều (từ Điều 22 đến Điều 42). Theo Hiến pháp công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
- Các quyền về chính trị và tự do dân chủ như quyền bầu cử và ứng cử (Điều 23); quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 22); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan Nhà nước (Điều 29).
- Các quyền về dân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội như quyền làm việc (Điều 30) quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền được giúp đỡ về vật chất như già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (Điều 32), quyền học tập (Điều 33), quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (Điều 34), quyền tự do tín ngưỡng (Điều 26).
- Các quyền về tự do cá nhân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27). Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, quyền bí mật thư tín, quyền tự do cư trú và tự do đi lại.
- Các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp bao gồm: nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39); nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40); Nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật (Điều 41); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 42). So với Hiến pháp 1946, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1959 là một bước phát triển mới.
Bên cạnh việc quy định các quyền của công dân, Hiến pháp còn xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện. Ngoài những quyền và nghĩa vụ mà Hiến pháp 1946 đã ghi nhận, Hiến pháp 1959 còn quy định thêm nhiều quyền và nghĩa vụ mới mà trong Hiến pháp 1946 chưa được thể hiện. Ví dụ: Quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động, quyền tự do nghiên cứu khoa học và sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác, quyền khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan Nhà nước, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.
Chương IV: Quốc hội, bao gồm 18 điều (từ Điều 43 đến Điều 60) quy định các vấn đề liên quan đến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. So với nhiệm kỳ của Nghị viện theo Hiến pháp 1946 thì nhiệm kỳ của Quốc hội dài hơn (nhiệm kỳ của Nghị viện là 3 năm, còn nhiệm kỳ Quốc hội là 4 năm). Hiến pháp 1946 chỉ quy định quyền hạn của Nghị viện nhân dân một cách ngắn gọn là giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài, còn Hiến pháp 1959 thì quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn. Theo Điều 50 của Hiến pháp thì Quốc hội có những quyền hạn sau đây: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp; bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước; theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bãi miễn Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng, Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước, xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước; ấn định các thứ thuế. Ngoài ra Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác như Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang Bộ, phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu vực khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định đặc xá, quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình, những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội quyết định.
Quốc hội có cơ quan thường trực của mình là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, do Quốc hội bầu ra. Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các uỷ viên. Quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng được quy định rõ ràng tại Điều 53 của Hiến pháp. Ngoài những quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, Quốc hội có thể trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết. Theo quy định của Hiến pháp, chúng ta thấy Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền hạn sau đây: Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội; triệu tập Quốc hội, giải thích pháp luật, ra pháp lệnh; quyết định việc trưng cầu ý dân, giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, sửa đổi và bãi bỏ những nghị quyết không thích hợp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn các phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, bổ nhiệm hoặc bãi miễn các phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ta ở nước ngoài; quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài (trừ trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định). Ngoài ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn có thẩm quyền quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao, những hàm và cấp khác; quyết định đặc xá, quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương. Trong thời gian Quốc hội không họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; có quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi đất nước bị xâm lược.
Theo quy định của Hiến pháp 1959, ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội còn thành lập các uỷ ban chuyên trách như Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu và các uỷ ban khác mà Quốc hội thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 56, 57).
Chương V: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70). So với Hiến pháp 1946 thì đây là một chương mới. Trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, nằm trong thành phần của Chính phủ nên được quy định chung trong chương "Chính phủ". Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt Nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế định Chủ tịch nước được quy định thành một chương riêng. Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra. Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch nước. Như vậy khác với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy định tuổi tối thiểu để có thể ứng cử chức vụ Chủ tịch nước là 35, còn Hiến pháp 1946 không quy định cụ thể, mặt khác theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước phải được chọn trong Nghị viện nhân dân tức là trong số các nghị sĩ, còn Hiến pháp 1959 không đòi hỏi ứng cử viên phải là đại biểu Quốc hội.
So với Hiến pháp 1946 quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959 hẹp hơn vì theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, tương đương với chức năng của Tổng thống Hoa Kỳ và tổng thống của các nước có hình thức chính thể cộng hoà Tổng thống; còn theo Hiến pháp 1959 chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn. Ví dụ: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65) Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67). Hội nghị chính trị đặc biệt bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và những người hữu quan khác. Hội nghị này xem xét những vấn đề lớn của Nhà nước, ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước chuyển đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan khác để thảo luận và ra quyết định; Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
Chương VI- Hội đồng Chính phủ, bao gồm 7 điều (từ Điều 71 đến Điều 77) theo quy định tại Điều 71 Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quy định này cũng cho ta thấy rằng Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959 được tổ chức hoàn toàn theo mô hình Chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩ1 khác với Chính phủ trong Hiến pháp 1946 xây dựng theo mô hình Chính phủ tư sản. Về thành phần của Hội đồng Chính phủ theo quy định tại Điều 72 khác cơ bản so với trước đây là không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và không có các thứ trưởng.
Chương VII- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương các cấp bao gồm 14 điều (từ Điều 78 đến Điều 91). Trong chương này Hiến pháp xác định các đơn vị hành chính ở nước ta là: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; xã, thị trấn. Ngoài ra còn có khu tự trị (Tây Bắc và Việt Bắc). Các khu tự trị này tồn tại đến tháng 12-1975.
Như vậy theo Hiến pháp 1959 cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ) được bãi bỏ. Khác với Hiến pháp 1946 chỉ có cấp tỉnh và cấp xã mới có Hội đồng nhân dân, Hiến pháp 1959 quy định tất cả các cấp tỉnh, huyện, xã đều có Hội đồng nhân dân. Ngoài ra Hiến pháp còn ghi rõ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Chương VIII- Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, gồm 15 điều (từ Điều 97 đến Điều 111). So với Hiến pháp 1946 chương này cũng có nhiều thay đổi. Theo Hiến pháp 1946 hệ thống toà án được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Theo đó hệ thống toà án gồm có toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và sơ cấp. (Có thể nói đây là cách tổ chức toà án theo mô hình của Pháp). Theo Hiến pháp 1959 hệ thống Toà án ở nước ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân huyện và các toà án quân sự. Ngoài ra trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Theo Hiến pháp 1959 hệ thống toà án nhân dân địa phương được tổ chức theo các đơn vị hành chính- lãnh thổ cấp tỉnh, cấp huyện. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vừa xét xử phúc thẩm các bản án do toà án huyện xét xử sơ thẩm, vừa xét xử sơ thẩm các bản án thuộc thẩm quyền của chúng. Theo quy định của Hiến pháp 1959, chế độ bổ nhiệm thẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu. Việc xét xử ở các toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Theo mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và thực hiện quyền công tố. Hệ thống Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và các Viện kiểm sát quân sự.
Viện kiểm sát nhân dân tổ chức theo chế độ Thủ trưởng trực thuộc một chiều. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Chương IX- Quy định về Quốc kỳ, Quốc huy và Thủ đô.
Chương X- Quy định về sửa đổi Hiến pháp.
Theo quy định của Hiến pháp chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp với điều kiện phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Tóm lại, Hiến pháp 1959 là Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.
Hiến pháp 1959 đã ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.
Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước.
Hiến pháp 1959 là Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và Cương lĩnh để đấu tranh thống nhất nước nhà.
Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


« Các bài cũ hơn · DU LỊCH VIỆT NAM! · Các bài mới hơn »

Bình luận

ambn_corp
Mar 6 2016, 02:10 AM
Bình luận #1
No avartar

Nhất Đại Thánh Sư
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 3
Nhập: 26-June 12
Đến từ: hà nội
Thành viên: 62,188



1. pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ - pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 http://ambn.vn/guide/4761/phap-lenh-quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro---phap-lenh-so-16/2011/UBTVQH12.html Ngày 30 tháng 6 năm 2011, UBTV QH thông qua pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ - pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
 
2. pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng http://ambn.vn/guide/4760/phap-lenh-so-02/2012/UBTVQH-chi-phi-giam-dinh-dinh-gia;-chi-phi-cho-nguoi-lam-chung-nguoi-phien-dich-trong-to-tung.html Ngày 28 tháng 03 năm 2012 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng người phiên dịch trong tố tụng, số: 02/2012/UBTVQH13. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
3. pháp lệnh số 03/2012/UBTVQH13 pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật http://ambn.vn/guide/4759/phap-lenh-so-03/2012/UBTVQH13-phap-dien-he-thong-quy-pham-phap-luat.html Pháp lệnh số: 03/2012/UBTVQH13 được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua ngày 16/04/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013. Pháp lệnh này 2013. Pháp lệnh này quy định nguyên tắc, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển.. Pháp lệnh quy định Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác pháp điển.
4. nghị quyết số 104/2015/QH13 - về việc thi hành luật tố tụng hành chính http://ambn.vn/guide/4755/nghi-quyet-so-104/2015/QH13---về-viec-thi-hanh-luat-to-tung-hanh-chinh.html Nghị quyết số: 104/2015/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
5. nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định thừa phát lại http://ambn.vn/guide/4754/nghi-quyet-so-107/2015/QH13-về-thuc-hien-che-dinh-thua-phat-lai.html Nghị quyết số: 107/2015/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015. Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai thực hiện Nghị quyết này và chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.
6. nghị quyết số 102/2015/QH13 ban hành nội quy kỳ họp quốc hội http://ambn.vn/guide/4748/nghi-quyet-so-102/2015/QH13-ban-hanh-noi-quy-ky-hop-quoc-hoi.html Nghị Quyết số 102/2015/QH13 Ban Hành Nội Quy Kỳ Họp Quốc Hội, được QH13 nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
7. nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật tố tụng hình sự http://ambn.vn/guide/4738/nghi-quyet-so-110/2015/QH13-về-viec-thi-hanh-bo-luat-to-tung-hinh-su.html Nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật tố tụng hình sự. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
8. nghị quyết số 108/2015/QH13 về việc phê chuẩn nghị định thư sửa đổi hiệp định marrakesh thành lập tổ chức thương mại thế giới http://ambn.vn/guide/4736/nghi-quyet-so-108/2015/QH13-về-viec-phe-chuan-nghi-dinh-thu-sua-doi-hiep-dinh-marrakesh-thanh-lap-to-chuc-thuong-mai-the-gioi.html Nghị quyết số: 108/2015/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2015, về việc phê chuẩn nghị định thư sửa đổi hiệp định marrakesh thành lập tổ chức thương mại thế giới.
9. nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành bộ luật hình sự http://ambn.vn/guide/4735/nghi-quyet-so-109/2015/QH13-về-viec-thi-hanh-bo-luat-hinh-su.html Nghị quyết số: 109/2015/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, về việc thi hành bộ 2015, về việc thi hành bộ luật hình sự
10. hình sự
10. nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập ban dân tộc của hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh http://ambn.vn/guide/4727/nghi-quyet-so-1130/2016/UBTVQH13-về-tieu-chuan-diều-kien-thanh-lap-ban-dan-toc-cua-hoi-dông-nhan-dan-tinh-huyen-thi-xa-thanh-pho-thuoc-tinh.html Ngày 14 tháng 01 năm 2016 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ra nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập ban dân tộc của hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
11. nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 http://ambn.vn/guide/4726/nghi-quyet-so-1132/NQ-UBTVQH13-huong-dan-viec-xac-dinh-du-kien-co-cau-thanh-phan-va-phan-bo-so-luong-nguoi-duoc-gioi-thieu-ung-cu-dai-bieu-hoi-dông-nhan-dan-cac-cap-nhiem-ky-2016-–-2021.html Ngày 16 tháng 01 năm 2016 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ra nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13 Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021
12. nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 chi tiết, hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân t http://ambn.vn/guide/4725/nghi-quyet-1134/2016/UBTVQH13-chi-tiet-huong-dan-về-viec-to-chuc-hoi-nghi-cu-tri;-viec-gioi-thieu-nguoi-ung-cu-dai-bieu-Hoi-dông-nhan-dan-cap-xa-o-thon-to-dan-pho;-viec-hiep-thuong-gioi-thieu-nguoi-ung-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-dai-bieu-Hoi-dông-nhan-dan-t.html Ngày 18 tháng 01 năm 2016 Uỷ ban thường vụ quốc hội ra nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 chi tiết, hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân t
13. pháp lệnh ngoại hối số 07/VBHN-VPQH, văn bản hợp nhất năm 2013 http://ambn.vn/guide/1599/phap-lenh-ngoai-hoi-so--07/VBHN-VPQH-van-ban-hop-nhat-nam-2013.html Ngày 11/07/2013 Văn Phòng Quốc Hội ra văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH - Pháp Lệnh Ngoại Hối, dựa trên Pháp Lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11,06/2013/UBTVQH13. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
14. pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 01/VBHN-VPQH, văn bản hợp nhất http://ambn.vn/guide/1595/phap-lenh-uu-dai-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-so-01/VBHN-VPQH-van-ban-hop-nhat.html Ngày 30/07/2012 Văn Phòng Quốc Hội ban hành văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH - Pháp Lệnh Ưu đãi người có công, dựa trên cơ sở các văn bản số 26/2005/PL-UBTVQH11,số 35/2007/PL-UBTVQH11, 04/2012/UBTVQH13. Chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực và những người được tiếp tục xem xét công nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.
15. pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối số 28/2005 http://ambn.vn/guide/1372/phap-lenh-so-06/2013/UBTVQH13-sua-doi-bo-sung-mot-so-diều-cua-phap-lenh-ngoai-hoi-so-28/2005.html Ngày 18/03/2013 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Khóa 13 đã thông qua Pháp Lệnh số 06/2013/UBTVQH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
16. pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ http://ambn.vn/guide/1371/phap-lenh-so-07/2013/UBTVQH13-sua-doi-bo-sung-mot-so-diều-cua-phap-lenh-quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-va-cong-cu-ho-tro.html Ngày 12/07/2013 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp Lệnh số 07/2013/UBTVQH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2014.
17. pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13 về cảnh sát cơ động http://ambn.vn/guide/1370/phap-lenh-so-08/2013/UBTVQH13-về-canh-sat-co-dong.html Ngày 23/12/2013 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp Lệnh số 08/2013/UBTVQH13 về cảnh sát cơ động. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014 và Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh.
18. pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 trình tự,thủ tục xem xét,quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân http://ambn.vn/guide/1369/phap-lenh-so-09/2014/UBTVQH13-trinh-tuthu-tuc-xem-xetquyet-dinh-ap-dung-cac-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-tai-toa-an-nhan-dan.html Ngày 20/01/2014 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ra Pháp Lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Đối với một số trường hợp nếu đến ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng quy định của Pháp lệnh này.
19. pháp lệnh số 01/VBHN-VPQH ưu đãi người có công với cách mạng - văn bản hợp nhất http://ambn.vn/guide/857/phap-lenh-so-01/VBHN-VPQH-uu-dai-nguoi-co-cong-voi-cach-mang---van-ban-hop-nhat.html Ngày 30/07/2012 Văn Phòng Quốc Hội đã ra văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29/08/1994
20. pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13 cảnh sát môi trường http://ambn.vn/guide/855/phap-lenh-so-10/2014/UBTVQH13-canh-sat-moi-truong.html pháp lệnh số: 10/2014/UBTVQH13 cảnh sát môi trường. Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát môi trường; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
21. nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 hướng dẫn thi hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội,hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn http://ambn.vn/guide/785/nghi-quyet-so-561/2013/UBTVQH13-huong-dan-thi-hanh-lay-phieu-tin-nhiem-bo-phieu-tin-nhiem-doi-voi-nguoi-giu-chuc-vu-do-quoc-hoihoi-dông-nhan-dan-bau-hoac-phe-chuan.html Thông qua Ủy Ban thường vụ quốc hội Nghị quyết số: 561/2013/UBTVQH13. Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội,Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
22. Nghị quyết số: 563/NQ-UBTVQH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi) http://ambn.vn/guide/783/Nghi-quyet-so:-563/NQ-UBTVQH13-về-viec-to-chuc-lay-y-kien-nhan-dan-doi-voi-du-thao-luat-dat-dai-(sua-doi).html Thông quan Nghị quyết:số 563/NQ-UBTVQH13, ngày 21 tháng 1 năm 2013,Quốc hội đã ra nghị quyết, về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi.
23. Nghị quyết số:72/2014/QH13 về phân bổ, sử dụng nguồn tăng bội chi ngân sách nhà nước và giảm chi ngân sách trung ương năm 2013 http://ambn.vn/guide/781/Nghi-quyet-so:72/2014/QH13-về-phan-bo-su-dung-nguôn-tang-boi-chi-ngan-sach-nha-nuoc-va-giam-chi-ngan-sach-trung-uong-nam-2013.html Ngày 9/6/2014 QHNCH Thông qua Nghị quyết số 72/2014/QH13 về phân bổ, sử dụng nguồn tăng bội chi ngân sách nhà nước và giảm chi ngân sách trung ương năm 2013,Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2014.
24. pháp lệnh trừng trị tội hối lộ - năm 1981 http://ambn.vn/guide/593/phap-lenh-trung-tri-toi-hoi-lo---nam-1981.html Pháp lệnh trừng trị tội Hối Lộ được ban hành 01/01/1981. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào rồi mới làm một việc thuộc trách nhiệm của mình hoặc để không làm một việc phải làm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm;
25. pháp lệnh số 10/LCT/HĐNN7 - sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp http://ambn.vn/guide/592/phap-lenh-so-10/LCT/HĐNN7---sua-doi-mot-so-diều-về-thue-cong-thuong-nghiep.html pháp lệnh số 10/LCT/HĐNN7 - sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp, được Hội Đồng Nhà Nước ban hành 11/03/1983. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 4, ngày 28 tháng 12 năm 1982.
26. pháp lệnh số 12/LCT/HĐNN7 - về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc http://ambn.vn/guide/591/phap-lenh-so-12/LCT/HĐNN7---về-viec-phat-hanh-cong-trai-xay-dung-to-quoc.html Pháp lệnh số 12/LCT/HĐNN7 - về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc. Được ban hành 28/11/1983. Cơ quan ban hành: Hội đồng Nhà nước. Công trái xây dựng Tổ quốc là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước dành để đầu tư xây dựng những công trình then chốt, tạo nên cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
27. nghị quyết quốc hội số 83/2014/QH13 - phê chuẩn công ước chống tra tấn của liên hợp quốc http://ambn.vn/guide/550/nghi-quyet-quoc-hoi-so-83/2014/QH13----phe-chuan-cong-uoc-chong-tra-tan-cua-lien-hop-quoc.html Nghị quyết của Quốc Hội số 83/2014/QH13, thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014. Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 07 tháng 11 năm 2013 tại trụ sở Liên hợp quốc tại Niu- Oóc.
28. nghị quyết số 84/2014/QH13 về việc phê chuẩn công ước liên hợp quốc về người khuyết tật http://ambn.vn/guide/549/nghi-quyet-so-84/2014/QH13-về-viec-phe-chuan-cong-uoc-lien-hop-quoc-về-nguoi-khuyet-tat.html Nghị quyết số: 84/2014/QH13 của Quốc Hội khóa XIII thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc phê chuẩn công ước của liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 22 tháng 10 năm 2007 tại trụ sở Liên hợp quốc tại Niu- Oóc.
29. nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm với người do hội đồng nhân dân phê chuẩn - số 85/2014/QH13 http://ambn.vn/guide/548/nghi-quyet-về-viec-lay-phieu-tin-nhiem-voi-nguoi-do-hoi-dông-nhan-dan-phe-chuan---so-85/2014/QH13.html Nghị quyết số 85/2014/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014. Về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội,hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
30. nghị quyết về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn số 29/2012/QH13 http://ambn.vn/guide/518/nghi-quyet-về-ban-hanh-mot-so-chinh-sach-thue-nham--thao-go-kho-khan-so-29/2012/QH13.html Nghị quyết số: 29/2012/QH13 này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. Nghị quyết về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân
31. pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân http://ambn.vn/guide/514/phap-lenh-sua-doi-bo-sung-mot-so-diều-cua-phap-lenh-kiem-sat-vien-vien-kiem-sat-nhan-dan.html Pháp lệnh số: 15/2011/UBTVQH12 - pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11.
32. nghị quyết về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường - số: 19/2011/QH13 http://ambn.vn/guide/495/nghi-quyet--về-ket-qua-giam-sat-va-day-manh-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat--về-moi-truong----so:-19/2011/QH13.html ngày 26 tháng 11 năm 2011, Trên cơ sở xem xét Báo cáo kết quả giám sát số 39/BC-UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 170/BC-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
33. nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 - Số: 76/2014/QH13 http://ambn.vn/guide/493/nghi-quyet-day-manh-thuc-hien-muc-tieu-giam-nghèo-bền-vung-den-nam-2020---So:-76/2014/QH13.html Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ra nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, ngày 24 tháng 06 năm 2014
34. nghị quyết về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài http://ambn.vn/guide/255/nghi-quyet-về-viec-to-chuc-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-về-nguoi-lao-dong-Viet-Nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai.html nghị quyết về kết quả giám sát Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Số: 976/2010/NQ-UBTVQH12, ngày 28 tháng 9 năm 2010
35. pháp lệnh thừa kế 1990 http://ambn.vn/guide/239/phap-lenh-thua-ke-1990.html Ngày 30/08/1990 Hội Đồng Nhà Nước đã thông qua Pháp Lệnh Thừa kế, nhằm bảo hộ quyền thừa kế của công dân. Điều này được căn cứ vào Điều 27 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980; Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
36. pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11ưu đãi người có công với cách mạng http://ambn.vn/guide/231/phap-lenh-26/2005/PL-UBTVQH11uu-dai-nguoi-co-cong-voi-cach-mang.html Ngày 29/06/2005 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh số Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2005, thay thế Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
37. pháp lệnh số 05/2008/NQ-UBTVQH12 về thủ tục bắt giữ tàu biển của ủy ban thường vụ quốc hội http://ambn.vn/guide/229/phap-lenh-so-05/2008/NQ-UBTVQH12-về-thu-tuc-bat-giu-tau-bien-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi.html Ngày 27/08/2008 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp Lệnh số 05/2008/NQ-UBTVQH12 về thủ tục bắt giữ tàu biển. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
38. pháp lệnh cảnh vệ - số 25/2005/PL-UBTVQH11 http://ambn.vn/guide/146/phap-lenh-canh-ve---so-25/2005/PL-UBTVQH11.html Ngày 02/04 năm 2005 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh Số: 25/2005/PL-UBTVQH11: Phạm vi điều chỉnh. Pháp lệnh này quy định về đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ; lực lượng cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.
 
 
 
User is offlineProfile CardPM
Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thanhhungHDV
Họ tên: Tô Thanh Hùng
Nghề nghiệp: HDV du lich
Sinh nhật: : 26 Tháng 10 - 1987
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



(♥ Góc Thơ ♥)

Nghe Nhạc

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com