Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ebhvn's Blog

1 số vấn đề về sổ bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều vấn đề liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) mà người lao động và doanh nghiệp gặp phải. Bài viết này sẽ tổng hợp 05 vấn đề thường gặp liên quan đến sổ BHXH, đưa ra hướng giải quyết để bạn đọc có thể tham khảo và có cách xử lý kịp thời.

5 vấn đề thường gặp liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội

5 vấn đề thường gặp liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội.

1. Bị thất lạc sổ BHXH, mất sổ BHXH phải giải quyết thế nào? 

Do quá trình công tác hoặc quá trình giữ sổ BHXH rất nhiều người lao động bị thất lạc sổ BHXH hoặc mất sổ BHXH. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi quá trình tham gia BHXH cũng như làm hồ sơ thủ tục hưởng BHXH cho người lao động.

Phương án giải quyết:

Trong trường hợp làm thất lạc sổ BHXH hoặc mất sổ BHXH người lao động làm đơn xin cấp lại sổ BHXH mới. Tiến hành lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-BHXH.

Sau khi hoàn tất hồ sơ xin cấp sổ BHXH người lao động hoặc đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết. Được cấp sổ mới, tuy nhiên tuy nhiên mã sổ BHXH vẫn được lấy theo mã sổ BHXH cũ và cũng là mã số định danh duy nhất trong suốt quá trình tham gia BHXH.

Trong trường hợp nếu đơn vị cũ chưa thực hiện xác nhận quá trình đóng BHXH cho người lao động thì khi giải quyết các chế độ BHXH, cơ quan BHXH sẽ không tính thời gian tham gia BHXH tại đơn vị đó để tính hưởng các chế độ BHXH.

2. Có được tự chốt sổ BHXH không?

Rất nhiều người lao động muốn được tự chốt BHXH, tuy nhiên theo Luật người lao động không được tự chốt BHXH. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại người lao động không thể tự chốt sổ BHXH cho mình. Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH có nghĩa vụ và trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động khi được người lao động yêu cầu. 

Phương án giải quyết:

Khi người lao động muốn chốt sổ BHXH, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan BHXH có thẩm quyền trực tiếp quản lý hồ sơ BHXH của mình thực hiện chốt sổ.

Người lao động tuyệt đối không tự ý chốt sổ, như vậy là sai quy định của Pháp luật. Người lao động có thể bị phạt nếu cố tình chốt sổ làm sai lệch thông tin và gây hậu quả nghiêm trọng.  

3. Có nên tiếp tục dùng sổ BHXH công ty cũ hay xin cấp sổ mới

Lấy sổ BHXH tại công ty cũ hay xin cấp lại sổ BHXH mới khi chuyển nơi công tác? Điều này khiến rất nhiều lao động băn khoăn. Theo quy định của Pháp luật thì mỗi người khi tham gia BHXH sẽ được cấp duy nhất 1 mã số định danh. Mã số này cũng là mã số BHXH của người đó, được sử dụng cho người lao động suốt quá trình tham gia BHXH.

Người lao động khi chuyển công tác không còn đóng BHXH ở đơn vị cũ và không lấy sổ ở đơn vị cũ. Nhưng mã số này vẫn được giữ nguyên khi chuyển đến đơn vị mới. Toàn bộ quá trình tham gia BHXH của người lao động sẽ được cập nhật lại trong sổ mới.

Có nên tiếp tục dùng sổ BHXH công ty cũ hay xin cấp sổ mới - ảnh eBH

Có nên tiếp tục dùng sổ BHXH công ty cũ hay xin cấp sổ mới.

Phương án giải quyết:

Người lao động nên yêu cầu được chốt sổ BHXH, nhận sổ BHXH ở đơn vị cũ và nộp sổ cho đơn vị mới. Điều này sẽ giúp người lao động không mất thời gian và thủ tục xin cấp lại sổ. 

Hiện nay các thông tin tham gia BHXH của người lao động đang được mã hóa và lưu trữ bằng hệ thống thông tin điện tử. Trong tương lai sổ BHXH sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thẻ BHXH. Sử dụng thẻ BHXH giúp việc đồng bộ thông tin và quản lý thông tin của của các đối tượng tham gia BHXH được dễ dàng và tối ưu nhất.

4. Thủ tục đổi sổ khi thay đổi số CMND

Hiện nay rất nhiều người lao động đổi từ chứng minh nhân dân sang sử dụng thẻ căn cước. Vì vậy, nhu cầu muốn đổi lại sổ BHXH để đồng bộ thông tin tăng cao. 

Phương án giải quyết:

Căn cứ theo quy định tại Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 31, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đơn vị hoặc người lao động làm hồ sơ và thủ tục cấp lại sổ BHXH như sau:

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin cá nhân như: số CMND; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH…

Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ, hồ sơ gồm:

Trường hợp người lao động tự kê khai hồ sơ, hồ sơ gồm:

5. Mất sổ BHXH làm thế nào để được nhận BHXH 1 lần

Người lao động bị mất sổ BHXH nhưng muốn nhận BHXH 1 lần phải làm thế nào? Theo quy định hồ sơ nhận BHXH 1 lần bắt buộc phải có sổ BHXH. Những trường hợp không có sổ BHXH sẽ không được giải quyết hưởng.

Phương án giải quyết:

Để được giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần bạn buộc phải làm hồ sơ và thủ tục đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH.

Căn cứ theo Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 33, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

Mất sổ BHXH làm thế nào để nhận BHXH 1 lần - ảnh eBH

Mất sổ BHXH làm thế nào để nhận BHXH 1 lần.

Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH gồm:

Hồ sơ xin hưởng BHXH 1 lần gồm: 

Trên đây là 5 vấn đề thường gặp liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội người lao động và đơn vị cần nắm được. Giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ nhanh chính xác giúp người lao động bảo vệ được lợi ích của mình. 

Nguồn: https://ebh.vn/tin-tuc/van-de-thuong-gap-ve-so-bao-hiem-xa-hoi


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com