Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ebhvn's Blog

Khái niệm về bản kiểm điểm

Bản kiểm điểm tiếng Anh là self criticism là một loại văn bản người viết sử dụng để tự nhận xét, đánh giá lại những hành vi, kết quả công tác, học tập của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.

Bản kiểm điểm thường được viết khi cá nhân có những vi phạm nội quy, quy định tại nơi học tập, làm việc hoặc được viết khi kết thúc một năm học, nhiệm kỳ công tác. Bản kiểm điểm có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, người lao động, cán bộ viên chức, Đảng viên... Mục đích của bản kiểm điểm là để người viết nhìn nhận được những ưu điểm và nhược điểm của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm và cải thiện bản thân.

Nội dung bản kiểm điểm thường bao gồm các phần sau:

  1. Lời xin lỗi về hành vi sai trái hoặc vi phạm.

  2. Giải thích về lý do tại sao hành vi đó đã xảy ra.

  3. Cam kết không tái phạm hành vi đó.

  4. Kế hoạch cải thiện bản thân trong tương lai.

Bản kiểm điểm là một công cụ hữu ích để giúp một cá nhân học hỏi từ lỗi lầm và trở thành người tốt hơn. Nó cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân và tổ chức.

Có những loại bản kiểm điểm nào?

Hiện nay có nhiều loại bản kiểm điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Một số loại bản kiểm điểm phổ biến là:

1) Bản tự kiểm điểm: Dành cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, Đảng viên khi kết thúc một thời gian, quá trình rèn luyện, công tác để đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 90/2020/NĐ-CP, các cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 6 tháng, thì không thực hiện đánh giá chất lượng, nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp có thai và nghỉ theo chế độ. 

Do đó, các cán bộ, công chức, viên chức cần thực hiện kiểm điểm thời gian công tác trong năm, kể cả những cán bộ chưa công tác đủ 06 tháng, ngoại trừ một số trường hợp nghỉ theo chế độ thai sản quy định. 

2) Bản kiểm điểm cá nhân: Dành cho giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên khi cần kiểm điểm, trình bày khuyết điểm hoặc lỗi của cá nhân trong sự việc nào đó, tự đánh giá mức độ phạm lỗi của mình để cấp trên có cơ sở đánh giá hình thức kỷ luật đối với mình.

Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm trước khi tổng kết năm học hoặc đánh giá nhân viên. 

Bản kiểm điểm dành cho Đảng viên có quy định rõ ràng

Bản kiểm điểm dành cho Đảng viên có quy định rõ ràng

3) Bản tự kiểm điểm Đảng viên: Dành cho Đảng viên khi kết thúc một năm hoặc một nhiệm kỳ để tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của người Đảng viên trong năm hoặc nhiệm kỳ.

Theo quy định tại Tiểu mục 1, Mục I, Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019, đảng viên phải tự kiểm điểm phê bình, tự phê bình, đánh giá chất lượng hàng năm, để các cấp Ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, từng cá nhân có thể tự soi và sửa mình. Từ đó, đề ra chủ trương, giải pháp trong thời gian tới, để phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com