Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ebhvn's Blog

Trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Hiểu rõ quy định của pháp luật về những trường hợp không được hưởng chế độ thai sản BHXH (bảo hiểm thai sản) sẽ giúp phụ nữ đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Theo Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH sẽ không được giải quyết hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

(1) Không đủ thời gian đóng BHXH: Lao động nữ sinh con được hưởng bảo hiểm thai sản khi đáp ứng được một trong hai điều kiện dưới đây: 

- Đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý: Lao động nữ đã đáp ứng được điều kiện trên nhưng chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Tóm lại, nếu lao động nữ không đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định trên thì sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản. 

(2) Tham gia BHXH tự nguyện: Theo quy định hiện nay, người lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Mặt khác, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ bao gồm: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. 

Do đó, trường hợp người lao động chỉ tham gia BHXH tự nguyện thì sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. 

Quyền lợi hưởng bảo hiểm thai sản 2024 của lao động nữ mới sinh

Hiện nay, lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản thì sẽ được hưởng các quyền lợi: Tiền trợ cấp một lần khi sinh con và tiền trợ cấp thai sản. Cụ thể: 

(1) Tiền trợ cấp một lần khi sinh con: Lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng sẽ được hưởng tiền trợ cấp một lần theo mức sau: 

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở (trước ngày 01/7/2024) đang là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con người lao động được nhận là 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng.

Chú ýTừ ngày 01/7/2024, chế độ cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW chính thức có hiệu lực.Theo đó, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ bị bãi bỏ. Như vậy, số tiền trợ cấp một lần khi sinh con có thể bị thay đổi từ thời điểm đó. Thông tin chi tiết sẽ được eBH cập nhật nhanh nhất trên website ngay khi có quyết định chính thức.

Lưu ý: Khi vợ sinh con, lao động nam cũng có thể nhận được trợ cấp một lần nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Chỉ có bố tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

- Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

- Nếu người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người bố phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

(2) Tiền chế độ thai sản: Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con áp dụng theo công mức sau:

Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng (Trường hợp chưa đóng đủ 6 tháng thì mức hưởng tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng). 

Trợ cấp trong trường hợp khácMức hưởng = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ) / (24 x Số ngày nghỉ).
Nguồn: https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/truong-hop-khong-duoc-huong-bao-hiem-thai-san


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com