Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

ebhvn's Blog

Điều trị nội trú là gì?

Bệnh nhân khi đi khám chữa bệnh có thể điều trị theo hai hình thức là điều trị nội trú và điều trị ngoại trú. Vậy điều trị nội trú là gì? quy trình điều trị nội trú hưởng bảo hiểm y tế như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú

1. Điều trị nội trú là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định điều trị nội trú như sau:

Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.

Như vậy, có thể hiểu điều trị nội trú là việc thực hiện điều trị khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ hoặc có giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh khác. Và khi đó, người bệnh phải tiến hành nhập viện để tiếp nhận điều trị.

Ngoài ra, tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Thời gian lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tính liên tục và thường trên 24 giờ.

Các cơ sở sau được bố trí giường lưu trú để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh:

1) Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

2) Phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước.

3) Nhà hộ sinh và trạm y tế xã.

1.1 Các trường hợp cần điều trị nội trú

Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ là người đưa ra quyết định về hình thức điều trị nội trú hoặc ngoại trú cho bệnh nhân. Thông thường các trường hợp cần điều trị nội trú bao gồm:

1) Bệnh nhân mắc các bệnh nặng và cần theo dõi sát sao và điều trị tích cực.

2) Bệnh nhân cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị chuyên sâu, có nguy cơ biến chứng cao.

3) Bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu, cần theo dõi diễn biến sức khỏe.

4) Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật và cần có thời gian gây mê hoặc hồi sức.

5) Bệnh nhân không có khả năng tự chăm sóc bản thân hoặc người nhà chăm sóc.

Trong trường hợp sức khỏe cho phép, và bệnh nhân có điều kiện tự chăm sóc có thể xin điều trị ngoại trú theo nhu cầu.

1.2 Quy trình điều trị nội trú hưởng bảo hiểm y tế  

Bệnh nhân điều trị nội trú để được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định ngoài việc có thẻ bảo hiểm y tế thì cần cung cấp các thông tin thẻ bảo hiểm y tế cho cơ sở khám chữa bệnh. Dưới đây là quy trình điều trị nội trú hưởng BHYT gồm các bước sau:

Bước 1: Bệnh nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế lấy số khám bệnh. 

Bước 2: Bệnh nhân khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chẩn đoán và mức độ bệnh lý. 

Bước 3: Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn làm thủ tục nhập viện (khi này bệnh nhân sẽ cung cấp tin thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ y tế). 

Bước 4: Bệnh nhân sẽ được sắp xếp giường bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ nhân viên y tế sẽ theo dõi, điều trị và chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị nội trú.

Bước 5: Khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, bệnh nhân làm thủ 

Xem bài viết gốc tại trang web: https://ebh.vn/bao-hiem-y-te/dieu-tri-noi-tru


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com