Căn cứ vào Thông tư số 303/2016/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2016 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước ta có khái niệm về biên lai và biên lai điện tử.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai được định nghĩa như sau:
“Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai được chia làm 2 loại chính gồm có:
Biên lai không in sẵn mệnh giá áp dụng cho các trường hợp sau:
Biên lai điện tử là một hình thức biên lai, biên lai điện tử được hình thành muộn hơn so với các loại biên lai giấy đặt in và biên lai tự in.
Mẫu biên lai giấy.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC biên lai điện tử được định nghĩa như sau:
“Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”
Hiện nay việc sử dụng biên lai điện tử trở nên phổ biến đặt biệt là khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ chính thức có hiệu lực và buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử hạn chót đến ngày 1/11/2020.
Biên lai điện tử giúp việc tra cứu được thực hiện dễ dàng, thuận tiện khi hoạch toán kế toán, làm sổ sách kê khai thuế.
Nội dung của biên lai điện tử bao gồm đầy đủ các mục như đối với các biên lai giấy, tuy nhiên nội dung của biên lai điện tử sẽ được thực hiện trực tiếp trên các thiết bị điện tử.
Nội dung bắt buộc trên biên lai đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy và gồm các nội dung chính như:
Ví dụ về biên lai điện tử.
Ngoài ra biên lai điện tử có thể có thêm các nội dung như lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật tuy nhiên cần đảm bảo không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.
Theo quy định tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC ban hành ngày 10/11/2016 thì đơn vị phát hành biên lai điện tử là Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thu phí cung cấp thông tin doanh nghiệp theo quy định. Các chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp được quy định rõ ràng trong thông tư.
Biên lai điện tử phải đảm bảo các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Mỗi số biên lai đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất đảm bảo xác định số biên lai theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian.
Biên lai điện tử đã lập phải thoả mãn:
Để tra cứu và xem biên lai điện tử quý khách hàng cần truy cập từ các thiết bị điện tử, có kết nối mạng internet hoặc kết nối dữ liệu theo mạng cụ bộ. Tra cứu và xem trực tiếp trên email được gửi.
Hoặc nếu nếu tải biên lai điện tử về, đối với biên lai điện tử được định dạng .PDF khách hàng có thể dùng các phần mềm như: Foxit Reader, Adobe Reader… để đọc.
Trong nhiều trường hợp người bán hoặc người mua cần chuyển đổi biên lai điện tử sang biên lai giấy phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, biên lai điện tử có giá trị như biên lai giấy nếu không phải thuộc trường hợp đặc biệt thì không cần thiết phải chuyển đổi.
Chuyển đổi biên lai điện tử sang biên lai giấy.
Khi muốn chuyển đổi từ biên lai điện tử sang biên lai giấy thì người sử dụng sẽ trực tiếp liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh để được chuyển đổi. Lưu ý với mỗi một biên lai điện tử được thực hiện chuyển đổi sang biên lai giấy một (01) lần duy nhất.
Nguồn: thaison.vn
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com