Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Einvoicevn's Blog

Hóa đơn chuyển đổi là gì?

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, ngoài những nghiệp vụ thực hiện trực tiếp trên phần mềm, nhiều trường hợp doanh nghiệp cần hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để phục vụ cho nhiều công việc khác. Doanh nghiệp cần nắm được những quy định quan trọng nào về hóa đơn chuyển đổi?

Những điều doanh nghiệp cần biết về hóa đơn chuyển đổi.

Những điều doanh nghiệp cần biết về hóa đơn chuyển đổi.

1. Khi nào doanh nghiệp được chuyển đổi hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, trong quá trình lưu thông hàng hóa, nếu doanh nghiệp cần phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hữu hình, người bán có thể thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy. Việc chuyển đổi này chỉ được thực hiện duy nhất một lần.

Khi thực hiện chuyển đổi, hóa đơn chuyển đổi cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Điều kiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy kế toán cần biết.

Điều kiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy kế toán cần biết.

2. Hóa đơn chuyển đổi có điểm gì khác biệt so với hóa đơn giấy?

Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử cũng là chứng từ giấy nên nhiều người thường nhầm lẫn với hóa đơn giấy. Tuy nhiên, xét về bản chất, hai loại chứng từ này hoàn toàn khác biệt, cách thức phân biệt như sau:

3. Giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý khi đảm bảo toàn vẹn về thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và cần có chữ ký, họ tên đầy đủ của người thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

Quy định về giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy

Quy định về giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy.

Tuy nhiên, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính được ban hành có quy định về tính hiệu lực của một số văn bản pháp luật đến ngày 31/10/2020, trong đó có Thông tư 32/2011/TT-BTC. 

Từ 1/11/2020, Thông tư 32/2011/TT-BTC hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp áp dụng các quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể, căn cứ vào Khoản 3, Điều 10 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ, ghi sổ, không có hiệu lực trong giao dịch, thanh toán (trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại luật này).

4. Quy định về chữ ký và đóng dấu của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử

Theo Điều 12 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, nếu hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần có chữ ký của người đại diện pháp luật và đóng dấu của người bán, chữ ký và họ tên của người chuyển đổi.

Nếu người bán chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy chỉ để lưu trữ chứng từ thì chỉ cần chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi, không cần chữ ký và dấu của người bán.

Nguồn copy: https://thaison.vn/tin-tuc/nhung-dieu-doanh-nghiep-can-biet-ve-hoa-don-chuyen-doi


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com