Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Trang chủ

KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI 2

 

Kỹ thuật trồng xoài

fcquangphuc_doanh nhân nông nghiệp sưu tầm
 

Yêu cầu về đất đai

 

 
 
 

 

      Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông.... Tuy nhiên, các loại đất trồng xoài đều phải có tầng dầy ít nhất 1,5 - 2 m. Đất lý tưởng cho trồng xoài là đất phù sa cổ, phù sa mới ven sông giầu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5 - 7,7. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1 m.

CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

Phát quang, san ủi, cải tạo mặt bằng: tương tự như cây bưởi.

Thiết kế vườn trồng: tương tự như cây bưởi.

Bố trí mật độ khoảng cách

     Khoảng cách trồng tuỳ thuộc vào từng giống. Giống GL1 và GL2 khoảng cách giữa các hàng từ 5 - 6 m, khoảng cách giữa các cây trên một hàng 4 m. Giống GL6 thì khoảng cách hố đào dầy hơn, khoảng cách giữa các hàng từ 3,5 m, khoảng cách giữa các cây trên một hàng 3m, tương đương 400 - 500 cây/ha và 950 cây/ha.

Đào hố, bón phân lót

      Hố đào có kích thước 80 × 80 × 80 cm. Ở vùng đất tốt kích thước hố đào có thể nhỏ hơn. Khi đào hố,  lớp đất phía trên( lớp đất mặt) được để riêng một bên, lớp đất phía dưới để riêng một bên. Sau khi hố được đào xong, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 - 2 kg super lân. Trộn đều phân  với lớp đất mặt, cho xuống 3/4  hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới( khi đào đã để riêng). Mục đích là để giúp cho bộ rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

KỸ THUẬT TRỒNG

Tiêu chuẩn cây giống

      Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10TCN - 2001, cụ thể là: giống  được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc là xoài hôi, cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20 - 22 cm, đường kính bầu 12 cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao cành ghép 40 - 50 cm, đường kính 1 cm( đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm), có từ 2 - 3 đợt lộc. Lá cây xanh  đậm, không có vết sâu bệnh.

Thời vụ trồng

      Ở miền Bắc xoài được trồng vào hai thời vụ chính, vụ Xuân trồng vào tháng 2, 3 và đầu tháng 4, vụ thu trồng vào tháng 8 - 9. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và  sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

Cách trồng

      Trước khi trồng, xé bỏ túi nilon ươm cây giống và đặt cây vào chính giữa hố (hố đã được bón lót đủ phân chuồng và phân lân), vun nhẹ đất vụn vào xung quanh bầu đất và dùng tay ấn nhẹ đất xung quanh bầu. Sau đó tiếp tục vun đất xung quanh vào cho đầy hố. Đối với đất đồi, cây được trồng bằng mặt, nghĩa là sau khi trồng xong mép phía trên của bầu đất bằng với mặt đất. Ở vùng đất thấp cây được trồng nổi nghĩa là từng cây được trồng trên các ụ đất cao từ 0,3 - 0,8 m so với mặt bằng khu đất để tạo môi trường cho bộ rễ phát triển. Sau khi trồng xong dùng cọc có chiều cao 0,7 - 1 m cắm chéo qua thân chính và dùng dây mềm buộc chắc cây vào cọc để tránh gió lớn làm long gốc. Tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển .

KỸ THUẬT CHĂM SÓC

Chăm sóc sau khi trồng và thời gian chưa có quả

      Đây là thời kỳ cây còn nhỏ, mới được 1 - 3 năm tuổi. Thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần  thiết.

-  Tưới nước

      Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp  đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3 - 4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá  trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8 - 1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20 cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây.

    • Làm cỏ

Thời kỳ đầu do bộ tán cây còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn  chỉ có các  loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều. Cách  diệt cỏ loại này đơn giản nhất là dùng dao phát cán dài, phía mũi dao cong lại như mũi liềm. Khi cỏ cao khoảng 20 cm thì dùng dao phát ngang sát mặt đất để cắt đứt thân cây cỏ. Phần thân bị cắt đứt được thu gom lại, phơi khô sau đó tủ lại xung quanh gốc cây. Nếu có nhiều cỏ loại một lá mầm phát triển như cỏ tranh thì việc diệt trừ sẽ

 

 

Theo VNG
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com