BÁO CÁO TỔ CHUYÊN MÔN
1. ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Đối với mỗi cấp học, ngành học khác nhau thi hoạt động chuyên môn của người giáo viên lại có sự khác nhau.
Hoạt động chuyên môn của người giáo viên Trung học cơ sở được so sánh với hoạt động chuyên môn của người giáo viên ở bậc Tiểu học và bậc Trung học phổ thông.
Hoạt động chuyên môn của người giáo viên Trung học cơ sở là dạy theo bộ môn và thông thường là mỗi giáo viên dạy từ 1 đến 2 môn.
Đối tượng của người giáo viên Trung học cơ sở là trẻ từ 11- 16 tuổi, là lứa tuổi thiếu niên. Ở thời kỳ này có vị trí đặc biệt là thời kỳ chuyển tiếp, quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.
Sự chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức giao tiếp…
Là lứa tuổi khó bảo, có sự chuyển biến rất lớn về thể chất và tâm sinh lý, diễn ra trong thời gian tương đối ngắn bất ngờ báo hiệu một sự phát triển mang tính nhảy vọt.
Vì vậy, người giáo viên Trung học cơ sở cần phải nắm đựoc tâm sinh lý lứa tuổi này vừa kết hợp giảng đồng thời kết hợp dạy dỗ học sinh.
Người giáo viên cần phải làm tốt chuyên môn của mình, nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh. Tránh để học sinh bị phân tán, ở lứa tuổi này tính kiên trì trong học tập và tư duy còn yếu
Về hoạt động chuyên môn: Được sinh hoạt theo tổ bộ môn, theo chuyên môn được đào tạo, tuy nhiên hoạt động chuyên môn của người giáo viên Trung học cơ sở mang tính chuyên sâu hơn.
Ngoài những môn được đào tạo, nhiều khi người giáo viên phải dạy các bộ môn không được đào tạo hoặc những công việc kiêm nhiệm khác.
So với bậc tiểu học, bậc Trung học phổ thông thi bậc Trung học cơ sở có những đặc điểm tâm lý luôn luôn thay đổi theo chiều hướng khác nhau. Do vậy, người giáo viên Trung học cơ sở phải nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình để trang bị kiến thức cho học sinh.
2. SỰ KHÁC BIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC KHỐI LỚP
Ở bậc Trung học cơ sở dung lượng kiến thức giữa các khối lớp có sự khác nhau , càng ở khối lớp trên dung lượng kiến thức càng lớn.
Có sự đa dạng về các môn học. Ở các khối lớp 8, 9 kiến thức của lớp trên đi vào cụ thể hơn, sâu hơn, rộng hơn so với các khối lớp dưới. Số môn ở khối lớp dưới ít hơn số môn ở khối lớp trên.
Ví dụ: Khối 6, 7 không học môn hoá
Khối 8, 9 có học môn hoá
Ở các khối lớp dưới chuyên môn được coi trọng ở cả 2 bộ môn là Văn và Toán. Còn ở các khối lớp trên thi tất cả các bộ môn đều được quan tâm và coi trọng.
Do có sự khác biệt trong hoạt động chuyên môn, vì vậy người giáo viên Trung học cơ sở cần phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn đào tạo của mình đáp ứng được sự thay đổi lượng kiến thức ở mỗi khối lớp.
3. SỰ TIẾP CẬN CÁI MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Trong chương trình thay sách đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong bốn nội dung thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
Phương pháp giảng dạy mới được quan tâm hiện nay là: Thầy đòng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức. Lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt là phương pháp phát huy trí lực, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, vấn đề sử dụng trực quan được đặc biệt coi trọng, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy thế mạnh công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Tránh tình trạng thầy đọc, trò chép, hiện nay người ta quan tâm nhiều đến phương pháp thảo luận, học tập theo nhóm.
Giờ học chủ yếu vẫn diễn ra ở trong lớp, ít có giờ học được diễn ra ở ngoài lớp vì điều kiện để tổ chức một giờ học ngoại khoá vẫn còn nhiều hạn chế.
Người giáo viên cần phải nghiên cứu những nội dung trong sách giáo khoa. Ngoài ra cần phải dùng phương pháp nghiên cứu thực tế bên ngoài để làm sáng tỏ vấn đề trong sách giáo khoa.
Trong phương pháp giảng dạy mới người giáo viên Trung học cơ sở cần phải đổi mới cả nội dung và phương pháp giảng dạy của mình để trang bị kiến thức cho học sinh, phù hợp với sự thay đổi của phương pháp giảng dạy mới, đáp ứng nhu cầu lĩnh hội kiến thức của học sinh.
4. CÔNG TÁC SOẠN GIÁO ÁN DỰ GIỜ THĂM LỚP
Trước khi lên lớp phải có giáo án, gioá án phải soạn trước 3 ngày.
Giáo án không theo một quy định, khuôn mẫu thống nhất.
Giáo án là một bản thiết kế của người thầy, người thầy dựa vào giáo án để dẫn dắt, hướng dẫn cho học sinh thi công giáo án của mình.
Trong phương pháp giảng dạy mới, người thầy đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn và dẫn dắt học sinh tìm ra nguồn tri thức vô tận của nhân loại.
Người thầy giáo cần có lòng yêu nghề, có tâm huyết với nghề. Người thầy giáo được ví như là những “ viên gạch” và học sinh là người tạo ra ngôi nhà mới trong nền tảng “ viên gạch” đã có sẵn.
Trong phương pháp giảng dạy mới, việc soạn giáo án điện tử được khuyến khích và ngày càng được chú trọng. Nhằm mục đích chính là khai thác phần mềm, Ứng dụng công nghệ thông tin vào phương pháp giảng dạy mới.
Để trau dồi kinh nghiệm của mình, mỗi giáo viên phải dự giờ 1 tiêt/ tuần, tổ trưởng tổ chuyên môn phải dự giờ 2 tiết/ tuần, hiệu phó cần dự giờ 4 tiết/ tuần,hiệu trưởng cần dự giờ 2 tiết/ tuần.
Giáo viên chủ nhiệm cần phát hiện và nắm chắc tình hình học tập của học sinh để có biện pháp giáo dục học sinh.
5. TIẾN TRÌNH CỦA MỘT GIỜ LÊN LỚP
Tiến trình của một giờ lên lớp được diễn ra theo một trình tự nhất định.
Về nội dung ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp, ghi tên học sinh vắng ( nếu có). Họ tên, Lý do.
Hoạt động duy trì tổ chức lớp được diễn ra trong toàn tiết học trên lớp bằng hoạt động của thầy và trò.
Về nội dung kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra học sinh bằng cách: Gọi học sinh lên bảng, cho học sinh làm bài theo nhóm hoặc có thể vừa học vừa tiến hành kiểm tra.
Về nội dung bài mới: Đó chính là nội dung chính của bài học.
Về nội dung tổng kết và dặn dò học sinh: Nhằm làm cho học sinh khắc sâu kiến thức, có tính tích cực trong luyện tập, trong bài học của mình.
6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA THẦY VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TRÒ
* Phương pháp đánh giá giờ dạy của thầy.
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy của thầy như sau:
Các mặt | Các yêu cầu | Điểm | |
Nội dung | 1 | Chính xác khoa học ( khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị) | |
2 | Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm | ||
3 | Liên hệ với thực tiễn ( nếu có), có tính giáo dục. | ||
Phương pháp | 4 | Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của bài lên lớp. | |
5 | Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học. | ||
Phương tiện | 6 | Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của bài lên lớp. | |
7 | Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý. | ||
Tổ chức |
8 | Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu. | |
9 | Tổ chức và điều kiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của bài, các đối tượng, học sinh hứng thú. | ||
Kết quả | 10 | Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức. |
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com