Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Trang chủ

Bai 22_CN6

TRƯỜNG THCS THƯỢNG LAN

GIÁO ÁN THI DẠY SỐ 02

Ngày soạn: 06/03/2011.

Ngày dạy : 11/03/2011.

Tiết: 53

Bài 22_QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN_

Họ tên người soạn: LÊ QUANG PHÚC.

Họ tên người dạy: LÊ QUANG PHÚC.

Họ tên GVHD: THẦY: NGUYỄN THANH BÌNH.

Tiết: 4 Lớp: 6A. Trường THCS Thượng Lan.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, vai trò và các nguyên tắc xây dựng thực đơn.

2. Kỹ năng:

- Biết cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn theo thực đơn.

3. Thái độ:

- Có ý thức vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.

*Trọng tâm:

- Phần I.2

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu kỹ SGK và SGV.

- Đọc các tài liệu liên quan.

2. Học sinh:

- Học bài cũ và xem trước trước nội dung bài mới.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức (1 phút):

Sĩ số:………. Vắng:………. Lý do:……….

2. Kiểm tra bài cũ (5phút):

- Câu hỏi: Em hãy nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình? Thay đổi món ăn có tác dụng gì?

- Dự kiến số học sinh kiểm tra: 01 HS.

3. Giới thiệu bài (3 phút):

GV lấy VD về 1 quy trình ăn uống, từ đó dẫn dắt HS vào bài mới:

Bài 22_QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN_

 

4. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của Thầy và Trò

TG

Nội Dung

(1)

(2)

(3)

Hoạt động 1: Xây dựng thực đơn:

 

 

7phút

I. Xây dựng thực đơn:

1. Thực đơn:

a. Khái niệm:

- GV lấy 2 VD về thực đơn:

* Thực đơn A:

+ Cơm.

+ Cá rán.

+ Lạc rang.

+ Canh rau muống.

* Thực đơn B:

+ Cơm.

+ Bí đỏ xào tỏi.

   

+ Tôm lăn bột rán.

+ Thịt lợn luộc.

+ Cá sốt cà chua.

+ Thịt bò.

- GV phân tích VD và đặt câu hỏi:

- H: Thực đơn là gì?

- HS suy nghĩ, trả lời:

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

   
 

 

 

 

 

5phút

- Bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn thường ngày, bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ, tiệc… được gọi là thực đơn.

b. Vai trò:

- GV cho 1 HS đi chợ mà không có thực đơn và GV đi chợ có thực đơn:

- GV so sánh và đặt câu hỏi:

- H: Thực đơn có vai trò gì?

- HS suy nghĩ, trả lời:

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

   
 

 

 

 

 

7phút

- Công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy và khoa học.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn:

- GV đặt vấn đề:

- HS thảo luận:

- GV kết luận:

   
   

- Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn.

- Bữa cỗ hoặc liên hoan thường có 4 đến 5 món ăn trở lên.

- GV phân loại món ăn và yêu cầu HS lấy VD:

- HS lấy VD:

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:

   
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9phút

- Các món canh (canh bí, canh rau dền…).

- Các món rau, củ, quả.

- Các món nguội (thịt lợn luộc, nộm…).

- Các món xào, rán (cá rán, trứng rán…).

- Các món mặn (thịt kho, cá kho…).

- Các món tráng miệng.

b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn:

- GV diễn giảng về món ăn chính:

- H: Em hãy kể tên các món ăn chính của bữa ăn thường ngày, liên hoan và chiêu đãi?

- HS suy nghĩ, trả lời:

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

   
   

- Bữa ăn thường: Canh, mặn, xào và nước chấm.

- Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi: Canh, rau, củ, quả, nguội, mặn, xào, tráng miệng.

- GV lấy VD về cơ cấu của bữa ăn có người phục vụ:

   
 

6phút

c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế:

- GV diễn giảng:

- HS lắng nghe:

   
   

- Thay đổi thức ăn trong cùng một nhóm.

- Cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm.

- Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

 

5. Tổng kết bài học (3 phút):

- Đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- GV nhấn mạnh trọng tâm bài học.

6. Hướng dẫn về nhà (1 phút):

- Học bài cũ.

- Đọc trước nội dung bài mới.

 

Ngày 07 tháng 03 năm 2011

Duyệt của GVHD

 

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN THANH BÌNH

Thượng Lan, ngày 06 tháng 03 năm 2011

Người soạn

 

 

 

 

 

 

 

LÊ QUANG PHÚC

 

 


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com