khuonchau_CongCNC's Blog

 
Cây dạ yến thảo là gì?

Cây dạ thảo thường được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như dạ yến thảo, hoa chuông, mẫu đơn linh chi, mẫu đơn tây hay loa kèn ngắn,.... Nó có nguồn gốc từ miền nam châu Mỹ và có tên gọi khoa học là Petunia Hybrida.
Dạ yến thảo là loài cây thân thảo lâu năm, họ cà có kèn hoa to, có nhiều kiểu cánh như cánh đơn, cánh kép, cánh răng cưa,...
Dạ thảo có nhiều màu sắc sặc sỡ, dễ chăm sóc, giá trị thẩm mỹ cao mà giá thành lại rẻ nên loài hoa này được mọi người khá ưa chuộng trưng trong nhà.


 
Đặc điểm hoa dạ yến thảo

Loài hoa dạ yến thảo thuộc dạng thân cây thảo mềm mại, kích thước nhỏ nhắn và chiều dài chỉ tầm 50-60cm. Các cành của cây hoa rất nhỏ, mọc rậm, xen kẽ khắp thân cây nên nhìn rất xum xuê.
Cây phân nhiều cành nhiều nhánh. Các cành rất nhỏ, mọc rậm và xen kẽ khắp thân nên nhìn cây rất xum xuê. Chúng mọc theo dạng xòe tròn xung quanh chậu trồng nên nhìn vô cùng tự nhiên.
Lá cây mềm, có hình dạng xoan nhỏ cùng màu xanh bóng, khi mọc nhiều trên các cành tạo cảm giác mát mẻ, sảng khoái.


 
1. Chọn mua cây đúng loại

Hoa Dạ yến thảo có 3 dạng cây là dạng đứng, dạng rủ và dạng leo. Ở Việt Nam chủ yếu là dùng dạng đứng và rủ. Khi chọn mua cây không nhất thiết chọn cây to, sai hoa mà chỉ cần mỗi cây nở một vài bông để nhận màu là được. Với loại rủ, nên chọn cây cành mập, khỏe, khoảng cách giữa các cặp lá không quá 5-7 cm. Không nên chọn mua cây già tuổi (cây quá lớn, cành lá xum xuê che hết chậu, nở nhiều hoa) vì Dạ yến thảo là cây hàng năm, chọn cây càng già tuổi thì càng nhanh tàn.
 
2. Đặt cây ở vị trí thích hợp
- Ánh sáng: Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng, đủ ánh sáng cây ra nhiều hoa, thiếu sáng cây chỉ phát triển cành, lá mà không ra hoa. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ dễ làm cây bị héo do mất nước, hoa nhạt màu. Do đó nên chọn vị trí đặt chậu cây ở nơi hưởng nắng buổi sáng, tránh nắng trưa và chiều. Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
 
- Dạ yến thảo là cây thân thảo, không chịu được úng. Vì vậy nên đặt chậu hoa ở nơi không bị mưa trực tiếp dội vào. Nếu trời mưa to, cần “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.
- Vị trí đặt chậu cây cũng cần phải thông thoáng nếu không cây cũng dễ bị thối nhũn.



3. Tưới nước hợp lý

- Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Cần kiểm tra đất trước khi tưới. Chỉ tưới khi thấy đất bề mặt chậu hơi khô.
- Nên tưới nước vào buổi sáng (thời gian từ 6-7 giờ), không nên tưới vào buổi chiều tối.
 Tưới nước cũng cần căn cứ vào thời tiết và nhu cầu của cây. Cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới. Mùa nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.
- Không để cây héo rũ rồi mới tưới nước. Do Dạ yến thảo có lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng nên lúc này có bổ sung nước thì cây cũng sẽ rất khó phục hồi lại.

4. Bón phân “4 đúng”

-  Sử dụng phân NPK tổng hợp có tỷ lệ N:P:K là 1:1:1, ví dụ như phân Đầu Trâu 13-13-13+TE hoặc NPK Việt Nhật 15-15-15…Ngoài ra có thể bón đan xen phân hữu cơ sinh học như dịch trùn quế, phân cá vi sinh cho cây. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ sung thêm phân giàu đạm.
- Hòa loãng phân với nước rồi tưới, không bón phân hạt trực tiếp lên chậu. Liều lượng pha phân: 100g/10 lít nước. Tưới xung quanh gốc, tránh tưới lên lá làm cháy lá. Định kỳ tưới phân 5-7 ngày/lần.
- Ngoài ra cần phun bổ sung một số chế phẩm dinh dưỡng để kéo dài tuổi thọ hoa như phân bón lá HVP-B1 hoặc Rong biển 95%, các loại phân bón lá Đầu Trâu (501, 701 và 901). Phun định kỳ 7 ngày/lần, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

5. Cắt tỉa cây đúng cách

- Khi đường kính cây tỏa ra khoảng 15 cm thì cần tỉa cành và cắt nhánh thường xuyên để kích thích cây tăng trưởng, đâm chồi đẻ nhánh, ra hoa nhiều.
- Sau khi hoa nở: Ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.
- Để hoa có thể chơi lâu hơn cần lưu ý ngắt các nhánh già để cây đẻ thêm nhánh mới. Cây Dạ yến thảo có hiện tượng bị hói gốc, đó là khi thân đổ ngang và rủ dài, các lá sát gốc sẽ tự héo và rụng hết để trơ ra phần thân và đất nhưng cành vẫn sai hoa. Đó là biểu hiện cây bắt đầu già và nhanh tàn. Do vậy phải cắt bỏ các cành mọc dài và bắt đầu hói gốc, chú ý để lại phần chồi cành mới ở gốc cành cũ.
- Thường xuyên ngắt các hoa héo, lá vàng úa, cành khô vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng.

6. Chú ý quan sát sâu, bệnh hại cây

Nguyên tắc: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phòng sâu, bệnh:
 - Bệnh nấm mốc trắng: Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãng với nồng độ 1 : 600 – 800.
     - Bệnh đốm lá: Cần cố gắng tránh chạm vào những lá bệnh và chú ý phòng tránh gió hại, mặt trời chiếu nắng và lạnh giá, kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
     - Bọ chét : Phun cho cây dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
- Bệnh úa thân, héo rũ: cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn.
 
+ Tạo môi trường thông thoáng cho cây sinh trưởng, phát triển.
+ Thường xuyên ngắt bỏ hoa héo, lá khô, già úa.
+ Không để chậu trồng quá ẩm, phun bón quá nhiều phân.
+ Không tưới nước vào chiều tối
.
Cách chăm sóc

Cần tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa. Tuy nhiên lượng nước tưới cần vừa phải, không quá nhiều và để chậu cây ở nơi không bị ngấm nước mưa. Khi tưới, nên dùng bình xịt phun sương để lá và hoa không bị dập.
Nhiệt độ quá cao (trên 35 độ C) hoặc tưới nước, bón phân quá nhiều dễ làm cây bị úng rễ. Chỉ cần bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần/lần.
Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

khuonchau_CongCNC
Họ tên: Nguyễn Thịnh
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com