hongthanhxuan2020's Blog

 
Điều trị thoát vị đĩa đệm đúng phương pháp và đúng thời điểm đó là phương pháp có tác dụng giúp người bệnh loại bỏ nhanh những triệu chứng đau hông, đau cột sống thắt lưng,… Vậy điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào mới đem lại kết quả cao?
Làm sao chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, việc đầu tiên người bệnh nên làm đó là hiểu rõ hơn về bệnh. Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao càng về già chiều cao chúng ta càng giảm không, mặc dù bạn vẫn cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Hình ảnh
Bác sĩ Hữu Tuấn cung cấp thêm: Theo cấu trúc và chức năng của đĩa đệm, thành phần cấu tạo đĩa đệm bao gồm ba phần chính như bao sơ, nhân keo (nhân nhầy) và tấm sụn tấn cùng. Trong đó, bao sơ được cấu tạo bằng sợi sun collagen thường có độ đàn hồi cao. Nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ lớp nhân keo bên trong chống lại các lực căng vặn xoắn hoặc hướng ngang. Còn nhân keo có tính ngậm nước. Khi bị tác động bởi một lực, chúng sẽ giải phóng ra nước và làm phân tán lực tán động. Ngoài ra, tấm sụn tận cùng nằm giữa đốt sống với lớp ngoài bao xơ có tác dụng bảo vệ sụn và xương.
Chính vì vậy, khi chúng ta hoạt động nhiều hoặc ngồi lâu một chỗ dẫn đến chức năng nâng đỡ của đĩa đệm giảm dần, gây thoát vị đĩa đệm.
I. Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm
A. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Cũng theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn, thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị ép lồi ra ngoài, lệch khỏi vị trí bình thường và dẫn đến tình trạng gây chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.
Bên cạnh đó, dựa vào cấu trúc đĩa đệm mô tả bên trên, các bạn cũng có thể hiểu thoát vị đĩa đệm theo cách đó là nhân nhầy (nhân keo) đĩa đệm nằm giữa các đốt sống thoát ra khỏi các sợi bao bọc bên ngoài.
Bác sĩ Tuấn cho biết thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào trên cột sống, điển hình nhất đó là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh xảy ra do đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đè ép vào rễ dây thần kinh gây đau nhức ở vùng thắt lưng và đau lan xuống chân. Còn đối với thoát vị cột sống cổ, gây đau nhức vùng cổ, vai gáy và có khi xuất hiện tình trạng tê tay nếu rễ dây thần kinh cánh tay bị chèn ép.
B. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê cho thấy, khoảng 17% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm 21,3%. Và hàng năm nước Mỹ chi trả khoảng viện phí điều trị cho căn bệnh này chiếm 2 tỷ USD. Điều này cho thấy, thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng tăng dần lên. Vậy nguyên nhân nào khiến người bệnh mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cụ thể như sau:
Sai tư thế: Bê vác nặng, sai tư thế làm cho cột sống của chúng ta phải gồng lên, 2 đốt sống liên tiếp bị dồn lại với nhau dẫn đến bao xơ dễ bị tổn thương, rách ra và làm cho đĩa đệm bị chệch ra ngoài.
Thường xuyên ngồi, đứng ở 1 tư thế, ít vận động: Thường xuyên trong 1 tư thế sẽ khiến khí huyêt lưu thông kém, lượng máu đến các cột sống, đĩa đệm bị thiếu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bị xơ hoá, tổn thương ở đĩa đệm.
Thoái hoá cột sống: Ở những người bị thoái hoá cột sống, phần sụn tại các đốt sống bị tổn thương làm thay đổi cấu trúc khiến các màng xương thoái hoá, dễ bị rách và các nhân đệm dễ dàng thoát ra ngoài.
Chấn thương cột sống: Các lực tác động mạnh của chấn thương gây đứt rách vòng sợi đĩa đệm, nhân nhầy chuyển dịch ra khỏi ranh giới giải phẫu của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm.
Di truyền: Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn đứa trẻ có bố mẹ bình thường.
C. Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nhiều biểu hiện khác nhau và các biểu hiện này còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, vị trí thoát vị đĩa đệm hay thể thoát vị. Hầu hết mọi trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, thoát vị cột sống thắt lưng và cổ là hai trường hợp phổ biến, rất hay gặp nhất ở người bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:
#. Đau cánh tay và chân
Nếu vị trí đĩa đệm của bạn nằm ở lưng dưới, triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng mông và đùi, bắp chân sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, cơn đau có khi lan rộng đến vùng bàn chân và gót chân hoặc các ngón chân. Nếu vị trí thoát vị của bạn xảy ra ở cổ, các bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng cổ và vai, cánh tay. Cơn đau này có thể diễn ra mạnh mẽ hơn khi bạn ho hoặc hắt xì, vận động cột sống,…
Chẳng hạn như:
+ Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Người bệnh thường có các biểu hiện đau dọc vùng sau gáy. Cơn đau mỏi có thể lan rộng ra hai cánh tay. Trong một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tê bì dọc theo cánh tay hoặc tê bì bàn tay, ngón tay và đốt ngón tay. Hoặc cũng có trường hợp, người bệnh thoát vị cột sống cổ gặp phải biểu hiện cơn đau bốc lên đỉnh đầu, gây hoa mắt, chóng mặt và đau tức hốc mắt,…
+ Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Thường người bệnh có biểu hiện đau ngang vùng thắt lưng và đau liên sườn. Cơn đau có biểu hiện chạy dọc theo sợi dây thần kinh xuống dưới đùi rồi bắp chân và ảnh hưởng đến bàn chân và ngón chân, đốt ngón chân,… Những cơn đau rút có thể xảy ra bất chợt khi bệnh nhân cúi hoặc ngửa. Ngồi lâu với một tư thế không đổi cũng chính là yếu tố khiến cơn đau thắt lưng dữ dội hơn.
Xem thêmĐau cột sống lưng khám ở đâu?
# Tê hoặc ngứa râm ran
Chúng ta có thể bắt gặp triệu chứng tê và ngứa râm ran như kiến bò hay kim chích ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Bởi khi bị bệnh, sợi dây thần kinh ở sau cột sống bị chèn ép dẫn đến máu lưu thông không đều và gây tê bì và ngứa.
# Yếu cơ 
Cơ bắp trong cơ thể thực hiện chức năng giữ cân bằng và duy trì căng cơ. Vì vậy, một khi cơ bắp bị suy yếu cơ thể sẽ mất đi khả năng giữ thăng bằng, gây vấp ngã hoặc giảm khả năng nâng giữ vật.
Đây là hiện tượng thường gặp ở những ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm, bởi cơ bắp được phục vụ bởi các sợi dây thần kinh. Điều này có nghĩa, các sợi dây này bị ảnh hưởng do bệnh sẽ có xu hướng suy yếu và kéo theo khả năng hoạt động của cơ bắp cũng yếu dần.
D. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi bị thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Một vài biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
# Một vài biến chứng trầm trọng hơn
Người bệnh sẽ bị cơn đau nhức do bệnh gây ra hành hạ, thậm chí cơn đau có thể tăng lên mức độ cao hơn khiến bệnh nhân không thể hoạt động như thường ngày. Cụ thể như rối loạn chức năng vận động, bị liệt hai chân sau do rễ dây thần kinh chi phối.

Biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ, bại liệt
# Rối loạn chức năng ruột hay bị bàng quang
Ở một số trường hợp người bệnh có hội chứng equina cauda có thể sẽ cảm thấy đau tiểu nhưng lại khó đi do bàng quang bị ảnh hưởng.
Tình trạng này xảy ra khi tủy sống không mở rộng vào phần bên dưới ống tủy sống. Khi đó, ngay bên dưới phần thắt lưng, tủy sống sẽ tách thành các nhóm rễ dây thần kinh dài giống chùm đuôi ngựa còn gọi là cauda equina. Khi bị thoát vị đĩa đệm các dây thần kinh này sẽ bị nén lại và gây mất kiểm soát ở ruột và rối loạn cơ thắt bàng quang.
# Rối loạn cảm giác
Đây có thể là biến chứng lâu dài của bệnh. Lúc này, đĩa đệm bị trượt khiến dây thần kinh bị nén lại và khiến người bệnh mất cảm giác ở phần đùi bên trong, khu vực xung quanh trực tràng và phía sau chân.
Xem thêm:
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

hongthanhxuan2020
Họ tên: hongthanhxuan2020
Sinh nhật: : 2 Tháng 2 - 1995
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com