Methi's Blog

Các bài viết vào Wednesday 14th March 2018

 
Ngoài bệnh ung thư và HIV thì bệnh tiểu đường chính là căn bệnh nan y có nguy cơ tử vong cao nhất và hiện nay vẫn chưa chưa có biện pháp chữa khỏi mà chỉ có thể duy trì tình trạng bệnh ở mức ổn định.
Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường được phát hiện sớm sẽ ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với mọi người bệnh tiểu đường là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao?

[​IMG] 
>>> Xem ngay: 
Bệnh tiểu đường nên ăn gì cho nhanh khỏi

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Insulin là một loại chất kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Khi cơ thể thiếu insulin thì đường sẽ không thể chuyển tới các tế bào, nên phải thải qua đường nước tiểu và hình thành bệnh tiểu đường.

Có 3 loại bệnh tiểu đường chính
Đái tháo đường type 1
: phụ thuộc thuốc tiêm insulin do tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và bệnh thường do yếu tố di truyền gây nên. Người có độ tuổi dưới 30 thường hay mắc căn bệnh này.

Đái tháo đường type 2: không hoặc ít phụ thuộc vào insulin so với bệnh tiểu đường type 1, bệnh xảy ra phổ biến hơn do nguyên nhân béo phì, ít vận động. Người trên 40 tuổi thường mắc phải căn bệnh này.

Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24-28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Nhưng không nên vì thế mà người bệnh thiếu quan tâm và chú ý, vì nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi.

Theo thống kê vào năm 2012 thì Việt Nam là nước có tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường cao trong khu vực Châu Á và hầu như đều được phát hiện mắc căn bệnh này khi đã ở giai đoạn cuối với những biến chứng nguy hiểm.

6 dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh tiểu đường
[​IMG] 
Khi có một trong những biểu hiện trên hoặc có triệu chứng khát nước nhiều, tiểu nhiều thì bạn có thể đã bị tiểu đường type 1 hoặc 2. Để cẩn thận hơn, bạn nên sử dụng các phương pháp xét nghiệm như dùng máy đo đường huyết hoặc HbA1C để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường hay không.

Không bị đái tháo đường:


Xem tiếp »

 
Bệnh đái tháo đường có ba dạng là đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, bệnh đái tháo đường type 1 là hiện tượng thiếu hụt insulin tuyệt đối dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và axit béo quá mức khiến tăng áp lực thẩm thấu và tăng thể ceton trong máu.
[​IMG] 
>>> Xem ngay: 
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì cho an toàn nhanh khỏi

Người bệnh đái tháo đường type 1 thường có những đặc điểm sau:


+ Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, tuổi vị thành niên nhưng người lớn cũng có thể bị.

+ Thường biểu hiện bằng tăng đường máu, có đường trong nước tiểu gây đái nhiều, uống nhiều. Vì thế, người bệnh thường ăn nhiều để bù lại lượng đường bị tiêu hao.

+ Cơ thể sử dụng đường không tốt nên phải huy động chất béo thay thế dẫn đến gầy sút và tích tụ thể ceton.

Trước 1922, tất cả bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 đều chết sau vài tháng. Nhưng từ ngày con người biết chiết suất và tinh chế insulin từ tụy bò, lợn thì tất cả bệnh nhân đều sống với điều kiện phải tiêm đều đặn insulin.

Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch

Hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trung gian miễn dịch.

Đái tháo đường type 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn)

Một số thể của bệnh đái tháo đường type 1 vẫn chưa biết rõ bệnh căn, nhưng vẫn có tình trạng thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton. Tuy nhiên, vẫn không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch. 

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì cho an toàn, nhanh khỏi là điều mà nhiều người đặc biệt quan tâm khi mắc phải căn bệnh này. Bởi nếu không kiểm soát lượng đường trong máu theo tiêu chuẩn thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, những mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ cần đảm bảo chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo chỉ số đường huyết bình thường và ổn định.

>>> Xem ngay: Bệnh đái tháo đường type1 có đặc điểm gì

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì cho an toàn, nhanh khỏi
[​IMG] 
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất...


Xem tiếp »

 

Công dụng của khổ qua trong điều trị tiểu đường
[​IMG] 

Khổ qua có tính hàn, vị đắng, không độc rất tốt cho sức khỏe, đồng thời mang lại nhiều lợi ích về phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường typ 2 rất hiệu quả.

Khổ qua làm tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose có tác dụng sinh học giống insulin giúp cơ thể tăng tiết insulin nhiều hơn. Vì thế, khổ qua rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh tiểu đường bằng phần vứt đi của quả bưởi

Điều trị bệnh tiểu đường bằng khổ qua

Bệnh tiểu đường có diễn biến phức tạp, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn tới các biến chứng hết sức nguy hiểm. Người bệnh cần chủ động kiểm soát đường huyết hằng ngày, kết hợp dùng thuốc uống điều trị bệnh nhân tiểu đường với các loại thuốc nam để tăng thêm hiệu quả trong quá trình điều trị cao nhất.

Bạn có thể dùng khổ qua rừng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, rồi sắc uống. Phương pháp này có thể sử dụng lâu dài và hoàn toàn không kỵ thuốc tây nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra, hằng ngày bạn nên dùng cả trái khổ qua rừng chế biến thành nhiều món ăn ngon, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
[​IMG] 
Bài thuốc điều trị tiễu đường type 2 cho người mới mắc từ khổ qua

Người bệnh tiểu đường type 2 mới có thể dùng bài thuốc sau đây để điều trị tiểu đường hiệu quả:

Điều trị bệnh tiểu đường bằng khổ qua (mướp đắng)

Bước 1: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt)

Bước 2: Cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1).

Bước 3: Lấy bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút,

Bước 4: Lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3).

Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm để đảm bảo an toàn.

Tác dụng chữa bệnh tiểu đường của hạt bưởi


Chất nhày quanh vỏ hạt,...



Xem tiếp »

 
Theo thông tin từ số liệu ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) thì tính đến năm 2015 trên toàn thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này dự kiến sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Hiện nay, cứ 11 người trưởng thành sẽ có một người bị đái tháo đường và cứ mỗi 6 giây thì trên thế giới sẽ có một người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.
[​IMG] 
>>> Xem ngay: 
Tiểu đường ăn gì tốt nhất

Bệnh đái tháo đướng type 2 là phổ biến nhất

Bác sĩ Triết cho biết có 4 loại đái tháo đường bao gồm tuýp 1, 2, đái tháo đường thai kỳ và nguyên nhân khác. Trong đó, đái tháo đường tuýp 2 chiếm hơn 90% trường hợp và nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và các yếu tố từ môi trường.

Bên cạnh đó, sự thay đổi của môi trường sống, tỷ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng cũng khiến tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống ít vận động, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ uống nhiều đường. Vì thế, bạn nên đi chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ và dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ (độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình, bệnh tật) ngay bây giờ để điều trị kịp thời.

Bệnh đái tháo đường có xu hướng xuất hiện ở người trẻ tuổi

Bác sĩ Triết chia sẻ: “Có những trẻ em béo phì, khởi phát ĐTĐ tuýp 2 khi chỉ mới 12-13 tuổi” , đã cho thất bệnh đái tháo đường còn có xu hướng xuất hiện ở người trẻ tuổi hơn.
[​IMG] 
Bệnh thường diễn tiến âm thầm nên nhiều người ít chú ý và quan tâm, làm dẫn đến các biến chứng mạn tính trong nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường và các biến chứng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý, cũng như tuân theo sự hướng dẫn điều trị của các bác sĩ.

Chế độ ăn cho người tiểu đường
[​IMG] 
Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15% và lipit 35%.

>>> Xem ngay: Bệnh đái tháo đường mỗi giây có một người chết

Một số áp dụng thực tế cho bệnh tiểu đường


Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, mì sợi 30g, gạo 25g, khoai tây 100g, đậu 40g, khoai mì tươi 60g, 1 trái cam vừa,...


Xem tiếp »

 
Bệnh tiểu đường type 1 có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, rối loạn cương dương , nhiễm ketone máu, các biến chứng ở mắt và chân
Tình trạng đường huyết thấp (còn gọi là hạ đường huyết) có thể xảy ra do tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn và thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường type 1 đang điều trị. Triệu chứng có thể xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl .


>>> Xem ngay: 
Cách bệnh chữa tiểu đường type 1 mới nhất
[​IMG] 
Dấu hiệu của triệu chứng này bao gồm:

Nhức đầu
Căng thẳng
Đổ mồ hôi
Đói
Nhìn mờ
Run tay
Yếu mệt
Nếu xuất hiện những triệu chứng này, tốt nhất bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.

Cách giải quyết:

Trước tiên, bạn nên ăn uống những thức ăn chứa đường: nước trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa hoặc nước ngọt. Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên ăn thêm thức ăn khác. Nếu bạn bị hạ đường huyết nặng hơn thì tốt nhất nên được điều trị tại bệnh viện.

Tuy nhiên, chỉ cần bạn điều chỉnh liều insulin thích hợp sẽ tránh được tình trạng hạ đường huyết thường xuyên.

Nhiễm ketone máu ở người bệnh tiểu đường type 1
[​IMG] 
Nếu tiểu đường type 1 không được điều trị sẽ rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid. Tình trạng này xuất hiệu khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu khiền cho mỡ bị phân hủy để tạo năng lượng và tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu, gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm cetone acid ,bao gồm:

Thở nhanh, sâu
Buồn nôn hay nôn mửa
Bừng mặt
Đau dạ dày
Da và miệng khô
Hơi thở có mùi trái cây

Theo thống kê thì có khoảng 2-10% mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Khi mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ cũng có nguy cơ bị béo phì.

>>> Xem ngay: Cách chữa đái tháo đường thai kỳ rất hay

Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Trong quá trình mang thai thì các hormone có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, ngăn cản hoạt động chuyển hóa glucose thành năng lượng khiến lượng glucose không được chuyển hóa, tồn tại trong máu gây nên bệnh đái tháo...


Xem tiếp »

 
Đái tháo đường type 2 là bệnh không phụ thuộc insulin và chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân đái tháo đường hiện nay. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường thường xuất hiện khi đường huyết tăng cao, nếu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng đi kèm nguy hiểm cho cơ thể.

Nhiều trường hợp phát hiện bệnh đái tháo đường là do tình cờ đến khám sức khỏe định kỳ hoặc vào viện với lý do khác nhau. Dưới đây là cách nhận biết một số dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2:
[​IMG] 
>>> Xem ngay: 
Tiểu đường nên ăn gì cho an toàn

Luôn cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể giảm hay có thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa nên cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ để tạo ra năng lượng. Do đó, cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân

Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường type 2 do không thể xử lý được calo trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay nhiều.

Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói

Chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói nên khi cơ thể có nồng độ insulin cao sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Tuy nhiên, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

Đái tháo đường type 2 thường có vết thương lâu lành

Vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường khiến cho các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.

Nhiễm trùng

Hội chứng nhiễm trùng như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do đường máu cao, hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt).

Rối lọan tình dục

Bệnh đái tháo đường type 2 sẽ làm cho bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; bệnh nhân nữ thì giảm ham muốn, khô âm đạo,…

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu và là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não…

Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, lựa chọn những...


Xem tiếp »

 

Những người mới mắc bệnh tiểu đường thường có tâm lý bất an, lo lắng, không biết: “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? ”. Hôm nay, congtymethi.vn xin phép được cùng các bạn tìm hiểu và trả lời về câu hỏi này để giúp bệnh nhân tiểu đường hiểu hơn vể căn bệnh này nhé.
[​IMG] 
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bao gồm
+ Nhồi máu cơ tim là các biến chứng nguy hiểm nhất trong bệnh tiểu đường.

+ Đột quỵ (nhồi máu não) cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như: liệt, sống thực vật, thậm chí là tư vong.

+ Biến chứng thần kinh do tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao vượt quá kiểm soát trong thời gian dài, gây tổn hại cho các tế bào thần kinh cũng như mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh.

+ Bệnh Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, khiến các mạch máu trong thận bị hư hỏng nặng, làm giảm chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

+ Nguy cơ mắc bệnh về mắt như: bệnh võng mạc tiểu đường (ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt), tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, có thể gây giảm thị lực, nặng thì dẫn đến mù lòa.

+ Tăng đường huyết xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu. Ngược lại hạ đường huyết thường xuất hiện khi tiêm quá liều insolin, bỏ qua bữa ăn hay tập thể dục quá sức.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường không phải hoàn toàn không thể chữa trị được, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì chữa trị kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể thao phù hợp.

Đối với bệnh tiểu đường dạng phụ thuộc insolin thì phải kiên trì vận dụng cách thay thế insulin để chữa trị, còn bệnh tiểu đường dạng không phụ thuộc insulin thì bệnh tình có thể khống chế một cách nhanh chóng, duy trì đời sống và công việc như người bình thường.

>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Ngoài chế độ vận động thể thao hợp lý và sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để giữ cho đường huyết được ổn định và phòng ngừa các biến chứng?

Rau xanh và trái cây

+ Rau xanh và trái cây chứa nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên phong phú, dồi dào, chứa...



Xem tiếp »

 
Thông tin cá nhân

Methi
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
6
8
11
12
13
19
22
23
24
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com