hongthanhxuan2020's Blog

 
Hội chứng đau cổ rất thường xảy ra và có thể do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng cơ, bong gân, những khớp đốt sống tắc nghẽn, thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép và các căn bệnh như viêm xương khớp.Nguyên nhân thông thường nhất của hội chứng đau cổ là do tư thế sai trong khi ngồi làm việc, lái xe, tập luyện thể thao hoặc ngủ trên giường ban đêm. Tư thế không đúng kết hợp với sự căng thẳng (gây co thắt cơ) là nguyên nhân gây đau cổ kinh niên. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đau cổ có thể được xử lý tại nhà với thông tin chính xác. Chỉ các trường hợp đau dai dẳng (hoặc nghiêm trọng mới cần điều trị chuyên khoa.

1. Kiên nhẫn và nghỉ ngơi.
Hình ảnh
Cổ là nơi tập hợp các xương, khớp, dây chằng, dây thần kinh, cơ và mạch máu. Như vậy, có nhiều bộ phận có thể gây đau nếu bạn cử động cổ sai cách hoặc bị một số chấn thương như chấn thương cổ do bị giật đột ngột. Cơn đau cổ có thể đến rất nhanh, nhưng đôi khi cũng có thể biến mất cũng nhanh như vậy (mà không cần điều trị) vì cơ thể có khả năng tự chữa lành kỳ diệu. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn trong vài tiếng khi bị đau cổ, tránh tất cả các hoạt động căng thẳng hoặc kích thích và giữ thái độ lạc quan.
Các triệu chứng cho thấy bạn nên tìm sự chăm sóc y tế bao gồm: chứng đau cổ nghiêm trọng diễn tiến xấu, yếu cơ và/ hoặc mất cảm giác ở cánh tay, đau nhói đầu, mắt mờ, mất thăng bằng và/ hoặc buồn nôn.
Để yên cho cái cổ cứng và đau của bạn được nghỉ ngơi là một ý tốt, nhưng giữ cổ bất động hoàn toàn bằng vòng đệm cổ là việc không được khuyến nghị trong phần lớn các trường hợp chấn thương vì điều này sẽ làm yếu cơ và hạn chế cử động của các khớp. Ít nhất thì việc cử động cổ nhẹ nhàng là cần thiết để kích thích lưu thông máu và giúp cổ lành lại.
Nếu chứng đau cổ có liên quan đến việc tập luyện, có lẽ bạn đã tập quá mạnh hoặc không đúng động tác – bạn nên nói với huấn luyện viên.

2. Dùng liệu pháp chườm lạnh cho cơn đau cấp tính.
Hình ảnh
Chườm lạnh là một liệu pháp hiệu quả cho mọi chấn thương cơ- xương cấp tính (mới xảy ra), kể cả đau cổ. Nhiệt độ lạnh (có thể là đá lạnh, túi chườm lạnh hoặc các túi rau củ đông lạnh) có thể đắp lên chỗ đau nhất trên cổ để giảm sưng và đau. Độ lạnh khiến các mạch máu co lại, giúp giảm sưng và làm tê các sợi thần kinh nhỏ. Cứ cách mỗi tiếng chườm lạnh trong khoảng 15 phút trong vòng 3 hoặc 4 tiếng đầu tiên sau chấn thương, sau đó giảm số lần chườm khi đã bớt đau và sưng.
Việc ép đá lạnh vào cổ bằng băng co giãn cũng sẽ có tác dụng chống viêm, nhưng cần cẩn thận đừng để sự lưu thông máu bị chặn hoàn toàn.
Bọc vật lạnh trong khăn mỏng để tránh kích thích da hoặc bị bỏng lạnh.
Chứng đau cấp tính thường xảy ra dưới một tuần, nhưng có thể chuyển thành đau mãn tính nếu kéo dài dai dẳng trong vài tháng hoặc hơn.
Nhớ rằng liệu pháp lạnh có thể không thích hợp để chữa chứng đau cổ kinh niên (lâu ngày), bao gồm sưng viêm – liệu pháp nóng ẩm có thể giúp giảm đau nhiều hơn.

3. Đắp nhiệt ẩm để chữa chứng đau kinh niên. 
Nếu chứng đau cổ của bạn trở thành kinh niên (kéo dài trong vài tháng hoặc hơn) đồng thời có cảm giác cứng và nhức hơn là viêm và đau, bạn nên tránh dùng liệu pháp lạnh mà thay vào đó là đắp nhiệt ẩm. 1Túi thảo mộc có thể dùng trong lò vi sóng được thiết kế để chữa đau cổ và có hiệu quả trong việc thư giãn các cơ bị căng, giảm nhức ở các khớp đốt sống, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp liệu pháp mùi hương (như oải hương hoặc hương thảo). Không như cơn đau cấp tính ở cổ, tình trạng cứng cổ lâu ngày sẽ được cải thiện nhờ tăng sự lưu thông máu bằng sức nóng. Mỗi lần đắp túi thảo mộc khoảng 20 phút, tối đa 3 lần mỗi ngày.
Một cách khác, bạn có thể ngâm cổ và vai đau nhức lâu ngày trong bồn tắm nước nóng với muối Epsom trong khoảng 20 phút. Nước nóng giúp tăng tuần hoàn, và loại muối giàu ma-giê có tác dụng giảm căng thẳng ở gân và dây chằng giúp bớt đau và cứng khớp.
Đắp nhiệt ẩm lên cổ ngay trước khi thực hiện bài tập kéo giãn cơ (xem bên dưới) là một ý tưởng hay trong phần lớn các trường hợp, vì liệu pháp này sẽ khiến các cơ mềm dẻo hơn và giảm khả năng trở nên căng thẳng.
Dùng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn. Cân nhắc uống các loại thuốc không kê toa không chứa steroid và có tác dụng kháng viêm (NSAID) như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin để chữa chứng đau cổ cấp tính, nhưng tốt nhất chỉ nên dùng như một giải pháp tạm thời để chữa đau và viêm. Những loại thuốc này có thể có hại cho dạ dày và thận, do đó cố gắng không dùng quá 2 tuần mỗi đợt. Luôn nhớ rằng aspirin và ibuprofen không thích hợp cho trẻ nhỏ.
Nếu cảm thấy cổ bị cứng hơn là sưng, bạn có thể thử uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol), không gây rối loạn dạ dày nhưng có thể ảnh hưởng đến gan.
Nếu các cơ bị co thắt là yếu tố chính khiến bạn bị đau cổ (thường do chấn thương cổ vì cử động đột ngột), bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, nhưng đừng bao giờ uống cùng lúc với các loại thuốc NSAIDs. Kiểm tra xem gần nơi bạn ở có bán thuốc giãn cơ không kê toa không.
Nói chung, cảm giác đau nhức thường biểu thị các cơ co thắt, còn cơn đau nhói khi cử động thường do chấn thương khớp/ dây chằng.

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

hongthanhxuan2020
Họ tên: hongthanhxuan2020
Sinh nhật: : 2 Tháng 2 - 1995
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com