Bản in cho chủ đề

Click vào đây để xem chủ đề như bình thường

VnVista Forum _ Phòng tranh VnVista _ HÀ NỘI - THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Người gửi: nguyenquocbao Sep 17 2006, 07:31 PM

user posted image
PHÒNG TRANH PHONG CẢNH HÀ NỘI

user posted image


Cuộc sống đời thường xô bồ, nhốn nháo, ít ai có một đôi lần ngắm dòng sông, ngắm cảnh sông mà cảm ơn ông cha ta đã có một tầm nhìn muôn đời, chọn vùng đất mở ra một kinh thành. Là người Hà Nội, ai đã có lần đứng bên này dòng sông ngắm sang bờ bắc và từ bờ bắc ngắm về Hà Nội, hay thong thả bước chân đi dạo trên mấy chiếc cầu để ngắm dòng sông? Phải chăng cách nghĩ, sự thưởng ngoạn tao nhã không mất tiền mua, đó mới là sự giàu có của tâm hồn người Hà Nội thanh lịch.

Cụ Nguyễn Siêu, một thần thơ của thế kỷ trước, cảm xúc trước cảnh đẹp của Nhị Hà, hạ bút viết: "Tình khách chơi vơi bên bờ bắc. Mảnh trăng lơ lửng phía đông dòng sông". Hai câu thơ trên, cụ Nguyễn như bảo với chúng ta; Phải từ bờ bắc mới thấy được, ngắm được toàn bộ kinh thành. Phải từ bờ bắc mới thấy được cảnh như hai câu thơ cụ viết tiếp: "áng mây rà thấp, bóng cây xa dòm nghiêng xuống nước. Bầu trời cao rộng lớn, ngồi lầu cao dễ chạm tới tầng xanh".

Còn bậc thánh thơ Cao Bá Quát, trong một buổi chiều tà đã phóng tầm mắt xem cảnh Nhị Hà, nhìn về Hà Nội: "Bức thành xây trên bụng rồng ngất trời hùng tráng. Dòng sông cuộn theo nước đỏ, thành làn sóng hoa đào....". Đọc thơ người xưa, đủ biết các bậc tiền danh nhân của đất nước không phải chỉ chú ý đến những cảnh đẹp của nội thành. Những hồ Tây, hồ Gươm, hồ Thiền Quang... Mặc dù người xưa đã có những bài thơ tuyệt bút về những cảnh đẹp những nơi ấy. Các cụ ta đã không quên dòng sông có "làn sóng hoa đào"! Thiên nhiên đã dành cho Hà Nội cả một dòng sông để con người xây nên những "lầu cao dễ chạm tới tầng xanh"...". Cha ông ta đã nhìn ra cái thế núi, hình sông, nơi "Rồng cuộn, Hổ ngồi (để) truyền lại cho con cháu muôn đời mai sau...", là chúng ta bây giờ được hưởng.

Quả vậy, nếu biết Hà Nội chỉ để biết cái đẹp trong nội thành, chưa một lần chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Nhị với kinh thành, để thấy được tấm lòng và con mắt tinh đời của tổ tiên, phải chăng cũng là có lỗi với người xưa lắm.

user posted image


Lu-đê-mít, nhà thơ Hy Lạp, cách đây mấy thập kỷ, khi ông đến thăm Việt Nam, lúc trở về nước đã gửi lại tấm lòng mình: "... Tôi quên sao được sông Hồng. Thêu sóng đỏ trên áo dài Hà Nội...". Phải chăng thi nhân kim cổ đông, tây đã gặp nhau trong cảm xúc trước cảnh đẹp của Hà Nội và đặc biệt với sông Hồng Hà Nội.

Thủa sinh thời nhà thơ Quang Dũng, mặc dù đôi chân anh đã yếu vì cái bệnh thấp khớp quái ác, vẫn có những đêm trăng dắt xe cùng nhóm nhà thơ đi bộ trên cầu Long Biên, về nhà một người bạn thơ bên bờ Bắc để được ngắm Hà Nội soi mình trên dòng sông Hồng. Anh nói với bạn "Không phải ngẫu nhiên mà vua Lý Thái Tổ dời đô về đây. Con mắt của nhà vua... (có lẽ Quang Dũng khó biết dùng chữ gì cho chính xác). Phải nhìn từ cái bờ bắc này mới thấy hết: Đêm trăng-sông Hồng-thành phố. Trời! Tuyệt quá! Đúng là rồng đang lên!...". Mấy người bạn cứ ngồi lặng trong đêm nhìn về Hà Nội không biết chán. Suốt từ phía dưới cảng Vĩnh Tuy, phà Đen ngược lên Yên Phụ, cầu Thăng Long. Ánh điện lung linh, những ngọn đèn cao áp như những vì sao xanh, những ngọn đèn màu từ trong những cửa sổ nhà cao tầng, ngôi cao, ngôi thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên. Những vì sao trên trời và đèn thành phố chen nhau dưới dòng sông như được làm bằng thạch đen. Những vì sao cho ta cảm giác đó là những bông hoa nhài thả bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Ta như cảm thấy dòng sông thơm lên trong đêm, có thể bốc từng miếng thạch đen trong lòng bàn tay mà ăn được. Và chất phù sa đang hoá thạch đen kia đang sóng sánh nâng lên, dập xuống những bông hoa là trăng sao luôn luôn biến đổi khi tỏ, khi mờ bởi những áng mây ra thấp bị gió cuốn chuyển vận trên bầu trời.

Thỉnh thoảng trên mặt sông lại xuất hiện một vài cánh buồm, cái ngược, cái xuôi theo dòng nước lấp loá trăng sao và ánh điện. Những vì sao và những ngọn đèn rẽ ra cho thuyền đi, sau đó sao và đèn lại cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền nhà chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, cắm sào nằm im lìm trên cồn cát giữa sông, gợi lòng những khách thơ bên bờ nhớ tới Bạch Cư Dị thuở nào trên bến Tầm Dương. Quang Dũng như người sống trong mộng. Anh ngồi lặng yên, mắt đăm đắm nhìn về Hà Nội. Bỗng anh thốt lên: "Thật kỳ ảo! Thành phố lung linh trên sông nước, chúng mình cứ như ngồi trong một đêm trăng cổ tích...". Quang Dũng nói rồi cười. Có lẽ anh cười cái chất lãng mạn của mình.

user posted image


Thế kỷ 21 đang tới. Thủ đô Hà Nội chúng ta đang chuẩ bị mừng tuổi thứ 1000 năm khai sinh ra Kinh thành Thăng Long. Những phương án phát triển thủ đô sang bờ bắc sông Hồng đang còn nằm trong trí tuệ và tâm hồn, trái tim những con người yêu đất rồng lên. Không lâu nữa, không những sông Hồng mà cả một vùng sông Đuống sẽ nằm trong nội thành. Những phố phường ven những ngả sông Hồng, sông Đuống, ta chỉ hình dung ra trong trí tưởng tượng thôi, cũng đã thấy Hà Nội ngày mai là một bức tranh rực rỡ trong đầu. Hẳn những quãng sông sẽ mọc thêm những cây cầu mới, cho xe pháo đi về không phải đi vòng lên, vòng xuống những nẻo đường cầu xa nhau. Và những đêm trăng, người bờ nam kẻ bờ bắc muốn dạo gót trên cầu ngắm cảnh trăng sông thủ thỉ tâm tình cùng nhau, hẳn sẽ là cái thú của nhiều người.

Người gửi: Thank you ^_^ Sep 17 2006, 07:58 PM

1 thành viên đã cám ơn người lập chủ đề:
imagine

Người gửi: BHL Sep 19 2006, 11:55 AM

Cả đời tui chưa bao giờ đựoc ra Hà ... lội lần nào >_<. Nghe nói lạnh lắm 5.gif

Người gửi: imagine Sep 20 2006, 07:48 PM

Hà Nội tuy có hơi lạnh, nhưng đó alf cái se se khi màu thu về, mang theo hương hoa sữa nồng nàn. Mùa đông là cái lạnh tê nhưng lại trắng khói mù sương trên mặt hồ. Mùa xuân xem én lượn trong cái lạnh man mác. Bao giờ Bác Hai Lúa ra Hà Nội thì nhớ nhắn cháu, cháu sẽ đưa bác đi thăm Hà Nội.

Người gửi: nguyenquocbao Sep 20 2006, 09:38 PM

HÀ NỘi CỦA TÔI

Tôi vẫn nhớ thưở ấy, Hà Nội ít đèn đóm lắm, mỗi lần được đi chơi tối, cái mà tôi ấn tượng nhất là những dãy phố không một bóng người, dưới một không gian vàng đẫm vì những cái đèn tròn trên vài cây cột đen đúa. Mẹ dẫn tôi qua những dãy phố có nhiều cây mùi rất thơm mà sau này tôi mới biết đó là mùi hoa sữa, một mùi rất đặc trưng của Hà Nội


user posted image


Tôi thích cái mùi ngai ngái của Hà Nội phố về đêm, cái mùi làm tôi nhớ đến những đêm ngồi cũng mẹ bán hàng ở đầu phố, khi màn đêm Hà Nội tĩnh lặng buông rèm thì một vẻ đẹp kỳ diệu và khó tả lại hiện về; hiện diện ở những khu phố cổ, nơi vẫn tồn tại những căn nhà cũ kỹ, những bức tường và cửa sổ đều trông có vẻ tạm bợ với ánh sáng vàng lờ nhờ trong đêm...

Hà Nội về đêm là những con phố dài lặng thinh vắng vẻ, là lúc cái mùi ngai ngái của quá khứ tràn về, cũng là lúc tiếng rao đêm của những người bán dẹo khuya dễ làm ta nao lòng nhất. Tôi đã từng lặng đi thương cảm khi thấy những em bé nhỏ bụi đời, cũng chạc tuổi mình co quắp cố rúc vào miếng bao tải nhỏ cố dỗ mình trong đêm đông lạnh giá và gia người khi nghe tiếng rao đêm của những người bán rong vật lộn mưu sinh khi mọi người đang yên giấc

user posted image


Dường như vô thức, sau này khi lớn lên, mỗi lần được nhìn ngắm Hà Nội đêm, với cái mùi ngai ngái, tôi lại nhớ đến những ngày ấu thơ, thật đẹp dù nó chỉ còn đọng lại đôi chút trong ký ức mờ ảo, mờ ảo tựa như những giọt sương đêm đọng trên cái mạng nhện và dang bắt đầu bốc hơi dưới ánh nắng của bình minh. Phải chăng cái chất Hà Nội đã ngấm vào tôi từ khi ấy?

Với tôi, cái đặc trưng của Hà Nội chỉ đơn giản là những thứ xung quanh mình thủa nhỏ, những thứ gắn liền với tuổi thơ tôi. Đó là cây me đầu ngõ mà khi đi học chúng tôi thường bứt lá rồi chia nhau ăn, đó là ụ đất trong khu - nơi chúng tôi chơi trận giả, cái bể nước thành cái bàn bóng hay cái xe đạp của mẹ thằng bạn mà bọn trẻ chúng tôi tranh nhau tập đi

user posted image

Người gửi: BHL Sep 21 2006, 01:20 PM

Xin lỗi vì chèn ngang nhé NQB ^^, cái hoa sữa nó ra làm sao BHL cũng hông biết luôn 20.gif

Người gửi: nguyenquocbao Sep 21 2006, 10:50 PM


Hoa sữa màu trắng ( trắng như sữa mà) nở vào mùa thu, hương thơm nồng nàn mà quyến rũ, ấn tượng đặc trưng nhất của thiên nhiên Hà Nội mỗi khi heo may trở gió sang thu...Nhất là vào đêm, không gì cưỡng lại được khi sóng đôi bên nhau đi dưới hàng hoa sữa, người ta ví hoa sữa là hoa tình yêu của mùa thu đó !
BHL ơi, hãy một lần ra thăm thủ đô vào tháng Chín mùa thu này nhé...

Người gửi: BHL Sep 22 2006, 02:06 PM

user posted imageuser posted image
VẬY HẢ ?

Nghe nói mà phát xèm smile136.gif nhưng hông có $ đi xe đâu sad.gif

Ra ngoài đó 1 là đi lặn xuống hồ gươm tìm thanh gươm báu 4.gif
2 là đi viếng lăng bác =)
3 là đi mua đặc sản Hà lội, hy vọng không bị lội phố như cái cảnh mà NQB shot angry.gif

Người gửi: imagine Sep 22 2006, 04:59 PM

Đúng đó! Bác Hai Lúa ra Hà NỘi một lần đi! Ra Hà NỘi xem hoa sữa, xem hồ Tây về đêm huyền diệu! Mọi người cứ biểu hồ Gươm. nhưng cháu sinh ra và lứon lên bên Hồ Tây, cháu yêu những sáng sương dầy, cháu mưo những buổi nắng lên, mặt nước vàng êm ả thumb_up.gif

Người gửi: BHL Sep 23 2006, 10:18 AM

Nếu có điều kiện bác sẽ ra Hồ Tây "tím laugh.gif mờ" 71.gif thăm các cháu
71.gif

angry.gif

Người gửi: nguyenquocbao Sep 24 2006, 10:31 PM


ĐÊM HÀ NỘI


User Posted Image

Người gửi: imagine Sep 26 2006, 07:55 PM

cháu thấy bác Bảo nghĩ về Hà Nội xưa quá, cháu sao biết được? cháu thích lắm những chuyến xe điện với còi leng keng


nhưng làm sao cháu biết được?Cháu chỉ biết có phố Phan Đình Phùng lá vang rơi thu đến liệu bác Bảo có thể cho cháu rõ hơn về một Hà Nội xưa cũ?????

Người gửi: kitty19862000 Sep 27 2006, 12:22 PM

QUOTE(BHL @ Sep 21 2006, 02:20 PM)
Xin lỗi vì chèn ngang nhé NQB ^^, cái hoa sữa nó ra làm sao BHL cũng hông biết luôn  20.gif
*



kitty cũng chưa thấy hoa sữa bao giờ ..nhưng hình thì thấy rùi .



QUOTE(imagine)
Hà Nội tuy có hơi lạnh, nhưng đó alf cái se se khi màu thu về, mang theo hương hoa sữa nồng nàn. Mùa đông là cái lạnh tê nhưng lại trắng khói mù sương trên mặt hồ. Mùa xuân xem én lượn trong cái lạnh man mác. Bao giờ Bác Hai Lúa ra Hà Nội thì nhớ nhắn cháu, cháu sẽ đưa bác đi thăm Hà Nội.


Anh tả nghe đẹp ghê ... ko biết chừng nào mới được ra ... (Biết vậy thì hai năm trước lúc ông bà em ra Hà Nội ... em đi theo là được rồi ) thinking.gif

Người gửi: BHL Oct 1 2006, 02:37 PM

Hóa ra hoa sữa nó ra là thế, nhưng cũng chỉ qua ảnh chưa đủ, sau này có dịp ta ra hà lội thăm và khủng bố các cháu angry.gif

Người gửi: imagine Oct 1 2006, 03:31 PM

đúng hoa sữa đó angel.gif nhưng hoa sữa đẹp ở hương thơm nồng nan của nó cơ grin.gif

Người gửi: nguyenquocbao Oct 2 2006, 11:00 PM


HÀ NỘI QUA CÁC TRANG BLOG

Một Hà Nội được trích từ nhật ký trên mạng - một trào lưu rất thịnh hành của giới trẻ hiện nay. Đó là một Hà Nội hoàn toàn riêng tư, rất thật và đầy cảm xúc...
Một Hà Nội giản dị...

Hà Nội ngày về: Mấy ngày đầu về nhà chắc chắn sẽ không được đi đâu cả, nhưng kiểu gì thì sáng mai cũng phải đi ăn phở cái đã. Bạn nào thích ăn phở Hàng Ngang không nhỉ. Sáng mai 6h15 ở đó nhé (…). Thôi đi ngủ sớm để sáng mai còn dậy đi ăn phở nào. Nhớ nhé, mọi người ai thích ăn phở thì 6h15 tại Hàng Ngang, còn ai thích cà phê buổi sáng thì 7h - 8h tại Café Nhân Hàng Hành nhé! (tran ts blog)

Một Hà Nội lãng mạn...

Thế là trời đã sang thu rồi, cái nóng nực của ngày hè cũng qua đi, nhưng rồi lại chợt thấy nhơ nhớ những cơn mưa mùa hè. Chưa xa Hà Nội mà đã cảm thấy nhớ mùa thu Hà Nội rồi, nhớ gì ư? Nhớ “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thẫm nâu”…

Hà Nội bây giờ đẹp hơn, hiện đại hơn so với tưởng tượng của mình qua câu hát, nhưng có lẽ nó không gây nhiều xúc cảm như Hà Nội trong quá khứ.

Chưa tới mùa thu mà lòng đã cảm giác nao nao, hình như mùa thu thường khiến cho con người ta buồn và hoài niệm về những gì đã qua. Hoài niệm để rồi nhớ, để rồi tiếc, để rồi buồn vì những cái mà ta đã mất đi vĩnh viễn.
Mùa thu, mọi thứ dường như nhoà đi, không có cái gì rõ ràng cả. Ngay cả mình đang nhớ ai còn không biết cơ mà (!). Mình thì chưa bao giờ tự hỏi mình câu đó cả, nhưng cũng nghĩ lung tung, bâng quơ về một cái gì đó, về một ai đó...

“Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai…”. Hà Nội - nơi mình sinh ra, nơi có những người thân yêu của mình, nơi lưu giữ những kỷ niệm vui hay buồn bởi vậy: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội...”. (capuccinno)

Và một Hà Nội thật khác...

Không nhiều câu chữ, không nhiều từ, nhưng dường như lại là cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh về Hà Nội qua những bức ảnh…

- Bắt đầu - gánh hoa rong, nơi duy nhất có là Hà Nội

- Bến sông Hồng với những ngôi nhà trên nước

- Phố Hàng Buồm với nét đặc trưng - dây điện chằng chịt

- Phan Đình Phùng. Con đường duy nhất có 2 làn cây trên vỉa hè... (Mom)

Các blogger - người viết blog thuộc nhiều thành phần xã hội phong phú, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn hay địa vị xã hội.

Ngoài những câu chuyện riêng tư, lướt qua các blog của giới trẻ Hà Nội, thấy hình ảnh Hà thành chiếm một phần rất lớn trong tâm trí họ.

Có thể chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ, những nhận xét chi tiết về một khía cạnh nào đó của thành phố mà họ bắt gặp trong ngày, hay chính là sự gắn bó đời sống thường nhật của họ... và cùng với đó là rất nhiều chia sẻ suy nghĩ của cộng đồng blogger về cùng một chủ đề. Đọc, suy ngẫm và so sánh, rất thú vị…
Hà Nội của những kẻ ăn thu

...Năm nào cũng thế, một bọn lũ lượt thu xếp khăn gói ra. Tự nhiên một năm bảo với người bạn thân, có ra “ăn” Thu không? Thì đúng là ăn thu rồi. Như người ta ăn Tết, ăn rằm... Những kẻ tha hương từng sống ở Hà Nội tìm về ăn thu còn da diết khắc khoải hơn người ta về ăn Tết ấy chứ.

Tớ về, lại nhớ đến độ ở trên căn gác nhỏ Phan Huy Ích. Nhớ cái bậc thang gỗ kêu kèn kẹt dưới bước chân khuya. Nhớ dạ hương đêm về vấn vít. Nhớ cây hoa sữa đầu ngõ ở khuôn viên nhà bên rung rinh ngạt ngào. Nhớ sáng sớm chủ nhật phố nhỏ vắng hiu, sương đêm còn rơi rớt. Nhớ tiếng kẻng đổ rác lanh canh...

Mỗi người Hà Nội có riêng một quán. Tốt xấu, ngon dở, đắt rẻ, thì cũng kệ, nó như góc nhà của mình rồi. Tớ cũng có một góc trong Hàng Hành.

Sáng ra ai ngồi chỗ đó. Đôi khi có phải uống cà phê đâu. Thẫn thờ, uống một khoảnh khắc của đời người đấy chứ. Ăn thu là thế đấy. (mayvodanh)

Người gửi: imagine Oct 3 2006, 07:19 PM

20.gif tear.gif bác Bảo cứ thích làm cháu khóc thôi 20.gif
Bác có bài "Nhớ mùa thu Hà Nội" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không, post cho mọi người nghe với... "Màn sương thương nhó... từng bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời..." hôm trước cháu có gặp sâm cầm đó

Người gửi: nguyenquocbao Oct 6 2006, 05:13 PM


user posted image

CỐM LÀNG VÒNG

Cứ mỗi đận heo may về, trăng trong gió mát, thần khí và tâm hồn con người ta bỗng nhẹ bẫng đi, hơi thở sâu hơn và cảm giác lâng lâng lạ lùng. Biết nói gì để đón chào mùa thu! Chỉ hiểu rõ một điều bức tranh thu Hà Nội sẽ hẫng hụt, trống vắng nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen quấn sợi rơm non. Ấy là món cốm đặc sản của Hà Nội đấy.

Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng kia. Cách đây khoảng chục năm, làng Vòng vẫn còn ồn nhộn nhịp suốt mấy tháng vụ cốm, bây giờ tuy vãn lưu danh khắp xa gần nhưng hoạt động của làng chìm lỉm trong hệ thống giao thông đô thị ồn ào, sôi sục. Phần lớn diện tích làng đã bị thu hẹp lại và nở tung ra. Ngay trong làng Vòng vẫn dành vài vạt ruộng riêng thửa nếp nhưng không đủ nguyên liệu để làm cốm suốt cả mùa, các nhà thợ phải tìm đến các khu vực lân cận hoặc xa hơn thu gom lúa nếp non: Diễn, Mỗ, Canh, Mễ Trì, Đông Anh, Gia Lâm...mỗi nơi có thể cung cấp lượng nếp chế biến cốm khoảng một tuần cho nên phải xếp vùng lúa chín gối nhau lên lịch để thu hoạch đều đặn do kéo dài đến hết tháng chín âm lịch, khi gió mùa đông bắc chính thức mang mưa rét đến, lúc đó coi như mùa cốm chấm dứt.
Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi. Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Nhưng cũng vì cái tiếng ngon lành nên nhiều người bán hàng làm giả cốm rót bằng cách pha nước vào cối giã cốm khiến cho nhiều hạt ướt sẽ quện vào nhau. Những ai sành cốm dễ dàng phát hiện đồ dỏm này bởi hạt cốm ngấm nước nở phình to, màu xanh nhợt nhạt, ăn bở bùng bục, nhai bã ra chứ không dai và ngọt. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.
Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.
Hiện tại, làng Vòng vẫn còn hai giống nếp ngon là nếp Nhe và Hoa vàng. Thời điểm nếp ngon nhất rơi vào quãng tháng chín âm lịch, lúc đó đã qua mùa trăng, mùa lễ, thực khách ít người biết để tìm vào làng mua cốm này.
Những năm gần đây, cốm được bán gần như khắp chợ quanh năm vì người ta lấy cả gạo tẻ làm cốm, cũng đặt tên bóng bẩy là cốm tẻ. Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen. Làng Vòng cũng đã chế biến thêm các loại cốm khô và bánh cốm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài Hà Nội. Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng. Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu.




Người gửi: nguyenquocbao Oct 19 2006, 10:26 PM

CÂY CƠM NGUỘI VÀNG

Trong bài hát của mình, Trịnh chỉ nhắc tới cây cơm nguội vàng, còn cây cơm nguội xanh, chắc Trịnh biết mà chưa nói ra.

Mấy chục năm sống ở phố Lý Thuờng Kiệt, làm bạn với những hàng cây cơm nguội, vàng - xanh - mốc meo - ngoằn ngoèo , với tôi màu nào cây cũng đẹp.

Mùa xuân đến tự lúc naò, rượu hồng - xác phaó, bánh chưng - dưa hành đã xác nhận rõ. Nhưng thực Xuân đã đến khi trên cành cơm nguội bắt đầu nẩy những đốm lộc thóc. Và từ những khẳng khiu khô quạnh tưởng như đã chết bỗng xanh mạ non của lộc lá, bỗng giòn ríu rít của đàn chào mào đỏ đít, Xuân ơi, Xuân đã về. Xuân về cùng lạnh hây hây, cùng mưa bụi bay bay, cùng những lộc xanh cây cơm nguội- vạn vật tái sinh , tràn ngập sức sống mới . Người ta như lột xác, một ngày mới đầy yêu thương, một mùa mới hạnh phúc, một năm mới hy vọng tràn đầy. Tâm mềm laị, thần sáng lên, xác căng sức sống mới, Xuân diệu kỳ đã đến, sớm vậy ư, đẹp vậy ư ...

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc.

Tháng Giêng cây cơm nguội nẩy lộc thóc, rét đài ư, cây bung hết nhựa sống, vật vã trong rét nẩy lộc cho tháng Hai xanh mướt lộc đời. Và trong tĩnh lặng, cành lá rì raò, cùng em đi trong bụi mưa, lặng nghe tim mình cùng đập, thì thầm cùng chung ước mơ hạnh phúc, cảm ơn mùa Xuân, cảm ơn màu xanh lộc hàng Cơm nguội .

Giống cây cơm nguội di nhập từ đâu mà đủ bốn mùa sắc maù, bốn mùa thân thương . Cùng lộc xanh là những hoa Cơm nguội , nhỏ xiú, dịu hương, và khi cây đầy lá tràn căng cũng là khi quả Cơm nguội hình thành và sung mãn. Tháng Ba, tháng Tư, cùng trong rì rào của lá là những hạt Cơm nguội, Ồ!!! Không, những quả Cơm nguội như những hạt Cơm mẹ dành cho con đi học về chi chít xanh, chi chít đầy cành. Và bao cậu học trò mắt la , mày lém rình rình trèo haí. Tậu một cái ống phốc, làm một cái ống xì đồng nho nhỏ , miệng nhai phúng phính và phụt hạt Cơm nguội vào bạn , vào bè chơi trò Chiến tranh bùng nổ, xô-vê bát phố, ngày ấy cũng đã xa rồi, xa lắm rồi, có ai buông hộ tôi một tiếng thở dài ?

Mùa hè rực lửa, những cành lá Cơm nguội xanh ngắt tiếng ve sầu. Nghỉ hè được trốn nhà đi sờ ve về thả trong màn xem chúng lột xác, được Ô Ô với ve Kim xanh biếc , A A với con cồ cộ, trong mắt xoe tròn của em gái nhỏ, ôi tuổi thơ tôi, tuổi thơ Hà Nội . Mùa Hè bỏng chaý !

Tháng Tám mùa Thu, trời xanh như ngọc , mây trắng bay lặng lặng, Quả Cơm nguội vào mùa chín, một màu bồ quân, một màu ngon ngọt, bẻ một cành Cơm nguội và nhằn từng hạt, từng hạt , chát nhẹ, ngọt nhẹ, liu riu nhẹ, niềm vui mỏng như vậy mà sao bất tận, năm nay, năm sau và còn nữa.

Gió đầu mùa Đông Bắc lạnh, cây chưa thay lá, chỉ khi mùa Đông thực sự đã tới, gió bấc rú rít như đe, như dọa , cây rụng lá ào aò, và chợt trong co ro , vút lên những nhánh Cơm nguội khẳng khiu, bất khuất trong giá lạnh. Và Cây Cơm nguội vàng cùng cây Bàng lá đỏ đi vào huyền thoại Trịnh.

Ngày ấy, Phố Lý Thường Kiệt chỉ trồng một loại cây, cây Cơm nguội, trong Đông giá, những khẳng khiu như hoài gợi vùng quê phương trời Âu, chắc những người Pháp xa quê thèm một chút tuyết vương trên cành cây khô nữa là hoàn thành một góc mùa Đông thương nhớ. Không biết bao lần thầm ước ao, một chút tuyết rơi trên hàng Cơm nguội già.

Cây Cơm nguội, có người gọi là cây Nhội, có người còn vận cả tên Tây, nhưng với tôi cùng bao thương nhớ, giống cây giản dị này mãi là cây Cơm nguội.

Những năm 70 của thế kỷ trước, chẳng hiểu từ ai và từ đâu, những cây phượng dần dần được trồng thay cho hàng cây Cơm nguội, và phố Lý Thường Kiệt của tôi ngày nay may mắn còn vài chục cây Cơm nguội, để Xuân về tôi nao nao hoài niệm và Đông về trong ánh lửa hồng gia đình tôi lại ngồi ngẫm nghĩ, thì ra, mình cũng già rồi chăng !?.

Người gửi: nguyenquocbao Oct 19 2006, 10:34 PM

MÙA THU BÊN HỒ HOÀN KIẾM

user posted image

Người gửi: nguyenquocbao Nov 11 2006, 08:28 PM

NHỮNG BÀI CA HÀ NỘI

Theo dòng thời gian, đã có một biên niên sử bằng âm thanh về Hà Nội. Đó là những bài ca vượt thời gian, sống mãi trong lòng người nghe.
Các nhạc sĩ khi viết về một xứ sở, một miền nào đó thường dùng phương thức mô phỏng phong cách, khai thác chất liệu dân ca địa phương để xây dựng hình tượng âm nhạc. Thực tế, không ít nhạc sĩ đã theo cách này khi viết về Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Huế... Hà Nội lại thiếu một làn điệu dân ca đặc trưng để có thể dựa vào đó tạo mạch âm nhạc gợi mở sự tưởng tượng của người nghe. Khó như vậy nhưng so với các địa phương, tác phẩm âm nhạc về Hà Nội lại đầy đặn nhất cả về số lượng và chất lượng. Không ít tác phẩm vượt thời gian sống mãi trong lòng người nghe. Khó thống kê hết được những ca khúc viết về Hà Nội.
Hình ảnh của Hà Nội không chỉ hiện hữu ở những tác phẩm trực tiếp về đề tài Hà Nội, mà có khi xuất hiện từ ngọn nguồn cảm hứng từ những tác phẩm ở đề tài khác. Văn Dung không định viết về Hà Nội mà người nghe vẫn thấy Hà Nội trong Những bông hoa trong vườn Bác. Hoàng Vân (và Lê Nguyên) viết về đề tài thống nhất đất nước đương nhiên là đề cập tới Hà Nội: Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Ðỗ Nhuận viết về người công nhân với nguồn cảm hứng là đường phố thủ đô: Em là thợ quét vôi. Trên gác hai của ngôi nhà 96 phố Huế, Hà Nội, Phan Huỳnh Ðiểu bật lên Những ánh sao đêm rất đỗi trữ tình và hào sảng, ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc...
Bức tranh rộng lớn về tác phẩm âm nhạc đề tài Hà Nội hầu hết ở thể loại nhạc hát. Có khi ngắn gọn, súc tích: Cả nước hướng về Hà Nội (Trọng Bằng), lại có khi dài hơi như thanh xướng kịch Sông Hồng reo hát (âm nhạc: Hồng Ðăng; kịch bản và lời ca: Dương Viết Á)... Các nhạc sĩ thường chọn ca khúc để thể hiện về Hà Nội, bởi nhạc hát có tính phổ cập, đáp ứng đông đảo nhu cầu công chúng, song còn nguyên nhân nữa chính là nhạc hát có ca từ. Chính ca từ mang lại tính xác định cụ thể, giúp hình tượng âm nhạc nổi bật, khi Hà Nội dường như thiếu một làn điệu dân ca đặc trưng.
Theo GS.Dương Viết Á: Ngôn ngữ âm nhạc trong những tác phẩm âm nhạc viết về Hà Nội hầu như không toát lên âm hưởng của một làn điệu dân ca nào - một thứ ngôn ngữ âm nhạc chung, nói rõ hơn là ngôn ngữ âm nhạc cổ điển châu Âu. Xu thế này thể hiện khá rõ nét ở những bài hát về Hà Nội được viết theo thể nhạc nhẹ đang thịnh hành. Cái khó là tác phẩm phải làm thế nào để cho bất cứ người nghe nào trên thế giới cũng có thể phân biệt đó là ca khúc viết về Hà Nội, dù không hiểu nội dung lời ca?
Trước đây, Ðỗ Nhuận từng có Chào Hà Nội anh hùng sử dụng điệu thức, điệu tính của người Kinh và đúc rút từ chất liệu của dân ca đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Kế đó, Một thoáng Hồ Tây, Phó Ðức Phương đã tìm đến với ca trù. Theo hướng trở về cội nguồn này, Ngọc Khuê khá thành công với Làng lúa, làng hoa bởi người nghe đã cảm nhận được một Hà Nội - ngoại thành và ít nhiều người nghe trên thế giới cũng phần nào nhận ra đây là bài hát về một xứ sở trên đất nước Việt Nam...
Theo dòng thời gian, chúng ta đã có một biên niên sử về Hà Nội bằng âm thanh. Trước Cách mạng tháng Tám, Văn Cao với tình yêu và lòng tự hào về truyền thống Hà Nội đã có Ðống Ða và Thăng Long hành khúc ca...
Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp, các nhạc sĩ có sáng tác về Hà Nội, thủ đô của đất nước theo dòng tình cảm thiêng liêng. Ðó là không khí trang trọng trong ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập ở Ba Ðình nắng (Bùi Công Kỳ - Vũ Hoàng Ðịch); là sự uy nghiêm ở Người Hà Nội (Nguyễn Ðình Thi) và lời thề nguyền bắt nguồn từ sâu thẳm đáy lòng yêu quý Hà Nội: Sẽ về Thủ đô (Huy Du). Hà Nội vừa xa, vừa gần đối với những "người ra đi đầu không ngoảnh lại" (Nguyễn Ðình Thi). Cũng vì Hà Nội hiện lên trong nuối tiếc, hồi tưởng nên trong tác phẩm phảng phất một nỗi trăn trở, ưu tư. Chất nhạc mang tính kịch trong Trở về của Lương Ngọc Trác (thơ: Chính Hữu) tựa những đợt sóng lòng của nhớ nhung và sự nén chịu âm thầm. Dù có dịu êm hơn, trong Ðêm trăng nhớ Hà Nội của Nguyễn Ðức Toàn cũng không vượt khỏi niềm trăn trở đối với Hà Nội...
Lịch sử sang trang, hòa bình được lập lại ở miền bắc, Hà Nội cùng cả nước gánh vác hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước. Hiện thực sôi động này đã mang tới những cảm nhận mới trong những tác phẩm viết về Hà Nội. Hình ảnh Hà Nội trong lao động với những con người mới được thể hiện bằng vẻ đẹp tinh khôi: Yêu thủ đô, yêu nhà máy (Xuân Giao), Khi con chim chưa hót (Văn Tuyền), Lớn lên với đồng ruộng (Ngô Quốc Tính), Con tàu ba đảm đang (Văn Ký), Hát lúc tan ca (Nguyễn Cường), Bài ca trẻ tuổi Hà Nội (Hồ Bắc)...
Mười năm sau, Hà Nội lại bước thẳng vào cuộc chiến đấu trực diện với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Hình tượng Hà Nội anh hùng trong khói lửa chiến tranh được phản ánh đậm nét và sống động. Một trái bom Mỹ ném xuống đường phố Hà Nội lập tức thành tiếng nổ căm hờn trong lời ca: Hà Nội thủ đô ta đó (Vĩnh Cát), Hà Nội gọi trả thù (Mộng Lân), Mãi mãi sáng ngời trái tim Tổ quốc (Tô Hải)... Mỗi chiến công Hà Nội kết đọng thành niềm tin, niềm tự hào: Gửi đồng chí cao xạ pháo Hà Nội (Lê Quỳnh), Hà Nội ơi, có chúng tôi đáp lời (Diệu Hưng), Tiếng hát từ Quảng Bình (Ðức Hiền), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân)... Trong ánh lửa thiêu cháy pháo đài bay, những dòng âm thanh bật lên đầy khí phách: Tiếng hát của Hà Nội hôm nay (Nguyễn An), Hà Nội - Ðiện Biên Phủ (Phạm Tuyên). Bài ca Hà Nội (1966) là một ca khúc trữ tình thành công nổi bật đã xuất hiện ngay sau khi thủ đô lần đầu tiên biết đến tiếng bom Mỹ. "Nét nhạc không căng thẳng, không là tiếng kèn chiến thắng mà chỉ là những nét trữ tình của không khí đánh giặc ở người Thủ đô" (Vũ Thanh).
Khi non sông thu về một mối thì đề tài Hà Nội được khai thác qua góc độ trữ tình; trong chiều sâu của cái tôi: Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp), Hà Nội mùa thu (Vũ Thanh), Có một chiều như thế Hồ Gươm (Tân Huyền), Cảm xúc tháng Mười (Nguyễn Thành, thơ: Tạ Hữu Yên), Tiếng hát người Hà Nội (Trần Hoàn)... Ngay với Hà Nội ở Lâm Ðồng (Xuân Oanh) ta như đón được những tâm sự sâu lắng của người Hà Nội. Hoặc như Hà Nội - Mùa xuân (Văn Ký) về mối tình của một chàng trai với người con gái "quê dừa"... Khuynh hướng sáng tác về Hà Nội cứ nở rộ mãi theo dòng thời gian: Tôi yêu Hà Nội (Hoàng Vân), Trời Hà Nội xanh (Văn Ký), Mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn), Em ơi Hà Nội phố (Phú Quang), Hà Nội phố xưa (Nguyễn Ðình Bảng), Hà Nội của tôi (Hoàng Phúc Thắng)... Tuy vậy, chúng ta vẫn còn cảm thấy thiếu bởi bức tranh bằng âm thanh về Hà Nội chưa tương xứng với tầm vóc thủ đô anh hùng thời đổi mới.
user posted image
[img]


Người gửi: bánhmỳthịtchuột Nov 13 2006, 11:55 AM

Ko bít bác Nguyễn Quốc Bảo này làm nghề gì ??? Văn hay quá. Bác viết hay sưu tập thế hả bác ??? smile.gif

Người gửi: nguyenquocbao Dec 3 2006, 10:09 PM

PHỞ HÀ NỘI CỦA TÔI ! ...

Đi xa Hà Nội có bao nhiêu điều để nhớ, để níu kéo trở về. Những chứng tích lịch sử ngàn năm, những con người Tràng An thanh lịch, những ngày hè " tản mạn mùa sen", những chiều chớm lạnh với “Cúc vàng mùa thu”... Và cả với phở của Nguyễn Tuân, “phở Hà Nội của tôi” nữa...
Trước khi lên máy bay xa Hà Nội, tôi vẫn còn kịp ra phở Thìn, hàng phở ruột để ăn sáng, theo như lời ba mẹ nói để nhớ hương vị Hà Nội.
Tôi chắc với đại đa số người Hà Nội, phở không cầu kỳ như cái cách cụ Nguyễn Tuân hay Thạch Lam ca ngợi trong những tác phẩm nổi tiếng mà mãi sau này khi xa Hà Nội tôi mới đọc, nó đơn giản như mọi người ở Hà Nội đều ăn phở, thích phở mỗi buổi ăn sáng, ăn đêm.
Tôi cũng không biết tại sao cụ Nguyễn bảo rằng chỉ có phở chín mới gọi là phở, tôi lại chỉ thích phở tái, thi thoảng chuyển sang gầu hay nạm đổi vị. Dù ăn bát phở đầu ngõ gần nhà, hay sau này khi lân la một loạt các hàng phở nổi tiếng được người ta truyền tụng: Tư Lùn, Bát Đàn, "Mậu dịch" Lý Quốc Sư, phải tinh ý lắm mới để ý được cái khác nhau giữa các hàng phở ở Hà Nội.
Dường như phở kém chất lượng sẽ không tồn tại được với người Hà Nội vốn được tiếng sành ăn. Tôi chưa bao giờ vào Sài gòn, để đươc hưởng cái vị phở Bắc ngọt ngọt lợ lợ vốn chỉ thưởng thức qua các lần nghe kể. Còn đi ra ngoài ở các nơi xung quanh Hà Nội, chỉ vài lần ăn cái người ta gọi là "phở", tôi không bao giờ ăn lại, liệu có cầu kỳ và thiên lệch quá không?
Một người bạn Nam Bộ của tôi ra Hà Nội hỏi tại sao ở nhiều quán phở Hà Nội không có người phục vụ bưng bát đến tận bàn. Biết làm sao, khi đã trở thành thói quen, sự thích thú khi cầm bát đứng xếp hàng ở ngay quầy cạnh thùng nước phở, được nhìn ông bán phở thái thịt và tự bưng bát về chỗ ngồi ăn thật nhanh cho nóng toát mồ hôi và xuýt xoa thì sẽ quên ngay đi cái cảm giác nhàn hạ được phục vụ tận tình rất đặc trưng Nam Bộ.
Phở nơi tôi đang ở, người ta gọi bằng đủ cái tên, phở Hà Nội, phở Thủ đô, phở Bắc v.v... nhưng để tôi công nhận là phở Hà Nội của tôi, thì không bao giờ! Phở Hà Nội của tôi, bánh phải là bánh phở tươi, mềm và dai, không có giá sống hay giá trụng qua nước sôi, húng “chó” hay có vị lợ lợ đựng trong cái bát "xe lửa" to như cái chậu nhìn mà ngán. Ngày đầu tiên tôi ăn phở xa Hà Nội nửa vòng trái đất, tôi gọi nó là mỳ luộc, vậy mà 5 năm không một lần về nhà, tôi đã quen dần. Khi ăn phở không còn thấy tanh khi ăn giá sống và thấy rau húng cũng khá dễ chịu. Chợt giật mình liệu khi mình về ăn phở Hà Nội có chê nhạt hay bước vào hàng phở có chê bẩn như những người Việt ở đây không? Biết đâu!
Vậy là phải về thôi. Hà Nội của tôi sau 5 năm, thay đổi nhiều quá! Nhưng thật may, món phở và các hàng phở của tôi vẫn thế, có chăng là đắt thêm 2 ,3 nghìn do lạm phát. Vẫn cái bát con, mà bây giờ tôi phải ăn hai bát mới đủ no, không có giá, không có húng, cũng không có nhiều thịt, nhưng cái miếng thịt mềm, những sợi phở và mùi nước phở và quán ám khói bụi than khiến tôi tìm lại cảm giác thân thuộc bao năm mới có được. Phở Hà Nội của tôi, dù con người tôi có thay đổi thế nào, vẫn như xưa, tinh khiết vị phở, vị gừng, hồi, mùi mỡ bò ám quyện lại môt mùi vị rất đặc trưng. Và tôi, sau vài ngày lạ lẫm với những ngôi nhà chung cư, những đường phố mới, đã trở lại thân quen với Hà Nội như tôi đã từng sống, với những đường phố của những ngày thơ bé.
Một lần trở về ngắn ngủi, để tôi biết rằng, Hà Nội với tôi vẫn là Hà Nội của ngày xưa, vẫn cho tôi cảm giác yên bình và thoái mái. Dù mai này các quán ăn nhanh McDonald, KFC mọc lên, người Hà Nội có đi ăn thử những bát phở 24, phở Cali cho “sành điệu” trong những quán ăn bóng lộn, bát phở to với quy trình công nghiệp thì phở của tôi, với cái bát con con, với những quán cũ hơi xập xệ và những hàng người xếp hàng chờ phở vẫn sẽ tồn tại như nhưng giá trị bản sắc của người Thăng Long mà mãi từ nghìn năm nay vẫn thế. Và những người con của Hà Nội xa quê, trong đó có tôi, mong từng ngày trở về với Hà Nội, để đưọc xếp hàng cầm bát phở, "cho bát tái chín, một nghìn quẩy...".

Phở và Hà Nội của tôi, không thay đổi, và sẽ mãi mãi là vậy. Tôi chắc thế!

Người gửi: BHL Dec 6 2006, 12:52 PM

Hôm 20/11 vừa qua có con nhỏ nào viết trong blog nó một bài là... "F ........ Hà Lội" đó 35.gif, và gây xôn xao dư luận, có lên cả trang web của bi bi xi kia kìa >____________________<

Thật đúng là.... NQB có biết vụ này chưa sad.gif

Người gửi: imagine Dec 6 2006, 04:51 PM

Bác Hai Lúa thân!
Bài viết "Fuking Hà Nội" đó là cái nhìn phiến diện và lệch lạc của Bé Crys. Chúng ta không nên nhìn nó một cách chủ quan. Bài viết đó chỉ thể hiện bé Crys là người như thế nào, và nó không thể hiện một chút gì của thành phố này. Hà Nội là một thành phố cũ, và có lẽ nó không thể trở thành một thành phố hiện đại. Nhưng tất cả không thể nhìn dưới con mắt của Bé Crys! stop.gif

Người gửi: BHL Dec 8 2006, 02:08 PM

Bác img nói đúng, tui đồng tình với bác 39.gif Đó chỉ là 1 góc nhìn ...

Tiện đây bác có blog của cô bé đó hăm smile.gif


Say này ra ngoài đó phải ăn thử Phở cho biết thế nào là phở HN, ai ở HN kể ra thử vài địa điểm ăn uống và du lịch đi 5.gif, có hình minh hoạ càng tốt 5.gif

Có lần tui ăn thử mấy thứ như cốm xanh, ô mai, bột sắn dây... cũng ngon lém 5.gif kiss2.gif xèm ghê angry.gif trong này toàn bán đồ dỏm ăn chả ra gì tear.gif

Người gửi: imagine Dec 8 2006, 05:10 PM

angel.gif cháu lên Bác bao giờ vậy angel.gif ngượng chít. Phở thì ăn phở Thìn đi, ngon tuyệt à smile136.gif Còn du lịch, thì để cháu dẫn đi cho, đi với người bản địa mới biết nhiều chỗ hay chứu angel.gif
Còn cái blog, bài viết đó bị del rồi, vào chẳng thấy gì hết á sad.gif

Người gửi: nguyenquocbao Dec 12 2006, 11:07 PM


HỒN HÀ NỘI

Con phố nhỏ lắm, ngắn lắm nơi đấy tôi sinh ra, lớn lên và trải qua một phần tuổi thơ của mình.
Đầu phố có hàng hoa sữa làm say lòng mẹ mỗi khi Thu về. Cuối phố có cây lim già quấn quít, nô đùa cùng đám trẻ.
Vượt sang bên kia đã là phố Tuệ Tĩnh rồi, chếch ra phía trước cũng đã sang phố Nguyễn Du, cái góc giấy của tuổi thơ nó bé như vậy đấy, nhưng tuổi thơ lại vẽ lên được cả một bức tranh sinh động và nhiều màu sắc, bức tranh vô giá của bảo tàng cuộc sống...
Tết về, Xuân về, bức tranh có thêm màu hồng của hoa đào tươi thắm, màu xanh của chồi non, lá biếc, màu tía của chiếc áo bà mặc, màu lam của lá dong gói bánh, màu đỏ của ngọn lửa bánh chưng, màu vàng của sắc mai, sắc quất và màu đỏ của túi tiền mừng tuổi...
Màu sắc và hương sắc quyện vào làm một, lòng người say say, đôi mắt cay cay, con tim đập rộn, ước gì lại được ngửi mùi pháo nổ, lại được cắn miếng bánh chưng, lại được chạy ào ra đường đón hạt mưa xuân rơi phảng phất, nhẹ nhàng.
Í a, í ới..., bức tranh tô lên màu gỗ nâu nâu của con quay thân thuộc, của cái súng cao su tinh nghịch và tô lên cả cái màu xam xám viên đá chơi ô ăn quan. Bức tranh reo hò và nhảy múa, bức tranh thêu lên những gương mặt trẻ thơ hồn nhiên và hiếu động.
Bức tranh thảng thốt, sững sờ vì cô bé nhà bên cạnh òa lên khóc; bức tranh sợ sệt, co ro vì gặp cơn thịnh nộ của bố, bức tranh còn bé lắm, nhỏ lắm, nhưng màu sắc của nó luôn đẹp một cách lạ kỳ...
Mùa hè, tiếng ve, mùa sấu, hái, nhặt, ăn... nghịch ngợm, ném, quỷ sứ. Góc phố nhỏ lại rộn lên tiếng cười, tiếng nô đùa và cả tiếng bát đũa khua leng keng vọng ra từ quán phở.
Góc phố được vẽ vào trong tranh với tất cả những gì tươi đẹp nhất, vỉa hè cáu bẩn bỗng trổ hoa, bác hàng xóm khó chịu bỗng hóa thành ông bụt, tiếng rao Tào Phớ khàn khàn hóa thành bản nhạc du dương và gốc cây xù xì như trở thành tòa lâu đài diễm lệ.
Làm bạn với phố có mặt hồ Thuyền Quang và bóng cây công viên Thống Nhất, mặt nước xanh xanh đùa với cây với mây và trời đất, cảm giác được trở về nơi ấy mới thân thương, mới quen thuộc làm sao.
Bức tranh không thể quên những ngày con phố oằn mình ra hứng chịu cơn mưa rào, ào ào xối xả. Mặt đường sủi bọt trắng, trời đất ngả nghiêng, bức tranh có một màu xám sợ sệt.
Thương cho phố lắm, cây đổ, cành rơi, mọi người lại buồn lại nhớ, lại phải đỡ cây đứng dậy. Tháng củ mật, trời rét, con phố cô đơn, lặng lẽ, nó lại nhỏ hơn, vắng hơn và ngắn hơn bình thường.. Cố lên đi phố nhỏ nhé.., để rồi đến Tết Trung Thu ngày rằm, phố sẽ lại được no tiếng cười, no tiếng chân đi và phố sẽ không còn một mình nữa. Đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân..., trẻ thơ nô đùa quanh con phố, chắc là phố đang mỉm cười đang vui lắm đấy nhỉ?
Bây giờ phải ở xa con phố thân thương ngàn dặm, bức tranh tuổi thơ cũng đã khô mực rồi, nhớ lắm, nhiều khi nhắm mắt lại phố lại ở đấy, mỉm cười, bức tranh lại ở đấy, sống động như mới chỉ là ngày hôm qua. Người Hà Nội, sinh ra nơi phố nhỏ, lớn lên trên phố nhỏ, trưởng thành cùng phố nhỏ và dù có phải xa nó, vẫn luôn để nó ở trong tim.
"Phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà tôi ở đấy" câu hát thân thương và quen thuộc quá, nó gợi cho người Hà Nội về tất cả những cái gì gọi là HỒN HÀ NỘI.


Người gửi: nguyenquocbao Dec 17 2006, 06:19 PM

HÀ NỘI CỦA CHÚNG TA

"Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương ..."

user posted image

" Hồ Tây chầm chậm chiều rơi ..."

user posted image

user posted image

Người gửi: nguyenquocbao Dec 24 2006, 02:44 PM


1.000 cây cảnh Thăng Long - HÀ NỘI - MỘT GÓC TÂM HỒN VIỆT

Hội sinh vật cảnh Thăng Long đã cho ra mắt hơn 1.000 tác phẩm cây cảnh với nhiều chủng loại, kiểu dáng phong phú tại bốn điểm: vườn hoa Lý Thái Tổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, công viên I. Ghandi, tượng đài Quang Trung, tất cả đều toát lên không gian nghệ thuật tao nhã đậm sắc màu dân tộc.

Tại đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam mà còn cảm nhận phần nào ý tưởng thẩm mỹ, tâm tư tình cảm, thể hiện tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc, góp phần tạo nên văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mỗi cây có một kiểu dáng, thế đứng khác nhau: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế long giáng, thế bạt phong hồi đầu, thế long ẩn, thế lão mai, đến thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế đại đạo huyên nhi, thế phượng hồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết...
Mỗi thế đứng đều thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, tất cả đều chứa đựng ý nhân văn sâu sắc: “Thế Ngũ Phúc”: biểu tượng của 5 ước muốn giản dị mà vĩ đại của người xưa: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh; “Thế Phượng Vũ”: biểu tượng cho con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp; "Thế Huynh Đệ”: nghĩa là ngọn cây nhỏ phải hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt...
“Con người đã tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú", cụ Nguyễn Hữu Cầu, quận Hoàn Kiếm năm nay đã 96 tuổi nói với chúng tôi như thế sau khi được ngắm nhìn hơn 200 cây cảnh tại vườn hoa Lý Thái Tổ.
Ông Claude Paul - một du khách Pháp sang thăm Việt Nam nhân dịp APEC bộc bạch: "Những cây cảnh ở đây rất đẹp, nó mang lại cho người xem không gian thư giãn lý tưởng sau những bộn bề và sôi động của phố phường. Ở nước chúng tôi không có những cây cảnh to, không có những cây um tùm lại nhiều quả như vậy. Tôi rất thích ngắm cây khế và cây ổi, nó gợi một điều gì rất mộc mạc, gần gũi mà sâu sắc như chính tâm hồn con người Việt Nam vậy".
Những năm gần đây, cách thức tổ chức các cuộc thi cây cảnh của chúng ta chưa hay khi ban giám khảo lấy phiếu thăm dò khách tham quan để đánh giá, chọn giải.
Bởi ý kiến của 100 người không hiểu về cây cảnh không thể bằng nhận xét của một người có kiến thức về nó.
Chúng tôi đã từng được chứng kiến và thấy rằng: những người trong nghề thường không dễ đưa ra lời đánh giá tác phẩm này hay hay dở bởi với họ nghệ thuật là vô cùng, không có xấu-đẹp, đúng-sai, nó thuộc về khả năng cảm thụ và trình độ nhận thức về nghệ thuật của mỗi người. Nên phần đông các nghệ nhân đã tâm sự: Hội sinh vật cảnh Việt Nam trước khi tổ chức cuộc thi bình chọn cây cảnh đẹp, phải hình thành một văn bản có tính quy chuẩn, đưa ra những tiêu chí chung nhất để đánh giá; phải có sự tập hợp, thảo luận giữa những nhà quản lý, nghệ nhân và những người thưởng thức, sau đó thông qua hội đồng xét giải, có vậy mới chọn ra những tác phẩm tương đối toàn diện, phù hợp với vẻ đẹp chung của cây cảnh Việt Nam. Đó cũng là cách để loại hình nghệ thuật này xứng tầm.
Ông Xuân Thế Thụ, một người đã hơn 30 năm trong nghề, tác giả của hơn 20 cây cảnh tại cuộc triển lãm này đã say sưa trò chuyện: "Để tạo ra một cây cảnh người chơi phải bỏ ra 10 năm, 20 năm thậm chí phải mất cả đời người mới tạo được. Chơi cây cảnh phải có sự say mê, gặp gỡ của nhiều thế hệ, “đời trước làm, đời sau nuôi”.
Có người chơi cây cảnh đời trước trình độ hiểu biết không cao, người sau mua về sửa sang, tạo tác bằng con mắt nghệ thuật của mình, tác phẩm trở nên có hồn hơn hoặc ngược lại. Một cây cảnh đẹp phải có sự kết hợp giữa nghệ thuật, tuổi tác của cây, khí hậu, thời gian chăm sóc.
Chơi cây cảnh, trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc-gốc có to, có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum sê càng đẹp. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành phải được phân bổ hợp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhau, tránh gò bó”…
Ông nói tiếp: “Thích là đẹp, không thích là xấu. Nghệ thuật không có giới hạn. Cùng chiêm ngưỡng một cây cảnh, người bảo đẹp, người bảo không, người nói thích, người bảo không thích. Người thích cây cổ nghĩa là: lá phải sum sê, rậm rạp mới thể hiện sức sống mãnh liệt bung tỏa, sự sum vầy, ấm áp. Có người lại thích những cây khẳng khiu, mảnh mai nhưng cành phải yểu điệu, mềm mại, thế phải chênh vênh, có sự phá cách. Người lại thích cây lộ nét phong sương, lão luyện, thân già cỗi nhưng vẫn lất lơ vài chiếc lá non đang chồi lên như nét chấm phá của nghệ thuật phương Đông truyền thống. Cũng như hội họa, văn học, nhiếp ảnh, chơi cây cảnh cũng phân thành nhiều trường phái khác nhau như: cây thế cổ, theo dáng tự nhiên hay dáng bon-sai...”.
Theo những người am tường về cây cảnh thì người Trung Quốc xưa chơi cây cảnh theo hai cách: giới Nho sĩ tạo cây theo ý tưởng, đôi khi cố gò ép để thể hiện tính cách của mình: quân tử; thanh cao, nho nhã hay phóng khoáng; có người lại muốn gửi gắm niềm mong đợi: về hạnh phúc, sum vầy, tuổi thọ...
Người Nhật Bản chơi cây cảnh góc độ nghệ thuật, tạo dáng cây luôn đặt lên hàng đầu còn ý tưởng chỉ ẩn hiện thấp thoáng một cách trừu tượng. Với người Việt Nam lại luôn có sự hòa trộn giữa nghệ thuật và ý tưởng, mỗi cây đều thể hiện tâm tính của mỗi con người, song nếu để ý chúng ta vẫn thấy rõ xu hướng hiện nay dần thiên về tạo dáng hơn ý tưởng.
Tục chơi cây cảnh, bon-sai được phát sinh ở phương Đông, có thể khẳng định là Trung Quốc, theo thời gian đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm được trưng bày đều gửi gắm tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tính chất của nghệ nhân, góp phần giáo dục mọi thế hệ tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khả năng tự khẳng định và hoàn thiện mình.

Người gửi: nguyenquocbao Dec 24 2006, 02:59 PM


HÀ NỘI - MÙA GIÁNG SINH 2006

user posted image

user posted image

user posted image

Người gửi: nguyenquocbao Jan 1 2007, 08:50 PM

Năm cũ 2006 đã qua và năm mới 2007 đã về. Chúc những người bạn của tôi, những người bạn trên internet và cả những người xung quanh tôi một năm mới có nhiều ước mơ, luôn hạnh phúc bên gia đình và người thân. Chúc các cư dân internet sang năm mới sẽ có nhiều điều để chia sẻ, cống hiến nhiều hơn nữa cho xã hội. Chúc VnVista ngày càng trở nên gần gũi với mọi người. Xin chúc tất cả các bạn một năm mới tràn ngập niềm vui, vạn sự thành công, an khang và thịnh vượng... A Happy and Prosperous New Year to You!


NÂNG CHÉN TRÀ SẼ THẤY MÙA ĐÔNG HÀ NÔI ẤM HƠN ...

Hà Nội không trồng trà, nhưng hiểu trà nhất có lẽ là Hà Nội...Mùa đông đang đến, ghé vào một quán trà để thấy mùa đông cũng ấm làm sao...
Những người Hà Nội trầm lặng thường hay uống trà. Này là trà cúc, trà sen, trà mộc, trà ngâu. Này là trà bạch ngọc hoa, trà hoa mộc. Này là huyền sâm trà, hoàng cúc trà v.v... Hàng mấy chục loại trà khác nhau cho người tao ngộ thưởng lãm trong mỗi dịp khác nhau. Người miền Nam vội vã mưu sinh, người miền Trung hiền lành vất vả, có miền nào như miền Bắc, làm việc đấy, vội vàng đấy, tất bật đấy, nhưng mỗi ngày đều trôi qua bằng dáng vẻ tao nhã, thanh lịch. Có lẽ bởi miền Bắc có trà, bởi người Hà Nội uống trà.
Hãy điểm xem, đi khắp phố phường Hà Nội có bao nhiêu quán có trà, và trong đó có bao nhiêu quán hay? Tôi đã đi rất nhiều nơi. Dãy quán đường Triệu Việt Vương, khu Phan Bội Châu, khu Hàng Hành, hay rất nhiều quán ở Hồ Gươm. Quán nào cũng có trà, toàn là Dimal, Lipton đóng gói. Tôi không muốn nhắc đến những quán cafe ấy và văn hoá Lipton.
Chúng ta hãy đến Hiên trà Trường Xuân ở Văn Miếu, Trà Hoa Bùi Thị Xuân, Lư Trà ở Thanh Xuân, Cuối Ngõ ở Cầu Giấy hoặc Vô Thường ở Hoàng Hoa Thám. Hãy đến đây, ngồi nhâm nhi cốc trà nóng cùng với tôi giữa cái lạnh mùa đông, để nhớ nhung những người cũ, để suy nghĩ cái sự đời, để cảm nhận được cái gọi là Trà Hà Nội. Hãy thử chìm đắm trong không gian hoài cổ đó, bạn sẽ cảm thấy rằng, cuộc đời mới đáng sống làm sao.
Hà Nội không trồng trà, nhưng hiểu trà nhiều nhất có lẽ là Hà Nội. Hàng trăm loại trà trồng trên miền Tây Bắc đều quy tụ về đây. Từ những loại trà Thái Nguyên thường gặp như Tân Cương, Khuôn Gà, La Bằng, Giàng Tiên, đến những loại khó kiếm là trà cổ thụ trên núi cao: trà Suối Giàng, Mộc Châu, Thượng Sơn, Lũng Phìn.v.v... Hay những loại trà hiếm như: Tà Xùa trà, Nậm Ty sơn trà, Phìn Hồ trà, Tà Phìn trà, trà Đồng Văn… Nếu bạn muốn hiểu thêm về những địa danh này, bạn có thể gặp nghệ nhân trà ở một quán trà nổi tiếng để tìm hiểu tất cả những điều bạn còn băn khoăn.
Tôi cũng muốn dùng vốn hiểu biết hạn hẹp của mình để giới thiệu qua về các loại trà đang có ở Hà Nội, mong rằng nếu không thể giúp bạn hiểu biết thêm điều gì thì cũng giúp bạn tìm được một sự đồng cảm nào đó.
Trà Việt Nam xưa kia thường có hai loại: Trà mộc, Trà ướp hoa. Những năm gần đây xuất hiện thêm loại Trà bổ dưỡng (còn gọi là Trà thuốc). Mỗi loại trà có một hương vị riêng.
Ví như, Trà bổ dưỡng thường có vị ngọt của cam thảo, mật ong, táo tàu hoặc lá cỏ ngọt mang lại, tạo cho chén trà vị ngọt thanh nhã. Cách pha trà bổ dưỡng mỗi nơi mỗi khác, nhưng đơn giản nhất là dùng một vị thuốc cho một chén trà (như Mật ong long nhãn trà, Mật ong tâm sen trà…), hoặc cầu kỳ hơn là một bài thuốc cho một chén trà (như trà Tiêu Dao, trà Bát Bảo…). Với loại Trà này, mỗi nghệ nhân lại có một cách pha rất khác nhau, tạo thành những vị đặc biệt khác nhau, ví dụ như hiên trà Trường Xuân thường dùng mật ong để pha thành các loại trà bổ dưỡng: mật ong Long nhãn trà, mật ong Huyền sâm trà, mật ong Nhân sâm trà, mật ong Tâm sen trà, mật ong Bạc hà trà.
Hoặc như, Trà ướp hoa truyền thống gồm: trà Sen, trà Cúc, trà Nhài, trà Ngâu, trà Sói, hay những loại ướp cầu kỳ hơn, ví dụ như Bạch ngọc hoa trà (ướp 5 loại hoa trắng: nhài, cúc trắng, hồng bạch, mộc lan, ngọc lan)....
Lúc nào bạn mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, đầu óc nặng nề, hãy đến ngồi trong một cái quán yên tĩnh, uống một tách trà Mật ong tâm sen, sẽ cảm thấy mình yên ổn hơn, đầu óc dịu dàng hơn, và hãy về nhà ngủ một giấc thật say. Hay cả khi tâm trí hiền lành không gì vướng bận, bạn cũng có thể ngồi nhâm nhi một chén trà ướp Ngâu, chỉ để cảm nhận mùi thơm ngọt gợi nhớ những điều xưa cũ, thấy cuộc đời của mình nhẹ tênh, giống như một câu Pautopxki: “Cuộc đời trôi qua tay nhẹ như một vạt áo lụa”.
Tôi đã đến nhiều quán trà, nhưng bây giờ thường lui tới các quán trà: Trường Xuân, Hoa, hoặc Cuối Ngõ.
Đầu tiên, bạn hãy cùng tôi đến Hiên trà Trường Xuân. Đây là quán trà Việt nổi tiếng, quen thuộc với cả du khách nước ngoài. Đến đây, nếu như may mắn bạn sẽ được gặp nghệ nhân Hoàng Anh Sướng, hoặc nếu không bạn cũng sẽ được nghe chị phục vụ nói rất kỹ lưỡng về các loại trà, cách pha trà , cách cầm chén trà, cách thưởng trà đúng kiểu. Quán này có nhiều chỗ ngồi phù hợp với tâm trạng của bạn. Có thể ngồi quây quần nhiều người (quần ẩm) với bàn ghế cao khi bạn đi cả nhóm, có thể ngồi xếp bằng trên chõng tre với người yêu, người tri kỷ (đối ẩm), hoặc ngồi một mình cuộn chân trên đệm êm (độc ẩm).
Tôi thường hay ngồi ở góc ngoài nhìn ra đường với một người bạn thân thiết, “ngồi” theo đúng nghĩa, nghĩa là xếp bằng trên đệm, cạnh cái bàn gỗ nhỏ, uống chén trà cũng nhỏ, chứ không phải ngồi trên ghế cao như ghế bar, uống cốc trà to như cốc bia giống một số quán bán trà thêm vào cafe. Nếu bạn chưa quen, hãy bắt đầu bằng một ấm trà Cúc hoặc Sen. Lần đến sau, khi đã cảm thấy dễ chịu, hãy thử một ấm Tà Xùa, bạn sẽ thấy hương vị của loại trà núi cao này thật khác biệt. Rất đắng, thậm chí bạn cho là không ngon, nhưng hãy thử một lần, hai lần, và bạn biết rằng, sau vị đắng khó uống ấy là vị ngọt êm thấm dần nơi đầu lưỡi, và thấm đẫm cả vị giác khi bạn uống xong.
Này bạn, ngồi xuống đây cùng tôi, với tâm trạng thảnh thơi, duỗi chân thoải mái trên đệm, tựa lưng vào tường, tạm quên đi chiếc điện thoại di động (tôi thấy rất nhiều bạn trẻ vào quán toàn ngồi nhắn tin), và gọi một ấm trà nóng, lắng nghe Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên. Tôi chắc rằng bạn sẽ hài lòng.
Ngày hôm sau, hãy cùng tôi tìm đến một nơi khác, Trà Hoa. Quán Trà Hoa ẩn sau một cái cổng nhỏ xíu bằng gỗ giữa lúp xúp hoa nhỏ. Một không gian nhỏ hơn, ấm áp hơn, với những chị phục vụ mặc áo lụa cổ tàu màu mận chín và quần lụa đen xưa cũ. Bạn sẽ được chăm sóc chu đáo, với cung cách lịch thiệp nhưng không kiểu cách, lịch thiệp như người uống trà vậy. Cũng có nhiều loại trà ở đây, ít hơn Hiên trà Trường Xuân nhưng cũng đủ cho bạn thưởng thức. Bạn sẽ được phục vụ thêm một ly nước nụ vối, mùi vị dễ chịu đặc biệt, chắc hẳn sẽ ấn tượng với bạn. Ở đây bạn sẽ ngồi xếp bằng trên thảm màu trầm, ngắm hoa chuối cắm trong bình gốm rất to đặt giữa phòng, ngắm những bức tranh treo trên tường. Quán được thắp sáng bằng nhiều ngọn nến đặt trên từng bàn, làm cho không gian trở lên hiền lành, ấm áp, xưa cũ. Nếu đang đi ngoài đường vào mùa đông trời lạnh, bạn hãy ghé qua đây để thấy mùa đông cũng ấm áp làm sao.
Rời Trà Hoa, ta cùng xuống Cuối Ngõ, quán của anh Khải nhiếp ảnh, đi vòng vèo qua nhiều ngóc ngách mới tới. Quán này hơi khác hai quán kia, ở đây không phải là quán toàn uống trà, cũng không có chỗ cho bạn ngồi chiếu xếp chân mà sẽ ngồi ghế tre. Thế nhưng, trà ở đây đúng là trà. Không có nhiều loại trà, chỉ có một vài loại quen thuộc như Mộc Châu, Tân Cương. Thế nhưng anh Khải đã mua chúng từ tận vùng núi ấy về chứ không đặt hàng ở Hà Nội. Hơi cực đoan, nhưng Khải là thế, cực đoan, cầu kỳ, tình cảm trực giác.
Ngồi ở đây, bạn sẽ cảm thấy buổi trưa không tồn tại, buổi chiều trôi qua rất nhanh, buổi tối chóng tàn. Những bình gốm luôn đầy chặt hoa chen chúc (anh chủ quán thường đi chợ hoa đêm), mà toàn là hồng với cúc. Những ngọn đèn hoa kỳ thắp dầu toả hơi sáng cũ kỹ trên mặt bàn cũng cũ. Những bức tranh sơn dầu khổ to, hình thù không thực, khơi gợi cảm giác xa vắng và hoài vọng. Giọng buồn Khánh Ly lan man thả đẫm men hư vô vào buổi chiều yên tĩnh. Nếu hôm nào bạn buồn và xuống đây một mình vào ban ngày vắng khách (quán buổi tối rất đông), hãy gọi một ấm trà và mời anh chủ quán một chén, nói mấy câu chuyện không đầu không cuối, bạn sẽ thấy Khải là một phần rất lớn làm nên phong cách Cuối Ngõ. Nếu bạn muốn nghe về trà, anh ấy sẽ nói về những người dân tộc hái trà vùng cao. Nếu bạn muốn nói về cuộc đời, hãy lắng nghe một người trải nghiệm. Nếu bạn muốn một không gian yên tĩnh, anh ấy sẽ ngồi cùng bạn cả chiều không nói một câu. Để đến khi bạn giật mình nhìn ra khoảng sân nhỏ qua cái mành treo, giật mình vì sao trời lại tối nhanh đến thế.
Đi vòng quanh một vòng Hà Thành, đã hết mấy chỗ tôi hay ngồi. Chẳng biết tại sao, sau những giờ vùi đầu vào công việc, chỉ loanh quanh như vậy mà tôi đã ngồi ngày này qua tháng khác, chưa thấy mình nhàm chán. Cái cũ kỹ quen thuộc mang lại cảm giác yên ấm.
Này bạn, anh bạn hiện đại, nếu bạn chưa uống trà, hãy đến thử một quán nào đó nhé. Còn bạn, cô bạn trầm lặng, bạn hay ngồi ở đâu? Hãy nói cho tôi biết. Để một ngày nào đó, nếu như có duyên, bạn sẽ gặp tôi hoặc tôi sẽ gặp bạn ở những quán bạn yêu thích. Chúng ta sẽ ngồi nói với nhau những câu chuyện vu vơ, và chén trà nóng thơm sẽ mang lại cảm giác thân thuộc, cho chúng ta ngồi gần nhau hơn. Như thế, nhé!


Người gửi: nguyenquocbao Jan 10 2007, 07:34 AM


HỒN SÂU HÀ NỘI - Tản văn của nhà văn Băng Sơn

Chế Lan Viên có câu thơ hay như một định lý: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn... Chữ tâm hồn ở đây là tâm hồn thi sĩ, là day dứt, thương yêu, là nhớ nhung kỷ niệm, là sâu nặng tình người... mà thi sĩ sẽ mang nó trong hồn mình suốt một đời người. Nhưng ngoài ra cũng có thể hiểu một cách khác dù rất chủ quan: Tâm hồn của mảnh đất ấy, mỗi mảnh đất ấy đều có một tâm hồn, ai biết đến hay không, đất ấy vẫn trường tồn.
Mỗi lần đi qua Hà Tĩnh, người ta hay nghĩ đến đây là quê hương của Nguyễn Du, người mang nặng đẻ đau ra cô Kiều trăm năm vẫn sống. Đi tàu Hà Nội, Hải Phòng qua ga Cẩm Giàng, nhiều người thầm nhắc lòng mình: Đây là nơi Thạch Lam sinh ra, người để lại những bài văn bất hủ như "Hà Nội ba sáu phố phường, Sợi Tóc, Đêm Giao Thừa, Nhà mẹ Lê...".
Chỉ riêng trong lòng Hà Nội, cái nôi của văn chương văn hiến, từng mảnh đất phố hay phường cũng có thể làm tâm hồn ta rung lên như sợi dây đàn cảm ứng, nhớ một đồng điệu xa mờ bảng lảng. Hàng Bạc hay Hàng Buồm, nơi cửa sông Tô Lịch, cứ nhắc ta về một ông Phạm Đình Hổ với câu văn giản dị như lời nói thông thường: "Nhà ta ở phường Hà Khẩu". Hồn Nguyễn Văn Siêu đêm đêm có bay về mài mực và tung ngòi bút trên đài Nghiên Tháp Bút để nước Hồ Gươm sóng sánh long lanh câu thơ và câu văn trong "Tùy bút lục"? Những bài thơ ngâm vịnh tạc thù giữa bà chúa Liễu Hạnh và ông trạng làng Bùng Phùng Khắc Khoan trong đêm trăng Hồ Dâm Đàm sương phủ là những bài gì giữa phẩm tiên và nho sĩ mà nay mỗi lần ta đến Phủ Tây Hồ, cái mùi, vị bún ốc phàm trần chẳng thể đánh bạt nỗi thuyên quáên tài tử? Đời thường, ngày thường, lúc hoa đào theo người về từng phố ngõ đón xuân hay mùa hoa bằng lăng nước tím lơ mơ, lúc hoa xoan tây đệm cho dàn nhạc ve sầu nỉ non cất tiếng, giữa ngày mưa bong bóng phập phồng hay đêm thu thơm nỗi hoàng lan quí phái và hoa sữa nồng nàn... ta, người dân thường thành phố, thả bước chân vào mảnh đất kinh kỳ nghe hồn mình cũng một chút lênh đênh. Mỗi phố lặng tờ kia hay âm vang tiếng phách gõ rao món ngon "xực tắc" nọ, ta nhớ đến một người nào đã ra đi thành lữ thứ bặt tin, nửa trăm năm không trở lại, hay một bóng hình đã vĩnh viễn trong cỏ thu vàng chẳng bao giờ về lại cùng ta... ta nhớ đến một khuôn mặt trăng rằm, một đôi mắt tinh anh chơm chớp hàng mi như lá điền thanh, lá me keo, hoặc một nụ cười nửa miệng để bắt ta phải trằn trọc hiểu nhiều... Xuân Diệu từng có câu thơ đùa:
Nhà tôi hăm bốn Cột cờ
Ai yêu thời đến ai lờ thì thôi...
mà sau đó cô Thúy Bắc, từng có thơ hay như rút ruột mình thành "Sợi nhớ sợi thương" để "Ngả về phương anh", kém nhan sắc nhưng tài hoa không kém, cũng mạ lại câu thơ kia thành: Nhà tôi ở xóm Hà Hồi Ai yêu thì đến, ai hời thì không... mà sau này, chị không "ra đi" từ xóm Hà Hồi quanh co chữ chi ấy, nhưng lại ra đi từ tầng 4 khu nhà tập thể Giảng võ, láng giềng nhà văn Hoàng Quốc Hội và nữ sĩ Nguyễn Thị Hồng, người có bài thơ "Lời tượng nhà mồ" ta đọc lại mà gai ghê cảm giác như lạc vào cõi âm hồn Tây Nguyên bập bùng ngọn lửa tình không bao giờ tắt... Cái phố Đình Ngang hơi chéo nơi gần Cửa Nam tức cửa Đại Hưng nhiều triều đẽi trước, Cao Bá Quát đã về đâu? Phải chăng cũng gần kề chốn này, nay có rạp chiếu bóng mang tên Tây loảng xoảng thứ kim khí Mêtal, là nơi từng có gian lều của người bị giam lỏng 10 năm giữa Đông Quan trong câu thơ: "Góc thành Nam lều một gian" từ gần 600 năm về trước? Nguyễn Vang-bóng-một-thời thường để lạc khoản dưới những bài tùy bút "Am sông Tô", cái am tranh lá bên bờ sông Tô Lịch có thật hay không có thật khi quê ông ở làng Mọc kề bên con sông vừa trong vừa mát để trai gái dừng chèo ghé sát thuyền nhau trong ca dao? Nguyễn đã khoác cái bị cói trong đựng đủ thứ rượu hợp "gu" mình đi về cõi tiêu tao mà nay có kẻ hậu sinh chê ông là không biết uống nước trà. Làng Mọc tức Giáp Nhất vẫn còn, còn cả ngôi mộ đá hoa cương của ông "vua phóng sự đất Bắc Kỳ" Vũ Trọng Phụng rời bỏ kinh thành mới 27 tuổi đầu sầu tủi. Ta đi qua con đường Điện Biên, đã nhìn thấy mấy cây đề cổ thụ, quá nhà Xuân Diệu mươi bước chân, chợt nhớ người bạn gái lớn tuổi mang họ Thạch: Thạch Trang Đạm, không hiểu bà có một chút nào dòng máu Khơ Me của dải đất miền Trung ra tập kết và đã trở lại quê mình sau giải phóng, đã mấy chục năm không còn gặp lại. Bà không phải người nổi tiếng để ai cũng biết như một Hồ-Thơ-Nôm hay Bà-Huyện-Thăng-Long-thành-hoài-cổ, nhưng ít ra bà đã Hà Nội liền mấy chục năm, có tình yêu và hạnh phúc, sinh con đẻ cái ở giữa lòng Hà Nội. Qua phố Quán Sứ, không còn một sứ quán Chiêm Thành Trung Quốc nào, mà chỉ còn ngôi chùa mới xây thế kỷ hai mươi, chợt nhớ nhà báo Thái Cương, mà sinh thời ông hướng dẫn lối vào nhà: Nhà tôi bé nhỏ nằm lọt thỏm giữa hai ngôi nhà lớn hai bên. ôi, Thái Cương, bây giờ ông ở một mình trong gian nhà dài hai mét, rộng sáu mươi phân, có chật hẹp lắm không, và đêm đêm có ngồi dậy viết thêm cho các tờ báo nào nơi ấy? Đi thêm chút nữa, qua phố Triệu Quốc Đạt ngắn ngủi, từng có nhà "lục xì" ngay trên cái sân riêng của bệnh viện Võ Tánh (nay là sân sau của bệnh viện Bà Mẹ và Trẻ em), chợt nhớ người bạn học thuở đầu xanh cùng nhau đi ăn bánh tôm hồ Tây và chia nhau viên phá xanh nóng giòn bờ Hồ Gươm. Anh Chính, anh ở xa Hà nội đúng nửa vòng trái đất. Hà Nội vẫn chờ đứa con xa xứ bằng tấm lòng bao dung và tình bè bạn, bằng tâm hồn của đất đai như ngọn cây hoàng lan đã cao vượt mái nhà, nhưng gốc vẫn nguyên chỗ cũ. Vòng xuống hồ Thuyền Quang, quặt vào ngõ Liên Trì, cái tên nhắc nhở thế kỷ trước đây là "Ao sen", có hai người con gái đã không-Hà-Nội. Một người rời bỏ chồng con về Văn Điển. Còn cô em lại theo chồng con vào xứ chim yến và trầm hương, kề bờ biển, có Tháp Bà ta gọi Nha Trang... Những người Hà Nội ra đi, lớp này tiếp theo lớp khác, để có một Hà Nội mới, người Hà Nội mới, lớp này tiếp theo lớp khác, từ những đẽi lộ thênh thang đến con ngõ u hoài tịch lặng. Chị Quì ở Phất Lộc, quán bà Tộ Béo (tục danh là Mụ Béo) kề nhà Thủy Tạ, nhà vô địch Đông Dương về bơi lội ở làng Yên Phụ Hùng Nhân, nghệ sĩ Mộng Dần sau đền Bà Kiệu, chú tàu què bán lạc rang ở sát tường đền Bạch Mã, anh em ông giáo Anh văn Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh thường đến nhà vợ ở phố Lê Văn Hưu, gọi là hàng kem Bình Minh... hoặc hàng phở Giảng Võ ở phố Cầu Gỗ, hay quán Trung Đồ, tức quán giữa đường, nơi tạm dừng chân của những chiếc xe tang độc mã hay tam mã (260 phố Huế), nhà may Sửu giữa phố Tràng Tiền, trưng biển đề có bằng Hàn Lâm Viện Pháp hẳn hoi (sau thành bố vợ một ông Bộ trưởng của chính quáền chúng ta)... không thể một lúc mà mang hết những gì chứa nặng tâm tình giãi bầy lên trang giấy. Hồn đấy. Hồn đất đấy. Vườn Bách Thảo, nơi buổi trưa ta ngồi học trên bậc cỏ sườn ngọn núi Sưa (tức Sư Sơn), từ mấy thuở, những ai lại ngồi đấy học bài hay ai ngồi choàng vai thủ thỉ, ta bạc tóc vẫn không quên tiếng ve sầu rỉ rả, và có con ve còn động tình, thả giọt nước xuống vai ta mà nó không cần biết đời nó và đời ta, cái nào dài hơn, cái nào có lý.
Nhiều người bận rộn, không còn thì giờ để rong du, Hà Nội hiện lên trong lòng họ ra sao, ai mà biết được. Anh tự vệ Chợ Đồng Xuân dùng dao bầu giết giặc đã thành hồn Hà Nội chìm sâu. Người chuyên viết ca dao, tác giả bài Đóng nhanh lúa tốt do Lê Lôi phổ nhạc, cũng đã rời bỏ ngôi nhà 105 phố Phùng Hưng mà ra đi vĩnh viễn, chắc cả thi nhân và nhạc sĩ đã đồng ca tác phẩm ấy trong chiều sâu Hà Nội khuất chìm...
Đến lúc Hà Nội tròn nghìn năm, con đường Hòe Nhai, Liễu Giai hẳn đẹp hơn, dù nó không còn là đẽi diện cho một kinh thành Đông Hòe, Tây Liễu, mà tưng bừng một "Hà Nội như động tiên sa" kiểu mới, kiểu của những người thế kỷ sau đang chầm chậm đỗ vào ga Hà Nội...


Người gửi: nguyenquocbao Jan 12 2007, 10:52 PM


CHỢ ĐÊM HÀ NỘI

user posted image

user posted image



love.gif love.gif love.gif

Người gửi: imagine Jan 14 2007, 04:14 PM

Bác Bảo ơi! Cháu cũng thích uống trà lắm, sáng ra ngồi với bố mẹ, không có chén trà thì làm sao ý. Nhưung mới 17 tuổi mà vào quán trà có bị chê là cụ non không ạ :-S

Người gửi: nguyenquocbao Jan 19 2007, 08:44 PM


Imagine thân

Các cụ ta xưa nói :" tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu !"
Giờ tuổi 17 còn biết bẻ khoá nhập vào máy chủ
(công nghệ cao - quá siêu !)
Vậy thì cứ vào quán làm chén trà thử xem,
chắc là no vẫn đề !!!

angry.gif angry.gif angry.gif

Người gửi: nguyenquocbao Jan 19 2007, 08:46 PM

THÀNH THĂNG LONG CÓ 4 VỊ THẦN

Để có được một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật và đậm nét văn hiến hôm nay người dân Hà Nội không bao giờ quên những truyền thuyết về các vị thần trấn giữ 4 hướng Thăng Long.
Theo sử sách và các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Trong tín ngưỡng người Việt, ngay từ khi dựng đô, các vị vua đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững một cách ngẫu nhiên, thấy các hướng đều có các vị Phúc Thần che chở, bảo vệ, tiêu biểu là các vị thần trấn giữ 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc dân gian quen gọi là “Thăng Long tứ trấn”, đó là thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã, thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên, thần Linh Lang thờ ở đền Voi Phục và thần Trấn Vũ thờ ở đền Quán Thánh.
Nói về “Thăng Long tứ trấn” trước hết phải kể đến thần Long Đỗ trấn giữ hướng Đông - hướng mặt trời mọc. Ông là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục. Khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long - năm 1010 nhà vua cho xây thành Thăng Long. Nhưng thành đắp lên rồi lại bị đổ, quân sĩ đã dùng nhiều sức để đắp nhưng vẫn không được. Vua Lý liền cử vị quan to đến cầu thần Long Đỗ. Thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương, tức thần núi Long Đỗ (núi Nùng). Tương truyền núi có khe sâu thông xuống lòng đất tiếp nhận khí thiêng sông núi. Long Đỗ là vị thần của linh khí núi sông thiêng liêng vào bậc nhất nước Nam. Do thành tâm cầu khẩn nên đã xuất hiện một hiện tượng lạ là từ trong đền tiến ra một “ngài” ngựa trắng. Ngựa không phi nước đại mà ung dung cất vó quanh một vòng thành. Dấu chân ngựa in đậm trên vùng đất thiêng chỗ xây thành. Nhà vua ra lệnh, quân sĩ cứ theo dấu chân ngựa trắng mà lấy đất đắp thành. Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc. Thành xây xong, nhà vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long thờ thần làm Thành hoàng - Quốc đô định bang Thành hoàng đại vương. Nhà vua lại phong tặng là “Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần”. Từ đấy ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng và đền Bạch Mã được xây ở phố Hàng Buồm.
Từ hướng đền Bạch Mã về Hồ Tây, bên đầu đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) là ngôi đền lớn tọa lạc bên hồ Trúc Bạch, đó là đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Xung quanh vị thần trấn hướng Bắc có truyền thuyết cho rằng: Ngài vốn là con một vị vua ở phương Bắc, lớn lên bỏ ngôi hoàng tử để tu luyện các phép thần linh ở hang núi Vũ Dương. Rồi ngài sang nước Việt giúp vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, lập được công to nên vua Hùng rất kính trọng. Sử sách ghi lại: Dòng dõi vua Hùng gồm 18 đời. Bắt đầu từ Kinh Dương Vương đến đời vua Hùng thứ 6 Hùng Huy Vương có giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thần Trấn Vũ đầu thai vào một bà mẹ ở làng Phù Đổng - bộ Võ Ninh. Bà sinh cậu bé để rồi vươn mình đứng dậy cao lớn lạ thường khi nghe sứ nhà vua rao tìm người ra cứu nước, đó là chàng trai Phù Đổng - Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của Đại Việt ta.
Ngôi đền theo tư liệu cũ được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên ngôi đền là Trấn Vũ Quán vào năm 1823. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842 đổi tên là đền Quán Thánh như hiện nay ta quen gọi. Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã liền kề.
Trấn phía Tây kinh thành là thần Linh Lang Đại Vương được thờ trong đền Voi Phục (Cầu Giấy). Thần tích ghi lại rằng thần vốn là một Thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quý đặt tên là Linh Lang. Tương tự như người anh hùng làng Gióng, khi đất nước có giặc ngoại xâm, hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược. Sau chiến thắng bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm và biến mất. Vua cho lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”.
Đền thờ Linh Lang được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông. Đền nằm trên đất làng Thủ Lệ, phía Tây thành Thăng Long xưa. Ngoài cổng đắp hình hai con voi, trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm, tương truyền đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu rồi hóa thành giao long và biến mất. Ngôi đền tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm.
Trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long là thần Cao Sơn. Đình thờ ngài - cũng gọi là đền ở làng Kim Liên.
Đền Kim Liên xây trên gò đất cao, quay mặt về hướng Nam, trông ra một hồ rộng xưa gọi là hồ Đồng Lầm. Kim Liên - làng sen vàng - vốn là một làng đẹp, có nghề nhuộm vải, có phong tục lễ nghi phong phú. Kim Liên xưa còn có tên nôm là làng Đồng Lầm “Đồng Lầm có vải nâu non/ Có hồ cá rộng, có con sông dài”. Thời xưa Đồng Lầm là một vùng có tên đẹp Kim Hoa. Đây là một trong 23 phường thôn hợp thành tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời vua Thiệu Trị - Nguyễn Phúc Miên Tông tức Nguyễn Hiến Tổ (1841-1847) vì phải kiêng tên húy của bà mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên đổi là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên.
Như thế, “Thăng Long tứ trấn” được tạo dựng, tôn thờ cùng lúc với việc Lý Công Uẩn xây dựng Thăng Long thành kinh đô muôn đời của con cháu Đại Việt. Đó là cách mà vị vua anh minh cùng vương triều nhà Lý dùng để tôn vinh mảnh đất của cha ông linh thiêng, vững bền muôn thuở.


Người gửi: imagine Jan 21 2007, 02:37 PM

Bác Bảo ơi! Thiếu, thiếu. Thần Linh Lang có hai tảng đá, một tảng ở đền voi phục trong thủ lệ, một đến trên đường Thuỵ Khuê, gần nhà cháu mà angel.gif

Người gửi: linda_lananh_mckawin_88 Jan 27 2007, 04:43 PM

hà nội đâu lạnh bằng sanjose nhỉ phải không ????????????????

Người gửi: BHL Feb 3 2007, 05:47 PM

Sắp Tết rùi đó, trong nam cũng bắt đầu lạnh.... Embarrassed.gif

Trong nam chẳng kiếm đâu ra cây đào nào hết 4.gif, bác Bảo ngoài đó shot vài tấm rồi gửi lên đây nghe =1.gif

Người gửi: nguyenquocbao Feb 17 2007, 09:26 PM

MỘT HÀ THÀNH KHÁC

Đêm ba mươi nào Hà thành cũng được chia làm hai phần. Một phần đầy hưng phấn, cuồng nhiệt với đủ loại ánh sáng rực rỡ, chói lòa. Một phần trái ngược hẳn, lặng lẽ thành kính với thứ ánh sáng khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng.
Cái mảng lặng lẽ này thì ngắn ngủi thôi nhưng lại gợi cảm và đó cũng chính là cái phần hồn cốt của người Hà thành.
Ấy là những mâm cúng giao thừa ở khu phố cổ. Người Hà thành có thói quen bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, vì thế mà đêm ba mươi dọc theo hàng phố, bạn sẽ thấy những mâm cúng được bày ra.
Mỗi mâm cúng, dù to nhỏ cỡ nào cũng có một ngọn nến nhỏ được thắp trong lọ thủy tinh để cho gió không thổi tắt được.
Chính những ngọn nến ấy làm nên cái huyền ảo của đêm trừ tịch đầy huyền bí linh thiêng cho đất Hà thành này. Thường thì người ta bắt đầu cúng vào đúng giao thừa, để hương tàn mới dỡ mâm cúng.
Vì thế Hà thành lung linh trong ánh sáng của những ngọn nến và những đốm hương đỏ chừng gần một tiếng đồng hồ. Hàng phố cổ vắng vẻ vì người ta, phần lớn là lớp trẻ, đã đổ ra đón năm mới ở các trung tâm lớn, các khu rộng rãi như bờ hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Mỹ Đình, quảng trường Ba Đình...
Những con phố cổ chật chội hàng ngày vẫn nườm nượp người xe, chả nhìn thấy nhà cửa đâu, giờ bỗng chốc trở nên thênh thang, yên tĩnh, vỉa hè rộng thoáng, sạch sẽ.
Chỉ còn cây, chỉ còn ánh nến chập chờn, chỉ còn mùi hương thơm nôn nao của mâm cúng giao thừa lan tỏa trong không gian với những người cao tuổi áo xống chỉnh tề chắp tay làm lễ và quanh quẩn chờ hương tàn. Lúc ấy Hà thành giống như một bầu trời lấp lánh hàng vạn vì tinh tú vậy.
Rồi những người trẻ tuổi đi đón năm mới trở về, hàng phố lại ồn ào náo nhiệt bởi tiếng người, tiếng xe máy gầm rú. Và cái phần lặng lẽ linh thiêng kia lại ẩn đi cho tới giao thừa của năm sau...

THIẾU NỮ LÀNG ĐÀO NHẬT TÂN
User Posted Image

Người gửi: nguyenquocbao Feb 21 2007, 08:58 PM


CHỢ HOA NGÀY TẾT - MỘT NÉT VĂN HÓA HÀ NỘI

Chợ hoa hàng Lược đã trở thành một điểm văn hóa không thể thiếu của Tết Hà Nội. Cái điệp khúc của Chợ hoa năm nào cũng trở lại, nhưng không bao giờ lặp lại. Đó là sự kỳ diệu của sắc hương, cái hấp dẫn của màu hoa cùng hòa vào không khí của một mùa xuân mới.
Như đã thành lệ, ngày 23 tháng Chạp, chợ Hoa Tết Hà Nội chính thức được khai mạc. Chợ hoa chính của Hà Nội vẫn là chợ hoa Hàng Lược, nằm từ đầu ngã ba Hàng Cót, dọc phố Hàng Lược, sang Hàng Khoai, Hàng Mã, ngõ Hàng Chai, đầu Hàng Rươi... Đây cũng là chợ hoa truyền thống của Hà Nội mỗi khi có dịp Tết đến, Xuân về.
Người ta không biết chợ hoa có từ khi nào. Theo những cụ già kể lại, từ những năm 20 thế kỷ trước, phố Hàng Lược có một mặt hàng vào dịp Tết: hàng hoa. Khác với những chợ khác, chợ Hoa mỗi năm chỉ có một lần và cũng chỉ kéo dài đến đêm Giao thừa. Chợ họp dọc phố, nên có tên là “phố chợ hoa”. Chợ hoa này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Tuy bận đến đâu nhưng vào những ngày áp Tết, người Hà Nội vẫn tranh thủ đi chợ hoa. Người Hà Nội đến đây để đón xuân sớm, cũng là dịp đi chơi, để gặp nhau, cùng thưởng thức những loài hoa đẹp. Người ta có thể tìm thấy ở đấy những nét lịch lãm, hào hoa trong thú chơi cây cảnh của người Tràng An. Đây còn là địa chỉ của giới trẻ, đặc biệt là những đôi lứa đang yêu.
Hoa ngày xưa không nhiều loại như bây giờ nhưng cũng đủ thỏa thuê cho người Hà Nội thưởng thức, lựa chọn vào dịp Tết. Nhiều nhất vẫn là đào, quất, violet, thược dược, cúc, lay ơn, păng xê, hoa đậu, mào gà, đồng tiền đơn… Tôi còn nhớ, ngày nhỏ, được đi chợ hoa cùng mẹ vào những ngày áp Tết là một niềm mong mỏi của lũ trẻ. Tuy chỉ là đi theo người lớn, chỉ được ra chợ để nhìn các loại hoa là đã thấy sung sướng. Và khi ra về, lại được một chậu hoa păng xê nhỏ cầm theo, thì không còn niềm vui nào bằng.
Nay hoa thật phong phú, đủ màu sắc và chủng loại. Hoa đổ về Hà Nội từ các làng hoa quanh Hà Nội: Tứ Liên, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Thượng, rồi từ các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, từ TPHCM, Đà Lạt ở phía nam cũng tụ hội tại đây để khoe sắc. Những năm gần đây, hoa còn “vượt biên giới” đến với người Việt Nam từ các nước: Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Bên cạnh những loại hoa trồng trong nước, các loài hoa được nhập đang “hội nhập” cùng đào, quất, mai…
Những năm gần đây, Hàng Lược không còn là chợ hoa là độc nhất tại đất kinh kỳ. Đã có hàng chục chợ hoa nhỏ khác đã xuất hiện. Nhiều phố ở thủ đô đã trở thành những chợ hoa di động quen thuộc. Cạnh những chợ hoa nhỏ tự phát này là những hàng gốm sứ Bát Tràng xuất hiện, phục vụnhững người tiêu dùng.
Ngày nay, chợ hoa Hàng Lược tuy có quanh năm, nhưng đi chợ hoa vẫn là thú vui không thể thiếu vào dịp Tết của nhiều người. Hoa các loại, trên là trời, dưới là hoa. Hoa thật, hoa giấy, hoa lụa, hoa nhựa đều tươi, đều thắm và nếu không sờ tay vào thì cũng khó phân biệt nổi.
Cùng với những loại hoa truyền thống phía bắc trong các gia đình ngày Tết như đào, mai, quất, lay ơn, cúc, hồng, violet… từ sau ngày thống nhất đất nước, mai vàng từ phía nam đã xuất hiện nhiều vào dịp này trong các phòng khách của công sở và tại các gia đình. Những năm sau này, cùng với các loại hoa nhập khẩu như tuy líp, hoa lan, ly ly, cẩm chướng, những chậu cảnh như sung, lộc vừng, mẫu đơn, hải đường, cúc hay cây thế nhỏ cũng được ưa chuộng
Trước thềm năm mới, bạn hãy xuống đường, đến chợ hoa, chọn một cành đào, một nhánh mai, một bó hồng hoặc violet hoặc 1 giò lan, một cây quất hoặc một chậu cây cảnh xinh xinh cho bản thân, gia đình và bạn bè. Hoặc chỉ đến đây để thưởng thức hoa và ngắm người mua hoa. Tại sao không?

Người gửi: co nang cong chua Feb 24 2007, 08:50 PM

nhung buc tranh cua hoa si ve rat dieu luyen voi nhung duong net hai hoa lam cho con nguoi say dam den HA NOI .ha noi la thu do cua mien ba

Người gửi: phuong_hoang_lua Feb 25 2007, 06:12 PM

Tui là 1 trong những người Very Very Very Very ..... yêu HN !
Vì sao? Tui là người HN . Tui thích những phong tục tập quán rất riêng của nơi đây . Tết năm nào tôi cũng đi rong ruổi khắp phố phường HN để xem HN nay đã khác xưa ra sao, đổi mới như thế nào và xem còn 1 nét nào đó của ngày xưa hok ... Và cũng là để tìm cho mình những kỷ niệm của mình trên từng con đường tôi qua .Tôi yêu HN như thế đấy . 4.gif

Người gửi: phuonglien Mar 8 2007, 01:18 PM

cảm ơn bạn rất nhiều , ước gì tui được ra Hà Nội một lần nhỉ 20.gif 20.gif

Người gửi: nguyenquocbao Mar 12 2007, 07:32 AM


PHỐ CỔ VÀO XUÂN

Hà Nội đang thay đổi từng ngày. Từ nếp làm ăn buôn bán, cư xử, ứng phó xã hội cho đến sinh hoạt, thực hiện phong tục tập quán… cũng theo đà đổi mới mà ít giữ lại những nền nếp cũ. Chắc chắn những năm đầu của thế kỷ XXI này, ít nhà còn nổi lửa luộc bánh chưng Tết, hóa kiếp mọi chổi cùn rế rách, guốc gãy, chiếc thang giường mọt cho ấm lửa đêm đông và chồng bánh chưng dền xanh mướt.

Người Hà Nội hôm nay là ai? Cũng không khó trả lời cho lắm. Đó là những gia đình định cư ở đây đã lâu đời, có khi là dăm bảy đời, căn nhà từ đường, hương hỏa truyền cho chắt, chút, chít… Cạnh đó là lớp người mới, đến đây vài chục năm theo nghề mới, hoặc học hành rồi ở lại, lấy vợ, sinh con đẻ cái mà thành ra người Hà Nội. Cũng có nhiều người làm ăn khấm khá ở các nơi khác, có tiền, về đây mua nhà sống nốt phần đời còn lại ở Thủ đô, có rất nhiều người ở Hà Nội nhiều chục năm, nhưng phát âm còn giữ nguyên giọng địa phương mình, nơi chôn nhau cắt rốn, nên tuy con người ở Hà Nội, nhưng giọng nói và có khi cách cư xử vẫn không trộn lẫn…

Hà Nội ít lâu nay, được chia ra ba khu vực: Khu phố cổ, khu phố cũ và khu phố mới. Chia tạm thôi, bởi ranh giới không rõ rệt, không có rào chắn, tường ngăn, không chia lô với cửa đóng then cài và có đường phố gọi là khu phố cổ cũng được mà gọi là khu phố cũ cũng được…

Gần đây, lại thêm một khu vực gọi là vành đai hai, vành đai ba… người nội thành ra mua đất làm nhà, dân lao động tạm trú, có thêm chợ cóc chợ xanh, nhà xây cất chỉ che mưa che nắng qua loa bên cạnh những con đường mới mở, nhà xây cao tầng đủ kiểu châu Âu, châu Á không theo kiểu dáng gì thống nhất. Và khu phố rất mới này cũng đã thành ra một phần Hà Nội đang vươn ra cái mới.

Có lẽ chỉ còn khu phố cổ là giữ lại được nhiều nét phố phường xưa khi xuân về. Phong tục hình như được bảo lưu rõ nét hơn mọi nơi khác. Chất lai căng, nhí nhố khó lọt vào đây hơn khu phố khác. Tết cổ truyền có mặt ở khu vực này còn nhiều nét của bao năm trước, nó có gì gợi đến phong vị phố Hàng Bồ của Vũ Đình Liên vào những năm ba mươi thế kỷ trước, khi nhà thơ viết:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua…

Đó là ông già áo the khăn xếp, nằm phủ phục trên mảnh chiếu ngay ngoài cửa nhiều hiệu buôn đã đóng cửa sớm ăn Tết. Xung quanh ông là các thếp giấy hồng điều, hàng chục chiếc bút lông to nhỏ, nghiên mực đen nhánh còn sóng sánh và thơm mùi Tết…

Nếu trước đây nhiều nhà có người ngồi trên vỉa hè, cạnh máy nước công cộng để rửa lá, đãi đỗ thì nay có khá nhiều tấm biển viết vội trên miếng bìa cứng, nguệch ngoạc vài dòng: "Nhận gói bánh chưng và luộc bánh chưng thuê, bảo đảm…" và vài ngày cuối, đi qua đây, ta như chìm vào mùi hương bánh chưng đang chín trong nồi, hương vị gợi nhớ quê hương xa tắp, thao thức nỗi niềm nhớ về căn nhà xưa cũ vào đêm trừ tịch…

Phố Hàng Buồm là một núi, hay là một biển đồ thực phẩm, mứt kẹo, đường sữa, bánh trái. Cái bụng Hà Nội phải nhờ nơi này mới có cái Tết rôm rả. Xế bên kia một chút, phố Hàng Mã là nơi bán lồng đèn, tranh Tết, câu đối, vàng hương, nến. Tết không thể để bàn thờ nhang lạnh khói tàn. Nhà ai chẳng phải sắm ít nhang nến, mà nến thì nhiều thứ lắm, to nhỏ, dài ngắn, đỏ trắng khác nhau, cũng như nhang gọi là hương, cũng vô kể, nào hương vòng, thắp cả ngày không hết một nén, nào hương sào dài hàng thước tây, nào hương trầm, có thứ hương rẻ tiền, hắc như hương đốt muỗi là của những người ít tiền và vội vã.

Ở khu phố mới, nhiều ngôi nhà mới, chỉ có chiếc xích dông treo lên tường, còn khu phố cổ, nhà ai cũng có bàn thờ, đây là nét không lẫn được của một Hà Nội cổ, dù hào hoa, thanh lịch vẫn giữ nguyên cốt cách người Việt Nam thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng nhớ đến nguồn cội của mình.

Như là lơ đãng, rong chơi, nhưng không phải, đó là người cần mẫn, lo kiếm chút tiền còm để góp Tết với gia đình. Cô hàng chuối xanh, cô hàng bưởi, hàng bòng quả to như quả bóng rổ, vỏ vàng ươm như nhuộm bằng ánh nắng mặt trời, và nhất là quả phật thủ, nó cũng vàng tươi trong khuôn hình nắm tay phật, có khi còn chìa ra vài ngón để nâng đỡ mùa xuân. Phật thủ không nhiều, nó thơm xa như có như không, nó sẽ có vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả, sau Tết nó còn được ướp đường làm mứt, một thứ mứt hiếm và ngon kỳ lạ, ít thứ nào sánh kịp.

Tết không phải ngày hội mà đông hơn hội. Ai cũng hối hả tưng bừng như đuổi theo con tàu đang lao vào ga, lỡ ra nhỡ tàu thì rủi ro không gì bù đắp. Đường phố trong khu phố cổ vốn chật hẹp và ngắn với nhiều ngã ba, ngã tư như bàn cờ vào lúc gay cấn. Người người chen vai. Đã thấy nhiều chiếc xe máy lao hối hả trên đó là người ngồi đằng sau ôm cành đào hoặc chậu hoa, người đèo chậu quất, quả quất rung rung như những miếng vàng mười tròn xoe trong gió rét, còn cành đào, chắc mua từ chợ hoa Hàng Lược hoặc đường Âu Cơ, hoa đi vội, không ai kịp ngắm, chỉ thấy gương mặt người ngời ngời không khí hạnh phúc như mùa xuân đã nằm lọt vào tay họ.

Chợ hoa Hàng Lược đã họp. Phiên chợ hoa họp liền bảy ngày, chỉ tàn khi nhập nhoạng lên đèn ngày ba mươi Tết. Theo nhiều nhà nghiên cứu, chợhoa này đã có từ đời nhà Trần, vua tôi nhà Trần mang thú chơi hoa và cây cảnh từ Thiên Trường Sơn Nam lên Thăng Long. Cho đến thế kỷ XIX, chợ hoa còn họp bên bờ sông Tô Lịch ngay thôn Đồng Xuân. Khi thực dân Pháp xây chợ với năm cầu to rộng, mỗi cầu chợ dài 52m, chợ hoa bờ sông bị đuổi, nên giạt về dẫy phố Hàng Lược, có chiếc cống bắt chéo qua khúc sông cuối cùng bị lấp đi, nên vì thế mà chỗ này còn gọi là phố Cống Chéo Hàng Lược, kề bên ngõ Chè Chai và phố Hàng Rươi…

Hoa đào của Nhật Tân, Phú Thượng chảy thành con lũ màu hoa đào qua con đê Yên Phụ vào họp mặt đón xuân. Mấy năm nay, chợ hoa Hàng Lược trở thành nhỏ bé, tuy vẫn họp nhưng nhiều người sành hoa, hay đi lên làng Nhật Tân và chợ hoa đường Âu Cơ và đường Lạc Long Quân tìm hoa cho thật ưng ý.

Những chuyến tàu Phòng, tàu Thái, Yên Bái, Bắc Giang đổ khách xuống ga Long Biên hàng suối người. Người mọi nơi về Hà Nội sắm Tết, không nơi nào khác ngoài khu phố cổ có Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân. Những người khách Tết ấy của Hà Nội chưa gột hết đi được vẻ lam lũ, lo toan, mau mau chóng chóng còn về vì trăm nghìn việc đang chờ nơi làng quê xóm mạc.

Hàng Bồ ngày nay không còn ông đồ nào viết câu đối Tết. Càng mưa phùn, càng gió bấc thì phố Chả Cá càng nườm nượp các cụ cao niên đi tiễn năm cũ bằng một bữa chiêu đãi nhau món ăn chỉ Hà Nội mới ngon được đến thế: Món Chả cá Lã Vọng. Nhiều cụ đã phải chống cái ba toong bằng song cong chỗ tay cầm như dấu hỏi, bước lên chiếc cầu thang gỗ lâu ngày đen bóng, đã có phần ọp ẹp, mà vui lòng, vì trên căn gác cũ kia có chảo mỡ đang sôi, chờ từng nẹp chả cá gỡ vào cho nó kêu tí tách như nhịp cười tươi trẻ.

Dưới đường phố xuôi Hàng Cân, bao nhiêu người đi chợ hoa về, tay ôm, vai vác những cành đào còn tươi rói, từ đào bích đỏ thắm, đến đào phai phớt hồng hay đào ta đơn cánh, cũng là những chậu quất có hình ngọn tháp, đủ tứ quý, nghĩa là có quả xanh, quả chín, có lộc, có hoa, có nụ cho sum suê mùa xuân thịnh vượng…

Phố cổ vào xuân như sống lại cuộc đời mình trong lịch sử hàng trăm năm trước.

Khu phố cũ đã bung ra, nhiều biệt thự cũng đã hóa cửa hàng đèn hoa chấp chới, cùng với những khu phố mới nhà hàng, tạp hóa, ca hát… theo một nếp sống đô thị thời công nghiệp, chỉ có khu phố cổ là giữ được nhiều nét cổ truyền. Tết Hà Nội làm chúng ta bồi hồi cùng thời gian xê dịch, cho ta sống lại những trang ân tình thắm đượm mùa xuân Việt Nam đầy cốt cách.

501.gif 501.gif 501.gif 501.gif 501.gif

Người gửi: nguyenquocbao Mar 19 2007, 04:54 PM


user posted image

MỘT THOÁNG CHÙA HÀ NỘI

Đầu năm đi lễ chùa đã trở thành nếp sống tâm linh của người Hà Nội. Với nhiều bạn trẻ, tìm hiểu về chùa còn là một niềm đam mê. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố, mỗi ngôi chùa đều đã sống một cuộc đời riêng, chảy chung trong lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
Ba sáu phố phường Hà Nội đối với tôi như một bản nhạc đẹp. Có khi là khúc ca cổ kính ngàn năm, có khi là khúc ca rộn rã của nhịp sống hiện đại. Những ngôi chùa Hà Nội chính là những nốt trầm của bản nhạc đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
Không biết từ bao giờ tôi trở nên thích đi chùa. Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng từ mẹ tôi - một người sùng đạo Phật. Cứ vào ngày mồng một đầu tháng, mẹ lại chở tôi đi lễ chùa.
Những người đi lễ lặng lẽ chen vai nhau để cầu Thần, khấn Phật những ước nguyện của mình. Có những đĩa bày đồ lễ phải gồng mình lên để chen lấn, xô đẩy. Ở đây, cảm giác bon chen mỏi mệt của cuộc sống hàng ngày len lỏi vào ngôi chùa thiêng liêng theo những bước chân âm thầm, vội vã. Dường như người ta cũng phải đua nhau để thể hiện được lòng thành kính của mình.
Tôi lại thích được đi chùa vào những ngày thường, khi mà ngôi chùa trở lại với vẻ đẹp thanh tịnh vốn có như người ta vẫn thường cảm nhận được. Mỗi khi định đi chơi ở đâu trong Hà Nội, tôi và cô bạn thân lại nghĩ tới một ngôi chùa nào đó, mà không phải là nơi nào khác. Thực ra lí do cũng thật đơn giản. Đi xem phim, đi bơi thuyền...quả là xa xỉ đối với những đứa sinh viên sáng sáng chỉ xin bố mẹ đủ tiền xôi như bọn tôi.
Tới thăm nhiều chùa, tôi trở nên mê cảnh chùa lúc nào không hay. Tôi nhận ra rằng mình muốn đến chùa, đến không chỉ để thăm thú, để chơi mà còn để sống.


Ngoài những ngôi chùa nổi tiếng mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng của thủ đô như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc...còn rất nhiều ngôi chùa khác mang trong mình những nét đẹp rất riêng của Hà Nội.
Năm thứ nhất đại học, cô bạn tôi “rủ rê”: “Mày ơi, đi chùa Hà đi. Nghe nói cầu chuyện tình yêu ở chùa đó thiêng lắm”. Thế là tôi lóc cóc đạp xe theo bạn tới chùa Hà. Chùa tọa lạc trên một con đường nhỏ thuộc quận Cầu Giấy. Chúng tôi đến đó vào một buổi sáng đẹp trời. Nắng chớm vàng, không khí cất trong mình mùi hương nhẹ của hoa ngọc lan. Trên mái chùa cổ kính có phủ một lớp lá vàng như màu mơ. Có lẽ đó là tác phẩm của cơn mưa đêm qua. Khung cảnh thiên nhiên khiến tôi thấy sự tĩnh lặng và trầm mặc ùa vào từng tế bào nhỏ nhất của trái tim. Ở chốn cửa Phật, những suy nghĩ, toan tính thường nhật trong tâm trí ta như bị cuốn trôi, chỉ thấy một sự rỗng rang mênh mang.
Một đôi nam nữ gương mặt rạng ngời hạnh phúc đi vào chùa. Có lẽ họ là một đôi yêu nhau. Người con gái đi trước mang hương và hoa, người con trai mang đồ lễ bước đi theo nàng. Họ làm tôi nhớ tới những câu thơ trong bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu:“Em bước điềm nhiên không vướng chân./ Anh đi lững thững chẳng theo gần/ Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu/ Anh với em như một cặp vần”. Một tình yêu thanh lịch và kín đáo! Lòng tôi lại mơ tưởng tới ngày mình cũng được như thế.
Chúng tôi ngồi lại trên một chiếc ghế đá dưới gốc cây hoàng lan đang nở hoa vàng, xinh xắn và dịu dàng. Một chú mèo mướp đang nghịch ngợm với chiếc lá khô, một chú khác thì nằm cuộn tròn ngủ khì trên đống gỗ. Sao mà khung cảnh ngôi chùa gợi lên nhiều chất thơ! Bạn tôi bảo: “ Mày ơi, tao cảm thấy mình giống như Nga đợi Thanh “dưới bóng hoàng lan” đến thế?”.
Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) nằm trên con đường cùng tên. Phải đi qua ba cổng và một khoảng đường nhỏ rợp bóng xoài mới vào được đến chùa. Nếu từ phía ngoài nhìn vào, chùa Láng dễ gây ấn tượng cho ta về một ngôi đình quê. Bởi cổng vào cao lớn, uy nghiêm và bởi khoảng đất trồng rau mướt xanh bên cạnh chùa.
Cũng vào một buổi sáng, tôi tới chùa Láng nhưng không phải cùng cô bạn thân như thường lệ mà cùng với một người bạn trai. Đi dưới bóng xoài xanh rợp màu thời gian, cậu ấy kể cho tôi nghe về lịch sử ngôi chùa, về hội Láng. Tôi tròn mắt ngạc nhiên bởi tôi tưởng cái đầu đeo kính của cậu ta chỉ chứa mấy công thức toán học khô khan. Cậu ta cười hiền: “Ấy đừng có nhầm”. Rồi nói tiếp: “Theo mình, cảnh chùa không chỉ đẹp bởi hương ngọc lan mà ấy ngửi thấy, hay bởi hồ súng mà chúng ta nhìn thấy ở trước chùa mà hơn hết là bởi lịch sử nó mang trong mình”. Cậu bạn của tôi nhớ vanh vách lịch sử khá nhiều ngôi chùa ở Hà Nội. Tìm hiểu về chùa Hà Nội trở thành một niềm đam mê của cậu ta, bên cạnh toán và... Game.


Từ đó, chúng tôi vẫn thường đi lễ chùa cùng nhau. Những câu chuyện của người bạn ấy đã làm mới lại những cảm xúc vốn có trong tôi về những ngôi chùa Hà Nội. Tôi thấy mình yêu những ngôi chùa Hà Nội một cách khác đi.
Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố, mỗi ngôi chùa đều đã sống một cuộc đời riêng, chảy chung trong lịch sử của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Tôi tin rằng mỗi viên ngói trên mái chùa rêu phong đều mang trong mình một câu chuyện. Chúng gợi lên trong lòng những người trẻ chúng ta hoài niệm về những kí ức của Hà Nội thân yêu mà mình chưa từng được trải qua. Để thấy mình yêu Hà Nội hơn, và muốn sống ý nghĩa hơn.

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Người gửi: nguyenquocbao May 26 2007, 09:34 PM


user posted image
Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc

Cùng với hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.

Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn.
Tại đây, có một ngôi đền thờ những người anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lâu ngày, đền sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), Chúa Trịnh Giang đã dựng cung Khánh Thụy. Cuối đời Lê, cung Khánh Thụy bị Lê Chiêu Thống phá huỷ.

Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương Đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Thê Húc nghĩa là "giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời". Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng).




Người gửi: tuyetroibenem Jun 9 2007, 09:31 PM

ui hoa sữa had nội thì khỏi chê con đường phan đình phùng thì tuyệt vời luôn bác ra đây đi thăm đi bác ơi hè rùi mà con đường phan đình phùng đi rợp bóng mát luôn tuyệt lắm còn bây giờ không có hoa sữa đâu ạ đến tháng 8 nhé

Người gửi: diemdiem Sep 5 2007, 03:56 PM

Nghe nói Hà Nội mình cũng thích lắm nhưng chưa được ra Hà Nội bao giờ.Có thời gian mình đi ra ngoài đó thử xem sao.Mình cũng thích Hà Nội lắm.

Người gửi: huyenmapmap Jun 30 2020, 11:29 AM

mình không xem được ảnh trong bài viết

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)