† •*:•.·´¯))(¯`·.»--»(¯`·.»-- «--«.·´¯)(¯`·.»--»:" (¯`·.º-:¦:-»-(¯`v´¯)-»**Nhox~love¤tìm-trai¤l

Thông tin cá nhân

okutomagananime
Họ tên: Vũ Phi Phi
Nghề nghiệp: Đang giáo dục yêu
Sinh nhật: 9 Tháng 5 - 1991
Yahoo: thuymi97  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
nhoxcute

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Bạn bè
hong_ngoc123
hong_ngoc123
ngocquan
ngocquan
babymylovely_1310^^
babymylovely_1310^^
 
Xem tất cả




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Giá Vàng

Thời tiết

Tỷ giá

 
Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.
Dương Đình Nghệ là người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của Khúc Hạo. Nước Nam Hán xâm lược Việt Nam (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Sự nghiệp
Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng, Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.
Để lung lạc ông, vua Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu.
Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nhà Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.
Tháng 4 năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại để cướp quyền.
Con trai ông là Dương Tam Kha, sau này tranh đoạt ngôi vị với con của Ngô Quyền, con rể ông. Một vài tài liệu còn ghi cháu nội ông, con gái của Dương Tam Kha là Dương Vân Nga chính là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh.
Bình luận
Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.
Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.
Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.
Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10.
Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.

Xem thêm về Kiều Công Tiễn
Kiều Công Tiễn (?-938) là người Phong châu (Phú Thọ, Việt Nam), là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Tự chủ từ năm 937 đến năm 938.
Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái châu để chống Hán.
Kiều Công Tiễn đến theo Dương Đình Nghệ và được Đình Nghệ dùng làm nha tướng. Một số tài liệu nói rằng Đình Nghệ nhận tất cả 3000 tráng sĩ đến đầu quân làm "con nuôi" (nghĩa tử) và Công Tiễn cũng ở trong số đó.
Năm 931, Kiều Công Tiễn theo Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán về nước. Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, Tiễn được sai giữ Phong châu.
Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều đã có chia rẽ. Con Công Tiễn là Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Công Chuẩn mang con nhỏ là Công Đĩnh về Phong châu, Công Hãn mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Chuẩn là Thuận theo giúp ông nội.
Theo Thiên nam ngữ lục, Công Tiễn lấy cớ Đình Nghệ là người gây ra cái chết của chúa cũ Tĩnh Hải quân là Khúc Thừa Mỹ nên mới ra tay giết Đình Nghệ. Nhưng mọi người không tin theo (xem thêm bài Khúc Thừa Mỹ).
Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể Đình Nghệ - quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền đang trấn thủ Ái châu, tập hợp lực lượng ở đó và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc... về theo. Công Tiễn bị cô lập, sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán.
Tháng 4 năm 938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Theo thần phả thì đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn. Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm, không rõ bao nhiêu tuổi.
Theo thần phả, người cháu nội duy nhất ủng hộ ông là Kiều Thuận thoát chết khi thành Đại La bị hạ, bỏ trốn về ẩn náu ở Hồi Hồ (Phú Thọ). Ngô Quyền nể tình anh Thuận là Kiều Công Hãn có công theo giúp nên không hỏi tới. Sau này khi nhà Ngô suy yếu, Thuận lại nổi dậy trở thành một sứ quân trong loạn 12 sứ quân và bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan.
Kiều Công Tiễn được liệt vào loại những kẻ phản trắc, bội nghĩa, bán nước cầu vinh.

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com