New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries Tư vấn lắp đặt màn hình LED tại tỉnh Tuyên Quang      ♥ Tư vấn lắp đặt màn hình LED tại huyện Hoài Đức      ♥ 探偵 大分      ♥ Tủ đồ nghề chia khay 7 ngăn      ♥ Rút BHXH 1 lần mất nhiều hơn được      ♥ Quy hoạch Hà Nội      ♥ SHEET Kiếp ve sầu      ♥ SHEET Vầng trăng đêm trôi      ♥ Những lưu ý khi có con thiếu men G6PD: nên cho trẻ      ♥ Xe đẩy đồ nghề cơ khí 3 ngăn 3 tầng giá tốt      ♥ Bep dien tu cong nghiep      ♥ Quy trình tự khai thuế TNDN      ♥ Cao ích mẫu mua ở đâu hợp lý?      ♥ Các mẫu sofa văn phòng phổ biến hiện nay      ♥ SHEET Mong ước kỷ niệm xưa      ♥ Báo giá màn hình led trong nhà phù hợp theo không      ♥ Tư vấn lắp đặt màn hình LED tại quận Hoàng Mai      ♥ Ẩm thực du lịch Nhật Bản hè 2024      ♥ Mức phạt chậm nộp mẫu 04/SS-HĐĐT là bao nhiêu?      ♥ Tủ đồ nghề 4 ngăn di động      
 
Reply to this topicStart new topicStart Poll

Liệt Kê · [ Bình Thường ] · Tách Biệt+

Bí mật của bước đi


lang-tu-internet
post May 29 2006, 01:43 PM
Gửi vào: #1
No avartar

Group Icon

Thực tập viên
*
Thành viên: 7,303
Nhập: 25-May 06
Bài viết: 16
Tiền mặt: 174
Thanked: 0
Cấp bậc: 2
------
------
Xem blog
Bạn bè: 0
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Những người ưa thích đeo ba lô đi du lịch vùng núi có thể học được phương pháp để chiếc ba lô trở nên nhẹ hơn. Đó là luyện tập theo cách đi của những phụ nữ châu Phi hay của những “cửu vạn” người Sherp khi mang vác hàng hoá


Một người dẫn đường lên đỉnh Everest

Những người ưa thích đeo ba lô đi du lịch vùng núi có thể học được phương pháp để chiếc ba lô trở nên nhẹ hơn. Đó là luyện tập theo cách đi của những phụ nữ châu Phi hay của những “cửu vạn” người Sherp khi mang vác hàng hoá.

Nhà tâm lý học Norman Heglund thuộc trường ĐH Louvain (Bỉ) đã tìm hiểu vấn đề tại sao những người khuân vác thuê của bộ lạc Sherp sống ở vùng núi Everest và những phụ nữ bộ lạc Kikuju và Luo (châu Phi) khi mang vác những vật nặng, lại ít bị mệt hơn so với người châu Âu bình thường. Hoá ra là, một phần thành công có đóng góp của việc chế ngự kỹ thuật đi tiết kiệm nặng lượng.

Những “cửu vạn” ở vùng Himalaya khi đi từ thung lũng Katmandu ra chợ ở thành phố Namchi hàng tuần đã phải vượt qua chặng đường 100km (tính theo đường chim bay). Trên đường bằng phẳng thì đây là khoảng cách không lớn. Nhưng ở những vùng núi cao, có nơi độ cao chênh lệch tới vài trăm mét thì đây lại là chuyện khác. Trong những điều kiện khó khăn ấy, chỉ riêng việc đi tay không thôi cũng đã là cố gắng lớn rồi. Trong khi đó, những “cửu vạn” người Sherp lại vượt qua khoảng cách ấy với những gói hàng nặng trên vai (và cả trên đầu nữa). Đàn ông mang lượng hàng bằng 93% trọng lượng của mình (còn phụ nữ mang lượng hàng bằng khoảng 66% trọng lượng của mình). Một “cửu vạn” người Sherp có thể vác 2 bao xi măng, mỗi bao 25kg, và đi 16 km mỗi ngày mà không tỏ ra mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu châu Âu còn rất ngạc nhiên khi quan sát thấy những “cửu vạn” người Nepal khi mang vác những vật nặng dưới 20% khối lượng cơ thể đã không phải mất thêm chút năng lượng nào. Điều đó có nghĩa là một người đàn ông nặng 70kg với chiếc ba lô nặng 14kg sau lưng không hề bị mất sức thêm so với khi anh ta đi không có ba lô.

Một nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện trong số những phụ nữ châu Phi thuộc bộ lạc Kikuju và Luo, những người thường đội trên đầu số hàng hoá bằng 70% khối lượng của bản thân. ở những phụ nữ này, vật nặng dưới 1/5 khối lượng cơ thể (20%) cũng không làm họ mất thêm năng lượng. Còn khi vật nặng bằng 70% khối lượng cơ thể thì năng lượng tiêu tốn chỉ tăng lên gấp rưỡi. Trong điều kiện tương tự, những người lính Mỹ được huấn luyện kỹ lưỡng cũng phải sử dụng gấp hai số năng lượng so với khi hành quân không có vũ khí và hành lý.

Đây là khả năng bẩm sinh của những người khuân vác thuê Himalaya hoặc của những phụ nữ châu Phi, hay là có thể học được cách đi của họ? Từ nghiên cứu của nhà tâm lý học Norman Heglund người Bỉ, có thể rút ra kết luận là có thể luyện tập để có cách đi hiệu quả, ít tốn năng lượng như vậy. Bí mật của cách đi nằm ở “con lắc”.

Cơ thể con người chính là con lắc đảo ngược, chỉ có điều đây không phải là con lắc hoàn hảo. Nếu như nó hoàn hảo thì việc đi lại không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. Chỉ cần có một xung ban đầu là cơ thể có thể di chuyển tiếp tục dựa vào nguyên lý biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Tính toán của Heglund cho thấy người phụ nữ châu Phi mang vật nặng theo người chỉ tiêu tốn thêm 1/5 số năng lượng so với lúc đi tay không. Nếu như họ có muốn giảm béo bằng cách chạy bộ với vật nặng thì họ cũng không thực hiện được việc này. Họ có thể “mang thêm” 12kg nữa mà số calo bị “đốt cháy” cũng không tăng thêm. Đó là bởi vì họ không phải “chiến đấu” chống lại lực hấp dẫn.

Theo phát hiện của Heglund, phần lớn chúng ta trong mỗi bước đi đều “tự treo mình” trong khoảng thời gian cực ngắn (khoảng 15 miligiây), như thể chống lại việc rơi xuống đất. Khi đó các cơ bắp căng ra để cân bằng với sức nặng cơ thể. Còn những phụ nữ bộ lạc Kikuju và Luo lại di chuyển “trơn tru” đến mức giai đoạn “treo” hầu như không xuất hiện ở họ. Chính họ là những con lắc hoàn hảo. Điều thú vị là ở chỗ, khi không có vật nặng, họ “đánh mất” luôn khả năng này.

Người Sherp ở Nepal còn tiết kiệm năng lượng tốt hơn, theo một cách khác. Họ đi trong nhiều giờ, nhưng rất chậm. Họ thường xuyên dừng lại và khi dừng lại thì dựa khối hàng vào một chiếc gậy đặc biệt. Với vật nặng tối đa, họ chỉ đi trong 15 giây rồi nghỉ trong 45 giây. Kỹ thuật này cho phép họ mang được những khối hàng nặng hơn khoảng 30% so với khối hàng của những phụ nữ châu Phi.

Tất nhiên, một phần bí mật của những người Sherp là ở gen di truyền. Cơ thể những “cửu vạn” Himalaya từ nhỏ đã thích nghi với việc thiếu oxy trên núi cao.

Nếu tập luyện đều đặn, chúng ta cũng có thể bắt chước được những phụ nữ châu Phi, trở thành “con lắc hoàn hảo” và tiết kiệm được năng lượng hơn. Và khi đó mỗi chiếc balô đeo trên vai sẽ trở nên nhẹ hơn...



--------------------
Nhóm bạn bè:

Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

last_rhapsody
post Jun 5 2006, 03:49 PM
Gửi vào: #2


Group Icon

Điệp khúc cuối
**
Thành viên: 8,132
Nhập: 2-June 06
Bài viết: 44
Tiền mặt: 420
Thanked: 0
Cấp bậc: 5
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 1 Tháng 6 - 1985
------
Xem blog
Bạn bè: 3 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Dài quá, đọc phát nản. Bạn đúng là người có lòng kiên nhẫn


--------------------
Nhóm bạn bè:


tranduytam

catinhcuaboy_th182005

kitty19862000

Xem tất cả


--------------------
Thao trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu


Cảnh cáo: (10%)X---- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

last_rhapsody
post Jun 15 2006, 09:14 AM
Gửi vào: #3


Group Icon

Điệp khúc cuối
**
Thành viên: 8,132
Nhập: 2-June 06
Bài viết: 44
Tiền mặt: 420
Thanked: 0
Cấp bậc: 5
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 1 Tháng 6 - 1985
------
Xem blog
Bạn bè: 3 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





bạn kiên nhẫn thật , nhưng cái bạn nói giống Việt Nam đấy , chả xa lạ gì,
Ngày xưa bộ đội hành quân cũng nhứ vậy, cũng ba lô. cũng gậy


--------------------
Nhóm bạn bè:


tranduytam

catinhcuaboy_th182005

kitty19862000

Xem tất cả


--------------------
Thao trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu


Cảnh cáo: (10%)X---- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 25th April 2024 - 03:48 AM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch