dulichttc

 

Du lich Sapa ấm lòng đặc sản ẩm thực

Đến với Sapa, khách du lich không chỉ được tận hưởng kỳ nghỉ với khí hậu tuyệt vời, khung cảnh lung linh, huyền bí và quyến rũ đến mê hồn mà du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của người địa phương.

Xôi Ngũ Sắc

Ở Lào Cai, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Tày được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc của người Tày gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt.

xoi-ngu-sac-Sapa2.jpg

Xôi ngũ sắc ở Sapa

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu: nếu xôi màu đỏ, dùng lá (co khảu) luộc kỹ, chắt lấy nước để nguội, rồi cho gạo vào trộn đều, để khoảng một giờ. Khi hạt gạo đã chuyển sang màu đỏ, lúc đó mang đồ xôi, khi xôi chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn.

xoi-ngu-sac-Sapa%281%29.jpg

Làm xôi ngũ sắc - Sapa

Tương tự, xôi đỏ nhạt, xôi vàng cũng làm từ lá (co khảu), nhưng cách pha chế và thời gian ủ có khác đôi chút. Riêng màu xôi tím và nâu làm từ cây (khảu đen), trước khi gã nhỏ lá được hơ qua lửa cho héo, đem trộn với tro quả núc nác, lọc lấy nước trộn cùng gạo nếp, khi đồ xôi chín có màu tím, xôi kỹ hơn chuyển sang màu nâu… Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt. Người Tày làm xôi ngũ sắc trong các nghi lễ cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày tết mồng 5 tháng 5, ngày Rằm tháng Bảy hàng năm…

Lợn cắp nách

Nếu lần đầu nghe thấy cái tên “lợn cắp nách”, chắc nhiều người miền xuôi sẽ không hiểu, nhưng với người dân vùng Tây Bắc, đặc biệt là đối với người Lai Châu đều biết đó là tên một loại đặc sản tạo nên hương vị đặc trưng không thể quên với ai đã từng một lần được thưởng thức.

Lợn cắp nách hay một số vùng gọi là lợn lửng là loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng cao, đặc biệt là Lai Châu. Loại lợn này được ra đời do thói quen chăn nuôi lạc hậu của người dân tộc thiểu số vùng cao như H’Mông, Thái, Dao... Hình thức nuôi chủ yếu của đồng bào là chăn thả tự nhiên, vì thế lợn rất chậm lớn, trung bình chỉ từ 10 đến 15 kg, con to cũng chỉ tầm 20kg. Vì lợn không quá nặng nên người dân đi chợ phiên thường cho vào gùi, xách tay, cắp vào nách vì thế mới có cái tên “lợn cắp nách”.

lon-cap-nach-3.jpg

Lợn cắp nách

Muốn làm thịt lợn cắp nách ngon thì phải thui mà đã thui là phải đủ 2 lửa mới đạt yêu cầu. Thui xong, được cạo sạch, xẻ ra từng phần để chế biến thành món ăn. Có thể chế biến được nhiều món ngon từ thịt lợn cắp nách như: thịt ba chỉ, thịt mông được dùng để hấp, thịt từ vai trở lên được dùng để nướng, thịt phần thủ, bụng được dùng để nấu giả cầy, bộ lòng được làm sạch để luộc, xương lọc rồi để chế biến thành các món canh. Ăn thịt lợn cắp nách chẳng khác gì ăn thịt lợn rừng vì thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có mỡ thì cũng không ngấy.

Khách du lịch ghé thăm Lai Châu, thường tìm mua lợn cắp nách, bởi giá cả không quá đắt đỏ lại an toàn và ngon, đó là những lý do mà dù có phải vận chuyển xa, nhiều du khách cũng cố mang về làm quà. Còn gì thú vụ hơn trong cái tiết trời se lạnh được ngồi nhâm nhi ly rượu ngô bên bếp lửa và thưởng thức hương vị tuyệt vời của miếng thịt lợn cắp nách.

Cháo lươn

Không chỉ người dân Sapa thích ăn cháo lươn, mà cả những du khách từ nhiều nơi khi đến Sapa đều ưa thích món cháo lươn. Nấu một nồi cháo lươn ngon đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các bà nội trợ. Lươn được làm sạch, đem luộc, gỡ lấy thịt. Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, người ta không mổ lươn bằng dao mà dùng một thanh cật tre để tránh vị tanh, nồi nấu những món lươn cũng là nồi đất chứ không phải nồi đồng, nồi nhôm. Thịt lươn xào với nghệ, một chút ớt xay, tiêu, nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Sapa, lá hành nhỏ xíu nhưng mang vị thơm cay nồng đặc trưng.

chao-luon-sapa00.jpg

Cháo lươn Sapa không xào thịt lươn đến săn khô như cháo lươn ở Hà Nội. Miếng lươn để nguyên, vẫn mềm, ngọt, thấm đậm vị thơm cay của hành, của ớt, của tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm mầu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn. Xương sống lươn được giã giập rồi lọc lấy nước để ninh cháo. Gạo nấu cháo chọn loại gạo ngon, pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Cái khéo của người dân ở đây là nấu cháo để nguyên hạt gạo mà ninh cho nhừ chứ không giã nhỏ hoặc xay gạo. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc, cũng không được loãng quá. Khi ăn, lươn trộn cùng cháo, thêm gia vị, tiêu, ớt… tùy sở thích, ăn kèm vài ngọn rau ngổ càng thêm hấp dẫn. Ăn bát cháo nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán, dù giữa mùa hè cũng nên dùng một bát nước chè xanh nóng để tráng miệng mới cảm nhận được cái thú vị, cái đặc sắc của món cháo lươn vùng Sapa.

Cơm lam

Người miền núi có câu: “Ngon nhất cơm, thơm nhất con”. Trong các thứ cơm, ngon nhất là cơm lam. Cơm lam ngày nay khả phổ biến, từ các góc rừng đến nhiều vùng đất nước. Ống nứa hoặc ống một loại cây họ nhà tre nứa được chọn để “lam” phải là ống có lóng dài, còn tươi ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào thức ăn.

com-lam-sapa.jpg

Khi lam cơm phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy một gióng lưng chừng nứa như thế bao giờ cũng chứa sẵn thứ nước trong vắt và vô cùng tinh khiết. Phạt đi một đầu mắt, dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi, rồi vừa thảnh thơi hứng gió trời, nắng trời vừa thong thả nhấp từng hớp nước rót trong ống nứa ra. Ngan ngát thuốc tiên, tâm hồn quyện với thiên nhiên, nước vào đến đâu mọi đường gân thớ thịt bừng tỉnh lên đến đó. Giữa bát ngát xanh, mênh mông trời đất, nước đó gọi là nước lam.

Với cơm lam, thì lam đầu chỗ nút lá trước, vừa nướng vừa xoay, lam dần đến cuối ống, dùng ngón tay ấn, thấy mềm ở độ nào, đó là cơm chín. Dằn mạnh ống xuống đất, để cơm dồn chắc về phần cuối. Để nguội, róc vỏ ngoài bị cháy và cắt thành từng khoanh nhỏ… mùi cơm lam thơm một góc rừng. Nếu chưa ăn ngay và muốn để dành thì chỉ việc dùng dao rọc hết lớp vỏ nứa bị cháy để lại một lớp vỏ mỏng trắng sạch sẽ, bỏ vào ba lô mang theo, vài ngày sau cơm vẫn không thiu không vữa. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần. Lúc ăn, cắt cái ống ra thành từng khoanh, bóc vỏ: cơm rền và mịn như lát giò lụa. Vị của nứa tươi ngấm vào cơm thơm ngọt vị mía lùi. Dù thiếu muối, dù không kèm theo thức ăn gì khác, cơm lam cũng vẫn rất dễ ăn.

Cá suối

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ… cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối.

zhj8d0vonsb7mfjinekrow.jpg

Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối chiên lên, đầu, đuôi và vây giòn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.

Du lich singapore?

Theo: viet-times


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com