kienthucnhakhoa Blog

   Trong: Bệnh lý răng
 

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất dễ bị nhiệt miệng. Tuy bệnh nhiệt miệng không gây nguy hiểm và tự lành sau 1 thời gian nhưng các bậc cha mẹ cũng nên để ý để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Dưới đây là những mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng phương pháp dân gian cực kỳ an toàn cho trẻ nhỏ.

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em là do đâu?

Nhiệt miệng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nhắc đến một số những nguyên nhân chính sau:

– Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, cơ thể bé bị thiếu nước phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng.

– Trong khi ăn, trẻ lỡ cắn vào bên trong má đẫn đến nhiễm trùng gây viêm loét trong khoang miệng.

– Bệnh tay - chân - miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng ở trẻ em.

– Trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng của trẻ không đúng cách, trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

– Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách của trẻ.

Dù là nguyên nhân gì gây nhiệt miệng ở trẻ em thì cũng làm cho trẻ đau rát, khó chịu dẫn đến tình trạng quấy khóc, bỏ ăn, có thể khiến trẻ sút cân, suy dinh dưỡng. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên có những phương pháp điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Để biết trẻ có bị nhiệt miệng hay không, các bậc cha mẹ cần chú ý một số biểu hiện sau:

5 Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em AN TOÀN bằng phương pháp dân gian 2

Nhiệt miệng khiến trẻ quấy khóc và bỏ ăn

– Xuất hiện một hoặc nhiều đóm màu trắng hoặc ngà có kích thước nhỏ, hơi mọng nước, nếu không được điều trị sớm, vài ngày sau những đốm nhỏ này đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

– Trẻ quấy khóc, lười ăn, thậm chí là bỏ bữa dẫn đến sút cân.

– Miệng chảy nhiều nước dãi.

– Nếu bị nặng có thể gây sốt ở trẻ

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?

Nhiệt miệng ở trẻ em thường khiến trẻ đau rát khó chịu và có biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, vì vậy trẻ bị nhiệt miệng luôn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, các bậc cha mẹ phải nắm bắt được thức khoa học bổ sung dinh dưỡng giải nhiệt kịp thời hỗ trợ vết loét mau lành, nhằm rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi.

Xem thêm: Nhiệt miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi? BS tư vấn

Nếu trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bạn có thể áp dụng một trong những cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ dưới đây:

>> Cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng mẹo dân gian

– Mật ong: Theo kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn. Vì vậy khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng mật ong để chữa bệnh. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng. Đây là phương pháp trị nhiệt miệng bằng mẹo dân gian và được áp dụng rất nhiều.

Lưu ý: Cha mẹ không sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi.

– Cà chua sống: Với cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em này, bạn hãy dùng cà chua sống và cho trẻ nhai trực tiếp. Đây là cách làm rất công hiệu trong trường hợp trẻ bị nhiệt miệng. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các vết lở loét, nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

– Hạt rau mùi: Hạt rau mùi là nguyên liệu trị nhiệt miệng rất dế tìm kiếm, loại hạt này có tính sát khuẩn, trị hôi miệng và nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước và cho bé dùng súc miệng từ 3 đến 4 lần/ngày. Cách chữa nhiệt miệng này rất đơn giản và chỉ trong 2 ngày tình trạng đau đớn, khó chịu ở trẻ sẽ được chấm dứt.

– Củ cải trắng: Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có tính bình, vị ngọt, có công dụng chữa một số loại bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa... Bên cạnh đó, củ cải còn có được biết đến là một trong những cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em rất hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nát củ cải trắng rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, cho bé súc miệng ngày 3 lần. Chỉ sau 2 thực hiện, những vết nhiệt miệng sẽ thuyên giảm đáng kể.

– Cây cỏ mực kết hợp với mật ong: Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trong khi đó mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển, sự kết hợp của cỏ mực và mật ong sẽ giúp trị nhiệt miệng ở trẻ rất hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch lá cỏ mực, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét ở trẻ. Ngày bôi 2 - 3 lần để nhanh chóng "thổi bay" chứng bệnh khó ưa này.

>> Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng biện pháp nha khoa

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng phương pháp dân gian có một ưu điểm là rất dễ thực hiện và đây đều là những nguyên liệu phong phú, dễ tìm. Tuy nhiên khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt, bé bị viêm loét miệng họng, bạn cần đứa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín để trẻ được thăm khám, từ đó có biện pháp can thiệp nha khoa kịp thời, tránh những tiến triển ngày càng xấu của bệnh.

5 Mẹo chữa nhiệt miệng ở trẻ em AN TOÀN bằng phương pháp dân gian 4

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng biện pháp nha khoa

Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury là địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng, đưa con em mình đến thăm khám và chữa trị các bệnh lý về răng miệng nói chung cũng như bệnh nhiệt miệng ở trẻ em nói riêng. Dencos Luxury luôn nhận được sự tin tưởng cao từ phía khách hàng bởi những lý do sau:

– Nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, am hiểu về tâm lý của trẻ.

– Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến giúp hỗ trợ cho quá trình thăm khám và điều trị chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ.

– Phòng nha được vô trùng đảm bảo an toàn và tránh mọi sự lây nhiễm chéo.

– Nha khoa có những phương pháp điều trị những bệnh lý răng miệng cho trẻ an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

– Cần cho trẻ uống nhiều nước lọc trong ngày để cơ thể trẻ không bị thiếu nước.

– Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, ăn uống đúng giờ.

– Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày để giúp sát trùng, làm sạch khoang miệng, họng.

– Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam...

– Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm khô, chiên... vì nhóm này có tính háo nước.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà các bậc cha mẹ cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ em cũng như nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury theo số hotline 0902.68.55.99 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Nguồn: https://nhakhoadencosluxury.com.vn/nhiet-mieng-o-tre-em-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet.html


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

HoaPhuong_bt
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com