thư viện tài liệu

   Trong: bài viết
 

ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU CÁC DI SẢN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM


MÃ SỐ: KC.08.20/06-10 TẬP 1 và Tập 2


Chủ nhiệm đề tài/dự án: TS. Trần Tân Văn

 

 


Mở đầu


Xu hướng chung trên thế giới hiện nay không còn là tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà là phát triển bền vững, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, giáo dục cộng đồng và bảo vệ môi trường. Nhu cầu của con người không còn đơn thuần là cơm ăn, áo mặc, mà còn là không ngừng nâng cao tri thức, kể cả trong khi nghỉ ngơi. Du khách không chỉ còn đến những nơi có điều kiện nghỉ ngơi tốt, những danh lam thắng cảnh mà không biết vì sao đó lại là danh lam thắng cảnh. Đó chính là lý do, là cơ hội, để du lịch xanh, du lịch sinh thái phát triển, trong đó có du lịch địa chất (Geotourism). Vậy nhưng phát triển DLĐC ở đâu? Các nhà địa chất trên thế giới đã đề xuất một sáng kiến rất hay và đã được UNESCO chấp nhận, đó là xây dựng các CVĐC, nơi bảo tồn các DSĐC cùng với các giá trị di sản khác, triển khai các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, trong đó chủ yếu là các hoạt động DLĐC và các dịch vụ xoay quanh đó, và quảng bá cho các khoa học về Trái Đất, thúc đẩy phát triển nghiên cứu và giáo dục cộng đồng.


Đất nước Việt Nam rộng 330.000km2 phần đất liền, bờ biển dài hơn 3200 km với hàng trăm vũng vịnh, cửa sông, hàng ngàn đảo lớn nhỏ, trông ra một vùng biển và thềm lục địa có chủ quyền và quyền tài phán rộng hơn 1,2 triệu km2, hứa hẹn một tiềm năng vô cùng to lớn về nhiều dạng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên địa chất (nước biển, đất ngập nước, dầu khí, nước ngầm, các loại khoáng sản rắn v.v.). Nhiều dạng tài nguyên đã và đang được khai thác, sử dụng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang nỗ lực thực hiện “Chiến lược phát trin kinh tế- xã hi Vit Nam đến năm 2020” của Đảng và Nhà nước.


Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn có một số dạng tài nguyên địa chất khác mà, mặc dù đã và đang được khai thác, sử dụng ở một mức độ nào đó, nhưng nhìn chung, chưa được nhận thức, điều tra, đánh giá một cách đầy đủ để từ đó có 39 được một định hướng khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững. Có thể lấy Vịnh Hạ Long làm một thí dụ điển hình, mặc dù đã hai lần được UNESCO công nhận là DSTG theo các tiêu chí cảnh quan và địa chấtưđịa mạo, song có lẽ cũng chỉ có một số ít các nhà khoa học địa chất là có thể biết rõ các giá trị cảnh quan và địa chấtưđịa mạo của Vịnh Hạ Long là như thế nào, được thể hiện cụ thể ở đâu v.v. Điều này có lẽ cũng không đáng ngạc nhiên lắm khi ngay cả trên thế giới thì xu thế bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý các di sản địa chất (DSĐC) như một dạng tài nguyên địa chất quý hiếm, không tái tạo, dưới hình thức thành lập các công viên địa chất (CVĐC) và khuyến khích phát triển DLĐC v.v., cũng chỉ mới trở nên sôi động trong khoảng hơn chục năm trở lại đây.


Các nhà khoa học địa chất Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề DSĐC và CVĐC từ khá sớm và, mặc dù chưa thành hệ thống, công tác điều tra, đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên địa chất này cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bước nhảy vọt có lẽ xuất phát từ đề tài KC. 08.20 thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa hc và công ngh phc v phòng tránh thiên tai, bo v môi trường và s dng hp lý tài nguyên thiên nhiên”, mã số KC. 08/06- 10 (2007- 2010) và dự án hợp tác ViệtưBỉ “Nâng cao năng lc nghiên cu phát trin CVĐC mt s khu vc Đông Bc Vit Nam” do Viện ĐCKS chủ trì, phối hợp với một số đối tác trong nước và quốc tế thực hiện Cấu trúc báo cáo tổng hợp không kể Mục lục, Danh mục các thuật ngữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, các kết quả chính của đề tài được trình bày trong 6 chương chính chia làm 2 tập sau:


Tập 1:  Chương I: Tiêu chí khoa học xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC và CVĐC. Giới thiệu: 1) Một số định nghĩa và khái niệm liên quan đến DSĐC và CVĐC; 2) Hiện trạng công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn DSĐC và mức độ nghiên cứu DSĐC ở Việt Nam; 3) Một số tiêu chí khoa học phân loại, xếp hạng các DSĐC và CVĐC phổ biến trên thế giới; và 4) Đề xuất một số tiêu chí khoa học phù hợp cho việc phân loại, đánh giá, xếp hạng các DSĐC và CVĐC ở Việt Nam. ư Các chương II, III giới thiệu kết quả điều tra, đánh giá chi tiết, xác lập luận cứ khoa học, luận chứng kinh tế- kỹ thuật cho việc xây dựng thí điểm CVĐC ở 02 khu vực: 1) DTSQ Quần đảo Cát Bà (Thành phố Hải Phòng); và 2) DSTG Phong Nha- Kẻ Bàng vàlân cận (tỉnh Quảng Bình), chủ yếu theo cùng trình tự trên nhưng có bổ sung thêm một số phác thảo về Quy hoạch định hướng CVĐC ở những khu vực này. ư Chương IV giới thiệu kết quả điều tra, đánh giá chi tiết, xác lập luận cứ khoa học, luận chứng kinh tế- kỹ thuật cho việc xây dựng thí điểm CVĐC ở khu vực: Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang).


Tập 2: Chương V: Tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC quốc gia/quốc tế ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam. Trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu, phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC và CVĐC ở 12 khu vực theo cùng một trình tự: 1) Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn; 2) Bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất; 3) Một số DSĐC điển hình; 4) Xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC dự kiến; và 5) Một số đề xuất, kiến nghị. Ngoài ra còn giới thiệu vắn tắt một số DSĐC ở 10 khu vực còn trong các phụ lục. ư Chương VI: Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp bảo tồn và khai thác bền vững các DSĐC và CVĐC ở Việt Nam. Giới thiệu: 1) Một số quy định của UNESCO đối với một CVĐC muốn được công nhận và gia nhập Mạng lưới CVĐC Toàn cầu; 2) Cơ sở pháp lý, hiện trạng công tác điều tra, nghiên cứu, xác lập DSĐC và CVĐC ở một vài nước điển hình trên thế 41 giới và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; và 3) Một số biện pháp bảo tồn, quản lý và khai thác CVĐC ở một số nước Châu Âu, Trung Quốc và ASEAN và một số bài học đối với Việt Nam.


Li cm ơn


Trong quá trình triển khai, đề tài đã nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ KHCN, Bộ TNMT, Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, Ban chủ nhiệm Chương trình KC. 08/06- 10, UBND và các sở, ban, ngành hữu quan ở các tỉnh, các địa phương nơi triển khai các hoạt động của đề tài. Lãnh đạo Viện ĐCKS và các phòng ban chức năng cũng như các cơ quan hợp tác đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đề tài. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ trực tiếp của các cá nhân sau: ThS. Lê Quang Thành, KS. Trương Quang San (Bộ KHCN); CN. Đỗ Xuân Cương, CN. Mai Văn Hoa, CN. Hồ Quang Vinh, CN. Nguyễn Thu Hồng, CN. Lê Tài Dũng (Văn phòng các Chương trình); PGS. TS. Trần Đình Hợi, PGS. TSKH. Trần Trọng Hòa, PGS. TS. Đỗ Quang Trung, ThS. Ngô Minh Nguyệt (Ban chủ nhiệm Chương trình KC. 08); GS. TS. Trần Văn Trị, GS. TS. Đặng Vũ Khúc (Tổng hội Địa chất Việt Nam); TS. Nguyễn Linh Ngọc (Viện ĐCKS). Bên cạnh những hiểu biết thêm về chuyên môn trong lĩnh vực DSĐC và CVĐC, tập thể tác giả cũng học hỏi, biết thêm được khá nhiều kiến thức quý giá trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, do phải thi công một khối lượng công việc rất lớn và rất mới trong một khoảng thời gian rất ngắn, việc tổ chức, hợp tác giữa nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân khác nhau bước đầu cũng gặp một số thử thách, báo cáo chắc không tránh khỏi một số khiếm khuyết. Tập thể tác giả xin trân trọng tiếp thu mọi ý kiến đóng góp và sẽ cố gắng hoàn thiện, bổ sung để ngày càng nâng cao chất lượng báo cáo, ngõ hầu phục vụ xã hội, phục vụ người sử dụng một cách tốt nhất. 42Chương 1. Tiêu chí khoa học xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng các DSĐC và CVĐC


1.1. Khái quát về công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn DSĐC và thành lập CVĐC trên thế giới


Từ ngàn xưa nhân loại đã có truyền thống nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững các di sản văn hóa và thiên nhiên. Tuy nhiên việc nghiên cứu chúng một cách khoa học cũng như công nhận ngày càng rộng rãi những giá trị của chúng chỉ thực sự bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển của khoa học hiện đại. Ngày nay, khi nhân loại đang cạnh tranh tăng trưởng kinh tế quyết liệt, đang ngày càng “ln sân” tự nhiên và đang tự mình làm mất dần các di sản kể cả văn hóa lẫn thiên nhiên thì việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các di sản, những thứ một khi mất đi không bao giờ có thể tái tạo được, đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới.


Ý thức được nguy cơ mang tính toàn cầu đối với các di sản và trách nhiệm quốc tế trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản, ngay từ năm 1972 UNESCO đã soạn thảo và ban hành “Công ước v vic bo tn các di sn văn hóa và thiên nhiên thế gii”, chính thức có hiệu lực năm 1975 và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới.


Các di sản thiên nhiên được tạo lập trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất là những dấu ấn thể hiện lịch sử tiến hóa của Trái Đất cũng như lịch sử chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con người. Công tác bảo tồn thiên nhiên thường được tiến hành cùng với việc khai thác các nguồn lợi có được từ công tác bảo tồn này. Người ta thường thành lập các VQG, các KBTTN v.v. với đỉnh cao là các DSTG. Hầu như tất cả đều là những địa điểm du lịch hấp dẫn, đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế song hành cùng các giá trị giải trí và giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng v.v.


Tuy nhiên, công tác bảo tồn thiên nhiên trên thế giới cho mãi đến gần đây chủ 43 yếu cũng mới chỉ nhấn mạnh đến các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan v.v. mà chưa quan tâm đến các giá trị địa chấtưđịa mạo. Lẻ tẻ ở một vài quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản v.v., các giá trị địa chấtưđịa mạo cũng đã được chú ý bảo tồn và sử dụng, nhưng những cố gắng như vậy vẫn chưa đủ nhiều để trở thành một nhận thức và mối quan tâm chung của toàn thế giới.


1.1.1. Bảo tồn thiên nhiên truyền thống


1.1.1.1. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)


Trên thế giới, công tác bảo tồn thiên nhiên thường được tổ chức dưới hình thức các KBTTN, được hiểu là các vùng đất hay vùng biển đặc biệt dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với bảo vệ các tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác [127].


Mục đích của KBTTN khá đa dạng, bao gồm: 1) Nghiên cứu khoa học; 2) Bảo vệ các vùng hoang dã; 3) Bảo vệ sự đa dạng loài và gen; 4) Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên; 5) Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá; 6) Sử dụng cho du lịch và giải trí; 7) Giáo dục; 8) Sử dụng hợp lý các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên; và 9) Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống.


Để thực hiện các mục tiêu trên và dễ dàng quản lý các KBTTN, năm 1994, IUCN đã phân thành 6 loại KBTTN là:


(1) Khu dự trữ thiên nhiên tuyệt đối hoặc Khu bảo vệ vùng hoang dã: Phục vụ nghiên cứu khoa học hay bảo vệ vùng hoang dã, gồm hai loại phụ là:


Ia) Khu dự trữ thiên nhiên tuyệt đối: chủ yếu cho nghiên cứu khoa học; và


Ib) Vùng hoang dã: chủ yếu để bảo vệ sự nguyên vẹn của vùng chưa có sự tác động của con người;


(2) Vườn quốc gia (VQG): Chủ yếu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí, du lịch;


(3) Công trình thiên nhiên: Chủ yếu bảo tồn các cảnh quan độc đáo, có giá trị; 44


(4) Khu quản lý sinh cảnh hoặc các loài: Chủ yếu bảo tồn các hệ sinh thái hoặc các loài bằng cách quản lý có sự can thiệp tích cực;


(5) Khu bảo vệ cảnh quan đất liền hoặc biển: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu cho giải trí, du lịch;


(6) Khu bảo vệ tài nguyên: Khu bảo tồn được thành lập để sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên.


Trên toàn thế giới hiện có khoảng 30.000 KBTTN, chiếm hơn 132 triệu ha, 8,84% diện tích đất liền, khoảng 2/3 số KBTTN mới được thành lập trong 30 năm trở lại đây.


Công tác bảo tồn thiên nhiên thường được tiến hành cùng với việc khai thác các nguồn lợi có được từ công tác bảo tồn này. Hầu như tất cả đều là những địa điểm du lịch hấp dẫn, đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế song hành cùng các giá trị giải trí, thư giãn và giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng v.v.


Tuy nhiên, công tác bảo tồn thiên nhiên trên thế giới cho mãi đến gần đây chủ yếu cũng mới chỉ nhấn mạnh đến các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan v.v. mà chưa quan tâm đến các giá trị địa chấtưđịa mạo. Lẻ tẻ ở một vài quốc gia, các giá trị địa chấtưđịa mạo cũng đã được chú ý bảo tồn và sử dụng bền vững, nhưng mãi cho đến thời gian gần đây, những cố gắng như vậy cũng vẫn chưa đủ nhiều để trở thành một nhận thức và mối quan tâm chung của toàn thế giới.


Một thí dụ điển hình là VQG Yellowstone, VQG đầu tiên của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1872. Tại đây cùng với việc bảo tồn đa dạng sinh học (với nhiều loài động vật hoang dã như gấu nhõng nhẽo, chó sói, bò rừng, nai sừng tấm v.v.) người ta cũng đồng thời chú ý bảo tồn và khai thác bền vững những giá trị cảnh quan, giá trị địa chấtưđịa mạo đặc biệt như các suối nước nóng, mạch nước phun, hẻm vực sông v.v. (nổi tiừng nhất là Old Faithful và Grand Canyon). Ở Châu Á, VQG Aso nằm trên đảo Kyushu, đảo chính ở phía nam Nhật Bản, 45 cũng được thành lập từ năm 1934. Cảnh quan ở đây rất tương phản, với những đồng cỏ tươi tốt, những vạt rừng rậm rạp xen kẽ với những dải dung nham núi lửa màu nâu đen trơ trụi và những rặng núi hình thù kỳ dị. Nhưng điểm nổi bật nhất ở đây chính là phễu núi lửa Aso - miệng núi lửa lớn nhất thế giới với đường kính 18- 24 km. Lần phun dung nham gần đây nhất là vào các năm 1958,1965. Hiện nay núi lửa Aso vẫn còn đang hoạt động nhưng chủ yếu chỉ phun khói. Chính quyền địa phương rất nhạy bén đã làm hàng rào xung quanh miệng núi lửa, lập các trạm quan trắc, nghiên cứu và xây dựng các cơ sở hạ tầng đưa đón, hướng dẫn du khách. Người ta bày bán các sản phẩm lưu niệm được cho là sinh ra từ núi lửa này nhưng đồng thời cũng cấm ngặt việc du khách tự tiện lấy các loại mẫu đất, đá đem ra khỏi vườn. Tóm lại, đây cũng là VQG nổi tiừng trên thế giới trong đó các giá trị địa chấtưđịa mạo được đặc biệt nhấn mạnh.

.......................


-Ở Hàn Quốc, cho đến nay, các DSĐC được bảo vệ trong một hệ thống quốc gia các tượng đài tự nhiên và thắng cảnh. Tuy nhiên, so với các dạng bảo tồn khác, các DSĐC vẫn còn ít được chú ý. Với việc hoạt động núi lửa và các ống dung nham trên đảo Jeju được công nhận là DSTG năm 2007, các DSĐC đã và đang nhận được nhiều hơn sự quan tâm của xã hội.. .. .. .. .


TẬP 1 VÀ TẬP 2 Như nội dung cơ bản dưới đây, Tập 1 gồm 400 Trang và Tập 2 gồm 600 Trang, Tập 1 đến Chương 4 của Mục lục và Tập 2 từ Chương 4 cho đến kết thúc:

 

 

 

 

 

 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

TT Thuật ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh

 

1. Bảo tàng Địa chất Việt Nam BTĐC Việt Nam

2. Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ KHCN MOST

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ NNPTNT

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ TNMT MONRE

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ VHTTDL MOCST

6. Công viên Địa chất CVĐC Geopark

7. Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học KHTN Hà Nội

8. Di sản Địa chất DSĐC Geoheritage

9. Di sản Thiên nhiên Thế giới DSTG World Heritage

10. Du lịch Địa chất DLĐC Geotourism

11. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN

12. Khu Bảo tồn đất ngập nước RAMSAR

13. Khu Bảo tồn Địa chất KBTĐC Geological Nature Reserve

14. Khu Bảo tồn Thiên nhiên KBTTN Nature Reserve

15. Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới KDTSQ Biosphere Reserve

16. Mạng lưới Công viên Địa chất Châu Âu EGN

17. Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO GGN

18. Mạng lưới Di sản Địa chất và Công viên Địa chất khu vực Châu Á -  Thái Bình Dương APGN

19. Mạng lưới Di sản Địa chất và Công viên Địa chất Việt Nam VGN

20. Sở Khoa học và Công nghệ Sở KHCN

21. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở NNPTNT

22. Sở Tài nguyên và Môi trường Sở TNMT

23. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở VHTTDL

24. Ủy ban Nhân dân UBND

25. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam UNESCO Việt Nam UNESCO Vietnam

26. Viện Khoa học Địa chất và Viện ĐCKS VIGMR 37 Khoáng sản

27. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện KHCN Việt Nam VAST

28. Vườn Quốc gia VQG National Park (NP)

 

 

MỤC LỤC

 

Mở đầu

 

Chương 1. Tiêu chí khoa học xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng các DSĐC và CVĐC

1.1. Khái quát về công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn DSĐC và thành lập CVĐC trên thế giới

1.1.1. Bảo tồn thiên nhiên truyền thống

1.1.2. Một xu hướng bảo tồn thiên nhiên mới - Bảo tồn các DSĐC dưới hìnhthức thành lập các CVĐC

1.2. Khái quát về công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn DSĐC và thành lập CVĐC ở Việt Nam

1.2.1. Bảo tồn thiên nhiên truyền thống

1.2.2. Một số hoạt động bảo tồn DSĐC và phát triển CVĐC

1.3. Một số tiêu chí khoa học phân loại, đánh giá, xếp hạng các DSĐC và CVĐCtrên thế giới

1.3.1. Phân loại DSĐC và CVĐC

I. 3.2. Đánh giá DSĐC và CVĐC

I. 3.3. Vị trí của CVĐC trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc tế

1.4. Đề xuất một số tiêu chí khoa học phù hợp cho việc phân loại, đánh giá, xếphạng các DSĐC và CVĐC ở Việt Nam

1.4.1. Tiêu chí phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC

I. 4.2. Tiêu chí xác định quy mô, ranh giới CVĐC

1.4.3. Tiêu chí phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC

Chương 2. Tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC Quần đảo Cát Bà (Thànhphố Hải Phòng)

2.1. Khái quát đặc điểm địa lý- Tự nhiên, kinh tế- Xã hội- Nhân văn

2.1.1. Đặc điểm địa lý- Tự nhiên

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- Xã hội- Nhân văn

2.2. Khái quát một số giá trị di sản tiêu biểu

2.2.1. KDTSQ Quần đảo Cát Bà

2.2.2. Một số giá trị di sản tiêu biểu khác

2.3. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

2.3.1. Đặc điểm cổ sinhưđịa tầng

2.3.2. Đặc điểm cấu trúcưkiến tạo

2.3.3. Đặc điểm địa mạo

1. Địa hình kiến tạo

3. Địa hình karst

2.3.4. Đặc điểm phát triển hang động

2.4. Khái quát về giá trị DSĐC

2.4.1. Tính đa dạng địa chất

2.4.2. Một số biểu hiện DSĐC cụ thể Hình 2.75. Toàn cảnh mặt cắt Cát Cò 3, nhìn theo hướng 290o

2.5. Phác thảo luận chứng kinh tế- Kỹ thuật CVĐC Quần đảo Cát Bà

2.5.1. Vài nét về quy hoạch phát triển kinh tế- Xã hội Thành phố Hải Phòng và Quần đảo Cát Bà hiện có

2.5.2. Phác thảo luận chứng kinh tế- Kỹ thuật CVĐC Quần đảo Cát Bà

1. Xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị DSĐCvà các giá trị di sản khác Đơn vị tính: Tỷ đồng Việt Nam

2. Xây dựng bảo tàng CVĐC

3. Xây dựng tuyến DLĐC và hướng dẫn DLĐC trong CVĐC

4. Xây dựng hướng dẫn, giải thích tại các điểm DSĐC trong CVĐC

5. Xây dựng hệ thống ký hiệu của các điểm DSĐC và CVĐC

6. Xây dựng hệ thống công trình tuyên truyền, quảng bá đồng bộ về CVĐC

7. Xây dựng hệ thống thông tin và trung tâm thông tin của CVĐC

8. Xây dựng quy hoạch CVĐC

1. Thành lập và ra mắt Ban quản lý CVĐC

2. Xây dựng quy chế hoạt động- Quản lý và cơ sở vật chất của Ban quản lý CVĐC

3. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận là CVĐC cấp Quốc gia

4. Thẩm định của UBQG Việt Nam về DSĐC và CVĐC

5. Lễ đón nhận Quyết định công nhận và khai trương CVĐC quốc gia

Chương 3. Tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC khu vực DSTG Phong

Nha- Kẻ Bàng và lân cận, tỉnh Quảng Bình

3.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế- Xã hội- Nhân văn

3.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội nhân văn

3.2. Khái quát giá trị đa dạng sinh học

3.3. Khái quát giá trị khảo cổ, văn hóa- Xã hội- Lịch sử

3.3.1. Một vùng đất cổ giàu truyền thống và bản sắc

3.3.2. Một số địa danh tiêu biểu

3.4. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

3.4.1. Đặc điểm cổ sinhưđịa tầng

3.4.2. Các thành tạo magma xâm nhập

3.4.3. Đặc điểm cấu trúcưkiến tạo

1. Giai đoạn Ordovic muộn- Silur

2. Giai đoạn Devon

3. Giai đoạn Carbon- Permi

4. Giai đoạn tạo núi MZ (Indosinia)

5. Giai đoạn Kainozoi

3.4.4. Đặc điểm địa mạo

1. Địa hình karst

2. Địa hình phi- Karst

3.4.5. Đặc điểm phát triển hang động Bảng 3.3. Danh sách các hang động ở vùng Phong Nha

3.5. Khái quát về giá trị DSĐC

3.5.1. Tính đa dạng địa chất

3.5.2. Một số biểu hiện DSĐC cụ thể

3.6. Phác thảo luận chứng kinh tế- Kỹ thuật CVĐC PN- KB

3.6.1. Vài nét về quy hoạch phát triển kinh tế- Xã hội tỉnh Quảng Bình

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

3. Định hướng phát triển các loại hình du lịch

4. Tổ chức không gian du lịch

5. Các tuyến du lịch

3.6.2. Phác thảo luận chứng kinh tế- Kỹ thuật CVĐC PN- KB

Chương 4: Tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

4.1. Khái quát đặc điểm địa lý- Tự nhiên, kinh tế- Xã hội- Nhân văn

4.1.1. Đặc điểm địa lý- Tự nhiên

4.1.2. Đặc điểm kinh tế- Xã hội- Nhân văn

4.2. Khái quát các giá trị di sản văn hóa

4.2.1. Nhận diện đa dạng văn hóa các dân tộc Hà Giang

4.2.2. Một số di chỉ khảo cổ và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu

4.3. Khái quát các giá trị đa dạng sinh học

4.3.1. Đa dạng thực vật

4.3.2. Đa dạng động vật

4.3.3. Các KBTTN hiện có và tiềm năng

4.4. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

4.4.1. Đặc điểm cổ sinhưđịa tầng

4.4.2. Đặc điểm cấu trúcưkiến tạo

4.4.3. Đặc điểm địa mạo

4.4.4. Đặc điểm phát triển hang động

4.5. Khái quát về giá trị DSĐC

4.5.1. Tính đa dạng địa chất

4.5.2. Một số biểu hiện DSĐC cụ thể

4.6. Một số đề xuất quy hoạch định hướng phát triển CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn

4.6.1. Vài nét về quy hoạch phát triển kinh tế- Xã hội tỉnh Hà Giang và Caonguyên đá Đồng Văn đến năm 2020 (phương án chưa có CVĐC)

Sản xuất và phân phối điện nước

Xây dựng các khu, cụm công nghiệp- Thủ công nghiệp

Xây dựng hệ thống thủy lợi

Phát triển du lịch

Phát triển các làng nghề

4.6.2. Một số đề xuất

Cơ sở hạ tầng:

Cấp thoát nước

Tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng:

Truyền thông và kết nối internet:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiừng Việt

Chương 5. Tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC ở một số khuvực miền Bắc Việt Nam

5.1. Khu vực VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

5.1.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn

5.1.2. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

5.1.3. Giới thiệu một số DSĐC điển hình và đánh giá, xếp hạng

5.1.4. Xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC dự kiến

5.2. Khu vực thị xã Cao Bằng- Hòa An, tỉnh Cao Bằng

5.2.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn. 20

5.2.2. Khái quát các giá trị di sản phi địa chất

5.2.3. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

5.2.4. Giới thiệu một số DSĐC điển hình và đánh giá, xếp hạng

5.2.5. Xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC dự kiến

5.3. Khu vực Na Dương- Rinh Chùa- Thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

5.3.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn.

5.3.2. Khái quát các giá trị di sản phi địa chất

5.3.3. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

5.3.4. Khái quát về tính đa dạng địa chất khu vực Lạng Sơn

5.3.5. Giới thiệu một số DSĐC điển hình và đánh giá, xếp hạng

5.3.6. Xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC dự kiến

5.4. Khu vực DSTG Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

5.4.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn.

5.4.2. Khái quát các giá trị di sản phi địa chất

5.4.3. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

5.4.4. Giới thiệu một số DSĐC điển hình và đánh giá, xếp hạng

5.4.5. Xác định, phân loại, đánh giá, xếp hạng CVĐC dự kiến

5.5. Khu vực Ô Quý Hồ- Sa Pa- Cam Đường, tỉnh Lao Cai

5.5.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhân văn.

5.5.2. Khái quát các giá trị di sản phi địa chất

5.5.3. Khái quát bối cảnh, đặc điểm và lịch sử phát triển địa chất

5.5.4. Giới thiệu một số DSĐC điển hình và đánh giá, xếp hạng


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

ambn_corp
Họ tên: Nguyễn Anh Tuấn
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: : 15 Tháng 10 - 1979
Nơi ở: hà nội
Yahoo: ambn_huyen  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh


Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com