Truyền hình HD

 

(Truyen hinh An Vien) Tháng 4 này sẽ trở nên tuyệt vời hơn với các bộ phim truyền hình nổi tiếng được trình chiếu vào khung giờ vàng buổi tối. "Trận đánh của Hồng quân Liên Xô chống phát xít Đức tại pháo đài Brest năm 1941 là một trong những sự kiện lịch sử sáng chói trong cuộc chiến chống phát xít Đức ở thế chiến thứ II". Sự kiện này đã được tái hiện sinh động, hoành tránh, xúc động trong bộ phim “Pháo đài Brest”, phát sóng lúc 20h45 thứ Bảy (25/4/2015) trên kênh ANTG – Truyền hình An Viên.

 

 

Cuộc tấn công bất ngờ đẫm máu

 

 

 

 Pháo đài Brest trước khi xảy ra cuộc tấn công bất ngờ của Phát xít Đức năm 1941

 

 

Truyền hình Hải Phòng “Đúng 4 giờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 2010, tại thành phố Brest đã công chiếu bộ phim hợp tác Nga - Belarus với nhan đề "Pháo đài Brest bất tử". Ngày dài nhất trong năm, được ghi trên lịch Nga là "Ngày tưởng niệm và đau buồn" đã bắt đầu như vậy. Năm 1941, đúng 4 giờ sáng ngày 22.6, quân đội Hitler đã tấn công Liên Xô mà không hề tuyên chiến. Những chiến sĩ bảo vệ Pháo đài Brest ở biên giới đất nước, là những người hứng chịu đòn tấn công đầu tiên của kẻ thù.

 

 Tranh vẽ "Cuộc phòng thủ pháo đài Brest"
Tác giả: Piotr Alexandrovich Krivonogov, 1951

 

 
Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tại Pháo đài Brest có  gần 8000 chiến sĩ Hồng Quân. Họ phải đối đầu với 17.000 lính bộ binh và toàn bộ hỏa lực pháo binh, không quân, xe tăng của địch kéo đến biên giới. Theo kế hoạch, quân Hitler dự tính đến trưa 22.6 sẽ chiếm được pháo đài. Thế nhưng phải đến một tuần sau chúng mới phá vỡ được tuyến phòng thủ này, điều mà chúng không bao giờ ngờ tới.

Sau khi pháo đài thất thủ, các chiến sĩ Hồng Quân sống sót tiếp tục chiến đấu ngoan cường gần một tháng nữa - những dòng chữ để lại trên các bức tường ở tầng hầm pháo đài đã chứng tỏ điều đó: "Tôi chết, nhưng quyết không chịu đầu hàng", - dưới dòng chữ được vạch trên đá ấy là ngày tháng: 20.7.1941...

 
 
Hiện thực phía sau bức tường thành

(Truyền hình HD) Chính tại Brest, nơi tội ác của phát xít Đức được phô bày thì đồng thời cũng thể hiện rõ nét nhất tinh thần chiến đấu quả cảm của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô - từ hỗn loạn, kinh hoàng đến anh dũng, không ngại hy sinh của các chiến sĩ Hồng quân.  Bộ phim dường như rất ít lời thoại, nó dẫn dắt người xem trở lại cuôc tấn công bất ngờtàn khốc năm ấy của phát xít Đức. Bộ phim tái hiện lại toàn bộ những con người đã trải qua thời điểm đau thương bi tráng nhất trong đời họ, khi người ta cần phải lựa chọn: sẵn sàng chiến đấu, hy sinh hay phản bội đồng đội chạy sang phe bên kia.

 

Sau cuộc chiến là những giọt nước mắt mất mát, là những tâm hồn mãi
tổn thương cho tới sau này

 

 
Ở đó có những người nhát gan trở thành mạnh mẽ, và ngược lại, có những kẻ phản bội. Ngày nay, tên tuổi và ảnh của những người anh hùng được lưu giữ trong bảo tàng lịch sử Pháo đài Brest. Còn pháo đài giờ chỉ còn lại những bức tường đổ nát.

"Đây là một bộ phim hiện đại, được quay bằng ngôn ngữ có sử dụng kỹ xảo máy tính và kỹ thuật hỏa công. Nhưng không phải dành cho các hiệu ứng hình thức bên ngoài. Đối với tôi, điều chính yếu là để cho khán giả xem xong sẽ suy nghĩ: Mình sẽ làm gì trong trường hợp tương tự như vậy? Để nhớ về điều đó, sẽ không cho một cuộc chiến tranh nào xảy ra nữa - đó là nguyên nhân khiến chúng tôi làm bộ phim này” – Đạo diễn Aleksandr Kott

 

Thông tin phim Pháo đài Brest

Đạo diễn: Alexander Kott

Diễn viên: Andrey Merzlikin, Pavel Derevyanko, Veronika Nikonova

Quốc gia: Nga

Năm sản xuất: 2010

Pháo đài Brest được xây dựng từ năm 1833 – 1838 nằm cách thị trấn Brest một dặm về phía tây. Dãy thành trì là trung tâm của pháo đài. Pháo đài nằm trên đảo và được bao bọc ở phía tây bởi dòng sông Bug và sông Muhavets. Bức tường gạch của dãy thành lũy dày 6.5 feet (gần 2 mét) được xây làm hai tầng để dùng làm doanh trại với 500 hầm tránh đạn. Phía dưới doanh trại là các nhà kho và một mạng lưới các đường hầm.

Cùng với trận Moskva, trận Leningrad và trận Stalingrad thì trận chiến ở pháo đài Brest được người dân Xô Viết xem là biểu tượng của sức kháng cự kiên cường trước sự tấn công của Đức quốc xã trong chiến tranh Xô-Đức. Ngày 8 tháng 5 năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng cùng với thủ đô Moskva và nhiều thành phố Liên Xô khác được phong danh hiệu Thành phố anh hùng theo một sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 


(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com