linhntk's Blog

   Trong: Sức khỏe
 

Tiểu rắt có máu có thể do nhiều vấn đề gây ra và muốn chấm dứt triệu chứng này chỉ còn cách tìm ra nguyên nhân và điều trị. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý gì, nguy hiểm không?

1. Hiện tượng tiểu rắt có máu

Tiểu rắt là trạng thái bất thường, người bệnh đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần, liên tục trong một ngày, tuy mỗi lần đi tiểu chỉ có một ít nước tiểu. Thậm chí, đôi khi đi tiểu không kịp, nước tiểu chảy ra quần (són tiểu) gây khó chịu và mất vệ sinh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Tiểu rắt ra máu là tình trạng nước tiểu của người bệnh có lẫn máu khiến nước tiểu đổi màu, thường có màu hồng hoặc đỏ sẫm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì mắt thường khó có thể phát hiện ra máu trong nước tiểu, cần phải xét nghiệm mới biết được kết quả.

tieu-rat-co-mau

Nếu người bệnh bị cả tiểu buốt lẫn tiểu rắt kèm ra máu thì đó là biểu hiện của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

2. Biểu hiện của bệnh

Người bệnh có thể gặp các biểu hiện của tiểu rắt có máu như sau:

  • Số lần tiểu tiện trong ngày tăng lên 1 cách bất thường, có khi lên đến 10 cho tới 20 lần/ngày, đêm ở cả nam và nữ.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước ra rất ít (có vài giọt hoặc không có giọt nào), có khi bắn thành tia, có khi rỉ rả kèm theo đau buốt, tiểu rắt ra máu kéo dài.
  • Mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy nóng rát, đi tiểu bị buốt và ra máu, đau và ngứa ngáy khó chịu xung quanh niệu đạo, buốt rát đường tiểu.
  • Cảm giác buốt, rát, đau và sót ở niệu đạo kéo dài dù đã đi tiểu xong, trường hợp có thể có máu đọng cuối bãi.
  • Một số biểu hiện gặp phải trường hợp bí tiểu như: Bàng quang căng đầy nhưng không tiểu được, đang đi tiểu giữa chừng thì thấy ra máu đau buốt và đột ngột bị tắt tia nước...

Ở nam giới, nếu bị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu rất nhiều lần sau khi quan hệ, đi kèm tình trạng xuất tinh ra máu thì rất có thể viêm nhiễm đã lan rất rộng.

3. Nguyên nhân gây tiểu rắt có máu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu rắt có máu liên quan đến các bệnh lý như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm cầu thận, viêm niệu quản, bệnh thận do tiểu đường…

Viêm đường tiết niệu:

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu cả ở nam và nữ giới, do vi khuẩn xâm nhập từ cơ quan sinh dục bên ngoài vào niệu đạo sau đó lan rộng đến bàng quang, niệu quản, thận,...

Sỏi tiết niệu:

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu. Sỏi cọ xát, kích thích và gây áp lực lên niệu đạo khiến người bệnh gặp vấn đề ở quanh vùng niệu đạo.

Các dị vật đường tiết niệu:

Sự xuất hiện của một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết kèm theo các triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có máu trong nước tiểu.

Do hẹp niệu đạo:

Tình trạng hẹp niệu đạo có thể do u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính gây đi tiểu nhiều có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu đau buốt, có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục.

Ung thư:

Các bệnh ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt hay thận cũng khiến người bệnh gặp các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt ra máu, tiểu không hết, cảm thấy nóng rát và đau buốt khi đi tiểu.

Một số nguyên nhân khác như sử dụng các loại thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu, chấn thương bàng quang, niệu đạo, quan hệ tình dục quá độ thô bạo… khiến đi tiểu ra máu.

>>> Bạn đọc quan tâmhttp://namkhoaanviet.com/benh-tieu-rat-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/

4. Cách điều trị tiểu rắt có máu

Điều đầu tiên khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu là người bệnh phải đi khám ngay biết nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu. Người bệnh cần tuân theo các chỉ thị của bác sĩ để chữa trị dứt điểm tình trạng đang gặp phải.

5. Cách phòng ngừa

  • Uống đủ nước 2lit/1 ngày, không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa bằng cách sử dụng các loại trái cây , rau củ xanh.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược lợi tiểu.
  • Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể để giảm các bệnh về viêm nhiễm.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. Đối với nữ giới nên vệ sinh từ 1-2 lần/ 1 ngày, sử dụng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp để không gây viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm đường niệu đạo.
  • Nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn ở khu vực âm đạo đi ngược lên vào bàng quang, đường tiết niệu, gây viêm nhiễm.

Như vậy, tiểu rắt có máu là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, để điều trị kịp thời và dứt điểm, người bệnh cần có sự phát hiện sớm nguồn bệnh và tuân thủ theo đơn thuốc của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: http://dantridoisong.com/tieu-rat-co-mau-moi-lo-ngai-ve-duong-tiet-nieu.html


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

linhntk
Họ tên: kim linh
Sinh nhật: : 3 Tháng 3 - 1993
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com