quangnam's Blog

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Con trai & Con Gái
                                     Smilie


Con gái bây giờ sao khác xưa
Tóc dài, tóc ngắn, tóc lưa thưa
Nhuộm vàng nhuộm đỏ xanh đủ thứ
Khiến ta lắm lúc tưởng đàn lừa


Con trai bây giờ thật khó ưa
Tán dai tán dở ngứa tai lừa
Tóc đầu dựng đứng như bờm ngựa
Quanh năm không tắm bốc mùi chua.

Con gái bây giờ ôi chu chua
Ú ù nung núc như quả cà
Vậy mà em nói còn bé lắm
Cầu Bống muốn xập lúc em qua


Con trai bây giờ như ông già
Lụm khà lụm khụm giống cò ma
Vậy mà sắn áo khoe gân cốt
Ai ngờ tối ngày nốt “Viagra”

Con gái bây giờ thích gì hả
Kim cương nhà ngói với đô la
Xe hơi trăm kiểu đều ham hết
Anh nào nghèo túng đá văng xa!


Con trai bây giờ thích la cà
Đầu đường xó chợ đến sân ga
Về quê tìm ghệ nhí hầu hạ
Ai ngờ gặp phải thứ quá cha!

Con gái bây giờ dữ chết cha
Hoạn thư nữ tặc đều thua xa
Thằng nào lộn xộn “nam hơn nữ”
Mấy cô đả đảo biết tay bà


Con trai bây giờ hoc thói ngoa
Thúc sinh tào tháo đều thua xa
Cô nào vô phúc nghe mật ngọt
Kể như tiêu tán cả đời hoa

Con gái bây giờ thiệt lo xa
Ai tới coi mắt rỉ tai bà
Kỹ sư, bác sĩ coi tạm được
Anh nào không phải con mời ra


Con trai bây giờ siêng thiệt nha
Học thì không muốn, muốn làm cha!
Ra đường lâng láo tìm gái đẹp
Chê ỏng chê eo nên ở già

Con gái bây giờ sao rồi a
Tóc cắt ba bảy nhận không ra
Bông tai bông mũi tùm lum cả
Đôi khi nhìn lộn tưởng "phe ta"


Con trai bi giờ "lại cái" nha
Bông tai 3 lỗ, lưỡi đeo tà
Một ngày xịt 2, 3 chai keo tóc
Áo quần diêm dúa rõ giống …”BÀ”

Cảm ơn Trời Phật phận gái ta
Vừa xinh vừa duyên dáng ngọc ngà
Cái thứ con trai tham nhiều vợ
Ngàn năm không đụng được chân BÀ


Ngồi đây than thở cái phận ta
Thời vàng son cũ thiệt đã qua
Thôi thì cứ lấy năm bảy vợ
Nếu may cũng hạp được một bà …


Tin nhanh

Cinema
                  

Chuyện cậu và anh chàng mới quen tới đâu rồi ?
Chia tay rồi !
Sao vậy, tớ thấy tối hôm qua hai người còn đi xem phim mà.
Tối đó, trong rạp điện cúp mà chân anh ta cứ ...
 Sàm sỡ với cậu à !
Ðược như vậy thì còn khá. Ðằng này chân anh ta cứ quờ qoạng vì sợ mất đôi dép

Love

2 Trang  1 2 >

 

Ước mơ khám phá, chinh phục, giao lưu học hỏi với sinh viên, thanh niên trên toàn thế giới đang trong tầm tay!

Hãy trở thành Thành Viên của VHI! Các thành viên có cơ hội tham gia các chương trình thanh niên có tính giáo dục cao như: bảo vệ môi trường, trao đổi văn hoá với thanh niên quốc tế...thông qua đó, thông điệp về hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau sẽ được gửi đến các bạn trẻ trên toàn thế giới!

Chỉ có 300 thẻ thành viên sáng lập sẽ được phát hành!

Lợi ích

+ Thẻ Hội viên có giá trị một năm trên toàn cầu của IYHF (10% giảm giá phòng thuộc hệ thống liên đoàn Thế giới trên toàn cầu)

+ Thành viên vĩnh viễn của Hiệp hội Hostel Quốc tế tại Việt Nam

+ 10% giảm giá phòng thuộc hệ thống VHI, tour và các hàng hoá của VHI.

-----------------------

Become Founding Member of VHI

Only 300 Founding Memberchip Cards will be issued!

Benefits:

+ One year (1) worldwide IYHF membership (10% accomodation in IYHF network in over the world)

+ Lifelong membership ò the Vietnam Hostelling International

+ 10% discount off accomodations, package tours and VHI merchandising.

2nd floor, 14/283 Tran Khat Chan, Hai Ba Trung,
Hanoi, Vietnam
Tel: 84-4-9726121
Fax: 84-4-9716360
Mob:84-976710760
Email: [email protected]
Website: hihostels.com


Để tìm hiểu kỹ hơn các bạn vô đây coi nè
http://blog.360.yahoo.com/blog-2Y_DCzMncqM6B6Eh7ODHjqvNim6WQub.WmCXGhQ9kY8mw8dz3Og-?cq=1


 
Bạn không nhất thiết phải tuân theo một luật lệ nào khi chơi Sudoku, nhưng nếu bạn muốn là cao thủ, giải được các đề khó, Bờm khuyên bạn nên thử nghiệm những kỹ thuật dưới đây. Hãy tìm ra những kỹ thuật hợp với bạn nhất.

1. Ô đơn hiện

Kỹ thuật này còn được gọi là “ứng viên đơn độc”.

Thường xẩy ra trường hợp một ô chỉ điền được vào một số duy nhất sau khi bạn xem xét các con số trong các ô khác thuộc cùng hàng, cột và khối 3x3 với ô đó. Khi đó, hàng, cột và miền 3x3 tương ứng đã chứa 8 con số khác nhau, chỉ còn lại 1 con số duy nhất thích hợp cho ô trống đang xét.

Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu chỉ có thể điền số 6. Tất cả các con số khác đều bị loại trừ do đã có sẵn trong các hàng, cột và miền 3x3.


2. Ô đơn ẩn

Nếu một ô là ô duy nhất trong hàng, cột và miền 3x3 có thể điền vào một số cụ thể nào đó, thì ô đó phải chứa chính số đó.

Lý do là mọi hàng, mọi cột và mọi miền 3x3 đều phải chứa mỗi số từ 1 đến 9. Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu ? là ô duy nhất trong miền 3x3 có thể chứa số 2, nên nó phải được điền vào số 2.


Sau chuỗi loại suy ban đầu, toàn bộ các kỹ thuật còn lại đều hướng đến việc giảm số lượng các ứng viên cho các ô. Mục đích của chúng là giảm các ứng viên đến một mức độ mà hai kỹ thuật đầu tiên có thể áp dụng.

3. Những sự tương tác giữa khối và cột / khối và hàng.

Thỉnh thoảng, khi kiểm tra lại một khối, bạn có thể xác định rằng một số nào đó phải nằm trong một hàng hoặc một cột cụ thể nào đó, dù bạn không thể xác định chính xác nó ở ô nào trong hàng hoặc cột này. Thông tin đó đủ để bạn rút con số đó ra khỏi danh sách ứng viên cho các ô khác trong cùng hàng hoặc cột, nhưng ở ngoài miền 3x3.

Ví dụ, trong hình bên dưới, số 7 trong miền 3x3 đầu tiên chỉ có thể nằm ở cột thứ hai. Điều này có nghĩa là ta có thể loại bỏ số 7 ra khỏi danh sách ứng viên của các ô đã đánh dấu.

Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.



4. Các tương tác giữa các khối.
Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.

Ví dụ, trong hình dưới đây, những ô đánh dấu * là những ô duy nhất trong các miền 3x3 thứ hai và thứ năm có thể chứa số 3. Điều này có nghĩa là số 3 ở cột thứ tư phải xuất hiện ở miền 3x3 thứ hai và thứ năm. Tương tự như vậy đối với cột năm. Do không thể có số 3 nào khác ở các cột bốn và năm, số 3 có thể loại khỏi danh sách ứng viên của các ô thuộc các cột này trong miền 3x3 thứ tám.


Thứ hai, trong ví dụ bên dưới, các ô được đánh dấu * là các ô trong khối thứ tư và khối thứ sáu có thể chứa số 2. Điều này có nghĩa là số 2 có thể được loại bỏ khỏi danh sách ứng viên của các hàng thứ tư và hàng thứ sáu trong khối thứ năm.


5. Tập hợp con “hiện”

Kỹ thuật này có tên gọi là “bộ đôi hiện” trong trường hợp có hai ứng viên, “bộ ba hiện” trong trường hợp có ba ứng viên, hoặc “bộ tứ hiện” trong trường hợp có bốn ứng viên. Đôi khi, kỹ thuật này còn được gọi là “tập hợp con tách bạch”.

Nếu hai ô trong cùng một hàng, cột hoặc miền 3x3 chỉ có duy nhất hai ứng viên, thì các ứng viên này có thể loại bỏ khỏi danh sách các ứng viên trong các ô khác trong thuộc cùng hàng, cột hoặc miền 3x3. Bởi vì nếu một ô chứa ứng viên này thì ô còn lại phải chứa ứng viên kia. Thành thử cả hai ứng viên đó đều không thể xuất hiện ở bất cứ ô nào khác.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hai ô trở lên, nhưng trong mọi trường hợp, số ô phải bằng với số các ứng viên. Ví dụ, xét một hàng có các ứng viên sau:
{1, 7}, {6, 7, 9}, {1, 6, 7, 9}, {1, 7}, {1, 4, 7, 6}, {2, 3, 6, 7}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

(Số {5} đơn độc cho thấy ô này chỉ có thể điền vào số 5). Bạn có thể thấy rằng có hai ô có cùng chứa hai ứng viên 1 và 7. Một trong hai ô này phải chứa số 1, ô còn lại chứa số 7, dù ta chưa biết cụ thể ô nào chứa 1 và ô nào chứa 7. Như vậy 1 và 7 có thể loại bỏ khỏi danh sách ứng viên trong các ô khác. Điều này làm số lượng ứng viên giảm xuống còn:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4, 6}, {2, 3, 6}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

Bây giờ bạn có hai ô có chỉ chứa hai ứng viên duy nhất là 6 và 9. Hãy lặp lại quy trình trên để còn lại số ứng viên như sau:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4}, {2, 3}, {3, 4, 8}, {2, 3, 4, 8}, {5}

Bây giờ ta bạn lại có một ứng viên đơn độc – có nghĩa là bạn đã giảm thiểu số lượng ứng viên đến mức có thể xác định các giá trị duy nhất có thể điền vào.

6. Tập hợp con “ẩn”
Kỹ thuật này được gọi là “bộ đôi ẩn” nếu lien quan đến hai ứng viên, “bộ ba ẩn” nếu lien quan ba ứng viên, hoặc “bộ tứ ẩn” nếu lien quan bốn ứng viên. Đôi lúc, kỹ thuật này cũng có thể gọi là “tập hợp con độc nhất”.

Kỹ thuật này rất giống kỹ thuật tập hợp con hiện, nhưng thay vì tác động đến các các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, các ứng viên bị loại khỏi các ô chứa tập hợp con. Nếu có N ô, giữa các ô đó có N ứng viên không xuất hiện ở các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, thì có thể loại bỏ bất kỳ ứng viên nào khác cho các ô đó.

Ví dụ, xét một khối có các ứng viên sau:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 2, 3, 4, 7}, {1, 2, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 2, 7}, {8}

(Số {8} đơn độc chỉ ra rằng ô này chỉ có thể chứa số 8). Bạn có thể thấy rằng chỉ có ba ô có các ứng viên 1, 3 hoặc 7. (Các ô này cũng chứa các ứng viên khác nhưng đó là những ứng viên có thể loại bỏ). Ba ứng viên với chỉ ba ô có khả năng chứa chúng có nghĩa là mỗi ứng viên phải nằm ở một trong ba ô này. Cho nên hiển nhiên là ba ô này không thể chứa bất kỳ giá trị nào khác, có nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ bất kỳ các ứng viên khác khỏi các ô này.

Trong ví dụ này, ta còn lại:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 3, 7}, {1, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 7}, {8}

Các tập hợp con hiện và các tập hợp con ẩn liên đới với nhau – Bạn có thể ví chúng như hai mặt của một đồng xu. Nếu một tập hợp con hiện xuất hiện thì một tập hợp con ẩn cũng có mặt, mặc dù để nhận ra nó có thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Ngược lại cũng vậy, nếu một tập hợp con ẩn có mặt thì một tập hợp con hiện cũng xuất hiện. Chúng tuân theo mối quan hệ như sau:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn + Số lượng các ô được điền trong đơn vị (hàng/cột/khối) = 9

hoặc trình bày theo cách khác:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn = Số lượng các ô trống trong đơn vị (hàng/cột/khối)

7. Cánh bướm (Nâng cao)

Trong hình dưới đây, những ô duy nhất trong hàng đầu và hàng thứ chín có thể chứa số 9 là những ô được đánh dấu. (Các ô khác trong cùng hàng đã chứa số khác hoặc không thể chứa số 9 bởi vì đã có các số 9 trong cùng cột). Do số 9 phải xuất hiện trong cả hàng thứ nhất và hàng thứ chín, nhưng chúng nhất thiết không thể xuất hiện trong cùng một cột, cho nên số 9 phải hiện diện ô đánh dấu ở trên cùng bên trái và ô đánh dấu ở dưới cùng bên phải chứa số 9, hoặc ô đánh dấu ở dưới cùng bên trái và đánh dấu ô ở trên cùng bên phải. (Không thể là ô dưới cùng bên phải và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô trên cùng bên trái, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một cột.

Tương tự, không thể là ô trên cùng bên trái và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một hàng). Cho nên bạn không thể nói số 9 nằm ở đâu, đỉnh-trái, đáy-phải, hay đáy trái-đỉnh phải, nhưng dù sao bạn cũng có thể loại các số 9 ra khỏi các ô trong cả hai cột. Kết quả là số 9 có thể được loại ra khỏi danh sách ứng viên ở các ô khác trong cả hai cột liên quan.


8. Chuỗi bắt buộc (nâng cao)

Chuỗi bắt buộc là một kỹ thuật cho phép bạn đoán chắc con số phải điền vào một ô từ việc xem xét các mối quan hệ liên quan từ sự sắp đặt mỗi ứng viên trong các ô khác. (Kỹ thuật này còn được gọi là “chuỗi liên quan kép”).

Ví dụ, trong ô Sudoku sau:

(Các con số trong ngoặc { } là các ứng viên của ô).
Xét hàng 2 cột 1 (h1c2). Ô này có hai ứng viên, 2 và 7. Bạn hãy xem mối quan hệ của lần lượt hai ứng viên này.

Nếu h1c2 (hàng 1 cột 2) = 2 thì h2c1 = 1, và h5c1 = 2
nếu h1c2 = 7, thì h1c7 = 3, và h5c7 = 1, và h5c1 = 2

Như vậy, dù bạn điền khả năng nào vào h1c2 thì h5c1 vẫn phải chứa số 2. Nói cách khác, dù bạn đi theo chuỗi suy luận nào thì vẫn có một số ô chứa cùng giá trị.

Ghi chú: trừ phi đề Sudoku có nhiều đáp án, một trong những ứng viên được xét phải sai. Điều này có nghĩa là ứng viên đó có thể dẫn bạn đi đến một sự mâu thuẫn hoặc một kết quả chết. Nếu, khi xét một ứng viên riêng lẻ, bạn đi đến một kết quả chết, hoặc tìm ra hai chuỗi dẫn đến các kết luận khác nhau, thì bạn có thể loại ứng viên đó khỏi ô ban đầu. Kỹ thuật này gần gần giống Thử và Sai, và không nhất thiết xem là một phần của chiến lược chuỗi bắt buộc. Tuy vậy, nó có thể hữu dụng khi giải Sudoku bằng thủ công (không dùng máy tính).



9. Nishio
Đây là một dạng giới hạn của kỹ thuật Thử và Sai. Đối với mỗi ứng viên cho một ô, nó đòi hỏi bạn đặt ra câu hỏi:

Nếu mình đặt số này vào ô này thì liệu điều đó có ngăn trở mình hoàn tất (việc xác định) các vị trí khác của con số đó? Nếu câu trả lời là có, thì ứng viên đó có thể bị loại.

10. Thử và Sai

Một số người sẽ cho rằng Thử và Sai không phải là một kỹ thuật logic, chẳng khá gì hơn so với việc đoán mò. Dù vậy, Bờm vẫn thích dùng kỹ thuật này, Bờm cho rằng nó cũng có tính logic. Khi có vẻ như bạn không cách chi đi tiếp,Thử và Sai có lẽ là cách duy nhất để giúp bạn dấn tới. Hơn nữa, một số đề Sudoku không thể nào hoàn tất mà không dùng kỹ thuật này.

Kỹ thuật này đòi hỏi chọn lựa một ứng viên cho một ô – mà không cần có lý do đặc biệt nào biện hộ cho chọn lựa đó - rồi xem thử ô Sudoku có thể được hoàn tất hay không. Nếu có thể hoàn tất, thì bạn đã thành công rồi đó (mặc dù, có thể còn có giải pháp khác – thử luôn cả với những ứng viên khác). Nếu không hoàn tất được, hãy tiếp tục kỹ thuật Thử và Sai, và sau khi mỗi lựa chọn được loại bỏ, bạn lại đưa ra những lựa chọn khác. Với một số đề Sudoku, có thể bạn phải sử dụng phương pháp Thử và Sai nhiều lần. Với một số đề khác, bạn chỉ cần áp dụng một lần là đủ.

Thường thì, để qủan lý tính phức tạp, bạn nên chọn ô nào chỉ có 2 lựa chọn. Nhưng điều này không nhất thiết đâu nhé!

Có điều này rất đáng để bạn ghi nhớ : chỉ độc nhất với kỹ thuật này mà bạn luôn luôn tìm ra được đáp án. Không một kỹ thuật nào khác có thể đảm bảo điều đó. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng duy nhất kỹ thuật này sẽ giống như “lấy thịt đè người” vậy. (sưu tầm từ sodoku.vn)

Đây là hai phiên bản sodoku để tải về chơi:
Sodoku trên 24h.com.vn <- cái này xem khá dễ vì bản thân các ô số đối nhau thấy rõ luôn. Chương trình này lấy 3 số 7 8 9 làm cơ bản. Được cái là khi mình đi trùng thì nó thông báo. Đỡ mắc lỗi.

Tập hợp sodoku từ dễ tới khó <- cái này chơi cũng được. Nó còn có chức năng chỉ cho mình vài ô (hint) nếu mình không biết. Tuy nhiên hông có thông báo trùng.

                                                     ST
                                           Smilie Smilie Smilie Smilie

 

Nếu như em là sắt
Thì anh là Carbon
Dẫu dài ngắn vuông tròn
Vẫn sắt son trong một

Nếu như em là cột
Anh xin làm căn nhà
Dù bão tố phong ba
Vẫn ôm em, che chở

Nếu như em là phở
Thì anh là nước lèo
Ðời có cuốn vèo vèo
Ta bên nhau em nhỉ

Nếu như em là chỉ
Anh lại biến thành kim
Dù kim có khó tìm
Dù chỉ gầy dễ đứt....

Giả như em có sứt
Thì anh cũng rốn lồi
Lồi rốn với sứt môi
Chúng ta đi cùng lối

Giả như em sợ tối
Anh sẽ là ngọn đèn
Dù dầu đắt xăng lên
Anh vẫn luôn toả sáng.....

Còn nếu em là ván
Anh sẽ xin làm đinh
Ðóng một triệu chuyện tình
Cũng không khi nào hết

Nếu em làm biển biếc
Anh làm sóng bạc đầu
Dù tận dưới lòng sâu
Cũng ngoi lên mặt biển

Nếu như em định tiến
Anh cũng không chịu lùi
Cả hai chẳng chịu lui
Thì ôm nhau chịu trận

Nếu tình là số phận
Anh sẽ năng lên chùa
Cầu khấn rõ là to
Mong lấy em là vợ

Nếu em là chủ nợ
Anh một kẻ thiếu tiền
Khe khẽ đến bên em
Rồi cuỗm tiền chạy mất

Hóa thân là hành khất
Anh gõ cửa nhà em
Trong lúc trời nhá nhem
Xin nụ hôn tình ái

Nếu như em củ chuối
Anh sẽ làm Chí Phèo
Chí và Nở gặp nhau
Hỏi sao không có cháo

Nếu như em là gáo
Anh sẽ xin làm que
Trọc một lỗ vào khe
Khối người dùng múc nước

Nếu có một điều ước
Anh ước đến bên em
"Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi"

Giả như em làm Vãi
Anh cạo đầu làm sư
Tu ở đền ông Từ
Vẫn vô tư mà sống

Nếu như em làm trống
Anh xin làm cái dùi
Trống với dùi quen mui
Lùi dần vào chỗ vắng

Giả như không còn nắng
Em sợ bầu trời đêm
Anh gọi mặt trời lên
Ðón bình minh rực rỡ

Có một khi nào đó
Muốn trở về tuổi thơ
Anh sẽ làm cây dừa
Tỏa bóng mềm em mát

Nếu vô tình chợt khát
Anh dòng suối mát trong
Dâng vị ngọt vô ngần
Ðể em… tu ừng ực

Giả như em ngủ gật
Anh sẽ đến bên mình
Xoa nhè nhẹ con tim
Vì trên tim… là ngực

Giả như em có bực
Anh lại cười hề hề
Thế thì ảnh hưởng giề
Anh chứ ai đâu nhỉ?

Em mắng anh: "Ðồ khỉ”
Rồi nhoẻn miệng cười khì
"Lần sau có làm gì
Tránh người ta nhìn thấy ...."

Giả như em là giấy
Anh biến thành bút chì
Chúng bạn có nói gì
Chì vẫn đi trên giấy

Nếu mà em có chấy
Anh thành dầu gội đầu
Chui vào mờ tóc nâu
Ở lâu lâu trong đó

Nếu như em ngại gió
Anh nguyện làm bức tường
Ðứng chắn giữa giáo đường
Cho em tôi cầu nguyện

Giả như em lắm chuyện
Nói ra rả cả ngày
Anh cãi cối cãi chày
Nói gì mà lắm thế

Giả như em mà ế
Anh cũng thành trai già
Gái ế với trai già
Cùng một nhà vẫn tốt

Không may mà em dốt
Anh nguyện làm ông thầy
Cũng chẳng chóng thì chầy
Thầy biến thành "thầy nó"

Giả như em sợ chó
Anh nguyện làm cây riềng
Chó mà gặp phải riềng
Thành thịt chó rựa mận

Giả như em có cận
Thì anh cũng mắt lồi
Hễ gặp nhau trên đồi
Ta đồng thời bỏ kính...

Nếu em học tài chính
Anh sẽ học ngân hàng
Nhà chúng mình màu vàng
Hai nhóc...thêm nhóc nữa

Khi mà em có ..ửa
Là anh sẽ ở nhà
Luôn ở bên em mà
Dù bạn bè có ... nhậu

Qủa từ hoa mà đậu
Con chúng mình từ em
Anh cũng chỉ góp thêm
Cho gia đình hạnh phúc

Khi nào anh lên chức
Sẽ mua đất xây nhà
Trồng trước cửa vườn hoa
Phía sau là bãi tắm

Nếu người em toàn nấm
Anh lấy nước biển về
Em tắm thỏa tắm thê
Cho đến khi hết bệnh

Trời hóa em là mận
Anh nguyện làm cây đào
Mọc ở cạnh cầu ao
Nơi chúng mình thề nguyện

Nếu đêm nào mất điện
Anh ngồi quạt cho em
Sau mỗi tối êm đềm
Tình nồng càng thắm đượm

Chuyện thường ngày ở huyện
Là lúc mình gần nhau
Hễ ngồi cạnh em lâu
Anh lại mơ cô khác

Nếu như em yêu nhạc
Anh xin làm cái đài
Ðể lúc em nằm dài
Luôn có anh bên cạnh

Dù bao giờ cô quạnh
Anh cũng gần bên em
Như ngọn bấc với đèn
Hòa trong nhau bừng sáng

Khi mà em đến …tháng
Là lúc anh phải chiều
May mà chẳng có nhiều
Tháng vài ba ngày lẻ

Bây giờ anh còn trẻ
Nếu mà anh có tiền
Anh mua một con thuyền
Cùng em đi khắp chốn

Chúng mình còn thiếu thốn
Chúng mình chẳng phải giầu
Nhưng mà có sao đâu
Em vẫn là tất cả

Anh là con trai cả
Em: dâu lớn trong nhà
Cùng phụng dưỡng mẹ cha
Vẫn thuận hoà sớm tối

Giả như em lạc lối
Anh tới đón em về
Vì chúng mình cùng quê
Có chi đâu mà lạ

Em thương anh vất vả
Anh nhớ em thật nhiều
Cũng chẳng còn bao nhiêu
Thời gian ta khó nhọc

Bỗng khi nào em khóc
Là những phút nhớ anh
Giọt nước mắt long lanh
Chảy trên hai gò má

Anh thương em anh quá
Người con gái chung tình
Những lúc ở một mình
Anh nhớ em từng phút

Nếu em là cây bút
Anh là giọt mực xanh
Mực bút vẫn song hành
Cùng em, anh tới lớp...

Nếu em là tia chớp
Anh như con thuyền kia
Lặng trôi dưới sao khuya
Tìm bến bờ em đậu

Nếu ai bảo em xấu
Ðập phù mỏ cho anh
Em là em của anh
Với anh em vẫn đẹp

Khi mà em hết đẹp
Thì anh cũng đã già
Hạnh phúc của hai ta
Là trái tim nồng cháy

Nếu em là xe máy
Anh sẽ là con đường
Trải đi khắp muôn phương
Cho em đi không ngại......

Giả như không bằng lái
Anh: cảnh sát giao thông
Em có gặp dân phòng
Hễ cần là anh đến

Giả như em là hến
Anh biến thành con "chai"
Ðể có khi ngày mai
Ðem bỏ vào nồi luộc

Nếu em không biết được
Cuộc đời trôi về đâu
Xin em hãy mau mau
Ta định ngày hôn lễ

Ðể một thời tuổi trẻ
Anh có em bên mình
Trọn vẹn cả nghĩa tình
Cho đến ngày ly dị

Thấy cuộc đời vô vị
Em lại tìm đến anh
Viết tiếp câu chuyện tình
Của Chí Phèo Thị Nở

Hoặc em là người ở
Anh sẽ bỏ vợ liền
Tối tối đến phòng em
Biến em thành bà chủ

Những lúc em buồn ngủ
Anh nguyện làm gối đầu
Ðể em ngủ thật sâu
Anh ngắm nhìn thoả thích

Em là con chim chích
Anh sẽ là chim ri
Dù chẳng hót được gì
Cũng bên nhau sớm tối

Nếu em hay nói dối
Anh nói dóc như thần
Hai chúng mình thành thân
Rủ nhau lừa thiên hạ

Em mà là con quạ
Anh hoá chú diều hâu
Dù xấu đẹp đến đâu
Cũng nghĩa tình chồng vợ

Chuyện bây giờ mới kể
Chắc chắn sẽ còn dài
Nếu còn có ngày mai
Anh cùng em viết tiếp…

 


 

Smilie Smilie Smilie

 

 


   Trong: LOVE
 

 
        
                                         Anh đến thăm em một buổi chiều
                                         Em ngồi buồn ngũ mắt hiu hiu
                                         Em nói với anh thèm hủ tiếu
                                         Xong rồi lại thèm cả bún riêu

         Ăn xong mà em còn chưa chịu
         Lại còn đòi muốn đi ăn nghiêu
         Kế đến là bánh mì xá xíu
         Và còn thêm cả bốn cái bánh tiêu

                                         Có lúc anh đây thật khó hiểu
                                         Tướng em nhỏ xíu lại ăn nhiều
                                         Vì thương em nên đành cam chịu
                                         Nhưng sợ ăn nhiều sẽ bị phì nhiêu

          Vậy thế là xong hết buổi chiều
          Em ăn hết chợ đến điều hiu
          Kề tai em nói là bụng yếu
         Anh mau kiếm hộ ái cầu tiêu

                                           Đã bảo với em chớ ăn nhiều
                                           Bây giờ bụng yếu hỏi cầu tiêu
                                           Đang đi trên phố tìm đâu thấy
                                           Ngồi đại trong xe uống thuốc liều

          Anh nầy nói thật hay là điêu
          Cũng tại anh hết vì quá chiều
          Em ơi em hãy ăn cho nhiều
           Đừng sợ anh có nhiều tiền bill

                                         Đã bảo anh rồi đừng quá chiều
                                         Có tiền đưa hết để em tiêu
                                         Bao nhiêu đưa hết rồi anh hiểu
                                          Em đi shopping thôi anh yêu

2 Trang  1 2 > 
Thông tin cá nhân

quangnam
Họ tên: ngo quang nam
Nghề nghiệp: Sửa xe đạp
Sinh nhật: 2 Tháng 5 - 1982
Nơi ở: Hà Nội
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Cuộc sống giống như những nốt nhạc vậy

Bạn bè
p3' h3o lov3 u 4ever
p3' h3o lov3 u 4ever
tieuphuong2811
tieuphuong2811
bekorea
bekorea
opal258
opal258
zojo
zojo
V.XIII
V.XIII
I-Shine
I-Shine
catbien_tt
catbien_tt
vuthinh12
vuthinh12
djtamazi
djtamazi
Xem tất cả




Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Chat


Đồng Hồ


Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com