New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries SHEET Tình bơ vơ      ♥ Thiếu G6PD nên và không nên ăn gì? Chuyên gia cảnh      ♥ 神戸 不用品回収      ♥ Ditropan 5mg là thuốc gì?      ♥ Dịch vụ khách hàng là gì?      ♥ 神戸 不用品回収      ♥ Hướng dẫn lập hóa đơn khi xuất khẩu      ♥ Lò Nướng Inox Chất lượng      ♥ SHEET Tà áo cưới      ♥ TOP Cách bảo trì bảo dưỡng màn hình LED an toàn và      ♥ Chiêm ngưỡng TOP 8 màn hình LED ngoài trời lớn nhấ      ♥ Plugin ký số là gì? Chỉ ra lỗi chưa cài đặt      ♥ Story Saver: Empowering Your Social Media E      ♥ 福岡 ファンダイビング      ♥ tieu chuan thiet ke van phong      ♥ Xét Nghiệm Gen G4500 Là Gì? Công Dụng      ♥ 北九州 パーソナルトレーニング      ♥ Gợi ý các món quà tặng doanh nghiệp TP.HCM      ♥ Cách lựa chọn đèn pha phù hợp nhất      ♥ 福岡 ファンダイビング      
 
Reply to this topicStart new topicStart Poll

Liệt Kê · [ Bình Thường ] · Tách Biệt+

Một bài văn hay !!, hơi dài xíu


hilovesumo
post Dec 4 2005, 12:05 PM
Gửi vào: #1


Group Icon

Thực tập viên
*
Thành viên: 427
Nhập: 8-November 05
Bài viết: 10
Tiền mặt: 52
Thanked: 0
Cấp bậc: 2
------
Giới tính: Male
------
Bạn bè: 0
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Đây là bài kiểm tra của bạn Nguyễn Trà My Sn 1987 , học sinh University High School (Úc)
Vietnam

“Home sweet home”, Dad says to me as we step out onto the balcony. He tells me that I’ve been enrolled into Viet Duc, a renowned high school in Hanoi. I barely hear what he says next because I am distracted by the expression of joy on his face. It is clear that to my father he is home. Dad finishes talking and steps inside, still with a blissful smile on his face. I peer down at the street below, watching in fascination as hundreds of motorbikes and bikes wriggle pass each other in the morning traffic. This is my first trip back to Vietnam as a teenager. Each time I return, Vietnam itself doesn’t seem to have changed, but yet it still seems different to me. Perhaps that’s because I’ve changed. I spot a group of giggling school girls riding their bikes to school, their traditional white Vietnamese dresses fluttering beautifully in the wind. Nearby, some tourists are preparing to cross the street, though their terrified expressions make them look more like they are getting ready to enter a fighting field. I laugh, though slightly discomfited, by my closer resemblance to the foreigners than the Vietnamese girls.

That afternoon, I realize that my grandmother’s ‘live-in’ maid, Hoa, is exactly the same age as me. As I watch TV, she comes in to sweep the floor and I don’t know whether to keep watching TV or not. Do I lift my feet? Do I leave the room? Not knowing what to do, I remain seated, feeling somewhat uneasy and embarrassed. I am fifteen, my family is always with me and my part-time job pays for my mobile phone bills and lipsticks. She is fifteen, living far away from her family to work as a cleaner while her wages enable her parents to keep her three brothers in school.

Monday comes and Dad pulls me out of bed at six. Hoa has already been at work for the past hour, of course, and has finished preparing breakfast. She serves me noodle soup and as I mutter a thank-you, I catch a surprised look in her eye before she slightly lowers her head at me.

The school bell rings at exactly seven, and I step into the small classroom with the Year Ten Coordinator. “This is Tra My, she is from Australia and will be joining our class for the next few months…,” the coordinator’s voice trails off as the students begin to clap. Feeling a little less nervous, I smile and wave awkwardly hello at the class before sitting down, conscious of the fifty five pairs of curious eyes watching me. The coordinator leaves and the teacher begins the lesson. It is Literature, and she tells me not to worry if I don’t understand everything. She starts to read what sounds like an analysis of a text, while the students frantically try to write down her every word. I take the chance to look around - the walls of the classroom are brown, the seats and tables in perfect rows, also brown. Everything is neat, clean, perfect and in its place. All the heads are down, but mine.

The weeks pass and my classmates have become my friends. They are just as interested in my life as I am in theirs, if not even more. Through their stories, and my observations, I notice a stark difference between the education I have been receiving in Australia and what it is like here. I think about this as I walk home from an exhausting day at school one afternoon, eyes on the grubby grey concrete ahead of me. I am behind these students. Where in Australia, I have been studying one broad subject called ‘science,’ they have already been specializing in chemistry, physics and biology since year seven. Their use of English as a second language is impressive, making my three years study of French look particularly pathetic.

Yet despite their advance knowledge in the technical subjects, even I can see that they are overall disadvantaged by the system. There are no experiments conducted for science subjects, no excursions, no camps, no oval- not one blade of grass anywhere for that matter. There are never any class discussions, and no student ever disagrees with the teacher. Everything seems to be dictated here, and students are given no chance to create or express their ideas. They are not even given a choice of what subjects to study. “In this rigid system, the curriculum is set by the Government, taught in the same text books, in the same way in every school,” I remember a friend expressing her dissatisfaction. “But at the end of the day, that’s just how things are here, and to survive all we can do is study and study and do as we are told”.

All my friends share an overwhelming common dream of one day being able to study overseas. I’m the embodiment of their dreams. I find that particularly shocking, considering cute boys are the only subjects of my dreams at the moment.

I look up at the street ahead of me, hundreds of metres of cement footpath occasionally interrupted by anonymous faces of kids my age or even younger. They are booksellers, shoe-shiners or beggars. I don’t know anything about their lives, but to me, they all seem to be victims of circumstance. I feel confused. Here I am, pitying the students who, by comparison to these helpless kids, have a vast wealth of opportunity. And me, well, the opportunities I hold are so off their scale that it wouldn’t even register in their wildest dreams. My life and its infinite possibilities are incomprehensible to these kids.

As I reach closer to home, I can see Hoa in the distance, returning from the market and struggling to carry two bamboo baskets that look heavier than her. I want to cry but I don’t, perhaps I can’t. As I turn away, she slowly fades into the backdrop of grey buildings, dying brown trees, and dusty metal scaffolds.

Looking back, I didn’t realize at the time I had changed, but at some point I obviously did. It’s only in retrospect that I can pinpoint the exact moment when I recognized my comparative luxury, and began to wonder why I ever complained about my life at all. Upon my return to Australia, my priorities in life were somewhat rearranged. Of course, however, I wasn’t immediately different. But gradually, I became more focused at school and began to care less and less about the materialistic things that were once the centre of my world. It was only once the transformation was complete that I was aware of, and thankful for, the profound shift that took place in me after my three month stay in Vietnam.


Bản dịch Tiếng Việt : dream.gif

“Home sweet home”, bố nói khi hai bố con tôi bước ra ban công. Bố bảo tôi được vào trường Việt-Đức, một trường trung học có tiếng ở Hà nội. Mải nhìn niềm vui rạng rỡ trên mặt bố, tôi không để ý bố còn nói gì nữa. Với bố, rõ ràng là bố đang ở tại quê hương của mình. Nói xong bố đi vào trong, vẫn với nụ cười thật tươi. Tôi nhìn xuống phố, hứng thú theo dõi dòng xe máy, xe đạp luồn lách nối đuôi nhau vào buổi bình minh. Đây là chuyến về Việt Nam đầu tiên của tôi ở lứa tuổi chớm lớn. Mỗi lần tôi trở về, dường như Việt Nam chẳng có gì thay đổi, nhưng tôi vẫn thấy khác. Có lẽ vì tôi đã thay đổi. Tôi thấy một nhóm nữ sinh đang cười rúc rích đạp xe tới trường. Tà áo dài trắng của họ phấp phới trong gió thật đẹp. Gần đó, mấy khách du lịch chuẩn bị qua đường, nhưng vẻ mặt hốt hoảng khiến họ giống như sắp bước vào đấu trường. Tôi cười, nhưng cũng hơi bối rối, vì tôi thấy mình giống những người nước ngoài đó hơn những cô gái Việt Nam kia.

Chiều hôm đó, tôi được biết là Hoa, người giúp việc nhà bà nội tôi, cũng bằng tuổi tôi. Hoa vào phòng quét nhà đúng lúc tôi đang xem tivi. Tôi không biết mình có nên tiếp tục xem Tivi nữa hay không. Tôi có nên nhấc chân lên để bạn ấy quét không? Tôi có nên rời khỏi phòng? Chẳng biết làm gì, tôi đành ngồi yên, cảm thấy hơi ngượng và không thoải mái. Tôi 15 tuổi, luôn có gia đình kế bên; tôi làm thêm chỉ để trả hóa đơn điện thoại di động và son môi cho mình. Hoa, 15 tuổi, phải sống xa gia đình để đi làm công việc dọn dẹp, kiếm tiền giúp cha mẹ trả học phí cho 3 cậu em trai.

Sáng thứ hai, bố đánh thức tôi dậy lúc sáu giờ. Tất nhiên là Hoa đã bắt đầu công việc từ một tiếng trước đó và đã chuẩn bị xong bữa sáng. Hoa bưng cho tôi một tô phở. Khi lí nhí cám ơn, tôi bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của Hoa, trước khi Hoa nhè nhẹ gật đầu với tôi.

Đúng 7 giờ, trống trường vang lên. Tôi bước vào phòng học nhỏ cùng với thầy giám thị khối 10. "Đây là bạn Trà My, bạn từ Úc về và sẽ cùng học với chúng ta trong vài tháng tới..." Giọng thầy nhỏ dần khi cả lớp vỗ tay. Tôi cảm thấy bớt lo lắng. Trước khi ngồi vào chỗ, tôi ngượng nghịu cười và vẫy tay chào cả lớp, cảm nhận được 55 cặp mắt tò mò đang dõi theo mình. Thầy giám thị rời khỏi lớp và cô giáo bắt đầu tiết học. Đây là tiết Văn và cô dặn tôi đừng lo nếu không hiểu hết. Cô bắt đầu đọc đoạn phân tích một tác phẩm trong khi học sinh ngồi dưới cuống quít ghi chép từng lời của cô. Tôi tranh thủ quan sát xung quanh: tường lớp học màu nâu, bàn ghế thẳng hàng, cũng màu nâu. Mọi thứ đều gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Mọi cái đầu đều cúi xuống, trừ tôi.

Nhiều tuần trôi qua, những người bạn cùng lớp đã trở thành bạn tôi. Họ tò mò muốn biết về cuộc sống của tôi cũng như tôi tò mò về cuộc sống của họ, nếu không nói là còn hơn thế nữa. Qua câu chuyện của họ và những gì tôi quan sát được, tôi thấy nền giáo dục ở Úc và ở đây khác nhau hoàn toàn. Tôi nghĩ về điều này vào một buổi chiều, trong khi đang lê bước về nhà sau một ngày học mệt mỏi, vừa đi vừa dán mắt xuống nền đường bêtông bẩn thỉu, xám xịt. Học ở đây, tôi bị tụt lại đằng sau. Trong khi ở Úc, tôi mới chỉ được học một môn tổng quát là "Khoa học" thì tại Việt Nam, học sinh đã được đào tạo chuyên sâu vào các môn Hóa học, Vật lý và Sinh học từ lớp 7. Khả năng tiếng Anh của họ, dù chỉ là một môn ngoại ngữ, thật đáng nể, khiến tôi cảm thấy mấy năm học tiếng Pháp của mình đến là thảm hại.

Nhưng bất chấp sự hiểu biết vượt trội của họ về các môn kỹ thuật, ngay cả tôi cũng nhận thấy rằng nhìn chung, hệ thống giáo dục khiến họ bị thiệt thòi. Không có thí nghiệm cho các môn khoa học, không có hoạt động ngoại khóa, không cắm trại, không bóng bầu dục [1] - đến một cọng cỏ cho sân bóng cũng chẳng có. Không hề có tranh luận trên lớp, và không hề có học sinh nào khác ý kiến với giáo viên. Tất cả mọi thứ ở đây dường như đều bị áp đặt, và học sinh không được tạo cơ hội để sáng tạo hay trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình. Thậm chí họ không có quyền được lựa chọn môn học. Tôi nhớ một người bạn của tôi than thở rằng: "Trong hệ thống cứng nhắc và bảo thủ này, mọi trường đều phải tuân thủ chương trình giảng dạy chung do chính phủ đề ra, sử dụng cùng một loại sách giáo khoa và cùng một phương pháp. Nhưng rút cục, ở đây là như vậy, và để không bị tụt lại, tất cả những gì mà bọn tớ có thể làm là học, rồi học và làm đúng những gì mà người ta bảo bọn tớ làm."

Tất cả những người bạn của tôi đều có chung một mơ ước rằng một ngày nào đó có cơ hội được đi du học. Tôi là hiện thân giấc mơ của họ. Tôi bị sốc, bởi lúc bấy giờ, tôi chỉ mơ tới những anh chàng đẹp trai.

Tôi ngước nhìn con phố phía trước, trên vài trăm mét đường bêtông chốc chốc lại thấy xuất hiện những đứa trẻ vô danh, trạc bằng hoặc thậm chí kém tuổi tôi. Chúng là những đứa trẻ bán báo, đánh giày hay ăn xin. Tôi chẳng biết gì về cuộc sống của chúng, nhưng với tôi, hình như chúng đều là nạn nhân của hoàn cảnh. Tôi cảm thấy bối rối. Sao tôi lại thương hại những người bạn học mà, nếu đem so với những đứa trẻ bất hạnh này, còn có biết bao cơ hội? Còn tôi, những cơ hội mà tôi nắm trong tay nằm ngoài tầm với của những đứa trẻ này, đến mức ngay cả trong những giấc mơ viển vông nhất chúng cũng không dám nghĩ tới. Những đứa trẻ ấy không thể tưởng tượng nổi cuộc sống với vô vàn những cơ hội của tôi.

Về gần tới nhà, tôi thoáng thấy bóng Hoa từ xa. Hoa vừa đi chợ về, đang phải đánh vật với hai cái làn tre trông có vẻ nặng hơn cả chính cô. Tôi muốn khóc nhưng không khóc được. Khi tôi quay đi, bóng Hoa biến dần vào phía sau những tòa nhà cao tầng xám xịt, những lùm cây khô héo, tàn úa và những giàn giáo đầy bụi bặm...

Nhìn lại, lúc đó tôi không nhận ra mình thay đổi, nhưng vào một thời điểm nào đó, rõ ràng tôi đã thay đổi. Chỉ khi hồi tưởng lại, tôi mới có thể xác định đích xác cái giây phút khi tôi nhận ra cuộc sống xa hoa mà tôi đang được hưởng, và bắt đầu tự hỏi tại sao tôi lại có thể phàn nàn về cuộc sống mà tôi đang có. Khi trở lại Úc, những điều tôi ưu tiên trong cuộc sống đã được sắp xếp lại đôi chút. Tất nhiên tôi không thay đổi ngay tức thì. Nhưng dần dần, tôi bắt đầu chú tâm hơn vào việc học và ngày càng ít quan tâm về những thứ vật chất đã từng một thời là trung tâm cuộc sống của tôi. Chỉ sau khi biến đổi hoàn toàn, tôi mới nhận ra và biết ơn sự thay đổi sâu sắc trong tôi sau ba tháng ở Việt Nam.

48.gif Hay nhưng mà dài wá? rtfm.gif 46.gif



--------------------
Nhóm bạn bè:

Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây


--------------------
To love is nothing!
To be loved is something!
To love and be loved is everything!
(¨`v´¨)
`•.¸.•`
|*``*|
|......|
|......|
\,,..~

.~*\...........~**~...~*\../`*~.~**~-..,
.\.....\¸,.~*\/....../\....\.....V...../...(_)...\
...\.............\......\/..../\........./\......¸,.~*
.....\¸,.~*´¨..`.-.,¸¸,.-`..\,¸¸,./.......,¸¸,`.\

..~**\./``*/~**~. .~*\..../*~.
...\....\/.../...../\....\.....|..|.....|
....\....../.......\/..../\......\/...../
...../__/...`..,¸¸,.-`.."-........../..


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 23rd April 2024 - 01:28 PM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch