xaem_kyniem

 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KI THUẬT MIỀN NAM
KHOA KI THUẬT CÔNG NGHỆ
LỚP ĐỊA CHÍNH  03TCDC1
 
BÁO CÁO THỰC TẬP
QUY HOẠCH SỪ DỤNG ĐẤT XÃ AN THẠNH_HUYỆN BẾN CẦU
TỈNH TÂY NINH. GIAI ĐOẠN 2011_2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
 
NHÓM 5: THÀNH VIÊN NHÓM
1: VĂN PHÚ THẠCH
2: VŨ MẠNH TÂN
3:HỒ XUÂN QUANG
4: TRẦN SƠN QUỐC
5: TRẦN NGỌC QUÝ
6: NGUYỄN VĂN DANH
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LỜI NÓI ĐẦU
 
Đất đai là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong kinh tế_xã hội.
Là địa bàn phân bố dân cư,xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Dất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng,có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý định của con người.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Đất đai được tạo thành trong tự nhiên. Đất đai là một phần của vỏ Trái Đất. Song về sở hữu quốc gia thì đất đai được gắn liền với chủ quyền lãnh thổ.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao nhất. Đất đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội như Adam Smith đã nói: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do đó, đất đai vừa là yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ sản xuất.
Mặt khác, đất đai là cơ sở không gian để phân bổ các khu dân cư, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi, xây dựng các ngành kinh tế quốc dân khác trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu tình hình địa phương Xã An Thạnh_Huyện Bến Cầu_ Tỉnh Tây Ninh
Chúng em nhận thức được tầm quan trọng của việc lập quy hoạch sử dụng đất.vì vậy chùng em quyết định đi sâu nghiên cứu với đề tài:” QUY HOẠCH SỪ DỤNG ĐẤT XÃ AN THẠNH_HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH. GIAI ĐOẠN 2011_2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
Được sự hướng dẫn của thầy Trương Công Phú cùng với các thầy cô, tập thề lớp 03TCDC1 chúng em đã nghiên cứu, tổng hợp số liệu, viết thành báo cáo.
Qua đó chúng em cảm nhận được một lần nữa vai trò hết sức qua trọng của quy hoạch sử dụng đất.
 
 
 
 
LỜI CẢM ƠN.
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt năm học.Đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Ki thuật công nghệ đã truyền đạt kiến thức làm hành trang cho chúng em bước vào đời. Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Trương Công Phú, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian làm báo cáo vừa qua và đã giúp cho chúng  em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Địa Chính 03TCDC1
Chúc các thầy cô và các bạn nhiều sức khỏe.
Sài Gòn, ngày….. tháng…. năm 2012.
Nhóm sinh viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
  • Tính cấp thiết của đề tài
  • Mục tiêu_đối  tượng_phạm vi nghiên cứu
  • Ý nghĩa của đề tài
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 cơ sở khoa học của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.1 khái niệm QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.2 vai trò QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.3 chức năng của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.4 trình tự, nội dung,căn cứ,nguyên tắc các loại hình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.5 thẩm quyền xét duyệt QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.6 mối quan hệ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT với các ngành khác.
2.1 căn cứ pháp lí của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.2 những căn cứ pháp lí chung của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 nội dung nghiên cứu
  • nghiên cứu tổng quan
  • điều tra,đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế_xã hội
  • điều kiện tự nhiên
  • điều kiện kinh tế_xã hội
  • hiện trạng về cơ sở hạ tầng
  • đánh giá tình hình quản lí sử dụng dất đai
  • phương hướng mục tiêu phát triển
  • phương pháp nghiên cứu
  • phương pháp điều tra nội nghiệp
  • phương pháp thống kê
  • phương pháp minh họa bằng bản đồ
  • phương pháp tính toán theo định mức
PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
  • điều kiện tự nhiên
  • vị trí địa lí
  • địa hình địa mạo
  • khí hậu
  • thủy văn
  • các nguồn tài nguyên
  • tài nguyên đất
  • các loại tài nguyên khác
  • thực trạng môi trường
  • thực trạng phát triển kinh tế_xã hội
  • tình hình dân số và lao động
  • thực trạng phát triển dân số
  • thực trạng phát triển dân cư
  • thực trạng cơ sở hạ tầng
  • giao thông
  • thủy lợi
  • giáo dục, đào tạo
  • y tế
  • văn hóa thông tin
  • quốc phòng, an ninh
  • thực trạng phát triển các ngành kinh tế, xã hội
  • ngành công nghiệp
  • ngành nông nghiệp
  • ngành dịch vụ
  • tình hình quản lí sử dụng đất đai
  • tình hình quản lí đất đai
  • Hiện trạng sử dụng đất theo từng đối tượng sử dụng đất
  • tổ chức thực hiện các văn bản vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất đai
  • xác định địa giới hành chính,lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
  • quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
  • quản lí giao đất, thuê,thu hồi,chuyển mục dích sử dụng đất
  • thực trạng sử dụng đất
  • phân tích hiện trạng sử dụng đất các loại
  • hiệu quả sử dụng đất
  • biến dộng sử dụng đất
  • tổng diện tích tự nhiên
  • dất nông nghiệp
  • đất chuyên trồng lúa
  • đất trồng cây lâu năm
  • đất phi nông nghiệp
  • đất chưa sử dụng
  • đất khác
  • đánh giá tình hình sử dụng đất trong thời gian qua
  • phương hướng, mục tiêu sử dụng đất
  • các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năn 2030
  • về kinh tế
  • về xã hội
  • phương hướng, mục tiêu sử dụng đất
  • dự báo nhu cầu sử dụng đất trong tương lai
  • khả năng dáp ứng, chất lượng đất trong ky quy hoạch
  • nội dung phương án quy hoạch sử dụng dất đến năm 2030
  • đất phi nông nghiệp
  • quy hoạch đất ở
  • quy hoạch đất chuyên dùng
  • quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp
  •  tổ chức và quản lí đất chưa sử dụng
  • xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
  • phân kỳ quy hoạch
  • kế hoạch sử dụng kì đầu:2012-2017
  • kế hoạch sử dụng kì giữa: 2018-2023
  • kế hoạch sử dụng kì cuối:2024-2030
  • kế hoạch sử dụng đất từng năm cuả kì đầu
  • đất nông nghiệp
  • đất phi nông nghiêp
  • đánh giá hiệu quả và các giải pháp
  • đánh giá hiệu quả của phương án
  • giải pháp thực hiện cac1quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • các biện pháp về chính sách và quản lí
  • giải pháp Ki thuật
CHƯƠNG 2: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 kết luận
2 kiến nghị
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG: 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
  1. tính cấp thiết của đề tài
đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở để sản xuất của tất cả các ngành.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung củng như của từng vùng, từng địa phương và các đơn vị cơ sở.
Quy hoạch sử dụng đất giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định hợp lí cơ cấu sử dung đất.mặt khác có thể kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài giúp cho quá trình sử dụng đất đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành,lĩnh vực trên địa bàn nhất định một cách hợp lí nhất. nó là một khâu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. là một chương không thể thiếu khi đưa ra các chương  trình,kế hoạch phát triển kinh tế của nước ta.
Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu được sự giúp đỡ của thầy Công Phú cùng các số liệu.nhóm chúng em đã đi sâu nghiên cứu đề tài:” QUY HOẠCH SỪ DỤNG ĐẤT XÃ AN THẠNH_HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH. GIAI ĐOẠN 2011_2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”.
1.2 mục tiêu_đối tượng_phạm vi nghiên cứu.
1.2.1 mục tiêu
_Quy hoạch sử dụng đất tại xã An Thạnh - Huyện Bến Cầu - Tỉnh Tây Ninh trên cơ sở phân bố đất đai cho các ngành.
_Đề xuất các biện pháp sử dụng đất có hiệu quả phát triển kinh tế cao kết hợp với việc bảo vệ đất và môi trường của xã An Thạnh cũng như của cả nước.
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ diện tích đất trên địa bàn xã An Thạnh-Huyện Bến Cầu-Tỉnh Tây Ninh.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu:
Tại địa bàn xã An Thạnh-Huyện Bến Cầu-Tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến năm 2030.
Thời gian nghiên cứu: 01-03-2012 đến 30-04-2012
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn
_Thông qua quy hoạch Nhà nước tổ chức việc thực hiện sử dụng đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và cơ sở không gian bố trí tất cả các ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.3.2 Ý nghĩa khoa học
_Về mặt khoa học sự hoàn thiện của quy hoạch sử dụng đất gắn liền với thành tựu khoa học-kỹ thuật, với trình độ và năng lực quản lý.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 cơ sở khoa học của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.1 khái niệm QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp Ki thuật , kinh tế, xã hội và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lí đất đai đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất sử dụng cả nước. tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,tạo điều kiện  bảo vệ đất đai và môi trường.
1.1.2 vai trò QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
             _Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản có hạn và quy hoạch sử dụng đất để làm nền tảng cho tất cả các quá trình sinh hoạt, sản xuất cũng như cảnh quan môi trường để thỏa mản nhu cầu sống và phát triển ngày càng cao của con người.
2.1.3 Chức năng của quy hoạch sử dụng đất:
_Quy hoạch sử dụng đất là phát huy tối đa về môi trường sống, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển phục vụ cho cuộc sống con người. Đây cũng là hoạt động bảo tồn và khai thác phát huy hết tiềm năng của đất cũng như tạo không gian sự sống, mang lại sự sống và cân bằng hệ sinh thái trên bề mặt trái đất.
1.1.4 trình tự, nội dung,căn cứ,nguyên tắc các loại hình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.4.1 Trình tự các bước lập quy hoạch sử dụng đất.
            _Gồm có 5 bước:
         Bước 1: Công tác chuẩn bị
         Bước 2: Điều tra thu thập thông tin.
         Bước 3: Nghiên cứu tổng hợp các chuyên đề (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất,…)
         Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
         Bước 5: Hoàn tất hồ sơ và thủ tục pháp lý
1.1.4.2 Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất các cấp.
            _Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật đất đai quy định:
a) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
c) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
d) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
đ) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.1.4.3 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
            _Căn cứ theo Điều 22 Luật đất đai năm 2003 quy định:
         Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
         Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
         Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
         Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
         Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
         Định mức sử dụng đất;
         Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
         Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
         Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
         Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
         Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;
         Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
         Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
         Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
1.1.4.4 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
_Căn cứ theo Điều 21 Luật đất đai năm 2003 thì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
•           Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
•           Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
•           Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
•           Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
•           Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
•           Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
•           Dân chủ và công khai;
•           Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
1.1.4.5 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: là luận chứng phát triển kinh tế xã hộ, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế xã hội hợp lý theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
b) Quy hoạch theo ngành: là lựa chọn phương án phát triển, phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ. Như quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành kết cấu hạ tầng, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng…..
c) Quy hoạch xây dựng: là tổ chức không gian, hệ thống công trình, kết cấu hạ tầng (cụ thể theo quy hoạch vùng, lãnh thổ và quy hoạch theo ngành).
d) Quy hoạch cụ thể: là lựa chọn địa điểm bố trí các công trình và tổ chức không gian tổng thể trên một lãnh thổ xác định trên từng thời kỳ cũng là bước cụ thể hóa quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch ngành.
1.1.5 thẩm quyền xét duyệt QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Căn cứ theo Điều 26 Luật đất đai năm 2003 qui định như sau:
         Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.
         Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
         Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
         Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc quy hoạch phát triển đô thị.
1.1.6 mối quan hệ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT với các ngành khác.
1.1.6.1 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên với Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới.
a) Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện ở bốn cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã
Chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hướng (chỉ tiêu này sẽ được tính toán lại trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất của cấp trực thuộc).
Quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên.
b) Quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính các cấp cùng  hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh.
 (Sơ đồ)
            Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất theo từng cấp hành chính
Cả nước (đã hoàn thành): Điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
Cấp tỉnh (đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương): Cụ thể quy hoạch sử dụng đất cấp toàn quốc, kết hợp với nhu cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cấp huyện (đơn vị hành chính trực thuộc cấp Tỉnh): Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai.
Cấp xã (đơn vị hành chính trực thuộc cấp Huyện): Giải quyết rất cụ thể, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Xã (quy hoạch sử dụng đất chi tiết).
1.1.6.2 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
a) Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cung cấp căn cứ khoa học xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Định hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, trường học, y tế…
b) Quy hoạch sử dụng đất dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội đã được xác định trong quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội để bố trí sử dụng đất đai một cách hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
1.1.6.3 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp.
a) Quy hoạch sử dụng đất dự báo cho ngành nông nghiệp ở mức vĩ mô
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng rừng
Đất nuôi trồng thủy sản
Trên cơ sở đó quy hoạch nông nghiệp đi vào bố trí sử dụng đất chi tiết đến từng loại cây, con và cơ cấu mùa vụ.
b) Quy hoạch nông nghiệp đưa ra các giải pháp (về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…) để ngành nông nghiệp phát triển đạt đến các chỉ tiêu về đất đai (đây cũng là căn cứ để bố trí đất đai trong quy hoạch sử dụng đất).
Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông nghiệp có quan hệ qua lại vô cùng mật thiết với nhau.
1.1.6.4 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
a) Quy hoạch đô thị định ra tính chất quy mô, xây dựng đô thị, xác định các bộ phận hợp thành đô thị
b) Quy hoạch đô thị bố trí các khu vực cho các dự án, tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng đô thị:
Khu trung tâm hành chính.
Khu thương mại dịch vụ và du lịch.
Khu công nghiệp.
Cụm dân cư…
c) Quy hoạch sử dụng đất xác định vị trí, quy mô các loại đất trong các dự án xây dựng đô thị,..quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị.
1.1.6.5 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các ngành (đất chuyên dùng)
a) Quy hoạch ngành: giao thông, thủy lợi, giáo dục, thể thao, khoán sản…..
b) Quy hoạch ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, quy hoạch sử dụng đất bố trí đất đai để phát triển ngành.
c) Quy hoạch ngành chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất, quy mô sử dụng đất của các ngành sẽ được điều hòa trong quy hoạch sử dụng đất.
d) Không có sự khai thác theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể , đối tượng được xác định trong quy hoạch ngành cũng sẽ được bố trí trong quy hoạch sử dụng đất theo vị trí và thời gian triển khai.
2.1 căn cứ pháp lí của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
•           Luật đất đai năm 2003
•           Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP/ ngày 29-10-2004 của chính phủ về thi hành Luật đất đai
•           Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
•           Nghị định số 197/2004/NĐ-CP/ ngày 03-12-2004 quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
•           Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT/ ngày 13-04-2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP/ ngày 29-10-2004 của chính phủ về thi hành Luật đất đai
•           Thông tư số 116/2004/TT-BTC/ ngày 07-12-2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP/ ngày 03 -12 -2004 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
•           Nghị định số 84/2004/NĐ-CP/ ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
•           Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT/ NGÀY 02-07-2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2004/NĐ-CP/ ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
•           Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT/ ngày 30-06-2005 về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
•           Thông tư số 04/2006/BTNMT/ ngày 22-05-2006 về việc hướng đẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
•           Nghị định số 02/2006/NĐ-CP/ ngày 05-01-2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới.
•           Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg / ngày 20-07-2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
•           Quyết định số 1107/QĐ-TTg / ngày 21-08-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg/ ngày 22-02-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai
2.2 những căn cứ pháp lí chung của QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 nội dung nghiên cứu
quy hoạch sừ dụng đất xã an thạnh_huyện bến cầu tỉnh tây ninh. giai đoạn 2011_2020 và định hướng đến năm 2030”.
  • nghiên cứu tổng quan
  • điều tra,đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế_xã hội
  • điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã An Thạnh là một xã nằm phía Đông Nam của huyện Bến Cầu có tổng diện tích tự nhiên 2589,27 ha được chia thành 03 ấp, được giới hạn trong phạm vi kinh độ, vĩ độ địa lý:
Từ 106011’ đến 106017’ kinh độ Đông
Từ 11003’ đến 11006’ vĩ độ Bắc.
Và tiếp giáp ranh giới với các đơn vị hành chính sau:
-           Phía Đông giáp xã Thanh Phước, Thị trấn Gò Dầu - huyện Gò Dầu
-           Phía Tây giáp xã Lợi Thuận - huyện Bến Cầu
-           Phía Nam giáp xã Phước Lưu, xã Bình Thạnh - huyện Trảng Bàng
-           Phía Bắc giáp xã Phước Trạch, xã Hiệp Thạnh - huyện Gò Dầu
1.2.1.2  Đặc điểm địa hình địa mạo
Đây là vùng đất thấp so với toàn tỉnh.Hệ thống sông ngòi dày đặc.
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu
         Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, nên ảnh hưởng đến sản xuất của người dân
         Nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình trong năm khá cao khảng 27*C, biên độ giao động thấp 3.9*C bức xạ dồi dào, cán cân bức xạ (+) tổng nhiệt xê dịch 8000-10000*C.
         Từ tháng 11 đến tháng 2 ảnh hưởng của khối khí lạnh cực đới phía Bắc hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc.
         Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí cực đới yếu dần thời gian này ảnh hưởng của khối không khí Tây Thái Bình Dương và biển nên thời tiết nóng ẩm chủ yếu gió Đông Nam và gió Nam. Đây là lúc mùa khô hoạt động.
         Tháng 5 gió Đông Nam chiếm ưu thế và hình thành gió Tây Nam nhưng còn yếu, từ tháng 6 đến tháng 10 chủ yếu là gió Tây Nam. Đây là lúc mùa mưa hoạt động.
         Chế độ gió phản ánh chế độ hoàn lưu gió mùa của khu vực, của vùng.Độ ẩm không đều giữa các tháng khoảng 78.4%, lượng mưa trung bình trong năm cao 1900-2300mm không đều giữa các tháng.
         Cuối mùa khô từ tháng 4 đến tháng 11 có từ 110-120 cơn dông , tháng có dông xuất hiện nhất là tháng 5,6,7 khoảng 12-20 ngày có dông xuất hiện chiều tối mưa nhiều, gây lũ.
         Tháng 11- tháng12 thiên nhiên ít bão nhưng bị ảnh hưởng của bão làm cho mưa kéo dài và lũ lớn.
1.2.1.4 Chế độ thủy văn
Hệ thống sông rạch dày đặc,có 2 sông chính là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư sống tập trung ven theo các tuyến đường, các hộ dân chủ yếu làm nông nghiệp như canh tác lúa, hoa màu, trồng cây công nghiệp….. Bên cạnh đó các hoạt động thương mại và dịch vụ đang được phát triển theo con đường kinh tế Cửa khẩu.
- Nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông, hệ thống kênh, rạch dày đặc, phù sa được bồi đắp hàng năm nên chất đất của xã chủ yếu là đất phù sa màu mỡ thích hợp trồng lúa, hoa màu cho năng suất cao, thuyền bè đi lại thuận tiện.
- Có đường Xuyên Á chạy qua nối xã với Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, mạng lưới giao thông được phát triển, giúp cho người dân đi lại thuận tiện, hàng hoá lưu thông dễ dàng.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, tình hình y tế giáo dục ngày càng tốt hơn, ý thức về kế hoạch gia đình được nâng cao, sức khoẻ của người dân được đảm bảo; con em được đến trường ngày càng đông.
1.2.3 Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường
1.2.3.1 Tài nguyên đất:
Có 2 loại đất chính: đất xám, đất phèn Trong đó đất xám là chủ yếu, chất lương đất có độ phì tiềm năng khá, khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng tốt chủ yếu là lúa và hoa màu.
1.2.3.2 Tài nguyên nước:
Nguồn nước dựa vào hệ thống kênh rạch trên toàn địa bàn và chủ yếu dựa vào sông lớn sông Vàm Cỏ Đông.Vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
1.2.3.3 Tài nguyên rừng:
Rừng chiếm phần lớn diện tích đất nhưng do chiến tranh tàn phá và khai thác bừa bãi nên nguồn tài nguyên rừng nay đã cạn kiệt.
1.2.3.4 Tài nguyên khoán sản:
Phổ biến nhất là khoáng nhiên liệu, phi kim loại như than bùn, cát và nhiều khoáng sản đang trong tình hình tham dò.
  • thực trạng môi trường
  • thực trạng phát triển kinh tế xã hội
- Dân cư sống tập trung ven theo các tuyến đường, các hộ dân chủ yếu làm nông nghiệp như canh tác lúa, màu, trồng cây công nghiệp….. Bên cạnh đó các hoạt động thương mại và dịch vụ đang được phát triển theo con đường kinh tế Cửa khẩu.
- Nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông, hệ thống kênh, rạch dày đặc, phù sa được bồi đắp hàng năm nên chất đất của xã chủ yếu là đất phù sa màu mỡ thích hợp trồng lúa, màu cho năng suất cao; thuyền bè đi lại thuận tiện.
- Có đường Xuyên Á chạy qua nối xã với Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, mạng lưới giao thông được phát triển, giúp cho người dân đi lại thuận tiện, hàng hoá lưu thông dễ dàng.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, tình hình y tế giáo dục ngày càng tốt hơn, ý thức về kế hoạch gia đình được nâng cao, sức khoẻ của người dân được đảm bảo; con em được đến trường ngày càng đông.
2.1 tình hình dân số và lao động
2.1.1  thực trạng phát triển dân số
2.1.2  thực trạng phát triển dân cư
2.2     thực trạng cơ sở hạ tầng
2.2.1  giao thông
2.2.2  thủy lợi
2.2.3  giáo dục, đào tạo
2.2.4  y tế
2.2.5  văn hóa thông tin
2.2.6  quốc phòng, an ninh
2.3     thực trạng phát triển các ngành kinh tế, xã hội
2.3.1  ngành công nghiệp
2.3.2  ngành nông nghiệp
2.3.3  ngành dịch vụ
3        tình hình quản lí sử dụng đất đai
3.1     tình hình quản lí đất đai
3.1.1  tổ chức thực hiện các văn bản vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất đai
3.1.2  xác định địa giới hành chính,lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.1.3  quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
3.1.4  quản lí giao đất, thuê,thu hồi,chuyển mục dích sử dụng đất
3.2     thực trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất xã An Thạnh năm 2010
Tổng diện tích tự nhiên là 2589,27 ha chiếm 10,90% trên tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó cơ cấu các loại đất như bảng 1.
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất của toàn xã
STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Ghi chú
1 Đất nông nghiệp 2169,74 83,80  
2 Đất phi nông nghiệp 419,53 16,20  
3 Đất chưa sử dụng 0 0  
Tổng 2589,27 100  
 
 
 
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của toàn xã

 
3.2.1  phân tích hiện trạng sử dụng đất các loại
3.2     Hiện trạng sử dụng đất theo từng đối tượng sử dụng đất
Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên gồm:
-           Hộ gia đình, cá nhân (GDC): 2246,53 ha chiếm 87,76 %
-           UBND cấp xã (UBS): 8,32 ha chiếm 0,32 %
-           Tổ chức kinh tế (TKT): 35,97 ha chiếm 1,39 %
-           Cơ quan, đơn vị Nhà nước (TCN): 6,26 ha chiếm 0,24 %
-           Tổ chức khác (TKH): 1.74 ha chiếm 0,07 %
-           Cộng đồng dân cư (CDS): 3,41 ha chiếm 0,13 %
3.2.2  hiệu quả sử dụng đất
3.3     biến dộng sử dụng đất
. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2010
- Diện tích tự nhiên năm 2005 là 2502,05 ha
- Diện tích tự nhiên năm 2010 là 2589,27 ha.
- Đất nông nghiệp diện tích năm 2005 là 2167,32 ha, diện tích năm 2010 là 2169,74 ha, tăng 2,42 ha so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là do biến động từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang và do đo đạc đăng ký thống kê lại. Nhưng đất trồng lúa lại giảm do chuyển sang đất ở nông thôn; Đất phi nông nghiệp diện tích năm 2005 là 328,84 ha, diện tích năm 2010 là 419,53 ha, tăng 90,69 ha so với năm 2005, nguyên nhân do chuyển từ đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất lúa sang và do đo đạc đăng ký thống kê lại, tình hình biến động cụ thể như sau:
01/01/2005 01/01/2010
Loại đất Diện tích (ha) Nội dung biến động Mã loại đất Diện tích biến động Cân đối biến động Diện tích (ha)
Tăng(+) Giảm(-)
I.Đất nông nghiệp
 
 
 
 
1. Đất trồng lúa
 
 
 
1985,88
  LUA      
 
 
 
 
 
 
 
-110,28
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1875,6
 
 
 
 
 
+ Do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang BCS +5,89  
+ Do chuyển sang đất trồng cây lâu năm CLN   -40,45
 + Do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản NTS   -9,11
 + Do chuyển sang đất ở nông thôn ONT   -34,73
 + Do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK   -0,67
 + Do chuyển sang đất có mục đích công cộng CCC   -3,81
+ Do chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD   -0,14
 + Do chuyển sang đất trồng cây hàng năm HNK   -11,51
 
 +  Do chuyển sang đất trồng cây lâu năm CLN   -12,33
 + Do chuyển sang đất quốc phòng CQP   -1,72
 + Do chuyển sang đất an ninh CAN   -0,62
 + Do chuyển sang đất kinh doanh phi nông nghiệp CSK   -1,08
       
2. Đất trồng cây hàng năm 0,00   HNK     +11,06 11,06
 + Do chuyển từ đất trồng lúa sang LUA +11,51  
+ Do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang  
NTS
+0.05  
 + Do chuyển sang đất ở nông thôn ONT   -0,06
 + Do chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa  
NTD
  -0.44
       
3 . Đất trồng cây lâu năm 164.72  + Do chuyển từ đất trồng lúa sang LUA +52,79   +88,67 253,39
+ Do chuyển ở nông thôn sang ONT +0.03  
+ Do chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng  
SMN
+22.76  
 + Biến động khác do đo đạc đăng ký thống kê lại   +24.37  
+ Do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản  
NTS
  -0,29
 + Do chuyển sang đất ở nông thôn ONT   -0,37
 + Do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp  
CSK
  -0,78
 + Do chuyển sang đất có mục đích công cộng  
CCC
  -0,06
 + Do chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng  
TTN
  -0,08
 + Do chuyển sang đất phi nông nghiệp khác  
PNK
  -0,08
 + Do chuyển sang đất ở nông thôn ONT   -9,61
4. Đất nuôi trồng thủy sản 16.72   NTS     +12,97 29,69
 + Do chuyển từ đất trồng lúa sang LUA +9,11  
 + Do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang  
CLN
+0,29  
 + Do chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang  
SMN
+3,53  
+ Biến động khác do đo đạc đăng ký thống kê lai   +0,16  
+ Do chuyển sang đất trồng cây hàng năm  
HNK
  -0,05
+ Do chuyển sang đất ở nông thôn ONT   -0,07
       
II. Đất phi nông nghiệp
5. Đất ở nông thôn 66.12   ONT     +44,44 110,56
 + Do chuyển từ đất trồng lúa sang LUA +34,73  
 + Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang  
HNK
+0,06  
 + Do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang  
CLN
+9,98
 
 
+ Do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang  
NTS
+

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

ra_di.ak
Họ tên: huynh anh tuan
Nghề nghiệp: sv
Sinh nhật: : 25 Tháng 8 - 1990
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



Bình luận mới

(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

hĩ..bun

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com