bebi9x Blog

   Trong: tư vấn phụ khoa
 

Trong nhóm bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà…thì giang mai được coi là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai do vi khuẩn đặc trưng gây ra là “xoắn khuẩn giang mai” có tên là Treponema pallidum, xuất hiện tại nhiều vị trí khác khác trong đó có miệng. Vậy xoắn khuẩn giang mai là gì? Bệnh giang mai ở miệng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những vấn đề này của bạn đọc.

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Xoắn khuẩn giang mai mang những đặc điểm đặc trưng riêng. Nó có hình lò xo, gồm 6 – 14 vòng, đường kính ngang > 0,5µ, chiều dài dao động từ 6 - 15µ gồm 3 loại xoắn khuẩn di động sau:

  • Xoắn khuẩn di chuyển theo trục dọc kiểu xoáy đinh ốc.
  • Xoắn khuẩn di động kiểu lắc lư như quả lắc đồng hồ.
  • Xoắn khuẩn di động lượn sóng.

Đặc trưng của loại xoắn khuẩn này là sức sống yếu, sức sống của nó phụ thuộc vào môi trường sống của nó. Sống lâu nhất là ở môi trường ẩm ướt (sống khoảng 2 ngày), ở các môi trường khác xoắn khuẩn này bị tiêu diệt nhanh chóng: ở môi trường bình thường chỉ sống được vài giờ, môi trường khô xoắn khuẩn chết nhanh chóng, trong môi trường có chất tẩy rửa hay xà phòng thì chỉ tồn tại được vài phút.

Chính do đặc trưng này nên tốc độ lây lan của bệnh giang mai hạn chế hơn rất nhiều so với các bệnh khác trong bệnh xã hội.

Cũng chính vì vậy nên nguy cơ mắc bệnh giang mai là do tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng, đồ sinh hoạt cá nhân là không có và bị loại bỏ. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh này đó chính là qua con đường tình dục là chủ yếu. Khi giao hợp quá mạnh, sẽ làm tổn thương các bộ phận sinh dục, xoắn khuẩn giang mai sẽ theo các vết xước đó xâm nhập vào cơ thể người, có thể là các cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng… Một số con đường khác có thể lây lan đó là lây qua đường truyền máu, do chữa bệnh không sử dụng bảo hộ lao động hoặc lây từ mẹ sang con.

Bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng là một trường hợp của bệnh giang mai. Bệnh cũng nguy hiểm như bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục, ở mắt. Tuy nhiên, rất nhiều người còn thiếu hiểu biết về bệnh giang mai ở miệng. Nhiều người còn nhầm lẫn dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng với dấu hiệu nhiệt miệng hoặc viêm loét miệng thông thường, thậm chí còn cho rằng bệnh giang mai không thể xảy ra ở miệng.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng

Cả giai đoạn 1 và 2 của bệnh giang mai ở miệng thì đều xuất hiện những triệu chứng ở miệng nếu bệnh nhân có sự tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai. Cụ thể, những triệu chứng bệnh giang mai ở miệng,như sau:

  • Ở giai đoạn 1: Bệnh giang mai ở miệng thường biểu hiện ra những vết loét ở môi mà y học gọi đó là “săng giang mai”. Những vết săng này thường có màu hồng nhạt, bờ nhẵn, hình tròn hoặc hình bầu dục, không gây đau và ngứa. Những nốt “săng” này thường xuất hiện sau 10 - 90 ngày ủ bệnh. Ngoài dấu hiệu này thì một số trường hợp người bệnh còn thấy dấu hiệu các bợt trắng đục, đau họng kéo dài, nuốt vướng, có thể sưng hạch ở cổ hoặc vị trí khác.
  • Ở giai đoạn 2: Giang mai xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác nhau. Các vết loét vẫn tồn tại trong miệng và quanh miệng. Vết loét này thường tồn tại trong vài tuần rồi biến mất mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, không phải là bệnh đã khỏi mà các biểu hiện của bệnh giang mai ở miệng vẫn âm thầm phát triển và lan rộng ra toàn cơ thể. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ thấy các biểu hiện toàn thân như phát ban toàn cơ thể, rụng tóc bất thường, sưng đau khớp… đồng thời, các biểu hiện này còn lan xuống cả bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng là bệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và cơ thể gây bệnh qua các con đường sau:

  • Qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex): Khi tiến hành quan hệ tình dục bằng đường miệng xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh nếu như bạn có những vết xước ở miệng, lở loét, chảy máu chân răng, chảy máu nướu.
  • Qua con đường gián tiếp: Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng, đặc biệt là bàn chải đánh răng của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai ở miệng tuy rằng khả năng lây bệnh theo con đường này không cao. Tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn cũng có thể là cơ hội để xoắn khuẩn giang mai thâm nhập và gây bệnh giang mai ở miệng.

Cách điều trị giang mai ở miệng

Giang mai ở miệng điều trị như thế nào?

Điều trị giang mai ở miệng cũng tương tự như điều trị giang mai thông thường. Bệnh sẽ dễ dàng điều trị trong giai đoạn 1, 2 và thời gian đầu của giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn cuối, giang mai rất khó chữa khỏi và đặc biệt không thể thay đổi được những biến chứng đã xảy ra.

Hiện nay việc điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh đang rất hiệu quả và phổ biến. Biện pháp sử dụng thuốc có thể áp dụng cho mọi đối tượng ( kể cả trẻ sơ sinh). Khi sử dụng biện pháp thuốc kháng sinh cần phải chú ý những điều sau:

  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài uống thêm, có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Dùng đúng thuốc, đúng liều, không lạm dụng thuốc nhằm đẩy nhanh quá trình chữa trị.
  • Cần phải được xét nghiệm máu và kiểm tra định kỳ khi dùng thuốc kháng sinh. Việc này xác định liệu phương pháp chữa trị bằng thuốc có hiệu quả hay không.
  • Nếu đối tượng người bệnh là phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng biện pháp này, bởi sẽ gây hại tới thai nhi.

Cách phòng tránh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng hay ở bất kỳ vị trí nào khác trong cơ thể đều rất nguy hiểm. Vì vậy cần phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân mình. Để phòng tránh bệnh giang mai ở miệng, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau đây:

  • Không quan hệ tình dục bằng đường miệng hoặc nếu có quan hệ thì phải sử dụng miếng lưới bảo vệ an toàn cho miệng.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người khác.
  • Không thực hiện hành động hôn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người khác khi bạn thấy có dấu hiệu viêm loét miệng, hay người khác bị viêm loét miệng.
  • Không dùng các chất kích thích hoặc những đồ ăn cay, nóng khi phát hiện thấy các vấn đề khác thường xuất hiện ở miệng. Việc dùng chất kích thích hoặc các đồ ăn cay, nóng trong thời điểm này chỉ kích thích để bệnh phát triển nặng thêm.
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ hàng ngày, súc miệng bằng nước muối đều đặn mỗi ngày.

Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như tư vấn về xoắn khuẩn giang mai và giang mai ở miệng, các bạn có thể liên hệ với các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Đông Phương qua đường dây nóng 0988 111 497 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Nguồn: http://phukhoadongphuong.com/


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

bebi9x
Họ tên: bé bi
Sinh nhật: : 4 Tháng 4 - 1992
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

âm nhạc

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com