benhvienthucuc's Blog

 

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Hãy tìm hiểu cụ thể xem tại sao phải rạch tầng sinh môn và cần chăm sóc sau khi rạch tầng sinh môn thế nào cho đúng.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn, nguyên nhân do đâu?

Tầng sinh môn dài khoảng 3 – 5 cm, phát huy tác dụng lúc sinh nở. Nếu sinh thường thì tầng sinh môn cần giãn rộng để em bé chui ra ngoài nhưng có nhiều nguyên nhân tầng sinh môn không giãn rộng, bác sĩ phải cắt tầng sinh môn hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển dạ khi xuất hiện sinh khó.

Trường hợp sinh thường bị rạch tầng sinh môn:

– Đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp, tầng sinh môn bị sưng phù… khiến thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ rách tầng sinh môn nghiêm trọng nếu như không rạch.

– Thai lớn, vị trí đầu thai nhi không chuẩn, đầu thai bị kẹp ở tầng sinh môn.

– Sản phụ trên tuổi 35, mắc những bệnh nguy hiểm trong thời kỳ mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp… để giảm bớt sự mất sức của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản khi đầu thai nhi hạ đến tầng sinh môn thì tiến hành cắt tầng sinh môn.

– Miệng tử cung đã mở hết, nhưng thai có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim không đều, nước ối vẩn đục hoặc có lẫn phân của thai nhi.

>> Xem thêm: Sinh mổ được mấy lần

Cắt tầng sinh môn thực hiện thế nào?

Khi đầu bé lấp ló tại âm đạo, âm đạo căng giãn tối đa, sản phụ được gây tê tại chỗ vùng sàn khung chậu. Khi cơn co thắt lên  cao, một đường cắt nhỏ từ đáy âm đạo, hơi chếch sang một bên dưới âm đạo, và kéo xuống hậu môn. Một số trường hợp không đủ thời gian chích thuốc tê, nhưng cơn đau đẻ khiến các mô đã bị tê tự nhiên khiến mẹ cũng không còn cảm thấy đau. Sau khi bé ra ngoài, mẹ được khâu lại các lớp da và cơ bắp.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn

Khi cơn co thắt lên cao bác sĩ sẽ cắt một đường cắt nhỏ từ đáy âm đạo hơi chếch sang một bên

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn cần lưu ý gì sau khi thực hiện?

Tầng sinh môn gần âm đạo và hậu môn nên có nhiều vi khuẩn sau khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn, cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, mỗi lần sau khi đi vệ sinh xong tránh nhiễm trùng vết thương. Rửa với nước đun sôi để nguội.

Xem thêm: Sinh mổ dịch vụ giá bao nhiêu

Cần kiêng quan hệ trong thời gian vết khâu tầng sinh môn chưa lành.

Một lưu ý là từ tuần 32 thai kỳ, mẹ có thể áp dụng mẹo bắt đầu massage tầng sinh môn và tập thể dục tăng tính linh hoạt cũng như độ đàn hồi của các mô cơ âm đạo giúp chị em tránh việc phải rạch tầng sinh môn hoặc nếu rạch cũng chỉ rạch nhỏ.

Sinh thường bị rạch tần sinh môn để chào đón bé yêu

Việc rạch tầng sinh môn giúp bé yêu chào đời an toàn và nhanh chóng hơn.

Thông tin về sinh thường bị rạch tầng sinh môn hi vọng đã mang đến cho chị em những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.

Nguồn: https://benhvienthucuc.com/sinh-thuong-bi-rach-tang-sinh-mon/


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

benhvienthucuc
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com