Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

thư viện tài liệu

luận án tiến sĩ dạy học vật lý lớp 9

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC: KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO HỖ TRỢ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN ĐIỆN HỌC, ĐIỆN TỪ HỌC VẬT LÝ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ


 

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Lý do chọn đề tài

 

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển của nước ta, điều này đã được khẳng định trong báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI:  ".. . Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020" [3]. Để thực hiện mục tiêu này, nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn nhân lực. Nhận thức (NT) Rõ tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, từ Đại hội Đảng lần thứ IX thì Nghị quyết cũng đã nêu rõ: “Đổi mới PP dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử” [2].

 

Tinh thần đó đã được quán triệt và nhấn mạnh trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009, Điều 24 - Chương 2 là: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; Rèn luyện kỹ năng vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn; Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho mọi học sinh[57]. Như vậy giáo dục Việt Nam cần đổi mới một cách toàn diện cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp (PP) Và hình thức tổ chức dạy học (DH). Trong đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Và hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS), phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết và thực tiễn nhất.

 

Trong dạy học vật lý (DHVL) ở trường phổ thông, các nội dung kiến thức chủ yếu là vật lý (VL) Thực nghiệm (TNg), hầu hết các khái niệm, định luật, thuyết vật lý… được rút ra trên cơ sở khảo sát, phân tích các kết quả có được từ việc tiến hành thí nghiệm (TN). Vì vậy, dạy học vật lý không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh kiến thức mà điều quan trọng nữa là phải trang bị những kỹ năng (KN), kỹ xảo về thực hành như: Gia công, lắp ráp, tiến hành thí nghiệm để thu thập và xử lý kết quả.. .

 

Thực trạng dạy học hiện nay ở các trường phổ thông vẫn nặng về thông báo, thuyết trình và diễn giải. Học sinh vẫn học tập theo lối ghi nhớ và tái hiện nên khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn vẫn rất hạn chế. Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện theo các định hướng cụ thể sau: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; Chuyển mạnh từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên (GV) Sang phương pháp nặng về tổ chức cho học sinh (HS) Hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng; Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp tác nhóm; Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học; Coi trọng việc rèn luyện kỹ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức; Tăng cường khai thác, sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong dạy học vật lý [7].

 

Để thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đối với dạy học vật lý theo các định hướng nêu trên luôn cần có sự hỗ trợ của các thiết bị thí nghiệm, phương tiện trực quan. Cơ sở vật chất của các trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp của thực tiễn dạy học vật lý. Cụ thể là: Chưa đủ số lượng thí nghiệm để tổ chức dạy học nhóm; Chưa có nhiều phương án thí nghiệm để học sinh lựa chọn khi dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột; Phương pháp dạy học theo dự án khó thực hiện vì cần có các thiết bị thí nghiệm, dụng cụ để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh… Do đó, vấn đề tự tạo thí nghiệm để hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh là vấn đề cấp thiết đang được các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm giải quyết trong thời gian qua.

 

Đặc biệt, nội dung kiến thức vật lý được dạy học ở trung học cơ sở (THCS) Thường liên quan đến những hiện tượng, quá trình vật lý cơ bản, đơn giản, định tính nên rất phù hợp với loại thí nghiệm đơn giản mà giáo viên và học sinh có thể tự tạo để sử dụng, đó là thí nghiệm tự tạo (TNTT). Thí nghiệm tự tạo có nhiều ưu điểm nổi trội như: Được tạo ra từ những vật liệu thông thường trong cuộc sống nên dễ tìm kiếm; Thao tác gia công, lắp ráp và tiến hành thường đơn giản, không mất nhiều thời gian nên dễ tự tạo; Sử dụng thí nghiệm nhanh gọn, cho kết quả rõ ràng, dễ gắn kết logic bài học nên có tính khả thi. Không chỉ ở Việt Nam, thí nghiệm tự tạo được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Canada, Ai Cập.. . [13]; [19];

 

[33] bởi tính đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong dạy học. Thí nghiệm tự tạo còn thể hiện được tính sáng tạo của người làm ra nó, nhất là khi sử dụng thí nghiệm tự tạo để hỗ trợ cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học của học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.

 

Phần Điện học, Điện từ học ở chương trình Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở có nhiều hiện tượng, quá trình tuy gần gũi với thực tiễn cuộc sống nhưng nội dung kiến thức lại trừu tượng. Dạy học các nội dụng đó đòi hỏi phải trực quan hóa các hiện tượng, quá trình vật lý thông qua các thí nghiệm hoặc mô phỏng trên các phương tiện nghe nhìn [65]. Thực tiễn dạy học vật lý ở các trường trung học cơ sở cho thấy giáo viên vẫn mất nhiều thời gian để thuyết trình, diễn giải và mô tả nhưng học sinh vẫn không hiểu hết bản chất của hiện tượng, quá trình vật lý cần nghiên cứu. Đặc biệt là hầu hết học sinh vẫn chưa vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

 

Nguyên nhân của những hạn chế này một phần là do giáo viên chưa quan tâm khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo để khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm sẵn có, nhưng một phần do phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên sử dụng chưa phù hợp và hiệu quả. Với đặc thù của nội dung kiến thức và đối tượng dạy học của Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở, việc tăng cường tổ chức hoạt động học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh như dạy học theo nhóm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Tổ chức dạy học nhóm luôn gắn liền với việc hoạt động nhóm của học sinh, trong dạy học vật lý, đó là các hoạt động lắp ráp, tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin, xử lý kết quả trong sự hợp tác, hỗ trợ nhau tự để chủ động tìm ra kiến thức cần nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu phối hợp khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo với tổ chức dạy học nhóm phần

 

Điện học, Điện từ học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở là vấn đề cấp thiết nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường phổ thông.

 

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học nhóm một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở”.

 

2. Mục tiêu nghiên cứu

 

Nghiên cứu khai thác, tự tạo TN và đề xuất quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT để vận dụng vào tổ chức DH một số kiến thức trong phần Điện học,Điện từ học VL lớp 9 THCS nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS.

 

3. Giả thuyết khoa học

 

Nếu đề xuất được quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của các TNTT đã khai thác, tự tạo sẽ tích cực hóa hoạt động NT của HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả DHVL ở trường phổ thông.

 


 

 

..........................................


Luận án gồm 181 Trang, nội dung cơ bản như sau:

 


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

TIẾNG VIỆT

 

 [1]. Nguyễn Hoàng Anh (2015), Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học Vật lý 12 nâng cao phần “Cơ học”, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Huế.

 [2]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo của BCH T. Ư. Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2006-2010.

 [3]. Ban chấp hành TW Đản khóa XI, Nghị quyết số 29 về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo, Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013.

 [4]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

 [5]. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiều (2005), Lý luận dạy học ở nhà trường THCS, NXB Đại học Sư phạm.

 [6]. Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Dạy học theo Trạm một số kiến thức về hiệu ứng nhà kính và các kết quả thu được, Tạp chí giáo dục (số đặc biệt).

 [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 lần thứ 14, Hà Nội.

 [8]. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2005), Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức DH trong nhà trường, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.

 [9]. Nguyễn Thượng Chung (1984), Thí nghiệm thực hành vật lý, NXB Giáo dục.

 [10]. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

 [11]. Đặng Minh Chưởng (2011), Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm thực tập trong dạy học chương Cảm ứng điện từ ở lớp 11 trung học phổ thông nâng cao theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

 [12]. Nguyễn Văn Cường (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới PP dạy học ở trường trung học phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội.

 [13]. Đồng Thị Diện (2005), Xây dựng và sử dụng thí nghiệm đơn giản trong dạy học phần Cơ học lớp 6 theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.

 [14]. Ngô Thu Dung (2001), Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3,5/2001.

 [15]. Huỳnh Trọng Dương (2006), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường THCS, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Huế.

 [16]. Lê Đình, Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành vật lý, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

 [17]. Nguyễn Văn Đồng (Chủ biên), An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di và Lưu Văn Tạo (1979), Phương pháp giảng dạy vật lý, NXB Giáo dục.

 [18]. Lê Văn Giáo (2001), Nghiên cứu quan niệm của học sinh về một số khái niệm vật lý trong phần Quang học, Điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường THCS, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.

 [19]. Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học vật lý, NXB Giáo dục.

 [20]. Lê văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

 [21]. Lê Văn Giáo, Văn Thị Gái, Phối hợp thí nghiệm và phiếu học tập trong dạy học nhóm, Tạp chí Thiết bị giáo dục số 88 12/2012.

 [22]. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vưgôtsky, NXB Giáo dục, Hà Nội.

 [23]. Phạm Minh Hạc (1986), Phương pháp tiếp cận hoạt động-nhân cách và lý luận chung về phương pháp dạy học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 173, tháng 10/1986.

 [24]. Nguyễn Thanh Hải (2009), Thực hành vật lý, NXB ĐH Sư phạm.

 [25]. Nguyễn Thanh Hải (2005), Bài tập nâng cao vật lý THCS 9, NXB ĐH Sư phạm.

 [26]. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức Cơ học và Nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐH Vinh.

 [27]. Trần Huy Hoàng, Trần Ngọc Quyên (2013), Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”  tổ chức dạy học chương “Điện từ học”  (VL 9), Tạp chí thiết bị giáo dục số 94 6/2013.

 [28]. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

 [29]. Hội thảo Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 (2013), Hà Nội (Kĩ yếu-lưu hành nội bộ).

 [30]. Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt nam (1996), J. Piaget-nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX (1896-1996), Kỷ yếu Hội thảo khoa học tổ chức tại Hà Nội 11/12/1996 và Thành phố Hồ Chí Minh 27/12/1996 của Hội tâm lý-giáo dục học Việt Nam.

 [31]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

...................

 

TIẾNG ANH

 

 [94]. Adrian Constantin Melissinos, Jim Napolitano (2003), Experiments in modern physics, Academic Press.

 [95]. Arons A. B. (1997), Teaching Physics, Wiley, NewYork.

 [96]. Daryl Preston W., Eric R. Duit (1991), The art of experimental physics, Wiley.

 [97]. Dunlap R. A. (1988), Experimental physics, Oxford University Press.

 [98]. Edward F. Redish (2003), Teaching Physics with the Physics suite, Department of Physics University of Maryland.

 [99]. Herschel Newton Scott (2010), A new mothod in Teaching Physics, Arora Offset Press.

 [100]. Kamel Wassef R., M. El-Khishin, N. K Gobran (editors) (1987), Low cost exp-eriments and demonstrations in physics education-Proceeding-International Conference, Cairo University, Egypt, Aoril 10-16/1987.

 [101]. James Cunningham (1994), Hands – on Physics Activities, Wiley, NewYork.

 [102]. Jean Gochenour (2005), The Method of Teaching Physics in Secondary Schools, Arora Offset Press.

 

TIẾNG ĐỨC

 

 [103]. Ausubel D. P., Novark I. D. (1984), Psychologie des Unterrichts, Band I & II, Verlag Beltz, Weihem, trang 416.

 [104]. Michael Lichtfeldt (1997), Impulse Physik: Low-cost-experimente für den Physikumterrricht der Sekundarstufe 1,2, Ernst Klett Verlag Stuttgart Düsseldorf Leipzig.

 [105]. Nachtigall D. K., Dieckhöfer J., Peter G. (1995), Quantitative experiment mit eifachen Mitteln, Institut Didakik der Physik, Dortumend Universitat.

 [106]. Spaβ mit Physik (2003), “Kreative Experimente für Schüler, und Freizeit”, Eduardo de Campos Valadares.

 [107]. Wilke H. J. (1993), Physikalische Hausexperimente als wesentliche Mittel zur Aktivierung der Schüler, In “Naturwissenschaften im Unterricht”, Stuttgart 18.

 


 

 

Keywords: luan an tien si giao duc hoc,khai thac, su dung thi nghiem tu tao ho tro to chuc day hoc nhom mot so kien thuc phan dien hoc, dien tu hoc vat ly lop 9 trung hoc co so,ncs nguyen viet thanh minh, pgs ts le van giao,li luan va phuong phap day hoc bo mon vat ly ma so 62140111

 

 

LINK DOWNLOAD LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC: KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO HỖ TRỢ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN ĐIỆN HỌC, ĐIỆN TỪ HỌC VẬT LÝ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

=============


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com