Eurorack's Blog

 
Quy trình sơn tĩnh điện là một quá trình hoàn thiện để phủ lớp sơn trên bề mặt vật liệu. Phương thức đảm bảo vật liệu sắt thép chống trầy xước, ăn mòn hay oxy hóa. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn quy trình phun sơn tĩnh điện sắt thép hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn châu Âu.

Nguyên lý quy trình sơn tĩnh điện
Lớp sơn được đưa đến đầu súng phun gắn điện cực để cung cấp điện tích tĩnh điện trái dấu so với dấu điện tích được tích sẵn trên vật liệu. Bằng lực hút tĩnh điện tạo thành một lớp phủ đồng nhất tạo ra các sản phẩm hoàn thiện bền, chất lượng cao trên vật liệu kim loại.
Sơn tĩnh điện đã trở nên phổ biến và hiện được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp. Trong đó, phải kể đến quy trình sản xuất kệ chứa hàng, pallet để hàng trong kho xưởng công nghiệp. Sơn tĩnh điện giúp vật tư kim loại đạt khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa cao. Từ đó, thiết lập nên hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp trên cam kết khả năng chịu tải tốt, độ bền vượt trội. Hoạt động khoa học trên cơ chế ứng dụng cao về hiệu quả kinh tế. Để tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng tiêu biểu này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: https://eurorack.vn/vn/gia-ke-de-hang-thong-minh.html
Tùy thuộc vào đặc điểm của lớp phủ và vật liệu có thể mang lại khả năng chống ăn mòn được cải thiện trên thép, thép mạ kẽm và hợp kim nhôm
Quy trình phun sơn tĩnh điện tiêu chuẩn
  1. Xử lý bề mặt kim loại
Trước tiên, các bộ phận được làm sạch bằng chất tẩy rửa có tính kiềm, axit hoặc trung tính. Các hoạt động làm sạch và tiền xử lý để đảm bảo rằng các bề mặt được phủ sạch và không có dầu mỡ, bụi, dầu, rỉ sét và các chất gây ô nhiễm khác. Quá trình này còn nâng cao hiệu quả và tạo điều kiện tuân thủ các quy định để lớp sơn phủ đều bề mặt một cách ổn định.
  1. Sấy khô
Sấy khô trong vòng 10 - 15 phút đảm bảo sản phẩm được làm khô nhanh chóng sau khi đưa vào lò sấy khô. Vật liệu được treo và đưa vào lò sấy khô. Sau khi hoàn thiện, chúng được đưa vào nơi khô ráo, tránh bị dính và thấm nước.
  1. Sơn tĩnh điện
Vật liệu được treo trên băng tải và được đưa vào buồng phun sơn. Hiện nay, ứng dụng phun sơn tĩnh điện sử dụng 2 loại súng phun sơn phổ biến: súng phun sơn buồng đơn và súng phun sơn buồng đôi.
Đối với loại súng phun sơn buồng đơn chỉ dùng 1 súng phun để phủ sơn bề mặt kim loại. Đối với loại buồng phun đôi, súng phun sơn được sử dụng ở 2 đầu để phủ sơn kín 2 mặt vật liệu phun sơn. Đương nhiên, hiệu quả của buồng phun này là cơn hơn, nhưng chúng cũng đòi hỏi chi phí đầu tư có phần đắt đỏ hơn.
Lưu ý: Quá trình móc treo vật liệu cần đảm bảo mức độ chắc chắn và khoảng cách tối thiểu giữa các vật liệu. Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng sơn, vị trí và khoảng cách giữa các vật liệu treo trên băng tải là khác nhau. Ngoài ra, lựa chọn loại bột sơn phù hợp còn đảm bảo chất lượng bột sơn lẫn hiệu quả sơn trong dài hạn. Ngày nay, loại bột sơn Epoxy làm tăng khả năng chống ăn mòn của sản phẩm cực tốt nên được ứng dụng khá rộng rãi hiện nay.
Quá trình sơn diễn ra tại vị trí súng phun sơn đặt vuông góc so với vật liệu sơn. Có 2 loại súng được ứng dụng trong hạng mục này đó là súng phun tay và súng tự động. Riêng đối với súng phun tự động, khoảng cách từ đầu súng đến vật liệu phun tối thiểu 20cm và tối đa là 25cm. Không giống như khoảng cách trung bình từ 10 đến 15cm so với súng phun tay.
  1. Sấy khô
Nhiệt độ trong quá trình sấy khô được tùy chỉnh theo tiêu chuẩn từng loại sản phẩm để lớp sơn bám đều và ổn định trên bề mặt kim loại. Hạng mục này duy trì nhiệt độ ổn định trong một khoảng thời gian, thường là khoảng 15 phút.
  1. Kiểm tra hoàn thiện và đóng gói
Độ bao phủ, độ dày của thành phẩm sau khi hoàn thiện phun sơn được kiểm tra chắc chắn nhằm đáp ứng tối đa tiêu chuẩn đặt ra ban đầu. Quá trình đóng gói chỉ được diễn ra đối với các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn.
Sơn tĩnh điện trở thành một giải pháp hoàn thiện an toàn và tiết kiệm đáng kể nỗ lực thủ công cũng như chi phí. Đương nhiên, nhờ việc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà phương pháp này dần trở nên phổ biến.
Tham khảo: Phân biệt sơn tĩnh điện khô và sơn nước 
Những lý do tại sao sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng phổ biến
Về mặt lý thuyết, 100% lượng bột phun thừa có thể được thu hồi và tái sử dụng. Theo đó, bột phun thừa có thể được thu hồi và đưa trở lại bộ phận cung cấp vật liệu sơn để tuần hoàn quá trình phun sơn hoàn thiện.
Không chỉ tiết kiệm về tiền bạc, quá trình hoàn thiện phun sơn diễn ra theo thời gian ngắn. Cũng chính vì thế mà quá trình phun sơn này tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý nghiệp vụ.
Do vật liệu sơn tĩnh điện không chứa dung môi nên quá trình này thải ra không đáng kể, nếu có cũng là hợp chất hưu cơ dễ bay hơi. Chúng không ảnh hưởng đến môi trường. So với các phương pháp khác, sơn tĩnh điện là giải pháp thay thế thân thiện với môi trường.
Theo thời gian, vật liệu sơn tĩnh điện ổn định hơn nhiều, cải thiện độ bám dính của lớp sơn tĩnh điện với bề mặt kim loại. Sơn tĩnh điện làm tăng thêm khả năng chống ăn mòn cho các bề mặt chỉ phun sơn mà còn là lõi kim loại bên trong khi đảm bảo lớp sơn dày hơn so với các hình thức phun sơn khác.
 

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

lbapbap
Họ tên: eurorack
Sinh nhật: : 1 Tháng 1 - 1996
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào.

Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com