Yeucon88's Blog

   Trong: Mang thai
 
Trong thời kì mang thai, do sự thay đổi của một số hoóc-môn, mẹ bầu bị ra dịch khi mang thai nhiều hơn bình thường. Điều này không có lạ lẫm cả. Nhưng trong một vài trường hợp lại gây nguy hiểm. Vậy thì nguyên nhân ra dịch nhầy và các trường hợp ra dịch nhầy khi mang thai cụ thể là gì?


1. Ra dịch khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu

 
Ra dịch khi mang thai là hiện tượng chung của rất nhiều phụ nữ trong thai kỳ. Khi sắp chuyển dạ, chị em sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, mặc dù lúc này trông nó có vẻ hơi khác so với giai đoạn trước. Trong thời điểm rất sớm của thai kỳ, các chất tiết của cổ tử cung đã phủ đầy ống cổ tử cung và hình thành một hàng rào bảo vệ thai nhi tránh bị tiếp xúc với các vi khuẩn có hại - được gọi là nút nhày.
 
 
Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra, nó có thể giải phóng các chất nhày này, và chị em thấy dịch tiết lúc này trông giống như lòng trắng trứng hoặc dịch mũi nhày. Thậm chí có thể tiết ra chất nhày dưới dạng một khối keo lớn. Lúc này, dịch tiết có thể dính một chút máu.
 
Thông thường, đối với phụ nữ ai cũng có một ít dịch nhầy không có mùi hoặc mùi tự nhiên, màu trắng sữa. Đối vớiphụ nữ mang thaidịch nhầy khi mang thai này tiết ra nhiều hơn vì sự tăng lên của nồng độ estrogen và máu di chuyển đến cơ quan sinh dục nhiều hơn. Đây là kết quả tự nhiên của những tế bào cũ trong thành tử cung và vi khuẩn chết được đào thải.
 
Đặc biệt khi bạn gần tới ngày sinh thì dịch nhầy càng ‘ồ ạt’ chảy ra hơn.
 
Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra rộng hơn, nó làm bật ra các múi cơ và bạn nhận thấy rằng, những dịch nhầy này trông như màu trắng trứng, giống hệt nước mũi mà bạn thường bị chảy ra khi cảm lạnh. Có trường hợp còn dính một chút máu hay còn gọi là bị ra huyết khi mang thai.
 
 
Đó thực ra là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung ngăn vi khuẩn xâm nhập, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, cái “nút” này bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ.
 
 
Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.
 
Ra dịch nhày khi mang thai là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra huyết, hãy đi bác sĩ ngay.


 

2.Nguyên nhân bị ra dịch khi mang thai


- Là dấu hiệu sớm của hiện tượng sinh sớm: Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai đó là tăng tiết dịch âm đạo. Ban đầu, ra dịch nhày khi mang thai thường có màu trắng sữa, nhẹ mùi. Đến khi chuyển dạ, tiết dịch âm đạo sẽ là các vết nhầy hoặc kèm theo máu. Đây chính là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp chuyển dạ.
 
- Do thay đổi hormone khi mang thai
 
- Trong suốt thời kì bầu bí, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn do đó khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung
 
- Càng gần cuối thai kì, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu - là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt.
 
- Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.
 

3. Các trường hợp bị ra dịch khi mang thai

Rỉ máu thấm khố

 
Nhiều phụ nữ phát hiện vài giọt máu thấm ở đáy quần lót trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau khi quan hệ tình dục hoặc khám vùng chậu ở cuối thai kỳ. Nhưng hầu hết những trường hợp này đều không phải là vấn đề đáng lo. Lý do bà bầu ra chút máu ở đầu thai kỳ thường do trứng thụ tinh bám vào nội mạc tử cung để làm tổ, kích thích cổ tử cung hoặc vì một nguyên do nào đó chưa rõ.
 
 
Rỉ máu cuối thai kỳ và ra dịch khi mang thai thường liên quan đến lưu lượng máu và hormone tăng cao khiến các mạch máu li ti ở cổ tử cung dễ bị vỡ. Rỉ máu ở bà bầu mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ, nhưng không phải mọi trường hợp thấy ra máu khi mang thai nhẹ đều là dấu hiệu “vỡ đê”. Bất cứ khi nào bạn phát hiện mình bị rỉ máu âm đạo, hãy liên hệ với bác sĩ sản mà bạn theo khám để được tư vấn, tránh lo lắng quá mức. 

Quần lót thấm ướt

 
Rò ối cũng là 1 trường hợp ra dịch khi mang thai. Trong trường hợp rỉ ối, bạn có thể có cảm giác nước ộc ra khỏi "cửa mình", nước ối của bạn thường trong suốt nhưng nó cũng có thể có màu nâu, nhuốm hồng hoặc ngả vàng. Nếu không phân biệt được rỉ ối hay són tiểu, hãy mang băng vệ sinh và nằm nghỉ khoảng 30 phút; nếu là rỉ ối, nước sẽ tiếp tục rò ra và sẽ chảy thành dòng khi bạn đứng dậy. Nếu bạn chưa đến giai đoạn chờ chuyển dạ mà đã rỉ ối, hãy nhập viện ngay vì rò ối giữa thai kỳ không phải hiện tượng bình thường.
 
 

Còn nếu quần lót chỉ ướt một chút, đừng lo lắng gì cả, có lẽ bạn chỉ bị són tiểu do tử cung đè lên bàng quang mà thôi. Hầu hết các bà mẹ mang thai lớn đều gặp vấn đề này, bạn có thể nằm trong số ít dám thừa nhận mình bị són tiểu mà thôi. Để tránh bị són tiểu, bạn có thể tập bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ vùng chậu, giúp kiểm soát bàng quang tốt hơn. 
 

Huyết trắng kỳ lạ

 
Khi mang thai mẹ bầu có thể nhận thấy tiết dịch âm đạo của mình nhiều hơn, dính hơn và trông giống chất nhầy hơn giống như là huyết trắng. Hầu hết hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo. Tử cung của bạn luôn luôn hoạt động và tạo ra một lượng dịch giữ ẩm cổ tử cung, giúp cổ tử cung luôn kín và khoẻ mạnh. Đôi khi nhiệt độ cơ thế khiến chất dịch này hoá lỏng và chảy ra ngoài nhiều hơn bình thường một chút. Nhưng nếu chất dịch này sệt, có màu khác lạ, mùi hôi hoặc khiến vùng kín của bạn ngứa ngáy và kích ứng, hãy đi khám vì có thể bạn đã bị viêm nhiễm.

 

4.Các bệnh lí được dự báo từ ra dịch khi mang thai

Viêm âm đạo do nấm men

 
- Triệu chứng: Dù có mang thai hay không thì triệu chứng viêm nấm âm đạo cũng như nhau với khí hư trắng đục hoặc ngả vàng, có độ sệt hoặc gần giống pho-mai tươi, ngứa như điên và có thể có vài đốm máu do âm đạo bị kích thích. Một số phụ nữ còn cảm thấy đau khi giao hợp và bỏng rát khi tiểu tiện.
 
 
- Có đáng lo? Không, bởi vì viêm nấm âm đạo rất thường gặp do sự thay đổi thể chất và nội tiết khi mang thai. Nấm men luôn cư ngụ trên cơ thể và trong âm đạo mọi lúc, khi mang thai, môi trường âm đạo trở nên thuận lợi như “nấm sau mưa”.
 
- Điều trị: Dù không có gì nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần đi khám phụ khoa để được kiểm tra, xét nghiệm nếu cần thiết và kê thuốc đặt kháng nấm an toàn cho thai phụ.
 

Viêm âm đạo do tạp khuẩn

 
- Triệu chứng: Viêm âm đạo do tạp khuẩn là bệnh phụ khoa gây ra do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo. Đôi khi bệnh không thể hiện bằng triệu chứng cụ thể, nhưng thường nó tạo ra chất tiết có mùi tanh đặc biệt rõ rệt sau khi quan hệ tình dục, kèm theo ngứa và / hoặc rát.
 
- Có đáng lo? Có. Viêm âm đạo do tạp khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn phụ khoa, có thể lan lên tử cung gây vỡ ối sớm và sinh non.
 
- Điều trị: Hãy đi khám ngay để được điều trị bằng thuốc an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như giảm nguy cơ sinh non.
 

Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

 
- Triệu chứng: Nhiễm khuẩn Chlamydia có thể không gây tiết khí hư hoặc tiết dịch có mùi hôi. Nếu nhiễm lậu, khí hư có thường lỏng và ngả vàng. Nếu bị nhiễm trùng roi trichomoniasis, khí hư có thể có bọt, ngả màu vàng xanh và thường kèm theo ngứa. Cả ba loại nhiễm trùng trên đều có thể gây đau khi quan hệ tình dục và tiểu tiện.
 
- Có đáng lo? Có. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đều có thể dẫn đến sinh non và nhiễm trùng đường tiểu sau sinh. Một số vi sinh vật gây STDs có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi; số khác có thể truyền cho em bé trong quá trình sinh nở.
 
- Điều trị: Hãy đi khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiều bệnh STDs cần phải được điều trị an toàn bằng kháng sinh.
 - Mẹ bầu chú ý vì một số người bị dọa sảy thai thậm chí xảy thai do một số bệnh lây qua đường tình dục gây ra
 

5. Làm gì khi bị ra dịch nhầy khi mang thai

Sử dụng củ gai tươi và trà củ gai kết hợp cũng là 1 cách để đẩy lùi các triệu chứng ra máu và ra dịch khi mang thai đấy nhé các mẹ. Hơn nữa còn giúp an thai, phòng ngừa động thai, dọa sảy thai vô cùng hiệu quả. 

Các mẹ nên giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ bằng cách luôn lau từ trước ra sau và mặc đồ lót chất liệu cotton. Tránh mặc quần ni-lông bó sát, tắm bồn, sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng có mùi thơm hay dung dịch vệ sinh phụ nữ.

không nên dùng vòi xịt vào âm đạo vì sẽ làm hỏng sự cân bằng bình thường của hệ thực vật âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

Yeucon88
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com