New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries SHEET Chỉ chừng đó thôi      ♥ NHỮNG REVIEW HÚT MỠ BẮP TAY THỰC TẾ      ♥ 自己破産 大阪市      ♥ Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng cho HKD      ♥ Dịch vụ làm visa Áo (Austria) diện du lịch, công t      ♥ Những con số "siêu khủng" trong vụ án Vạn Thịnh Ph      ♥ を超え 10      ♥ SHEET Xin dìu nhau đến tình yêu      ♥ Ích mẫu thảo dược liệu là gì?      ♥ Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu      ♥ Hồ sơ điều chỉnh lại quyết toán thuế TNDN      ♥ SHEET Trên công trường rộn tiếng ca      ♥ Địa chỉ sửa tivi Samsung Giá rẻ Tại Hải Phòng      ♥ SHEET Trò chơi      ♥ toptayninhvnn      ♥ SHEET Trống cơm      ♥ Tủ đồ nghề xưởng gara 3 ngăn      ♥ HÚT MỠ TOÀN THÂN KHÔNG PHẪU THUẬT AN TOÀN      ♥ HÚT MỠ NỌNG CẰM CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?      ♥ SHEET Em là chiến sĩ Điện Biên      
 
Reply to this topicStart new topicStart Poll

Liệt Kê · [ Bình Thường ] · Tách Biệt+

Ký ức của Yoko Ono: Ngày John Lennon ra đi !, + hồi ký gia đình John!


neuconcongaymai
post Sep 14 2006, 10:57 AM
Gửi vào: #1


Group Icon

Lỗ Trí Thâm
******
Thành viên: 4,045
Nhập: 1-May 06
Bài viết: 326
Tiền mặt: 3,082
Thanked: 16
Cấp bậc: 16
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 10 Tháng 11 - 1982
Đến từ: LƯƠNG SƠN BẠC
------
Xem blog
Bạn bè: 50 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





[color=darkblue]Ký ức của Yoko Ono: NGÀY JOHN LENNON RA ĐI
Ngày 17 thang 7 năm 1980, John Lennon, sau 5 năm im hơi lặng tiếng, đã trở lại với album Double Fantasy, thực hiện chung với Yoko Ono (vợ ông). Ngày 8 tháng 12, một kẻ mắc bệnh tâm thần đã bắn chết ngay bên lề đường trước tòa nhà Dakota( Manhattan), nơi anh đang sống chung với vợ và con trai. Những giờ phút cuối cùng của John, và những giờ phút đầu tiên của một thế giới vắng John, qua kí ức của Yoko Ono.

Khi John và tôi thực hiện Double Fantasy, chúng tôi quyết định về việc đưa ảnh chụp chúng tôi đang hôn nhau làm hình bìa của album này. Công ty ghi âm nói “ Tốt nhất là chỉ để hình chụp của một mình John thôi, giống như anh vẫn còn độc thân vậy”. Tôi kể lại chuyện này với John. Anh nói “Em sắp làm gì vậy?” và “ Em có đùa ko? Từ h trở đi, chúng ta sẽ ko công bố bất cứ bức ảnh nào ko có anh và em chụp chung – và đúng hơn là nếu ko có ảnh cả hai chúng ta đang nhìn nhau. Không một bức nào hết!”. Tôi chỉ khẽ mỉm cười. Nhưng, dĩ nhiên, điều này ko bao h xảy ra. Đó là một thời điểm khác sau khi John qua đời.

Và ngày John qua đời, trước đó cả 2 chúng tôi có mặt trong phòng thu, đang thực hiện Walking on Thin Ice. Ngồi chờ các kỹ sư đến để đổi băng hoặc làm công việc của họ, John đã nói rất trìu mến với tôi là anh đã luôn luôn nhớ tôi. Tôi đã cố gắng xem như câu nói đó ko gây ấn tượng gì nơi tôi, và hỏi lại “Ồ, thật ko?” rồi quay mặt đi. Nhưng trong thâm tâm tôi lấy làm cảm động. Tôi thấy thực sự xúc động. Tôi nghĩ, một người phụ nữa như tôi, tuổi đã trên 40 rồi vậy mà chông tôi vẫn luôn nói những điều trìu mến như vậy. Sau đó chúng tôi lên xe hơi, tôi nói, “Chúng ta đi nhà hàng ăn cái gì đó đi?”. John đáp lời tôi “Không, bây h anh chỉ muốn gặp mặt Sean trước khi nó đi ngủ”. Nhưng anh đã ko bao h còn dịp nào để gặp Sean nữa.

Điều đầu tiên chúng tôi làm khi từ bệnh viện về đến nhà là nhờ người phụ tá gọi điện thoại báo tin cho Paul, Julian và dì Mimi của John. Tôi nghĩ họ nên biết tin này. Tôi chắc rằng điều này sẽ khiến George và Ringo không vui, nhưng đó là bản năng tức thời của tôi. Điện thoại của dì Mimi cứ bận luôn và chúng tôi cũng không thể gọi được cho những người khác. Mỗi lần chúng tôi cố gắng gọi ai đó là mỗi lần làm tôi nhớ ra rằng, khi John và tôi sống bên nhau, chúng tôi đã phá hủy các chiếc cầu phía sau chúng tôi.

Khi hồi tưởng lại, vào thời điểm đó tôi nghĩ giống như khi xảy ra một thiên tai và bạn chỉ pảhn ứng bằng cách bò lê để thoát than. Rồi ai đó hỏi bạn rằng, “Này, làm thế nào bạn bò ra được?”. Bạn không thể nào trả lời được. Bạn vận dụng tối đa năng lực của mình trong từng giây từng phút. Tôi đã cảm thấy mình đang ở tận đáy biển sau hoặc tương tự như vậy, và cố trồi lên thật nhanh để thở. Tôi không biết làm sao mà tôi có thể cử động tay chân được. Khi John và tôi ly than nhau một thời gian vào năm 1973m tôi thấy người mình run lên – người tôi thực sự run rẩy trong suốt thời gian hai tuần lễ đầu tiên. Tôi không kẻ cho John nghe vì tôi không muốn chúng tôi quay lại với nhau vì những lí do không đáng đó. Tôi chịu đựng đau khổ này. Và cuối cùng người tôi ko còn run nữa. Năm 1980 người tôi lại run lên một lần nữa, nhưng lần này anh ấy không quay lại.

Vào đêm John qua đời, có rất nhiều người tập trung phía ngoài Dakota, đàn hát các bài hát của John. Sau đó, tôi cảm thấy rất lo cho những người hâm mộ John, lo cho vấn đề an sinh của họ. Tôi nghe tin có 2 thiếu nữ đã tự sát, do đó tôi yêu cầu mọi người hãy tỉnh táo, tôi nghĩ điều quan trọng là cả thế giới này hãy cùng suy ngẫm và chia sẻ sự im lặng của mình. Và chúng tôi tạo ra một vòng tròn than ái trên khắp thế giới. Chúng tôi trở thành những ngừơi anh, người chị, người em yêu mến của John và nâng niu những ký ức của anh. Nhưng đêm anh ấy mất, nghe những bài hát của anh ấy vang trên đường phố là điều rất khó khăn đối với tôi. Tôi ngồi một mình trong căn phòng của 2 vợ chồng ở cạnh đường số 72 và nghe John hát suốt đêm…[/
color]


--------------------
Nhóm bạn bè:


linhthuymy

hong_ngoc123

baomuahe

babiimeo

Huong Xinh Xinh

Xem tất cả


--------------------
user posted image
...Khi những giấc mơ trở thành cát bụi
Khi cuộc sống là vô nghĩa...
Life Is Pain
..

...if tomorrow comes...

user posted image
Hãy Click vào đâyđể tham gia
Lương Sơn Quần Hội

user posted image

"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Núi Lương Sơn anh hùng múa kiếm ¸.·´)¸.·*).·´`·"
"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Bến Thuỷ Bạc hào kiệt mài đao ¸.·´)¸.·*).·´`·"


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

neuconcongaymai
post Sep 14 2006, 11:01 AM
Gửi vào: #2


Group Icon

Lỗ Trí Thâm
******
Thành viên: 4,045
Nhập: 1-May 06
Bài viết: 326
Tiền mặt: 3,082
Thanked: 16
Cấp bậc: 16
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 10 Tháng 11 - 1982
Đến từ: LƯƠNG SƠN BẠC
------
Xem blog
Bạn bè: 50 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Hồi ký “John Lennon – Anh tôi” gồm sáu chương, một biên niên sử gia đình Lennon do Giuliano biên soạn. Ngoài ra còn có lời bàn của Paul McCartney và Julia.
JOHN LENNON – MY BROTHER
(Julia Baird – Geoffrey Giuliano)

Julia Baird sinh năm 1947 tại Liverpool. Cô là một giáo viên dạy tiếng Pháp, mẹ của ba đứa con và hiện đang sống tại Cheselle.

Geoffrey Giuliano là diễn viên chuyên nghiệp. Anh đam mê Beatles từ thuở còn là một tay hippi khét tiếng của thập niên 60. Ngày nay Giuliano sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới các vật kỷ niệm về Beatles và là Tổng biên tập tờ Beatlefan. Cuốn best-seller của anh, “The Beatles: A Celebration”, được in nhân dịp 46 năm ngày sinh John Lennon. Phần tiếp theo của cuốn sách, “Tomorow never knows” thì đang trong quá trình chuẩn bị.

Ðeo đuổi nghiệp diễn viên, Geoffrey Giuliano thường xuyên phải đi về giữa hai thành phố New York và Los Angeles.

LỜI BÀN CỦA JULIA


Một người giàu có yêu cầu Sengai viết gì đó để sự hưng thịnh của gia đình ông tiếp tục vững bền, để của cải có thể truyền từ đời này sang đời khác.

Sengai xin một tờ giấy và viết: "Cha chết, con trai chết, cháu nội chết"

Người giàu có nổi giận: "Ta đã yêu cầu nhà ngươi viết vì hạnh phúc của gia đình ta. Ngươi dám cợt nhả như thế?"

"Ðây không phải trò đùa." Sengai giải thích.

"Ngài sẽ rất đau khổ nếu như con trai ngài chết sớm. Nếu cháu nội của ngài lại đi trước con trai ngài, cả hai người còn sống hẳn sẽ tan nát cõi lòng. Nếu gia đình ngài, từ đời này qua đời khác, sống và chết theo cái trật tự tôi viết ra, thì mới là tuân theo trật tự của tự nhiên. Tôi cho đó chính là sự hưng thịnh thực sự".

Tôi đã đủ từng trải để hiểu được câu châm ngôn trên. Thế giới riêng của tôi đã sớm rạn vỡ vì cái chết của mẹ, và sau đó là cha. Sự ra đi của John đã tiếp tục đảo lộn hoàn toàn cái trật tự theo lẽ tự nhiên ấy và làm cho tôi chìm đắm trong vô vàn những cảm xúc khác nhau: giận dữ, buồn bã, đau khổ, chán chường, tuyệt vọng.

Nhìn lại quá khứ và tuổi thơ, nhìn lại những tháng ngày hạnh phúc là một cách để vượt qua sự mất mát này.

Tôi viết quyển sách này cho mẹ, cho những kỷ niệm về mẹ, để biểu lộ tình yêu của chúng tôi đối với bà. Cho John, để anh mãi mãi gắn liền với gia đình. Cho các con tôi, để chúng có thể hiểu được thêm điều gì đó. Và cho bản thân mình, để tôi cũng có thể hiểu thêm...

Quyển sách này kể lại những câu chuyện về John-anh trai tôi và về John-một huyền thoại; những lúc anh đoàn tụ với gia đình và những lúc không. Thời gian ở bên nhau của chúng tôi thậl ngắn ngủi và bị làm cho ngắn ngủi. Quyển sách này chép lại một vài những quãng thời gian đó.

HỒI ỨC VỀ MẸ

"Có một điều tôi luôn để tâm, đó là làm sao để mọi người biết rằng tôi đã có một người mẹ thực sự.

Mẹ tôi tuy có chồng, nhưng có lẽ có cũng như không. Người chồng ấy đã thoát thân ra biển khi chiến tranh xảy ra. Bà phải sống rất khổ cực suốt một thời gian dài. Nhưng dù sao, tôi không phải là một đứa trẻ mồ côi. Mẹ tôi rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Bà sống cách nhà dì chỉ chừng 15 phút đi bộ. Tôi không thường xuyên gặp bà. Tôi chỉ không được sống cùng bà. Thế thôi!"

John Lennon

"Khi còn bé, John luôn hiếu động như một chú chim. Tính khí rất thất thường, nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát, và rất tốt với chúng tôi. Anh ấy thực sự giống như một người anh lớn. Và tất cả chúng tôi là những người bạn rất tốt của nhau"

Jacqui Dyris


Cách đây không lâu, tôi có ghé vào một cửa hàng ở Penny Lane, Liverpool để tìm mua thiếp sinh nhật cho chú Norman - chú hiện vẫn đang sống tại ngôi nhà mà John đã mua cho chú và dì Harrie. Người đàn bà ngồi sau quầy tính tiền chăm chú nhìn tôi. "Tôi nhớ ra cô rồi." bà ta nói. Hạ thấp giọng xuống, bà thì thầm ranh mãnh. "Cô là em của John Lennon phải không? Cô là Julia”.

Sau bao năm ấy, tôi vẫn thường được ghi nhớ như là một phần của thành phố Liverpool, nơi John và tôi đã trưởng thành. Bạn sẽ nghĩ rằng, bây giờ, người ta đã lãng quên những thành viên khác của gia đình John, như tôi, một người nội trợ bình thường. Nhưng chính những ảnh hưởng kì lạ của cuộc đời và âm nhạc của John đối với nhiều người đã khiến, thậm chí một phần tư thế kỉ sau sự thăng tiến khác thường của nhóm Beatles tới danh vọng, tôi vẫn còn được nhận ra là em của một người nổi danh toàn thế giới.

Chúng tôi không bỗng dưng nhận ra mình có một người anh nổi tiếng. Với chúng tôi, danh tiếng của John chỉ hiện lên một cách từ từ. Em của tôi, Jacqui và tôi nghĩ về John chỉ như nghĩ về một người anh lớn thông minh mà chúng tôi đã từng biết. Cảm giác xốn xang ngày chúng tôi xem buổi diễn công khai đầu tiên của anh phía sau một chiếc xe tải chở than trên vỉa hè Liverpool không khác gì cảm giác chúng tôi có tại buổi trình diễn của Beatles trước Bộ Tư lệnh Hoàng Gia. Sự nổi tiếng của anh, một người được cả thế giới biết tới, đã đến với chúng tôi thật chậm rãi, đến nỗi không bao giờ chúng tôi bị sốc khi nghĩ rằng: có một "siêu sao" đang ở trong nhà chúng ta.

Nhiều người vẫn còn nhớ tôi và Jacqui là em của John và đa số họ đều cư xử với chúng tôi tử tế. John thì không phải bao giờ cũng được sự đối xử như vậy, hẳn rồi. Tôi cảm thấy rất lo cho anh mỗi khi đọc những câu chuyện về anh trên báo, chúng vừa bịa đặt một cách lố bịch, vừa xúc phạm trắng trợn. John thường chỉ nhún vai. "Thật lố bịch, Ju ạ" anh nói với tôi "Nhưng đó là những thứ mà em phải quen dần đi. Nếu đó là những gì mà người ta muốn viết về anh, đơn giản là em hãy quên nó đi!" Song đôi khi anh cũng muốn đáp trả và đã bật ra những điều không định nói. Đã có lần John bị tố giác vì phát biểu rằng anh tự coi mình là một người cộng sản, rằng anh thuộc về giai cấp lao động.

Tất nhiên, John có ý thức xã hội. Anh rất quan tâm đến những vấn đề lớn lao. Một trong những lí do dẫn đến việc hãng đĩa Apple được thành lập vào tháng Năm năm 1967 là, như John diễn giải, "...để xem liệu chúng ta có thể sản xuất ra hàng hoá và bán chúng mà không phải nâng giá lên gấp ba lần hay không?"

Nhưng một người cộng sản, một nhà triệu phú như John? Và một chàng trai thuộc tầng lớp lao động, xuất thân từ khu ổ chuột của Liddypool? Anh ấy không bao giờ là một trong hai loại người đó.

Mẹ Juia của chúng lôi xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả thuộc tầng lớp trung lưu. Bà và bốn chị em đã lớn lên ở nơi sau này là một trong những khu vực sang trọng nhất Liverpool, dưới bóng Nhà thờ lớn Anh giáo xây bằng đá cát kết đỏ. Chắc mẹ tôi đã chứng kiến ngôi nhà thờ này mọc lên như thế nào. Khi bà chào đời vào ngày 12 tháng 3 năm 1914, năm tháng trước ngày nổ ra Đại chiến thứ nhất, nó đang trong quá trình thi công. Livelpool ngày ấy là một thành phố phồn vinh. Với bẩy dặm cảng biển, nó là một trong những bến cảng lớn nhất thế giới. Ðó là nơi đặt trụ sở của hãng vận tải biển Cunard và đội tàu vận tải xuyên đại dương đầu tiên trên thế giới. Dường như không bao giờ cảng Liverpool ngớt náo nhiệt, với một dòng chảy tưởng như bất tận những con tàu chở lúa mì và bông từ Mĩ và đường từ Ấn Ðộ.

Ông bà ngoại của chúng tôi, George và Annie Stanley, cùng năm người con gái đã sống trong cảnh phồn vinh ấy. Pop, như chúng tôi thường gọi ông ngoại, sinh năm 1874. Ông từng sống nhiều năm trên biển và sau đó trở thành thanh tra bảo hiểm cho Công ty cứu hộ tàu biển Liverpool. Cả gia đình sống ở đường Husskisson, một dãy phố với những căn nhà xây theo kiểu Georgian, có bốn tầng cộng một tầng lầu cho kẻ hầu người ở. Nhiều ngôi nhà có hàng cột ở lối vào tiền sảnh, với những ban công bằng sắt uốn mĩ miều trông ra đường phố được đèn khí đốt chiếu sáng. Những cây đèn khí đốt như thế giờ đây đã lùi xa, trở thành đèn điện. Và những sự vương giả xa xưa cũng đã lùi vào dĩ vãng.

Những ngôi nhà cổ đáng yêu này từng bị bỏ quên trong nhiều năm, nhưng hiện giờ ban quản lí nhà ở đang cho tôn tạo lại chúng. Người ta sơn phủ lại mặt tiền và tu sửa nội thất. Cũng như nhiều ngôi nhà khác, ngôi nhà từng chứng kiến những năm tháng thơ ấu của mẹ tôi nay đã được sửa lại thành những căn hộ rộng rãi.

Pop là một người thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng tốt bụng. Ông có tất cả những đặc điểm của một người cha mẫu mực thời Victoria. Nhưng sự nghiêm khắc của ông luôn luôn được làm dịu bớt bởi tình yêu thương nồng ấm và tình cảm mà ông dành cho mẹ tôi, và nhất là cho John...



--------------------
Nhóm bạn bè:


linhthuymy

hong_ngoc123

baomuahe

babiimeo

Huong Xinh Xinh

Xem tất cả


--------------------
user posted image
...Khi những giấc mơ trở thành cát bụi
Khi cuộc sống là vô nghĩa...
Life Is Pain
..

...if tomorrow comes...

user posted image
Hãy Click vào đâyđể tham gia
Lương Sơn Quần Hội

user posted image

"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Núi Lương Sơn anh hùng múa kiếm ¸.·´)¸.·*).·´`·"
"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Bến Thuỷ Bạc hào kiệt mài đao ¸.·´)¸.·*).·´`·"


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

neuconcongaymai
post Sep 14 2006, 11:04 AM
Gửi vào: #3


Group Icon

Lỗ Trí Thâm
******
Thành viên: 4,045
Nhập: 1-May 06
Bài viết: 326
Tiền mặt: 3,082
Thanked: 16
Cấp bậc: 16
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 10 Tháng 11 - 1982
Đến từ: LƯƠNG SƠN BẠC
------
Xem blog
Bạn bè: 50 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Hai người con đầu của George và Annie, một trai, một gái, đã chết vì một căn bệnh nặng trước ngày sinh nhật lên ba. Trẻ em tử vong là thực tế phổ biến thời trước, khi chưa có sự xuất hiện của y học hiện đại. Tiếp đó, năm người con gái của họ lần lượt ra đời từ 1906 đến 1916. Mary Elizabeth (thường gọi là Mimi) là chị cả. Sau đó là cô em kế Elizabeth (sau này còn gọi là Mater), Georginia (biệt danh là Nanny). Mẹ chúng tôi Julia (đôi khi được gọi là Judy), và đứa con ngỗ ngược của gia đình, Harriet (hay Harrie). Gia đình chúng tôi rất thích thú việc đặt biệt danh cho nhau. John cũng được gọi là Stinker, và cái tên này đã bám riết theo anh cho tới năm 12 tuổi.

Dù phải tiếp xúc với một lối giáo dục bảo thủ, những người phụ nữ trong gia đình Stanley đã trưởng thành theo một cách đặc biệt, vượt trước thời đại của họ. Họ quyết đoán, cá tính, điều hiếm thấy trong giới phụ nữ đương thời. Và tất nhiên họ không tuân theo những chuẩn mực thông thường. Đặc biệt là Julia.

Cú sốc đầu tiên là Mimi. Phụ nữ vẫn được xem là có nghĩa vụ vun đắp gia đình sau khi kết hôn. Con cái là thành quả mà hôn nhân phải mang lại. Ngoại trừ Mimi. Cô khiếp sợ việc trông nom những đứa trẻ. Cô nói với chú George trong buổi lễ thành hôn: “Em sẽ không có đứa con nào hết." Và cô đã làm đúng như vậy!

Nany là người phụ nữ khá thành công về đường sự nghiệp, điều bất bình thường trong những năm 30. Cô là công chức và mãi cho tới tam tuần mới lập gia đình. Cô có một đứa con, Micheal. Sau khi nó chào đời, cô tuyên bố: "Thế là đủ. Tôi sẽ không có con nữa."

Harrie thì khiến mọi người xôn xao bàn tán khi cô cưới Ali, một gã người Ai Cập, sinh viên Ðại học Liverpool và sau sang Cairo cùng chồng. Khi Ali chết đột ngột ở Ai Cập sau một lần nhổ răng, Harie đưa đứa con gái tên Leila của họ trở về Liverpool - khi đó đang tơi tả vì bom đạn chiến tranh. Bố mẹ Ali bám sát dấu vết của hai mẹ con. Họ muốn giành quyền nuôi đứa cháu ngoại. Sau này, vì là vợ góa của một người nước ngoài, nên trong thời chiến Harrie bị coi là ngoại kiều và vì vậy hàng ngày cô phải tới đồn cảnh sát trình diện.

Mater có cách thức riêng để chống lại những phép tắc thông thường. Khi trở thành mẹ, cô không muốn... được gọi bằng mẹ. Mater coi việc ấy, vốn dĩ hiển nhiên với tất cả phụ nữ, là một chuyện tầm thường. Bởi vậy mà Elizabeth trở thành Mater, không những với Stan con trai cô mà cả với những thành viên khác trong gia đình. Stan thì chưa đủ lớn khôn để có thể thắc mắc về cái biệt danh kì lạ của mẹ nó. Khi thằng bé mới được vài tuần tuổi, Mater đã không thể chịu nổi nữa. Cô mang thằng bé đến cho ông bà ngoại tôi nuôi nấng cho đến ngày nó đi học. Mater là một trong những người tốt bụng nhất tôi từng biết, nhưng giả thử phải chăm sóc những người mình yêu quý, cô ấy sẽ trở nên hoảng sợ đến mất cả trí khôn. Gia đình Stanley nói chung luôn luôn nhạy cảm tới mức thái quá.
Và tiếp theo là Julia – người bất thường nhất, khó đoán biết nhất trong số năm chị em. Cô gây ra nhiều cú sốc hơn mọi thành viên trong gia đình Stanley. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi cô là mẹ của một người khác thường và đặc biệt như John.

Âm nhạc, như một ngọn nguồn tự nhiên, thấm sâu vào cả gia đình. Nền tảng âm nhạc của John có lẽ đã bắt nguồn từ trước khi anh sinh ra. Ông ngoại của John, Willam Stanley (là thư ký cho một luật sư), vốn thích chơi đàn Banjo những lúc rảnh rỗi. Chính ông đã dạy Julia chơi Banjo lẫn Piano khi cô còn bé. Và cũng chính Julia đã hướng dẫn cho John chơi những hợp âm đầu tiên trên cây đàn guitar.

Bên họ nội của John cũng có gien âm nhạc. Jack Lennon, mang trong mình dòng máu Ái Nhĩ Lan, từng là người diễn trò chuyên nghiệp và là một nghệ sỹ đa tài. Ông có thể hát, nhảy, chơi đàn Banjo. Sinh năm 1855 tại Dublin nhưng Jack trưởng thành ở Lieverpool, thành phố cha mẹ ông đã di cư đến đây từ ngày ông còn là một đứa trẻ. Sau này ông di cư sang Mỹ để tìm vận may cùng với người vợ tên Mari Maguire, cũng gốc Ái Nhĩ Lan. Ông khá thành công trong lĩnh vực biểu diễn hài kịch và trở thành một trong những người sáng lập ra gánh hát Kentucky nổi tiếng. Khi đã luống tuổi, Jack trở về sống tại Lieverpool. Khá nổi tiếng, nhưng tất nhiên ông không phải là một siêu sao.

Năm 1912, ông có thêm một đứa con trai, kẻ là ngọn nguồn của bao nỗi bất hạnh sau này. Đó là Alfred, hay gã Alf Lonnon, như dì của tôi hay gọi ông ta. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một lời nói tốt đẹp về Alf. Nhưng bất kể phạm phải tội lỗi nào, ông ta cũng đã góp phần tạo ra tương lai cho nhạc Pop và hàng triệu người hâm mộ Beatles.

Mẹ Alf đã chết sinh hạ đứa con thứ ba. Khi Alf lên 5 thì đến lượt cha qua đời. Hai em Charles và Sidnney của Alf được đặt dưới sự bảo trợ của trường áo xanh Liverpool, nằm rất gần ngõ Penny, là một nơi thu nhận trẻ mồ côi. Toà nhà cũ kỹ đó đến nay vẫn còn - một lâu đài dài gớm ghiếc xây bằng thứ gạch đỏ từ thời Victoria với các tháp pháo bao quanh và một cái cột đồng hồ, những thứ đã ngăn cách cuộc sống khỏi anh em nhà Lennon.

Năm 15 tuổi, Alf rời trại trẻ mồ côi để tự kiếm sống. Chàng trai trẻ đã có một quãng thời gian dài lận đận vì không kiếm được việc làm cho đến khi tìm được một công việc thực sự thích hợp: làm gác cửa (bell-boy) cho một khách sạn lớn ở Liverpool, khách sạn Adenphi. Khung cảnh sang trọng nơi làm việc, bộ đồng phục bảnh bao chắc đã góp phần tạo ra sự diêm dúa, ưa phô trương trong tính cách Alf. Chỉ một tuần sau khi rời khỏi trại trẻ mồ côi, ông ta gặp Julia. Ngày ấy Julia là một cô bé bồng bột mới 14 tuổi, cái tuổi dễ bị gây ấn tượng. Cô bé cảm thấy yêu Alf vô cùng.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Alf đã miêu tả cuộc gặp gỡ ấy như sau: “Một người bạn và tôi đi dạo ở công viên Sefton nhân ngày nghỉ và anh ta đang cố gắng bày cho tôi cách làm quen với các cô gái. Tôi mới mua một cái bót thuốc lá và một cái mũ quả dưa nên cảm thấy mình thật bảnh. Chúng tôi đang để mắt vào một cô bé, khi chúng tôi đi ngang qua, cô ấy nói với tôi: ”Trông anh thật ngộ!” Tôi ngồi xuống bên cô ấy trên một cái ghế dài. Cô bé bảo rằng nếu tôi muốn ngồi bên cô, tôi phải ném đi cái cô ta gọi là “một cái mũ ngớ ngẩn” Tôi đứng lên, và quăng luôn cái mũ xuống hồ.”

Alf rất lãng mạn, nhưng ông bà ngoại chúng tôi không mong đợi một kiểu hôn nhân mạo hiểm như vậy. Mimi nói: “Anh ta trông thực sự dễ ưa, tôi công nhận. Nhưng tất cả chúng tôi đều biết rằng anh ta sẽ đối xử không tốt với mọi người, ngay cả với Julia.”

Trong thời đại còn phân biệt đẳng cấp, một người được xã hội đề cao hay thấp tùy thuộc vào việc anh làm gì, anh ở đâu, dòng dõi gia đình như thế nào và anh có bao nhiêu tiền. Alf thì hầu như chẳng có gì. Xét trên mọi góc độ thì đó không phải là một chàng rể phù hợp. Nhưng Julia rất cứng đầu cứng cổ. Khi đôi uyên ương làm lễ cưới tại phòng đăng ký kết hôn Liverpool, không một ai trong gia đình Stanley tới dự

Sau này, Alf tiết lộ rằng chuyện hôn nhân đó hoàn toàn là theo ý muốn của Julia: “Có một hôm cô ấy nói với tôi: “Chúng mình hãy kết hôn!” Tôi trả lời nếu làm thế thì phải làm cho ra hồn. Cô ấy bảo: “Em đánh cược là anh sẽ không dám đâu. Nên sẽ thật mất mặt nếu tôi không dám. Thì chỉ như một trò đùa thôi mà. Hôn nhân quả là khôi hài!”

Rạp chiếu bóng chứng kiến phần lớn tuần trăng mật của họ. Julia là một người nghiện phim ảnh, nhất là từ ngày xuất hiện phim nói. Cô dành nhiều thời gian xem phim và thậm chí còn bông đùa ghi vào mục nghề nghiệp trên giấy hôn thú: “hướng dẫn chỗ ngồi ở rạp chiếu bóng”. Sau ngày cưới, Julia trở về nhà bố mẹ đẻ ở đường Huskisson. Alf thì về nhà trọ. Hôm sau, anh ta gói ghém mấy thứ đồ đạc ít ỏi của mình, ký vào bản hợp đồng 3 tháng làm phục vụ trên một con tàu sang trọng đi Tây Ấn Độ.

Tội nghiệp Julia. Chỉ sau 24 tiếng, cô trở thành một người đàn bà vắng chồng. Thêm nữa, lại phải ở cùng với gia đình vốn dĩ không mấy hài lòng với cuộc hôn nhân điên rồ này. Alf có một đôi lần trở về thăm vợ, sống tại nhà Stanley dăm bữa nửa tháng mà chẳng hề đề cập đến chuyện đưa vợ ra ở riêng.

Sau một chuyến thăm như thế, Julia phát hiện mình có mang. Chuyện đó xảy ra vào Giáng sinh đầu tiên sau chiến tranh. Dĩ nhiên Alf chẳng có mặt khi tin vui này được công bố cũng như khi Julia được đưa vào bệnh viện phụ sản tại đường Oxford để sinh nở. Đó là năm 1940. Những cuộc oanh tạc của người Đức đang ở thời kỳ cao điểm. Liverpool phải hứng chịu những trận mưa bom nặng nề. Thời điểm John chào đời: 9 giờ sáng ngày mồng 9 tháng 10, cũng là lúc một cuộc oanh tạc đang diễn ra ác liệt. Cái tên Winston là một cử chỉ yêu nước của mẹ tôi. (ND: đặt theo tên của vị thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill)

Khi John bắt đầu tập đi thì Julia đón nhận một tin khủng khiếp. Hàng tháng, Julia đến lĩnh số tiền nhận được từ lương của Alf tại trụ sở hãng tàu biển mà Alf làm việc. Rồi đến một ngày, cô được biết rằng Alf đã chuồn mất. Ông ta bám theo một con tàu để đi Mỹ. Julia cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Sự kiện này chính thức đặt một dấu chấm hết cho mối quan hệ đã kéo dài 10 năm của họ.

Alf sau này có xuất hiện trở lại đôi ba lần, kèm theo vô số những lời xin lỗi - rồi lại ra đi. Cũng có lúc ông ta gọi điện từ Southampton, nhân có tàu cập bến. Alf không lên bờ, hoặc nếu có lên thì cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện làm một chuyến đi tới Liverpool. Thời gian đó, Julia cũng đã chán tận cổ cuộc hôn nhân khi mờ khi tỏ này. Cô còn trẻ, căng đầy sức sống, và rõ ràng là mong muốn nhiều hơn từ một người chồng như Alf.

Giống như bao đứa trẻ khác trong thời chiến, John hầu như không có cha. Nhưng không như chúng, John lại không có được niềm hy vọng “khi nào cha trở về”. Không bao giờ Julia nhắc đến Alf.

Sự vô cảm làm hại Alf có lẽ đã bắt nguồn từ một tuổi thơ thiếu tình yêu thương . Bây giờ nghĩ lại, hình như những lời xin lỗi hồi đó của ông ta về hành vi của mình là chân thật, nhưng
Những chuyện xảy ra sau đó do vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Cuối năm 1944, Julia gặp một người lính trẻ đang trên đường về nhà và họ đã có một cuộc tính ngắn ngủi. Anh ta sau đó biến khỏi cuộc đời cô, trở lại mặt trận và chẳng thấy tăm hơi đâu nữa. Không người nào trừ Julia biết anh ta là ai. Và cô lại có mang.

Cô và John cùng sống một nhà với Pop. Dù đến tuổi ba mươi, Julia vẫn còn mang nhiều nét con gái của một thời son rỗi. Pop vẫn quán xuyến mọi thứ. Ông nói rằng đứa trẻ sắp sinh nên được ai đó nhận nuôi ngay sau khi nó chào đời.

Thời chiến, có chửa không có chồng không phải là điều gì mới mẻ, nhưng thái độ của xã hội đối với chuyện này thường tỏ ra ít khoan dung với những cô gái trót lầm lỡ. Julia được đưa vào một trại cứu tế của quân đội để sinh con. Trại này nằm ở Elmswood, gần dãy Noth Mosley Hill. Việc tìm người nhận nuôi đứa trẻ cũng được trại cứu tế này đứng ra đảm lãnh.

Năm tuần trước ngày kết thúc chiến tranh, Julia sinh hạ một bé gái đặt tên là Victoria Elizabeth. Không có tên cha trong giấy khai sinh. Vỏn vẹn có hai gạch ngang thay cho tên và nghề nghiệp của anh ta. Người ta nói rằng Victoria đã được một thuyền trưởng giàu có người Na Uy nhận nuôi và đưa đến Na Uy khi bé mới được một tháng tuổi.

Giờ đây, có lẽ người chị ấy đã bốn mươi tuổi rồi và có gia đình riêng. Chị ấy có biết rằng mình là chị của John Lennon? Chị ấy có biết rằng mình vẫn còn hai cô em gái hiện sống ở nước Anh? Rất có thể là không. Tất cả đã bị bưng bít trong sự kín đáo của gia đình Stanley. Những chi tiết về sự ra đời của Victoria chỉ mới được khám phá gần đây, nhờ kiểm tra hàng ngàn trường hợp lưu trữ trong số đăng ký sinh tại London. Từ khi sự thật được phát hiện vào năm 1985, nhiều người đã hỏi tôi rằng tại sao tôi không cố gắng tìm kiếm người chị đó.

Tôi không có ý định khuấy động cuộc sống của chị em cũng như của gia đình tôi. Tôi chỉ không hiểu chuyện này đã ảnh hưởng đến mẹ tôi ra sao và bà đã vượt qua nó như thế nào để có Jacqui và tôi.

Cha tôi, John Dykins, đã đến với mẹ. Ông là khách quen của quán cà phê trong ngõ Penny, nơi mẹ tôi làm phục vụ. Thêm một lần nữa, gia đình Stanley lại phản đối sự lựa chọn mới của Julia. Thời điểm đó cô vẫn là vợ hợp pháp của Alf Lennon. Nhưng chuyện li dị không được bàn tới vì Alf không bao giờ có mặt để bàn bất cứ chuyện gì. Mọi người cho rằng cha tôi chắc cũng là loại người như Alf thôi, một “loại người hư hỏng”. Người chị họ trở về từ Ai Cập của tôi Leila, khi ấy cũng đã đủ khôn ngoan để nhận xét về vụ scandal mới của gia đình: “Tôi nhận thức rằng Mimi và tới chừng mực nào đó cả Pop nữa đã khắc sâu định kiến về John Dykins. Ý kiến chung là ông ta không môn đăng hộ đối. Không xứng với Julia.” Nhưng một lần nữa, Julia lại tự quyết định và không gì có thể cản được cô. Cô chấm dứt mọi cuộc tranh cãi bằng cách mang John đi cùng với “Bobby”, tên thân mật của cha tôi. Họ tạo dựng tổ ấm trong căn hộ chỉ có độc một phòng ngủ bé xíu ở quận Gateacre, cách xa phần còn lại của gia đình Stanley.

Chị cả Mimi luôn là người phát ngôn chính trong nhà. Sau khi mẹ chết, cô giữ vai trò bà chủ. Ở một số nước, phụ nữ là trụ cột của gia đình. Họ quyết định tất cả mọi việc.

Mimi và các chị em đã phát hoảng khi Julia về sống với John Dykins. Đương nhiên Mimi thấy mình phải có trách nhiệm can thiệp. Vì lợi ích của John. Một thời gian ngắn sau đó đôi uyên ương dọn đến một căn hộ mới. Nhân ngày nghỉ cuối tuần, Mimi đáp xe buýt đến thăm vợ chồng Julia. Đó là người nhà Stanley đầu tiên ghé vào tổ ấm tình yêu của họ
.






--------------------
Nhóm bạn bè:


linhthuymy

hong_ngoc123

baomuahe

babiimeo

Huong Xinh Xinh

Xem tất cả


--------------------
user posted image
...Khi những giấc mơ trở thành cát bụi
Khi cuộc sống là vô nghĩa...
Life Is Pain
..

...if tomorrow comes...

user posted image
Hãy Click vào đâyđể tham gia
Lương Sơn Quần Hội

user posted image

"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Núi Lương Sơn anh hùng múa kiếm ¸.·´)¸.·*).·´`·"
"·´`·.(*·.¸(`·.¸ Bến Thuỷ Bạc hào kiệt mài đao ¸.·´)¸.·*).·´`·"


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 29th March 2024 - 08:08 AM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch | Xem phim online chất lượng cao