Vẫn là người Thái nhanh chân hơn, khi bắt tay với doanh nghiệp Việt phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng blockchain.





Xem thêm: Ứng dụng Blockchain là gì


Cùng với làn sóng Blockchain toàn cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp dường như đều bị thuyết phục trước một xu hướng công nghệ khó cưỡng mang tên Blockchain.


Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0


Ứng dụng Blockchain: Chi phí không quá đắt


Lợi ích từ Blockchain về sự an toàn thông tin, chống được sự gian lận… đã được đề cập rất nhiều trên các diễn đàn, trên báo chí và qua các cuộc hội thảo. Vấn đề còn lại là chi phí đầu tư. Nhìn trên thị trường cung ứng các dịch vụ có liên quan đến Blockchain ở trong nước thì thấy có một sự thay đổi khá nhanh. Ngoài IBM, công nghệ Blockchain đang được các hãng Microsoft và Oracle – những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho doanh nghiệp – giới thiệu ra thị trường.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0

Bài toán chi phí đầu tư vốn là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp ngại áp dụng một công nghệ mới không còn là nỗi ám ảnh khi dùng Blockchain, bởi vì mức chi phí trên thực tế , cũng giống như dịch vụ đám mây, là không quá đắt. Thế nhưng, tại Việt Nam, ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp là rất mới, dù sự phát triển của các công ty công nghệ với các phần mềm Blockchain là không thể chối cãi. Thế nên, tạo nên nghịch lý là nhiều doanh nghiệp Thái đã nhanh chân ứng dụng Blockchain định vị thương hiệu và tăng giá trị nông sản trên thị trường với phần mềm Blockchain từ một startup Việt.

Ứng dụng Blockchain: Câu chuyện nghịch lý

Không chỉ các công ty nước ngoài mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cũng nhìn thấy các cơ hội lớn từ thị trường cung cấp dịch vụ Blockchain cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, một số công ty khởi nghiệp đã tham gia vào việc phát triển các giải pháp công nghệ trên nền tảng Blockchain. Ngoài IBM Việt Nam, một công ty khác là công ty cổ phần Lina Network vào cuối tháng 4 vừa qua đã giới thiệu một ứng dụng của công nghệ Blockchain nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và phân phối, giúp minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng hàng hóa. Nhưng nghịch lý ở đây là các công ty đều cho biết đã tìm được các khách hàng… ở nước ngoài.


Đơn cử như trường hợp của Lina Network, đạt được bản thỏa thuận hợp tác với ba tập đoàn nông nghiệp của Thái Lan, trong đó có tập đoàn chăn nuôi bò sữa lớn nhất Đông Nam Á ChokChai với phạm vi ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất và cung ứng sữa và các chế phẩm từ sữa. Hai tập đoàn còn lại là S.A.P Siam Food International Co. Ltd và AIM THAI ứng dụng trong việc theo dõi sản phẩm chế biến từ trái cây.


Trong khi có điều kiện tri thức cap về công nghệ thông tin, việc áp dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp là không khó. Thậm chí, khó khăn trong ngành nông nghiệp Việt Nam là chuỗi giá trị nông sản chưa được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, chưa định vị thương hiệu giá trị cao trên thị trường toàn cầu vẫn tồn tại bao đời này chưa tìm được hướng giải quyết. Thế nhưng, không dùng “cây nhà lá vườn”, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt đang khiến “chảy máu chất xám” của chính đất nước mình sang nước láng giềng. Thật là nghịch lý khó chối bỏ!

Vậy nên, không phải bây giờ thì sẽ là lúc nào ?! Chính phủ cần sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến Blockchain, mở đường cho các đơn vị doanh nghiệp Việt linh động và tự tin tiếp cận công nghệ mới của toàn cầu, phát huy mọi tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.