Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Game Võ Lâm cho Mobile

VLTK đồng hành cùng nội dung số tại Việt Nam

Sau thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ, chúng ta có quyền hy vọng vào những dấu son mới đủ sức giúp ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam ngẩng cao đầu với thế giới.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Trong đó game online cùng những tên tuổi đình đám của nó, đã tạo nên một diện mạo tích cực cho ngành nghề nhiều triển vọng này.

Võ Lâm Truyền Kỳ song hành cùng ngành nội dung số Việt Nam

Có thể lấy năm 1997 làm mốc cho sự kiện internet xuất hiện tại Việt Nam, từ việc tờ báo điện tử đầu tiên được phát hành trên mạng, cho đến quyết định thành lập Ban Điều phối Quốc gia mạng Internet của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 12/1997 là một sự kiện đáng nhớ khi loại hình truyền thông mới mẻ này được cung cấp cho đông đảo người sử dụng. Đầu năm 1999, Tổng cục Bưu điện chính thức quản lý dịch vụ điện thoại cũng như những dịch vụ cơ bản khác trên internet. Đến cuối năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông ra đời, bước đầu định hình phương thức tổ chức cho một ngành nghề mới.

Sự kiện đáng nhớ thứ hai không gì khác hơn việc dịch vụ Mega VNN sử dụng công nghệ băng thông rộng ADSL xuất hiện tại Việt Nam vào quý II/2003. Với tốc độ truy cập cao hơn rất nhiều so với dịch vụ Dial-up tiền nhiệm, ADSL đã thực sự mở đầu cho trang sử ngành game online Việt. Sau phiên bản MU “lậu” làm điên đảo cộng đồng, game Gunbound ra đời vào năm 2004 đã đặt viên gạch đầu tiên trong việc định chuẩn cho loại hình giải trí trực tuyến.

Võ Lâm Truyền Kỳ song hành cùng ngành nội dung số Việt Nam

Tuy nhiên khi Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) của Vinagame (nay là VNG) ra đời, làn sóng chơi game online cũng như số lượng người sử dụng internet mới thực sự tạo được bước đột phá đáng kinh ngạc, từ 6 triệu người dùng trong năm 2004 tăng lên gần 11 triệu người dùng trong năm 2005. Trong thời điểm này, VLTK đã góp phần tạo nên những phong trào tiên phong trong cộng đồng người dùng internet, biến thế giới ảo thành một môi trường hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, số lượng người dùng tăng vọt khiến giá cước sử dụng các dịch vụ viễn thông giảm liên tục. Đây chính là cơ hội để các loại hình giải trí khác của ngành công nghiệp nội dung số nối tiếp nhau ra mắt.

Võ Lâm Truyền Kỳ song hành cùng ngành nội dung số Việt Nam

Các trang web xem phim, nghe nhạc hay tin tức trực tuyến đã tìm thấy số lượng khách hàng tiềm năng từ những người dùng mê game hay thích lướt web. Tháng 1/2008, cổng thông tin Zing.vn (cũng của VNG) ra đời với tư cách một không gian tích hợp, cung cấp vô số những tiện ích và loại hình giải trí, trong đó có cả webgame đã khiến cộng đồng phải say mê. Theo thống kê của Google Ad Planner, cứ 10 người sử dụng internet tại Việt Nam thì có đến 7 người đang sử dụng Zing.vn. Thành công nối tiếp thành công, Zing.vn đã khiến người Việt tự hào khi được xếp hạng 190 trong top 1.000 trang web có lượng truy cập nhiều nhất thế giới.

Võ Lâm Truyền Kỳ song hành cùng ngành nội dung số Việt Nam

Giai đoạn 2008 – 2010, ngành công nghiệp nội dung số vấp phải những thách thức lớn khi Nghị định 97 năm 2008 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet hay “lệnh cấm cửa” của Bộ Thông tin – Truyền thông đối với nhiều game online vào năm 2010. Trong thời điểm khó khăn đó, VLTK cùng người kế nhiệm VLTK II vẫn sống tốt, tiếp tục tạo dựng văn hóa chơi game lành mạnh thông qua nhiều giải đấu hấp dẫn cùng nhiều sự kiện chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Nỗ lực đó phần nào giúp dư luận phần nào có cái nhìn khách quan và thông cảm hơn đối với game online, cũng như thế giới trực tuyến.

Thời điểm hiện tại, những khó khăn và tiêu cực trước đây của ngành công nghiệp số hóa đã được khắc phục khá triệt để. Game online được “tháo xiềng”, các dịch vụ giải trí khác được tổ chức chặt chẽ hơn, luật bản quyền bắt đầu có tiếng nói, dịch vụ 3G và internet cáp quang FTTH ngày một mở rộng là những tín hiệu đáng mừng.

Võ Lâm Truyền Kỳ song hành cùng ngành nội dung số Việt Nam

Sau thành công của VLTK và Zing.vn, người dùng nước ta có quyền hi vọng vào những dấu son mới đủ sức giúp ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam ngẩng cao đầu với thế giới. Hiện tại, VLTK ra mắt phiên bản 3D với những đòi hỏi cao hơn về cấu hình máy tính cũng như đường truyền mạng. Vì thế, khó có thể nói trước được điều gì trong năm hay 10 năm nữa đối với ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com