Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Dust in the wind

Xóa hay không xóa

Có thể coi blog như một tờ báo đặc biệt mà chủ nhân của nó nắm toàn quyền sinh sát vì được... Delete.

Người ta có thể delete những gì trên blog?  Trước tiên là delete entry, kế đó là delete commentquick comment. Mình đã từng thực hiện những quyền này, nhưng với một cách không lấy gì làm sung sướng cho lắm.

1. Delete entry: Dù thận trọng đến mấy thì ai cũng có những phút sai lầm: post những entry mà lẽ ra không nên tồn tại trên đời. Có thể vì nó quá riêng tư, có thể vì lời lẽ khá gay gắt, cũng có thể vì sẽ đụng chạm đến người này người nọ... Nói chung có 1.001 lí do để dẫn người ta đến với những mê lộ của sự lầm lạc. Lúc ấy cách sửa chữa sai lầm nhanh nhất mà con người nghĩ ra chính là delete entry. Xóa - là không còn vết dấu, là mọi thứ trở về trạng thái ban đầu.

Điều đó đúng nếu entry được xóa ngay sau khi viết, tức là lúc pageview chưa tăng lên miếng nào. Thường thì vào thời điểm nhiệt huyết dâng tràn, cảm xúc lên cao, ít ai đủ tỉnh táo để nhận ra sai lầm của mình một cách nhanh chóng đến vậy. Thế nên trước khi entry đi vào cõi vĩnh hằng, bao giờ nó cũng kịp lưu dấu trong trí óc của một số người đọc  (để rồi từ đó khả năng "tám" của thiên hạ sẽ được phát huy tối đa nếu entry thực sự có vấn đề). Xóa hay không xóa - xem ra đã chẳng còn nhiều ý nghĩa. Nó chỉ có thể hạn chế "thương vong" chứ không thể khiến thiệt hại vật chất và tinh thần trở về trạng thái ban đầu.

Vấn đề càng khó khăn hơn khi chủ nhân blog cảm thấy cần phải "xóa đi, xóa đi, đừng ngại ngần gì" lúc entry đã có một số lượng comment nhất định. Làm gì cho hợp tình hợp lí bây giờ?  Tiễn tất cả về nơi "an nghỉ cuối cùng" hay chỉ thay nội dung entry bằng một câu thơ/danh ngôn hoặc câu nói thân thương: "đã xóa", còn thì comment vẫn giữ nguyên? 

Theo cá nhân người viết, cả 2 cách đều không ổn. Người ta comment cho mình bằng sự chia sẻ và cảm thông, lẽ nào mình phũ phàng đến nỗi "coi như ta chưa từng quen biết nhau" mà xóa đi những dấu vết cuộc đời hoặc khiến cho những comment trở nên chơ vơ, ngậm ngùi vì không ai biết nó được comment cho nội dung gì của entry. Thật là không nên chút nào.

2. Delete comment: Có những comment được viết ra không phải để tranh luận mà chỉ nhằm mục đích khiêu khích, hoặc cũng có thể người ta không có ý khiêu khích nhưng cách viết vẫn khiến người đọc phải vò đầu bứt tai "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù" . Giải quyết những comment ấy như thế nào thì tùy vào chỉ số bình tĩnh và lịch sự của chủ nhân blog.

Nhìn chung, trước hết người viết cảm ơn đời vì bản thân không bị nhồi máu cơ tim hay cao huyết áp  (mắc những bệnh như vầy mà đọc comment như vậy thì chết chắc). Kế đó người viết cố gắng dằn cơn bực tức xuống mà tranh luận cho rộng đường dư luận bởi chẳng lẽ cứ comment không vừa ý là delete. Trong trường hợp đối phương cương quyết dùng chiến thuật "ông nói gà, bà nói vịt" hoặc tuôn ra những từ ngữ không mấy khi xuất hiện ở miệng người đàng hoàng  thì người viết đành "tránh voi chẳng xấu mặt nào": coi như mình không đọc thấy hoặc delete thẳng tay. Từ hồi mở blog đến nay, cũng may nhờ "ở hiền gặp lành" nên người viết lâu lâu mới gặp mấy bác "voi", hiềm nỗi bác nào cũng là thứ dữ.

Một người bạn bảo rằng chỉ cần thấy thoải mái là được, không cần phải dằn vặt bản thân về việc “delele or not delete”. Dù sao thì blog cũng chỉ là thế giới ảo và delete comment của một ai đó trong thế giới ảo không có nghĩa là chấm dứt quan hệ với người ta trong cuộc đời. Thật vậy không?


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com